Ứng dụng tâm lí học, giáo dục học, các phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng giảng dạy giáo dục và rèn luyện học sinh

 “Vì lợi ích mười năm trồng cây Vì lợi ích trăm năm trồng người”. Đó là lời nói “vàng” được xem là câu châm ngôn vô cùng quý báu mà Bác Hồ đã để lại cho xã hội chúng ta và quan trọng nhất là đối với ngành giáo dục nước ta hiện nay. Vậy làm thế nào để “trồng cây” “trồng người”cho đạt hiệu quả thật sự? Đây chính là vấn đề quan trọng đòi hỏi Đảng, nhà nước và toàn xã hội phải hết sức đặt biệt quan tâm, trong đó giáo dục và đào tạo là ngành chịu trọng trách hơn hết. Những năm gần đây, xu hướng hoà nhập hợp tác với quốc tế, đã tác động rất mạnh đến thế hệ trẻ thơ của Việt Nam chúng ta những điều thật bất cập, điển hình là các trò chơi game online, bạo động, kích động, làm ảnh hưởng rất nhiều đến tâm sinh lý, nhân cách sống của các em

Bên cạnh đó, một số giáo viên trực tiếp đứng lớp giảng dạy còn nhiều nhược điểm trong cách ứng xử. Khi găp những tình huống sư phạm bất chợt, đưa ra cách ứng xử chưa phù hợp hoặc lúng túng , phản giáo dục.

Từ những hiện trạng trên,đã làm cho toàn xã hội hết sức quan tâm và cũng gây cho tôi nhiều lo lắng. Vì bản thân tôi đang trực tiếp giảng dạy các em. Tôi cần phải làm gì để hoàn thành “sự nghiệp trồng người” cho đạt hiệu quả thật sự? Đó chính là lý do tôi chọn đề tài: “ Ứng dụng tâm lí học giáo dục,các phương pháp dạy học vào giảng dạy giáo dục và rèn luyện cho học sinh” . Bản thân cũng có dự kiến thực hiện bằng cách cần phải hiểu rõ tâm lí lứa tuổi và mềm dẻo trong cách ứng xử dể khắc phục thực trạng trên.

 

doc12 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 2906 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ứng dụng tâm lí học, giáo dục học, các phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng giảng dạy giáo dục và rèn luyện học sinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
Đề tài: “ ỨNG DỤNG TÂM LÍ HỌC, GIÁO DỤC HỌC, CÁC PHƯƠNG PHÁP 
DẠY HỌC ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY GIÁO DỤC 
VÀ RÈN LUYỆN HỌC SINH ”
I . ĐẶT VẤN ĐỀ:
 “Vì lợi ích mười năm trồng cây Vì lợi ích trăm năm trồng người”. Đó là lời nói “vàng” được xem là câu châm ngôn vô cùng quý báu mà Bác Hồ đã để lại cho xã hội chúng ta và quan trọng nhất là đối với ngành giáo dục nước ta hiện nay. Vậy làm thế nào để “trồng cây” “trồng người”cho đạt hiệu quả thật sự? Đây chính là vấn đề quan trọng đòi hỏi Đảng, nhà nước và toàn xã hội phải hết sức đặt biệt quan tâm, trong đó giáo dục và đào tạo là ngành chịu trọng trách hơn hết. Những năm gần đây, xu hướng hoà nhập hợp tác với quốc tế, đã tác động rất mạnh đến thế hệ trẻ thơ của Việt Nam chúng ta những điều thật bất cập, điển hình là các trò chơi game online, bạo động, kích động, làm ảnh hưởng rất nhiều đến tâm sinh lý, nhân cách sống của các em…
Bên cạnh đó, một số giáo viên trực tiếp đứng lớp giảng dạy còn nhiều nhược điểm trong cách ứng xử. Khi găp những tình huống sư phạm bất chợt, đưa ra cách ứng xử chưa phù hợp hoặc lúng túng , phản giáo dục.
Từ những hiện trạng trên,đã làm cho toàn xã hội hết sức quan tâm và cũng gây cho tôi nhiều lo lắng. Vì bản thân tôi đang trực tiếp giảng dạy các em. Tôi cần phải làm gì để hoàn thành “sự nghiệp trồng người” cho đạt hiệu quả thật sự? Đó chính là lý do tôi chọn đề tài: “ Ứng dụng tâm lí học giáo dục,các phương pháp dạy học vào giảng dạy giáo dục và rèn luyện cho học sinh” . Bản thân cũng có dự kiến thực hiện bằng cách cần phải hiểu rõ tâm lí lứa tuổi và mềm dẻo trong cách ứng xử dể khắc phục thực trạng trên.
II. NỘI DUNG, BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT:
1. Quá trình phát triển kinh nghiệm
Bản thân được nhà trường phân công trực tiếp đứng lớp giảng dạy nhiều năm tôi cảm thấy học trò của nình ngày càng suy giảm về nhân cách sống. Qua mỗi năm dạy,tôi nhận thấy trạng thái tâm lí của các em không ổn định,nhân cách sống của các em còn nhiều hạn chế, gây ảnh hưởng đến sự rèn luyện của các em cũng như quá trình giảng dạy của giáo viên khi đứng lớp. Điều này tác động mạnh mẻ đến với tôi.Bản thân tôi cần phải cấp thiết tìm ra phương pháp để giảng dạy rèn luyện cho các em đạt hiệu quả.
Mặc khác chất lượng học tập các em chưa đạt cao được . 
Để thực hiện điều đó, trước tiên tôi cần phải tìm ra nguyên nhân dẫn đến hiện trạng trên . 
Về các em học sinh.
 - Các em bị ảnh hưởng thói quen về quan hệ ứng xử,suy nghĩ việc làm từ trước.
 - Chưa hiểu rõ việc làm, lời nói của mình có ảnh hưỏng tốt hay xấu đến người khác.
 - Không có cảm hứng với việc học, việc rèn luyện ở lớp.
 - Bị ảnh hưởng những điều xấu với bạn bè không tốt: bắt chước và làm theo cái xấu là nhiều.
 - Đa số các em ít vâng lời, chưa có điều kiện thuận lợi để phát triển về nhân cách. 
 	 - Thiếu sự quan tâm dạy dỗ của gia đình
 Từ những sự việc nêu trên, tôi tìm ra phương pháp dạy học và giáo dục rèn luyện cho các em như sau.
- Sinh hoạt tư tưởng cho các em về nhiệm vụ của người học sinh ngay từ đầu năm học, cho học sinh thuộc nội qui của trường của lớp.
- Tìm hiểu hoàn cảnh khó khăn những em học sinh cần giúp đỡ
- Tạo điều kiện gần gũi các em làm tăng thêm quan hệ khắng khích giữa thầy và trò.
Thực hiện phương pháp dạy học tích cực giúp các em ham học.
Thực hiện tốt việc hội họp, nhằm liên kết chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình.
Động viên an ủi những em có hoàn cảnh khó khăn
Có thái độ ứng xử hoà nhã phù hợp với từng đối tượng học sinh
 Sau một thời gian thực hiện tôi thấy phương pháp của mình nêu ra vẫn còn nhiều hạn chế, học sinh chưa chăm ngoan, các em nói năng chưa lễ phép ít vâng lời. Tôi biết mình không thành công.Sở dĩ tôi đạt kết quả như trên là do bản thân chưa có nhiều kinh nghiệm, biện pháp thực hiện quá đơn giản, chưa lôgic và khoa học, chưa đi sâu vào vấn đề cần giải quyết chưa linh động và còn rập khuôn máy móc. Tuy thế tôi không chán nản mà tôi quyết tâm, tìm cho được biện pháp mới để đạt hiệu quả thật sự
Đối với phương pháp đã làm tôi vẫn sử dụng lại và chọn lọc những điều mà tôi cho là hay và phù hợp cùng kết hợp với sự học hỏi ở đồng nghiệp, nghiên cứu lại những giáo trình tâm lí giáo dục mà tôi đã học đại học từ xa trước đây, hoặc những tài liệu về tình huống ứng xử trong giao tiếp sư phạm.Tổng hợp với những kinh nghiệm trước đây mà tôi đã làm, tôi tự xây dựng nội dung, kế hoạch thực hiện về “ ứng dụng tâm lý học, giáo dục học và các phương pháp dạy học để giảng dạy và giáo dục hoc sinh”.
Để hoàn chỉnh biện pháp mà tôi đã định, tôi lập kế hoạch thực hiện.
Trước hết tôi phải tìm hiểu kỉ lại nguyên nhân từ nhiều phía như học sinh, giáo viên, gia đình học sinh,nhà trường, xã hội, thông qua khảo sát về tâm lí và hoạt động của các em
* Về học sinh :
Ngoài những nguyên nhân mà tôi đã tìm từ trước, tôi đã phát hiện ra một số nguyên nhân mới không kém phần quan trọng đó là:
- Các em còn bị ảnh hưởng xấu bởi môi trường sống ở gia đình giống như: “gần mực thì đen gần đèn thì sáng”
- Bản tính các em còn hiếu động, chưa ý thức về việc làm xấu hay tốt và rút kinh nghiệm cho bản thân
- Còn lười biếng, chưa năng động trong mọi công việc.
- Chưa có kĩ năng sống và rèn luyện thân thể tốt.
- Còn mê chơi hơn là ham học.
- Còn thụ động, chưa đặt niềm tin ở bản thân.
 	* Về giáo viên :
 - Còn nóng nảy trong cách ứng xử, hay lúng túng khi gặp vấn đề khó khăn.
 - Còn nhiều hạn chế trong cách giảng dạy giáo dục và rèn luyện học sinh.
 - Chưa thật sự vượt khó, chưa quyết tâm sáng tạo trong mọi công việc.
 - Chưa thật sự yêu nghề mến trẻ, chưa hiểu rõ tâm lí của học sinh mình.
 - Chưa biết vận dụng phương pháp dạy học giáo dục và rèn luyện học sinh một cách phù hợp linh động và sáng tạo, chưa rút kinh nghiệm khi thực hiện trong mỗi vấn đề, chưa lập nội dung kế hoạch cụ thể cho một vấn đề mà mình cần thực hiện.
 - Đa số giáo viên được đào tạo cử nhân tiểu học nhưng chưa ứng dụng được thực tế, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ vào công việc giảng dạy giáo dục và rèn luyện học sinh. Bản thân ít chịu học hỏi từ nhiều phương diện khác nhau.
 - Chưa thật sự là gương sáng trong mọi công việc
- Một số giáo viên còn mang nặng bản chất như “lục bình trôi”:chưa thật sự siêng năng kiên trì, cần cù, nhẫn nại.
* Về phía phụ huynh học sinh:
 - Còn nhiều hạn chế trong việc dạy dỗ và giáo dục con mình.
 - Ít quan tâm đến hoạt động và rèn luyện học tập của các em.
 - Ít chịu liên hệ với giáo viên về hoạt động và học tập của con.
 - Một số gia đình chưa gương mẫu trong việc dạy con.
 - Một vài gia đình không có điều kiện chăm sóc, để mặc tình con mình hoạt động và đã hình thành thói quen xấu mà không hề hay biết.
* Về phía nhà trường:
 + Chưa chú ý đến việc giáo dục nhân cách cho các em, chỉ giao phó cho giáo viên chủ nhiệm là chủ yếu, chưa kết hợp chặt chẽ với giáo viên để giáo dục nhân cách cho các em đạt hiệu quả
 + Không có kế hoạch cụ thể để rèn luỵện nhân cách sống cho học sinh.
Sau khi tìm hiểu được kỉ những nguyên nhân trên tôi đã tổng hợp lại và tìm ra được biện pháp thực hiện mới, cụ thể như sau:
Nội dung và biện pháp thực hiện :
a). Về giáo dục nhân cách :
 - Lập kế hoạch thực hiện :
 	+ Khảo sát đầu năm để nắm tình hình học sinh về chất lượng học tập , và kết quả rèn luyện của các em trong năm học vừa qua ( Phương pháp này còn gọi là phương pháp quan sát điều tra ).
 + Trao đổi với giáo viên chủ nhiệm năm học trước để nắm được tính cách của từng em và ghi chép vào sổ tay cụ thể , với những học sinh cá biệt hay khó khăn thì cần ghi rõ hơn về ưu, khuyết điểm của từng em .
 + Theo dõi sát , thường xuyên sự tiến bộ của các em .
 + Cập nhật kết quả khảo sát kịp thời vào sổ theo dõi .
 + Định hướng trước những phương pháp tìm hiểu và giáo dục các học sinh lớp mình 
 + Điều tra bằng trắc nghiệm hay trò chơi về giáo dục nhân cách để hiểu rõ các em hơn 
 VD : Để dò xét kiểm tra tính trung thực của từng em tôi ứng dụng trò chơi thử tài bằng cách : Vẽ 5 vòng tròn lên bảng lớp ( Như hình vẽ )
 Lần lượt các em lên bảng thực hiện bằng cách đầu tiên dùng viên phấn đặt vào giữa vòng tròn lớn thứ nhất sau đó nhắm mắt lại và đặt viên phấn tiếp tục các vòng tròn còn lại . Nếu đặt đúng giữa tất cả 5 vòng tròn thì các em sẽ được thưởng.
 Qua bài tập này,giáo viên dễ dàng,phát hiện tính trung thực của các em.
 - Ngoài ra kiểm tra các em với hình thức trắc nghiệm :
 	* Em thích thầy ( cô ) dễ hay khó? 
 	Dễ
 	Khó 
 	Cả hai ý trên 
 	* Em thích thầy ( cô ) cho ra về :
 	Đúng giờ 
 	Sớm ( 5 phút )
Trễ ( 5 phút )
 	* Em thích :
 	 	Chơi hơn học
 	Học hơn chơi
 	Vừa chơi vừa học 
	* Em thích chơi game online không ?
 	Thích 
 	Rất thích 
 	Không thích 
 	-Mặt khác, kết hợp kiểm tra chất lượng đầu năm để nắm tình hình học tập của các em, sở dĩ tôi thực hiện như vậy là vì cần nắm rõ tâm lý sở thích từng em , để có được những biện pháp dạy học và rèn luyện đạt hiệu quả. Sau khi điều tra xong tôi tự tổng hợp lại bằng bảng như sau :
STT
Tên hs
Học tập
Đáng quan tâm
Quan tâm
Cá biệt
Khó khăn
Tiếng Việt
Toán
1
2
 	- Tiếp theo , tôi xây dựng nội dung thực hiện 
 	+ Lập sổ theo dõi , ghi kết quả kịp thời vào mỗi tuần , tháng , về những hành vi tốt hoặc chưa tốt
 .
 	+ Tổng kết , kết quả thực hiện , có tuyên dương nhắc nhở qua mỗi tuần học 
 	+ Định hướng xây dựng nền nếp qua mỗi tuần học trong 1 học kì chẳng hạn:
 	* Tuần 1 : Đi học đều và đúng giờ.
 	* Tuần 2 : Trật tự , im lặng ,không nói chuyện riêng trong giờ học.	* Tuần 3 : Thực hiện tốt việc vệ sinh , trang trí lớp học. 
 	* Tuần 4 : Giơ tay phát biểu đúng quy định.
 	* Tuần 5 : Thực hiện tốt việc xếp hàng ra vào lớp.
 	* Tuần 6 : Tích cực giơ tay phát biểu trong giờ học.
 	* Tuần 7 : Thực hiện tốt ôn bài đầu giờ.
 	* Tuần 8 : Giữ vệ sinh cá nhân thật tốt.
 	* Tuần 9 : Yêu thương đoàn kết , thân thiện với bạn bè.
 	* Tuần 10 : Nói năng lễ phép lịch sự với mọi người. 
 	* Tuần 11 : Kính trọng thầy cô giáo. 
 	* Tuần 12 : Lễ phép với ông bà cha mẹ. 
 	* Tuần 13 : Nêu gương tốt cho bạn bè. 
 	* Tuần 14 : Sẵn sàng nhận khuyết điểm khi làm điều chưa tốt. 
 	* Tuần 15 : Yêu thương em nhỏ , giúp đỡ người gặp khó khăn. 
 	* Tuần 16 : Thực hiện phương châm :vào lớp thuộc bài, ra lớp hiểu bài. 	* Tuần 17 : Thi đua đạt nhiều điểm 10 qua kiểm tra cuối kì I. 
 	Các tuần ở học kì II được củng cố lại các nền nếp đã thực hiện ở học kì I 
 	Các nền nếp trên được duy trì liên tục trong suốt thời gian thực hiện .
 	 	+ Để thành công trong quá trình thực hiện , bản thân người giáo viên phải nêu gương cho các em về mọi mặt . Tuy ở lứa tuổi tiểu học , nhưng các em vẩn có cách nhìn , cách cảm nhận khá sâu sắc , cho nên giáo viên không nên chủ quan với những hành động , việc làm gây ảnh hưởng đến sự suy nghĩ không tốt của các em 
 	+ Giáo viên phải thật sự là người rèn luyện phẩm chất đạo đức tốt cho bản thân :“ Thật sự yêu nghề mến trẻ”. Không nên nóng vội trong ứng xử với các em học sinh .
 	+ Một học sinh có được nhân cách tốt không phải do yếu tố bẩm sinh mà có, mà do rèn luyện ở bản thân các em từ môi trường bên ngoài , của thầy cô , người lớn hay bạn bè .
	Đúng như người ta thường nói “ Hiền dữ đâu phải tính sẳn có , phần nhiều do giáo dục mà nên”, đây là vấn đề đặc biệt quan trọng giáo viên đặc biệt lưu ý khi rèn luyện các em.
 	Thầy cô giáo chính là tấm gương sáng soi rọi cho các em : Chuẩn hoá trong ngôn ngữ , nêu gương tốt trong mọi việc làm:
 	+ Rèn kĩ năng sống cho các em qua mỗi bài , mỗi buổi học,kĩ năng ứng xử tình huống trong cuộc sống, thối quen làm việc theo nhóm, phòng tránh tai nạn, nhất là tai nạn giao thông.
+ Giúp các em học sinh có thói quen ứng xử , hoạt động , lập thời gian biểu trong ngày và thực hiện có hiệu quả .
 	+ Cần thực hiện tốt các tiết dạy , nhất là môn đạo đức vì môn này rèn luyện cho các em những hành vi , thói quen ứng xử hằng ngày , giáo dục nhân cách cho các em rất tốt 
 	+ Giao tiêu chí thi đua cho mỗi tổ: Trong một tuần,mỗi học sinh phải thực hiện ít nhất một việc làm tốt , chẳng hạn :
 	Ở lớp : Vệ sinh tốt , chú ý nghe giảng , nói chuyện lịch sự , lễ phép 
 	Ở nhà : Tự học , giúp người thân ( Lau quét nhà ), sau đó báo cáo kết quả trước lớp vào tiết sinh hoạt lớp . Mỗi hành vi tốt các em được 10 điểm thi đua và ngược lại
 + Phân công đôi bạn thực hiện và kiểm tra lẫn nhau.
 	 + Chú ý lồng ghép giáo dục nhân cách đạo đức phẩm chất sống cho các em qua mỗi tiết học VD : Qua bài này em thích nhất nhân vật nào ? Nhân vật ấy có hành động việc làm gì làm em đáng khâm phục? ( Phân môn tập đọc ) .
 	Muốn thực hiện được kết quả chính xác em cần phải làm gì ? ( Đối với môn toán )
 	+ Thực hiện thật tốt các tiết sinh hoạt chủ nhiệm , vì đây chính là tiết học không kém phần quan trọng. Thông qua tiết học này giáo viên hướng dẫn các em tổng kết lại qua một tuần học tập và rèn luyện : Nêu những mặt ưu điểm , khuyết điểm , phương hướng kế hoạch thực hiện tuần tiếp theo .
 	+ Tuyên dương những học sinh thực hiện tốt , nhắc nhở những em còn hạn chế . Điều này rất phù hợp với tâm sinh lí của các em , các em thích khen hơn là chê trách . Ngoài ra trong tiết chủ nhiệm giáo viên rèn luyện được nhân cách cho các em bằng cách : Nêu các tình huống ứng xử như : “ Trong giờ học có một bạn không chú ý bài , lo làm việc riêng , thầy liền nhắc nhở . Nếu em là bạn nhỏ em sẽ suy nghĩ gì và làm gì ? Vì sao em làm như vậy” 
 	+ Nêu gương người tốt việc tốt : Ở lớp , ở trường hay trong chuyện . Giáo dục nhân cách phẩm chất sống của các em qua gương đó(những việc này thường thực hiện cuối tiết)
 	- Ngoài ra đề xuất với nhà trường tạo điều kiện giáo dục nhân cách cho các em bằng cách tổ chức sinh hoạt ngoài giờ chẳng hạn : Tiết sinh hoạt chào cờ đầu tuần cần chọn giáo viên có năng khiếu kể chuyện kể cho các em nghe câu chuyện hoặc tình huống sư phạm có ý nghĩa lồng ghép giáo dục nhân cách sống cho các em 
 	- Xây dựng lớp học thân thiện học sinh tích cực :
 	+ Các em đoàn kết thương yêu lẫn nhau , hoà nhã với bạn bè,trung thực trong công việc
 	+ Quét dọn lớp học sạch sẽ và trang trí lớp học xanh sạch đẹp
 	 +Tích cực tham gia bảo vệ và làm đẹp cảnh quan môi trường lớp học, trường học 
 	+ Học tập thật tốt , rèn luyện thật tốt , lao động thật tốt .
 	- Giáo viên cần thực hiện tốt việc “ Xã hội hoá giáo dục “ 
 	+ Chú trọng việc liên hệ gia đình học sinh , đề xuất những hành vi gương mẫu cho các em , vì gia đình chính là cái nôi để hình thành nhân cách , cho nên gia đình cần nêu gương cho các em trong mọi việc 
 	+ Chuẩn bị và thực hiện tốt nội dung họp tổ , nhất là kết quả rèn luyện của các em 
 	+ Điều quan trọng hơn hết là giáo viên cần có vốn hiểu biết về tâm lý , giáo dục trẻ em . Để có những cách xử lý tình huống sư phạm kịp thời . Vì khi đứng lớp giảng dạy , giáo viên bắt gặp những tình huống rất khó xử xảy ra . VD : Trong giờ học có một học sinh không chú ý theo dõi bài , làm mất trật tự . Trong trường hợp này giáo viên không thể nào trách mắn học sinh đó được . Điều trước tiên là cần phải nhẹ nhàng , đến bên học sinh đó tìm hiểu xem nguyên nhân mà em mắc phải sau đó động viên nhắc nhở em đó cần phải chú ý bài . Giờ ra chơi, giáo viên gặp trực tiếp em ấy để trò chuyện một cách thân mật và giải thích việc làm trên là không nên vì nó rất có hại cho sự học tập của lớp .
 	+ Tình huống trên chỉ là một trong muôn vàn tình huống sư phạm mà giáo viên bắt gặp trong quá trình giảng dạy . Điều quan trọng vẫn là chúng ta có cách ứng xử phù hợp , đặt hiệu quả trong giáo dục nhân cách cho học sinh 
 	b / Ứng dụng các phương pháp dạy học :
 	Có rất nhiều phương pháp dạy học khác nhau, mỗi phương pháp dạy đều có ưu điểm và nhược điểm riêng , nhưng làm sao ứng dụng một cách đạt hiệu quả mặc dù ai cũng biết không có phương pháp dạy học nào là vạn năng nhưng chúng ta phải biết kết hợp để có được phương pháp dạy học đạt hiệu quả thật sự . Sau đây là một số phương pháp mà tôi đã ứng dụng trong những năm vừa qua đạt kết quả :
 	* Môn Tiếng Việt :
 	Gồm các phương pháp :
 	- Phương pháp phân tích ngôn ngữ.
 	- Phương pháp dạy học theo định hướng giao tiếp.
 	- Phương pháp rèn luyện theo mẫu. 
 	- Phương pháp vấn đáp. 
 	- Phương pháp trò chơi. 
 	* Môn toán :
 	Gồm các phương pháp
 	- Phương pháp vấn đáp 
 	- Phương pháp trực quan 
 	- Phương pháp giải quyết vấn đề 
 	- Phương pháp dạy học hợp theo nhóm nhỏ 
 	* Môn đạo đức 
 	Gồm các phương pháp 
 	- Thảo luận nhóm 
 	- Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình 
 	- Phương pháp đóng vai 
 	- Phương pháp trò chơi
 	- Phương pháp dự án 
 	* Môn tự nhiên và xã hội 
 	Gồm các phương pháp sau 
 	- Phương pháp quan sát 
 	- Phương pháp vấn đáp 
 	- Phương pháp thảo luận 
 	- Phương pháp điều tra 
 	- Phương pháp thí nghiệm 
 	- Phương pháp giải quyết vấn đề 
 	- Phương pháp trường hợp 
 	- Phương pháp hình thành biểu tượng 
 Trong mỗi phương pháp trên của từng môn cần phải hiểu và sử dụng một cách hợp lý, tuỳ theo đặc trưng của môn học tiết học, bài học và thực tế đối tượng học sinh lớp mình biết được những ưu điểm , hạn chế của từng phương pháp . Sau đây tôi xin giới thiệu một số phương pháp mà tôi đã ứng dụng thành công chẳng hạn:
 Đối với môn Tiếng Việt :
 	@ Khi sử dụng phương pháp phân tích ngôn ngữ : Chúng ta cần phải hiểu được khái niệm của phương pháp và cách thực hiện phương pháp . Đó chính là phương pháp tìm hiểu các hiện tượng ngôn ngữ , quan sát phân tích các hiện tượng đó và rút ra kết luận theo định hướng của bài . Cần phải hiểu các thao tác của phương pháp : Phân tích à phát hiện rút ra kiến thức à kết luận vấn đề . Sau đây là cách ứng dụng phương pháp này của tôi khi dạy học :
 	Khi dạy bài “ Câu ghép”
 	- Bước 1 : Cung cấp ngữ liệu : “ Mùa xuân đã về , trăm hoa đua nở”
 	- Bước 2 : Học sinh phân tích ngữ liệu theo định hướng : Tìm chủ ngữ - vị ngữ trong câu trên 
 	- Bước 3 : Hình thành khái niệm : Câu trên có mấy chủ và mấy vị ?(hai chủ và hai vị)
 	- Bước 4 : Rút thành kết luận : Câu có 2 vế trở lên còn gọi là câu ghép 
 	@ Khi sử dụng phương pháp rèn luyện theo mẫu : “ Bài “luyện tập tả người”. Đề bài : “Hãy viết một đoạn văn tả hoạt động của một em bé”
 	- Bước 1 : Giới thiệu bài văn mẫu có đoạn tả người : Học sinh nhận biết các hoạt động của em bé trong đoạn văn 
 	- Bước 2 : Phân tích đoạn văn mẫu : Về hành động , cử chỉ , việc làm 
 	- Bước 3 : Học sinh viết đoạn văn 
 	- Bước 4 : Học sinh trình bày kết quả và nhận xét 
 	@ Phương pháp trò chơi : Dạy bài “ Câu ghép”
 	- Bước 1 : Giới thiệu tên , mục đích trò chơi : Có tên là “Ai nhanh , ai đúng?”
 	- Bước 2 : Chia lớp thành 2 nhóm , và nêu cách chơi .
 	+ Chọn các tiếng ghép lại thành câu ghép hoàn chỉnh ( Mỗi tiếng được in trên một băng giấy ) và để chung một cách ngẫu nhiên , một câu dành riêng cho một nhóm , hai câu giống nhau về số tiếng , từ , nhóm nào thực hiện ghép đúng và nhanh nhất là thắng cuộc 
Gió 
mạnh 
bụi 
tung 
thổi 
mịt 
mù 
,
Gió 
mạnh 
bụi 
tung 
thổi 
mịt 
mù 
,
	 Nhóm 1 : 
 Nhóm 2 :
( Đáp án : Gió thổi mạnh , bụi tung mù mịt )
 	- Bước 3 : Thực hiện chơi 
 	- Bước 4 : Nhận xét kết quả - tuyên dương 
 Trên chỉ là một số phương pháp điển hình mà tôi đã sử dụng đối với môn Tiếng Việt 
Đối với môn Toán 
 	@ Phương pháp giải quyết vấn đề : Là phương pháp mà giáo viên tạo ra những tình huống sư phạm có vấn đề , tổ chức hướng dẫn học sinh phát hiện vấn đề và rút ra kết luận vấn đề 
 	Quy trình thực hiện của phương pháp này như sau : Dạy bài chu vi hình tròn 
 	- Bước 1 : Phát hiện vấn đề : Cho học sinh đo độ dài vòng quanh vật có dạng hình tròn( như đáy hộp hình trụ trong bộ đồ dùng dạy học toán) hoặc những vật mà giáo viên yêu cầu học sinh chuẩn bị và mang theo,có dạng hình tròn.
 	- Bước 2 : Vạch kế hoạch giải quyết vấn đề : Đo đường kính và so sánh với đường vòng quanh của vật vừa đo được hơn kém bao nhiêu lần 
 	- Bước 3 : Thực hiện kế hoạch : Học sinh so sánh và rút ra kết luận : “Độ dài vòng tròn vừa đo gấp hơn 3 lần đường kính của nó”
 	- Bước 4 : Kết luận - Rút ra quy tắc tính chu vi hình tròn theo đường kính ( C = d x 3.14 )
 	Đối với môn đạo đức 
 	@ Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình : ..
- Cần hiểu rõ khái niệm phương phá

File đính kèm:

  • docSKKN_DANG_KIM_DI_20092010.doc
Giáo Án Liên Quan