Thuyết minh Bài giảng Mầm non Lớp Mầm - Hoạt động: Làm quen với văn học - Truyện "Đôi bạn tốt" - Nguyễn Thị Quỳnh Nga

Trang mở đầu giới thiệu những thông tin liên quan đến nhóm giáo viên và tên bài giảng, kết hợp với âm thanh nhạc nền

Sử dụng video quay giáo viên giới thiệu dẫn dắt vào bài học tại trường MN Dĩnh Kế, TP Bắc Giang.

Giáo viên kết hợp giữa hình ảnh kèm hiệu ứng, văn bản và âm thanh để nêu rõ mục đích yêu cầu của bài học.

Giáo viên sử dụng lời nói để giới thiệu về tiến trình của hoạt động gồm có 3 hoạt động rõ ràng.

Giáo viên sử dụng video để gây hứng thú cho trẻ

Sử dụng video quay giáo viên đang kể chuyện diễn cảm

Sử dụng video quay giáo viên hướng dẫn

 

doc7 trang | Chia sẻ: bachha2 | Ngày: 12/11/2024 | Lượt xem: 27 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thuyết minh Bài giảng Mầm non Lớp Mầm - Hoạt động: Làm quen với văn học - Truyện "Đôi bạn tốt" - Nguyễn Thị Quỳnh Nga, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
QUỸ LAWRENCE S.TING
CUỘC THI QUỐC GIA THIẾT KẾ BÀI GIẢNG E-LEARNING LẦN THỨ 4
BẢN THUYẾT MINH
BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ E-LEARNING
Hoạt động: Làm quen với văn học
Tên đề tài: Truyện Đôi bạn tốt - Lớp MG 3-4 tuổi
I/ THÔNG TIN CÁ NHÂN
Nhóm giáo viên:	- Cô: Nguyễn Thị Quỳnh Nga
- Cô: Nguyễn Thị Thu Hiền.
Đơn vị: Trường Mầm non Dĩnh Kế, Thành phố Bắc Giang.
Emai: mndkbg@bacgiang.edu.vn
II. PHẦN THUYẾT MINH
1. Lý do chọn phần mềm 
 1- Đặt vấn đề:
 Việc đào tạo nguồn nhân lực về CNTT là rất quan trọng và cấp thiết trong bối cảnh đất nước Việt Nam ta đang hòa nhập và phát triển cùng với thế giới. Để xây dựng một nền kinh tế tri thức và một xã hội thông tin, trong quyết định số 81/2001/QĐ- TTg, thủ tướng chính phủ đã giao nhiệm vụ trọng tâm cho ngành Giáo dục là đào tạo nguồn nhận lực CNTT và đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác GD&ĐT..
 * Sự cần thiết của ứng dụng CNTT trong giáo dục mầm non:
Nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân, ngành giáo dục mầm non là mắt xích đầu tiên trong việc thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực CNTT và đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong giảng dạy. Hiện nay các trường mầm non có điều kiện đầu tư và trang bị Tivi, đầu Video, có máy tính và máy chiếu, nối mạng internet. Một số trường còn trang bị thêm máy quay phim, chụp ảnh,...tạo điều kiện cho giáo viên mầm non có thể ứng dụng CNTT vào giảng dạy. Qua đó người giáo viên mầm non không những phát huy được tối đa khả năng làm việc của mình mà còn trở thành một người giáo viên năng động, sáng tạo và hiện đại, phù hợp với sự phát triển của người giáo viên nhân dân trong thời đại CNTT.
CNTT phát triển đã mở ra những hướng đi mới cho ngành giáo dục trong việc đổi mới phương pháp và hình thức dạy học. CNTT phát triển mạnh kéo theo sự phát triển của hàng loạt các phần mềm giáo dục và có rất nhiều những phần mềm hữu ích cho người giáo viên mầm non. Nếu trước đây giáo viên mầm non phải rất vất vả để có thể tìm kiếm những hình ảnh, biểu tượng, đồ dùng phục vụ bài giảng thì hiện nay với ứng dụng CNTT giáo viên có thể sử dụng Internet để chủ động khai thác tài nguyên giáo dục phong phú, chủ động quay phim, chụp ảnh làm tư liệu cho bài giảng điện tử. Chỉ cần vài cái "nhấp chuột" là hình ảnh những con vật ngộ nghĩnh, những bông hoa đủ màu sắc, những hàng chữ biết đi và những con số biết nhảy theo nhạc hiện ngay ra với hiệu ứng của những âm thanh sống động ngay lập tức thu hút được sự chú ý và kích thích hứng thú của học sinh vì được chủ động hoạt động nhiều hơn để khám phá nội dung bài giảng. 
 Trường Mầm non Dĩnh Kế đã chủ động trang bị cho đội ngũ giáo viên những kiến thức cơ bản về CNTT, xây dựng giáo án điện tử và những ứng dụng của nó trong hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ em trong nhiều năm qua. Nhà trường khuyến khích đội ngũ giáo viên tích cực tham gia học tập ứng dụng CNTT trong giáo dục mầm non. Sau nhiều năm triển khai thực hiện ứng dụng CNTT trong giảng dạy cùng với sự lớn mạnh của nhà trường, phần lớn giáo viên đã có thể tự xây dựng những bộ giáo án điện tử và các bài giảng có sử dụng CNTT. Việc ứng dụng CNTT trong hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ em có những ưu việt lớn so với cách giảng dạy truyền thống. Trẻ em hào hứng, chủ động và sáng tạo trong giờ học, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ em
2. Mục tiêu chính của việc xây dựng các bài giảng điện tử:
Giúp người học nắm được kiến thức cả về lí thuyết và thực hành. Với những hướng dẫn cụ thể nhưng đề cao tính tự học do đó người học hiểu bài và thực hành được ngay sau các nội dung lí thuyết.
Đề cao tính tự học của tất cả các đối tượng và bài giảng điện tử e-Learning đáp ứng được các nhu cầu trong quá trình học tập.
Ưu việt trong thích ứng các hoàn cảnh học tập và tạo ra các điều kiện để người học có thể tự học ở các thời điểm khác nhau, không bị ràng buộc về không gian, thời gian cũng như mọi hoàn cảnh khác nhau.
2.1. Trình bày bài giảng: 
- Hoạt động có 20 Slide, chủ yếu dùng hình ảnh và âm thanh để trẻ tập trung vào nội dung học tập. 
- Màu sắc các Slide tươi sáng, hấp dẫn phù hợp với trẻ mầm non “Học mà chơi, chơi mà học”, giúp trẻ hứng thú khi tham gia vào các hoạt động. 
- Chữ trình bày rõ ràng theo font chữ phổ biến thường dùng là Times New Roman và màu sắc nổi bật dễ nhìn.
- Mỗi bài tập đều có thống kê kết quả và nút lệnh kiểm tra kết quả để người học đối chiếu xem mình đã hoàn thành nội dung gì và mình chưa hoàn thành nội dung gì.
2.2. Kĩ năng Multimedia:
Bằng những thiết bị sẵn có như điện thoại thông minh, máy tính, loa và các phần mềm, giáo viên đã thiết kế giáo án có đầy đủ các kỹ năng Multimedia cần thiết như:
- Có âm thanh
- Có video ghi hình giáo viên hướng dẫn.
- Có hình ảnh minh họa nội dung kiến thức bài học.
- Đóng gói theo chuẩn SCORM của thể lệ quy định. Sản phẩm thân thiện khi sử dụng trong môi trường học tập online hoặc offline rất phù hợp trong tình hình học tập hiện nay của Việt Nam.
2.3. Nội dung các câu hỏi của GV: 
- Hệ thống các câu hỏi trong hoạt động mang tính gợi mở, kích thích trẻ qua hệ thống tương tác tích cực để khắc sâu và củng cố nội dung bài học.
- Câu hỏi tập trung kích thích tư duy và động não trẻ trong việc đưa ra vấn đề và giải quyết vấn đề. Dạy học lấy trẻ làm trung tâm trong mọi hoạt động và vì lợi ích của trẻ.
- Sử dụng đa dạng các kiểu tương tác và khai thác triệt để tính ưu việt của phần mềm cũng như các phần mềm hỗ trợ thực hiện các ý đồ thiết kế tăng khả năng tự học của người học.
 3. Tóm tắt bài giảng
Slide 1: Giới thiệu bài giảng và các thông tin.

Trang mở đầu giới thiệu những thông tin liên quan đến nhóm giáo viên và tên bài giảng, kết hợp với âm thanh nhạc nền
Slide 2: Lời dẫn

Sử dụng video quay giáo viên giới thiệu dẫn dắt vào bài học tại trường MN Dĩnh Kế, TP Bắc Giang.
Slide 3: Mục đích yêu cầu của bài học

Giáo viên kết hợp giữa hình ảnh kèm hiệu ứng, văn bản và âm thanh để nêu rõ mục đích yêu cầu của bài học.
Slide 4: Tiến trình hoạt động

Giáo viên sử dụng lời nói để giới thiệu về tiến trình của hoạt động gồm có 3 hoạt động rõ ràng.
Slide 5: Giới thiệu về hoạt động 1: Gây hứng thú.

Giáo viên sử dụng video để gây hứng thú cho trẻ
Slide 6: Giáo viên kể diễn cảm

Sử dụng video quay giáo viên đang kể chuyện diễn cảm 
Slide 7: Dẫn dắt vào HĐ kể chuyện có minh họa bằng tranh

Sử dụng video quay giáo viên hướng dẫn
Slide 8: Tên truyện "Đôi bạn tốt"

Giáo viên sử dụng hình ảnh thiết kế trên Power Point và âm thanh để kể chuyện.
Slide 9: Nội dung truyện

Giáo viên sử dụng hình ảnh thiết kế trên Power Point và âm thanh để kể chuyện
Slide 10: Nội dung truyện

Giáo viên sử dụng hình ảnh thiết kế trên Power Point và âm thanh để kể chuyện
Slide 11: Nội dung truyện

Giáo viên sử dụng hình ảnh thiết kế trên Power Point và âm thanh để kể chuyện
Slide 12: Nội dung truyện

Giáo viên sử dụng hình ảnh thiết kế trên Power Point và âm thanh để kể chuyện
Slide 13: Nội dung truyện

Giáo viên sử dụng hình ảnh thiết kế trên Power Point và âm thanh để kể chuyện
Slide 14: Dẫn dắt vào hoạt động đàm thoại

Sử dụng video quay giáo viên hướng dẫn
Slide 15: Câu hỏi đàm thoại

Sử dụng phần mền Ispring Suite 7 để thiết lập các câu hỏi
Slide 16: Dẫn dắt vào hoạt động cho trẻ xem Video

Sử dụng video quay giáo viên hướng dẫn
Slide 17: Video: Đôi bạn tốt

Giáo viên sử dụng Video có sẵn trên trang Youtube để đưa vào bài học cho trẻ xem
Slide 18: Chào tạm biệt.

Sử dụng video quay giáo viên chào tạm biệt
Slide 19: Hát: Tình bạn

Giáo viên sử dụng Video có sẵn trên trang nhaccuatui.com để đưa vào bài học cho trẻ nghe và hát
Slide 20: Tài liệu tham khảo.


Dùng chữ viết để giới thiệu với người học về tài liệu tham khảo.

 III. KẾT LUẬN.
Trên đây là toàn bộ bản thuyết minh cho bài giảng E- Learning của nhóm chúng tôi. Trong bài giảng chúng tôi đã sử dụng các phương pháp tiến hành một hoạt động cho trẻ làm quen với văn học ở lớp mẫu giáo 3-4 tuổi để hướng dẫn trẻ, tạo hứng thú cho trẻ khi tham gia hoạt động. 
Để bài giảng của nhóm chúng tôi được tốt hơn nữa chúng tôi rất mong được sự góp ý, đánh giá về chuyên môn và công nghệ để chúng tôi có thể xây dựng một bài giảng điện tử hay hơn, hiệu quả hơn nữa.
Xin chân thành cảm ơn./.
 Dĩnh Kế, tháng 11 năm 2016
 Nhóm người thực hiện
	Nguyễn Thị Thu Hiền + Nguyễn Thị Quỳnh Nga

File đính kèm:

  • docthuyet_minh_bai_giang_mam_non_lop_mam_hoat_dong_lam_quen_voi.doc
Giáo Án Liên Quan