Thiết kết giáo án dạy học lớp mầm - Hoạt động học: Khám phá khoa học - Đề tài: Khám phá vòng tuần hoàn của nước

I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU.

- Trẻ nắm được đặc điểm, tính chất của nước.

- Phát triển các giác quan của trẻ qua sờ, nếm ngửi.

- Phát triển vốn từ cho trẻ.

- Giáo dục trẻ biết bảo vệ nguồn nước sạch.

- Trẻ biết nước rất cần thiết cho cơ thể con người và mọi vật xung quanh.

II. CHUẨN BỊ.

- 2 Cốc thủy tinh, 1 chai nước lọc,2 tấm mica trong.

- 1 Phích nước đựng nước sôi.

- 3 Cái xô, 3 cái ly nhựa.

- Bài hát “Cho tôi đi làm mưa với.

III. CÁCH TIẾN HÀNH.

Hoạt động 1: Ổn định tổ chức.

- Cô cho trẻ hát bài “ Cho tôi đi làm mưa với”nhạc và lời Hoàng Hà.

- Trò chuyện về bài hát.

- Giới thiệu bài: Hôm nay cô sẽ dạy các con khám phá về vòng tuần hoàn của nước để biết là mưa từ đâu nhé!

 

docx2 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 7194 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kết giáo án dạy học lớp mầm - Hoạt động học: Khám phá khoa học - Đề tài: Khám phá vòng tuần hoàn của nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng GD & ĐT quận liên chiểu
Cơ sở mầm non Mai Trinh
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
Thứ 2, ngày 28 tháng 03 năm 2016
HOẠT ĐỘNG HỌC: KPKH
ĐỀ TÀI: Khám phá vòng tuần hoàn của nước.
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU.
- Trẻ nắm được đặc điểm, tính chất của nước.
- Phát triển các giác quan của trẻ qua sờ, nếm ngửi.
- Phát triển vốn từ cho trẻ.
- Giáo dục trẻ biết bảo vệ nguồn nước sạch. 
- Trẻ biết nước rất cần thiết cho cơ thể con người và mọi vật xung quanh.
II. CHUẨN BỊ.
- 2 Cốc thủy tinh, 1 chai nước lọc,2 tấm mica trong.
- 1 Phích nước đựng nước sôi. 
- 3 Cái xô, 3 cái ly nhựa.
- Bài hát “Cho tôi đi làm mưa với.
III. CÁCH TIẾN HÀNH.
Hoạt động 1: Ổn định tổ chức.
- Cô cho trẻ hát bài “ Cho tôi đi làm mưa với”nhạc và lời Hoàng Hà.
- Trò chuyện về bài hát.
- Giới thiệu bài: Hôm nay cô sẽ dạy các con khám phá về vòng tuần hoàn của nước để biết là mưa từ đâu nhé!
Hoạt động 2: Nội dung trọng tâm.
a. Tìm hiểu khám phá.” Vòng tuần hoàn của nước.”
- Các con xem điều kỳ diệu gì xảy ra nhé.
- Cô rót nước từ trong phích nước ra.
- Cô đang rót nước gì?
- Tại sao con biết là nước sôi?
- Cô đặt tấm mi ca lên trên miệng ly nước nóng.
- Chúng ta cùng quan sát xem có hiện tượng gì? 
- Các con thấy trên tấm mica có gì? ( Những hạt nhỏ li ti).
- Tại sao lại có những hạt nước li ti trên tấm mica đó?( Vì nước ở nhiệt độ cao nên bốc hơi)
- Cô đưa cốc nước lọc ra và cũng đặt tấm mica lên trên cốc nước lọc và cho trẻ quan sát.
+ Trên tấm mica có gì không?
- Vì sao?
- Cô làm một thí nghiệm khác.
+ Cô đỏ nước sôi vào trong 1 chai nhựa và khóa nắp lại xem có hiện tượng gì? ( Chai nhựa sẽ biến dạng, vì nước bốc hơi lên không thoát ra ngoài được tạo thành những hạt nước nhỏ nên chai sẽ bị móp.
+ Cô cũng đổ nước lạnh vào trong chai nhựa nhưng chai nhựa không có hiện tượng chai bị biến dạng, vì không có sự bốc hơi.
- Cô giải thích thêm: Nước ở nhiệt độ thường chúng ta đem đun nóng lên khi đến nhiệt độ 100% C thì nó sẽ bốc hơi, sau một thời gian sau nước đó sẽ nguội và ngưng tụ lại tạo thành nước và rơi xuống.
* Giáo dục: Nước rất cần thiết đối với mọi sinh vật vì vậy các con nhớ phải biết bảo vệ nguồn nước, không được xả rác bừa bãi gây ô nhiễm môi trường.
c. Trò chơi: “ Chuyền nước.”
- Chia lớp thành 3 đội chơi.
- Cách chơi – luật chơi: Mỗi tổ có một cái xô lớn và một cái ca. Nhiệm vụ mỗi đội là phải chạy qua con đường ngoằn nghèo để chạy lên lấy nước về cho đội mình. Đội nào chuyền được nhiều nước hơn là đội chiến thắng.
- Cô cho trẻ chơi.
- Cô nhận xét kết quả tuyên dương đội thắng cuộc.
Hoạt động 3: Kết thúc.
- Cô nhận xét tuyên dương lớp học sau đó cho trẻ đọc bài thơ “Mưa xuân” và chuyển tiếp hoạt động.
* Đánh giá cuối ngày:
.
Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thị Phương Thảo

File đính kèm:

  • docxnuoc_doi_voi_doi_song_con_nguoi.docx