Giáo án bài soạn lớp nhà trẻ - Chủ điểm: Gia đình - Chủ đề: Gia đình của bé

A. ĐÓN TRẺ - HOẠT ĐỘNG TỰ CHỌN - ĐIỂM DANH - TRÒ CHUYỆN ĐẦU TUẦN

1. Đón trẻ

- Cô chuẩn bị phòng nhóm sạch sẽ, thoáng mát.

- Cô sắp xếp, trang trí tranh ảnh, đồ dùng, đồ chơi các góc cho phù hợp theo chủ điểm gia đình

- Cô đón trẻ với thái độ vui vẻ, tạo không khí thoải mái, trẻ hứng thú đi học.

- Cô nhắc trẻ chào bố mẹ, cô giáo và cài ký hiệu, cất đồ dùng cá nhân vào nơi quy định.

- Cô trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khoẻ và học tập của trẻ.

2. Hoạt động tự chọn

- Cô dạy trẻ lễ giáo biết chào hỏi ông bà, bố mẹ, cô giáo và mọi ngư¬ời xung quanh. Trẻ biết kính trọng, lễ phép với ng¬ười lớn tuổi.

- Cô trò chuyện cùng trẻ về gia đình

- Cô gợi ý, hư¬¬ớng trẻ vào các góc chơi Và cho trẻ tự lấy đồ chơi ra chơi.

- Cô dạy trẻ giữ gìn và bảo vệ đồ dùng trong gia đình, biết sắp xếp ngăn nắp gọn gàng.

3. Điểm danh - báo ăn

Cô gọi tên trẻ - Chấm cơm - Báo ăn

 

doc17 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 1036 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án bài soạn lớp nhà trẻ - Chủ điểm: Gia đình - Chủ đề: Gia đình của bé, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 6
CHỦ ĐIỂM: GIA ĐÌNH
CHỦ ĐỀ: GIA ĐÌNH CỦA BÉ
Ngày soạn: 19/09/2015
Ngày dạy: Thứ 2 ngày 21/09/2015
A. ĐÓN TRẺ - HOẠT ĐỘNG TỰ CHỌN - ĐIỂM DANH - TRÒ CHUYỆN ĐẦU TUẦN 
1. Đón trẻ 
- Cô chuẩn bị phòng nhóm sạch sẽ, thoáng mát.
- Cô sắp xếp, trang trí tranh ảnh, đồ dùng, đồ chơi các góc cho phù hợp theo chủ điểm gia đình 
- Cô đón trẻ với thái độ vui vẻ, tạo không khí thoải mái, trẻ hứng thú đi học. 
- Cô nhắc trẻ chào bố mẹ, cô giáo và cài ký hiệu, cất đồ dùng cá nhân vào nơi quy định.
- Cô trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khoẻ và học tập của trẻ. 
2. Hoạt động tự chọn 
- Cô dạy trẻ lễ giáo biết chào hỏi ông bà, bố mẹ, cô giáo và mọi người xung quanh. Trẻ biết kính trọng, lễ phép với người lớn tuổi. 
- Cô trò chuyện cùng trẻ về gia đình
- Cô gợi ý, hướng trẻ vào các góc chơi Và cho trẻ tự lấy đồ chơi ra chơi.
- Cô dạy trẻ giữ gìn và bảo vệ đồ dùng trong gia đình, biết sắp xếp ngăn nắp gọn gàng. 
3. Điểm danh - báo ăn 
Cô gọi tên trẻ - Chấm cơm - Báo ăn
4. Họp mặt đầu tuần 
- Bắt nhịp cho trẻ hát bài: “ Cả nhà thương nhau” 
- Cô trò chuyện với trẻ về 2 ngày nghỉ ở nhà, trẻ được gia đình cho đi chơi những đâu, trẻ giúp đỡ bố mẹ những việc gì ? 
+ Trong gia đình con có những ai ? 
+ Bố mẹ con làm nghề gì ?
+ Con có yêu quý mọi người trong gia đình không ?
- Qua buổi trò chuyện này giáo dục trẻ biết yêu quý kính trọng mọi người trong gia đình , lao động và có ý thức giúp đỡ bố mẹ, cô giáo những việc nhỏ vừa sức
B. HOẠT ĐỘNG CHUNG 
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
B. HOẠT ĐỘNG CHUNG 
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
Hoạt động: Thể dục 
Đề tài: Bé thích trườn sấp và chui qua cổng
I . Mục đích, yêu cầu 
1. Kiến thức
- Trẻ biết phối hợp chân tay nhịp nhàng khi trườn sấp. Biết uốn lưng khi chui qua cổng 
- Hiểu biết thêm một số từ mới. 
2. Kỹ năng 
 Rèn luyện kỹ năng trườn sấp và chui qua cổng. Rèn cho trẻ có tính mạnh dạn, khéo léo,tự tin trong khi tập luyện
 3. Giáo dục 
Trẻ yêu thích thể dục thể thao.Lôi cuốn trẻ vào hoạt động tập thể. Có ý thức tổ chức trong khi học cũng như khi chơi
II. Chuẩn bị 
- Đồ dùng của cô
+ Giáo án
+ 2 cổng thể dục, 2 vạch chuẩn
+ Trang phục của cô gọn gàng, dễ tập 
- Đồ dùng của trẻ
+ Như cô đã chuẩn bị
+ Trang phục của trẻ gọn gàng, dễ tập 
- Phương tiện dạy học 
	+ Phương pháp dùng lời và đồ dùng trực quan
+ NDTH: ÂN “ Chú gà trống gọi ”
III. Tiến hành 
Phương pháp của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Bé ca hát
- Cho trẻ cùng hát bài hát “ Nhà của tôi ”
- Trò chuyện với trẻ về việc dậy sớm luyện tập thể dục giúp cho cơ thể khỏe mạnh,phát triển hài hòa,cân đối.
(Lồng ghép ND giúp trẻ biết tự mặc và cởi quần áo, mang giày dép, đi tất. Tự gấp quần áo,đồ dùng gọn gàng đúng nơi qui định.)
2. Hoạt động 2: Bé cùng đi tàu
+ Các kiểu đi
- Cho trẻ đi theo cô kết hợp đi các kiểu đi thể dục (Đi bằng mũi chân, đi bằng gót chân), xen kẽ với đi thường, chạy chậm, chạy nhanh đi thường rồi về hàng theo tổ
Bài tập đội hình và đội ngũ
- Cô hô cho trẻ chỉnh đốn hàng, dãn cách đều.
- Sau đó hô cho trẻ quay về các phía: Bên phải, bên trái, đằng sau.
3. Hoạt động 3: Bé tập thể dục 
 Cho trẻ tập các động tác thể dục theo lời bài hát “ Em đi mẫu giáo”. 
- Động tác tay: 2 tay đưa ra trước rồi lên cao.
- Động tác chân 1: ngồi khuỵu gối: ngồi xổm đứng lên liên tục .
- Động tác bụng1: Đứng quay người sang 2 bên 
- Động tác bật: Bật tại chỗ. 
4. Hoạt động 4: Bé trườn sấp và chui qua cổng
- Các bé nhìn xem cô có gì đây? (cổng)
- Chúng mình sẽ chơi như thế nào với chiếc cổng này nhỉ? Các bé cùng xem cô nhé.
+ Cô tập mẫu lần 1 (không phân tích động tác)
+ Cô tập mẫu lần 2 (Kết hợp phân tích động tác)
TTCB: Cô nằm toàn thân sát sàn, 2 bàn tay đặt sát vạch chuẩn. Khi có hiệu lệnh “ trườn” thì trườn phối hợp chân nọ tay kia nhịp nhàng tới cổng uốn lưng chui qua cổng không chạm cổng.
- Cô tập mẫu lần 3: Hoàn chỉnh
- Cho 1 trẻ khá lên tập.
- Sau đó cho lần lượt 2 trẻ lên tập. Trong khi trẻ tập cô chú ý quan sát, nhắc nhở động viên trẻ và chú ý sửa sai cho trẻ (nếu có)
+ Củng cố 
- Cô hỏi trẻ vừa cùng nhau làm gì?.
- Cho 1 trẻ khá thể hiện lại.
* Hồi tĩnh: Cô cho trẻ đi nhẹ nhàng 1-2 vòng rồi ra chơi.
Cả lớp hát cùng cô và trò chuyện vui vẻ để gây hứng thú vào bài. 
- Trẻ nghe cô giáo.
- Trẻ đi theo hiệu lệnh của cô
- Trẻ về 2 hàng dọc 
- Trẻ chỉnh đốn hàng và quay theo hiệu lệnh của cô.
- Trẻ tập 4 lần x 4 N. 
- Trẻ tập 6 lần x 4 N. 
- Trẻ tập 4 lần x 4 N. 
- Trẻ tập 4 lần x 4 N. 
- Trẻ cùng trả lời cổng ạ
- Trẻ nghe cô giới thiệu.
- Trẻ xem cô tập mẫu.
 - Chăm chú xem cô tập, lắng nghe cô phân tích động tác
- Cô mời 1 trẻ khá lên tập
- 2 trẻ tập/ lần
- 1,2 trẻ trả lời
- 1 trẻ khá tập cho cả lớp xem
- Trẻ đi nhẹ nhàng cùng cô
C. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
1. Hoạt động có chủ đích
- Quan sát các kiểu nhà xung quanh trường
- Thăm quan một gia đình gần trường.
2. Trò chơi: Chồng nụ chồng hoa
3. Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoài trời - vẽ tự do trên sân 
I. Mục đích, yêu cầu
- Trẻ gọi tên, nhận biết phân biệt các kiểu nhà khác nhau: Nhà 1 tầng, nhà cao tầng, nhà ngói... Biết một số nghề làm nên ngôi nhà. Phát triển khả năng quan sát, nhận biết cho trẻ 
- Trẻ được thăm quan một gia đình ở gần trường. Được tìm hiểu về công dụng của một số đồ dùng và cách bố trí sắp xếp các đồ dùng trong gia đình...
- Giáo dục trẻ yêu quý giữ gìn các đồ dùng trong gia đình
- Phát triển khả năng quan sát, nhận biết cho trẻ.
- Qua trò chơi rèn cho trẻ phản xạ nhanh nhẹn , khéo léo, và khả năng ghi nhớ
- Nhắc nhở trẻ chơi đoàn kết với nhau, không xô đẩy, chen lấn nhau trong khi chơi.
II. Chuẩn bị
 	- Một số câu hỏi gợi mở của cô.
 	- Địa điểm quan sát,thăm quan đảm bảo an toàn cho trẻ.
III. Tiến hành 
1. Hoạt động 1: Hoạt Động Có Chủ Đích
 * Quan sát các kiểu nhà xung quanh trường
 - Cô cho trẻ đi dạo quan sát các kiểu nhà xung quanh trường, đặt một số câu hỏi gợi mở hướng trẻ quan sát gọi tên và nhận xét đặc điểm của các kiểu nhà: Nhà 1 tầng, nhà 2 tầng, nhà ngói...Có những đặc điểm gì giống và khác nhau...
 - Cùng trẻ trò chuyện về một số nghề làm nên ngôi nhà.Giáo dục trẻ yêu quý, bảo vệ ngôi nhà mình 
 * Thăm quan một gia đình gần trường 
 - Cô cho trẻ xếp thành 2 hàng đi thăm một gia đình gần trường,cùng trò chuyện với trẻ về các thành viên trong gia đình mà trẻ đang thăm quan
 - Cô đặt một số câu hỏi mở để gợi cho trẻ trẻ trả lời...
- Qua thăm quan giáo dục trẻ biết yêu quý kính trọng các thành viên trong gia đình...
2. Hoạt động 2: Trò chơi dân gian
 * Trò chơi dân gian: “ chồng nụ chồng hoa ”
 + Cách chơi: Cho 2 trẻ ngồi đối diện nhau chồng lần lượt từng tay, chân lên nhau cho các bạn nhảy qua nếu trẻ nào nhảy chạm vào tay, chân của bạn ngồi thì sẽ phải thay thế chỗ cho bạn ngồi đứng lên nhảy ( Cho trẻ chơi theo hứng thú)
 + Cô nhận xét giờ chơi
 - Cô hỏi lại tên trò chơi
 - Cô nhận xét chung, đọng viên khen trẻ kịp thời 
3. Hoạt động 3: Chơi tự do
 	* Chơi với đồ chơi ngoài trời
 	* Vẽ tự do trên sân
 - Cô bao quát trẻ chơi, nhắc nhở trẻ chơi đoàn kết.
D. HOẠT ĐỘNG GÓC
1. Góc Phân Vai: Gia đình - Cửa hàng bách hoá
2. Góc xây dựng: Xây dựng lắp ghép các kiểu nhà - Xây nhà của bé 
 3. Góc học tập: Xé dán những bức tranh đẹp về gia đình - Tô mầu tranh gia đình.
4. Góc nghệ thuật: Hát, múa các bài hát về chủ điểm gia đình
I. Mục Đích, yêu cầu
- Trẻ thể hiện được vai trò trách nhiệm của vai bố mẹ trong gia đình là: Chăm sóc con cái, con cái biết giúp đỡ bố mẹ những công việc nhỏ vừa sức.
 	- Biết phối hợp cùng với nhóm " Cửa hàng bách hóa" để mua sắm đồ dùng cho gi a đình
 	- Trẻ biết dùng các nguyên vật liệu khác nhau để xây dựng lắp ghép các kiểu nhà khác nhau 
 	- Biết dùng các nguyên vật liệu khác nhau để xây ngôi nhà của bé
 	- Trẻ biết dùng các kỹ năng đã học để vẽ, xé, dán những bức tranh đẹp về gia đình. Biết phối hợp mầu sắc tô tranh gia đình dẹp không chườm ra ngoài...
 	- Trẻ thuộc các bài hát múa trong chủ điểm. hào hứng tự tin khi lên biểu diễn
 	- Biết đoàn kết và giúp đỡ nhau trong khi chơi.
 	III. Tiến hành 
1. Hoạt động 1: Gây hứng thú
 	- Cho trẻ hát vận động bài: “ Cả nhà thương nhau ” 
 	- Trò chuyện với trẻ về gia đình của trẻ 
2. Hoạt động 2: Bé cùng chơi
 	a. Thoả thuận trước khi chơi
 	- Cô giới thiệu lần lượt các góc chơi và tên trò chơi của mỗi góc
 	- Giới thiệu đến góc nào cô gợi hỏi đẻ trẻ tự nói cách chơi của góc đó
 	- Cho trẻ tự nhận vai chơi, phân nhóm trưởng và lên lấy ký hiệu về góc chơi của mình 
b. Thực hiện quá trình chơi 
 	- Trẻ chơi ở các góc mình đã chọn
 - Cô bao quát các góc chơi, hướng dẫn, gợi hỏi 
 + Các con đang chơi ở góc nào?
 + Chơi gì?
 	+ Chơi như thế nào?...và chơi cùng trẻ giúp trẻ phản ánh đúng vai chơi.
 	- Động viên trẻ biết giúp đỡ nhau trong khi chơi và biết liên kết các nhóm chơi với nhau
 	- Cuối giờ cô tổ chức cho các nhóm đi tham quam góc xây dựng, nghe nhóm trưởng nhóm đó giới thiệu về công trình xây dựng của nhóm mình.
 	c. Kết thúc trò chơi
 	- Cô nhận xét chung, động viên khen trẻ
 	- Tổ chức 1 - 2 tiết mục biểu diễn văn nghệ quanh góc xây dựng. 
 	- Cho trẻ cất đồ dùng, đồ chơi vào nơi quy định.
E. VỆ SINH – ĂN TRƯA - NGỦ TRƯA.
1. Vệ sinh
 - Giáo viên kê bàn ăn, giặt khăn lau miệng.
 	- Nhắc trẻ đi rửa tay sạch sẽ trước khi ăn.
2. Ăn trưa
 - Cô giới thiệu các món ăn, chia cơm cho từng trẻ. Trong quá trình ăn nhắc trẻ ăn gọn gàng, không làm rơi vãi, không nói chuyện gây mất vệ sinh...Động viên trẻ ăn hết xuất.
 	- Trẻ ăn xong cho trẻ đi làm vệ sinh sạch sẽ chuẩn bị vào ngủ trưa.
3. Ngủ trưa
- Cô giải sẵn chiếu, gối cho trẻ. Nhắc trẻ làm ngay ngắn không nói chuyện trong giờ ngủ trưa.
- Trong khi trẻ ngủ cô bao quát trẻ, tạo cho trẻ có cảm giác an toàn giúp trẻ ngủ ngon, ngủ đủ giấc.
**************************************
 Ngày soạn: 20/ 09/ 2015
 Ngày giảng: Thứ 3 22/ 09/ 201
A. ĐÓN TRẺ – ĐIỂM DANH – THỂ DỤC SÁNG 
1. Đón trẻ - Điểm danh 
- Thực hiện như thứ 2
2. Thể dục sáng 
 - Trẻ tập theo nhạc chung toàn trường. 
B. HOẠT ĐỘNG CHUNG  
B. HOẠT ĐỘNG CHUNG  
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN: NGÔN NGỮ
Hoạt động: văn học
Đề tài: Thơ " Thăm nhà bà"
I. Mục đích, yêu cầu 
1. Kiến thức 
- Trẻ hiểu nội dung bài thơ, nhớ tên bài thơ, tên tác giả.Tên các nhân vật trong bài thơ
- Trẻ biết thể hiện tình cảm yêu quý của mình đối với ông bà,cha mẹ và các con vật nuôi 
2. Kỹ năng 
- Rèn kỹ năng đọc thơ diễn cảm cho trẻ.
- Trẻ hiểu được tính cách nhân vật qua giọng đọc của cô
3. Giáo dục 
- Giáo dục trẻ biết yêu quý ,kính trọng ông bà,cha mẹ. Trẻ yêu thích môn học,hứng thú học , có ý thức tổ chức kỷ luật trong giờ học.
II. Chuẩn bị 
+ Giáo án 
+ Xác định giọng đọc: Đọc thuộc và diễn cảm bài thơ,thể hiện. âm điệu vui 
- Đồ dùng cô 
+ Tranh minh họa phù hợp với nội dung bài thơ hoặc
+ Mô hình nhà bà có: Đàn gà đang ở ngoài sân, có nhiều cây cối xung quanh. 
- Phương tiện dạy học	
- Phương pháp dùng lời, PP đàm thoại
- Hệ thống câu hỏi
 * Nội dung tích hợp: + Hát:" Cháu yêu bà " 
+ Trò chuyện về công việc và tình cảm của mọi người trong gia đình
+ Tô màu tranh đàn gà ăn thóc
III. Tiến hành 
Phương pháp của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Bé nào hát hay nhất
- Cô bắt nhịp cho trẻ cùng nhau hát bài hát “Cháu yêu bà”
- Trò chuyện về tình cảm của bé đối với bà
+ Bài hát nhắc đến ai?
+ Bạn nhỏ trong bài hát yêu quý bà như thế nào?
+ Các cháu có yêu quý bà của mình không?
+ Yêu quý bà các cháu thìơng làm gì để bà vui?
- Cô giới thiệu tên bài tên tác giả 
* Tình cảm của bé đối với bà không chỉ được thể hiện qua những bài hát, mà tình cảm đó còn được thể hiện qua những bài thơ nữa. Chúng mình cùng lắng nghe cô đọc bài thơ: “Thăm nhà bà” sẽ thấy được tình cảm đó nhé.
2. Hoạt động 2: Bé tìm hiểu tác phẩm 
+ Cô đọc lần 1: Giới thiệu Bài thơ “Thăm nhà bà” do tác giả Như Mạo sáng tác.
+ Cô đọc lần 2 - kết hợp xem tranh hoặc mô hình
- Cô vừa đọc cho các bé nghe bài thơ gì? Do ai sáng tác?
- Trong bài thơ khi bạn nhỏ đến thăm bà có gặp được bà không? Và bạn nhỏ đã nhìn thấy gì? Được thể hiện qua câu thơ nào?
- Bạn nhỏ rất yêu quý đàn gà và bạn đã gọi đàn gà như thế nào? Câu thơ nào đã nói lên điều đó?
- Câu thơ nào đã nói lên khi bạn nhỏ gọi đàn gà tỏ ra vui mừng đón bé?
- Được bé chăm sóc đàn gà vui sướng NTN?
- Nội dung bài thơ như thế nào?
* Giảng nội dung: Cô chỉ tranh và nói về hình ảnh đẹp và những việc làm tốt của bạn nhỏ đối với bà, khi sang thăm bà, bà không ở nhà,bạn đã biết chăm sóc đàn gà giúp bà
+ Cô đọc lần 3: minh họa động tác
 3. Hoạt động 3: Bé đua tài đọc thơ
- Cả lớp đọc cùng cô 2-3 lần
- Cho từng tổ đọc nối tiếp
+ Các cháu vừa đọc bài thơ gì? do ai sáng tác?
- Cho lần lượt 1-2 nhóm trẻ đọc. (Đếm số bạn)
+Qua bài thơ tác giả nhắc nhở các cháu điều gì?
* Giáo dục: Trẻ luôn chăm ngoan, học giỏi.Nghe lời ông bà, cha mẹ, cô giáo và biết giúp đỡ ông bà, cha mẹ, cô giáo 1 số công việc nhẹ, vừa sức
Kết thúc
- Cô cho trẻ tô màu tranh vẽ “Đàn gà ăn thóc”
- Cả lớp cùng hát vui vẻ và trò chuyện với cô 
- Lắng nghe cô nói
- Lắng nghe cô đọc, chú ý xem mô hình và tranh vẽ 
- “Thăm nhà bà” do tác giả (Như Mạo ) sáng tác.
- Trẻ trả lời
“Đến thămngoài nắng”
“Cháu đứng..bập bập”
-“Chúng lật đậtkêu chiếp chiếp”
- “Gà mải .lùa vào mát”
- Trẻ cùng trả lời.
- Trẻ nghe cô giảng nội dung bài thơ.
- Lắng nghe cô đọc thơ
- Trẻ đọc thơ
- 3 tổ đọc nối tiếp
- Trẻ trả lời
- 1-2 nhóm trẻ đọc.
- Trẻ trả lời
- Lắng nghe cô 
- Trẻ cùng nhau tô màu
C. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
1. Hoạt động có chủ đích: Quan sát các kiểu nhà xung quanh trường
2. Trò chơi: Chồng nụ chồng hoa
3. Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoài trời.
- Thực hiện tương tự như thứ 2 
D. HOẠT ĐỘNG GÓC
1. Góc phân vai: Gia đình 
2. Góc xây dựng: Xây dựng lắp ghép các kiểu nhà
3. Góc học tập: Xé dán những bức tranh đẹp về gia đình
4. Góc nghệ thuật: Hát, múa các bài hát về chủ điểm gia đình
- Thực hiện tương tự thứ 2 
E. VỆ SINH – ĂN TRƯA – NGỦ TRƯA 
****************************************
 Ngày soạn: 21/ 09/ 2015
 Ngày giảng: Thứ 4 ngày 23/ 09/ 201
A. ĐÓN TRẺ – ĐIỂM DANH – THỂ DỤC SÁNG 
1. Đón trẻ - Điểm danh 
- Thực hiện như thứ 2
2. Thể dục sáng 
 - Trẻ tập theo nhạc chung toàn trường. 
B. HOẠT ĐỘNG CHUNG 
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN: NHẬN THỨC
Hoạt động: Làm quen với toán
Đề tài : Bé nhận biết số lượng 1-2,đếm đến 2, so sánh 1 và 2 đối tượng.
I. Mục đích, yêu cầu 
1. Kiến thức 
- Trẻ đếm đến 2. Nhận biết các nhóm có 1, 2 đối tượng.
- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.
 2. Kỹ năng 
 Luyện kỹ năng so sánh 2 nhóm đối tượng có số lượng là 1và 2
 	3. Giáo dục 
Trẻ yêu thích môn học, hứng thú học. Có ý thức tổ chức kỷ luật trong giờ học. Yêu quý, giữ gìn và bảo vệ đồ dùng, đồ chơi.
II. Chuẩn bị 
- Đồ dùng của cô
+ Giáo án
+ Mô hình các ngôi nhà 1,2 tầng, 2 bông hoa to, 2 con bướm to.
+ 1 số nhóm đồ dùng có số lượng 1,2 xếp ở xung quanh lớp
- Đồ dùng của trẻ
+ Mỗi trẻ 1 rổ đồ chơi:Có 2 con bướm, 2 bông hoa.
+ 3 cây xanh 2 cây xanh cao bằng nhau cây xanh còn lại thấp hơn
- Phương tiện dạy học
+ PP dùng lời, PP trực quan, pp Đàm thoại
* NDTH: + Thơ: “Yêu mẹ”, Thăm nhà bà" 
 + Trò chuyện về ngôi nhà
III. Tiến hành 
 Phương pháp của cô
 Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Bé trò chuyện cùng cô
- Cho trẻ đọc thơ “ Yêu mẹ ”
+ Bài thơ nhắc đến ai?
+ Bạn nhỏ trong bài thơ thể hiện tình cảm với mẹ như thế nào?
- Trò chuyện cùng trẻ về gia đình:
+ Gia đình cháu có những ai?
+ Cháu có yêu quý mọi nguời không? Cháu thể hiện tình cảm đo bằng cách nào?
2. Hoạt động 2: Bé đi tham quan
- Cho trẻ cùng nhau đến thăm quan mô hình các ngôi nhà khu trung cư.
- Trò chuyện về các ngôi nhà đó: Có mấy nhà 1 tầng? Mấy nhà 2 tầng.
- Cho trẻ tìm nhóm cây có số lượng là 1(1 cây đào, 1 cây na, 2 cây hoa hồng, 2 con gà trống)
- Cô vỗ tay và yêu cầu trẻ giả làm những chú gà trống cất tiếng gáy bằng số tiếng vỗ tay cô vừa vỗ
- VD: Cô vỗ 2 tiếng thì trẻ đáp lại bằng 2 tiếng gáy “Ò ó o” “Ò ó o”. Tiếng gáy của những chú gà trống đã đánh thức các cô bác trong khu trung cư dậy sớm để tưới nước cho cây và chăm sóc các con vật nuôi trong gia đình.
- Các con có muốn gia đình mình trồng được nhiều cây ăn quả không?
- Muốn có các cây con để trồng trước tiên chúng mình phải làm gì? “Gieo hạt”
- Cho trẻ cùng chơi trò chơi "gieo hạt"
- Bạn búp bê thấy chúng mình gieo hạt và trồng cây rất giỏi và bạn muốn nhờ chúng mình trồng hoa giúp bạn vậychúng mình hãy giúp bạn búp bê trồng hoa nhé.
- Cho trẻ đi nhẹ nhàng về chỗ ngồi.
3. Hoạt động 3: Bé thích trồng hoa.
- Yêu cầu trẻ xếp các cây hoa ra thành 1 hàng ngang (Nhắc trẻ xếp từ trái sang phải) .
- Các con hãy lấy 1 con bướm ra cho bướm đậu trên bông hoa.
- Cho trẻ đếm nhóm hoa(1,2 - tất cả có 2 cây hoa)
- Các cháu thấy số bướm và số hoa như thế nào với nhau? Vì sao các con biết số hoa và số bướm không bằng nhau? (Thừa ra 1 cây hoa)
+ Đúng rồi vì mỗi cây hoa có 1 con bướm và thừa ra 1 cây hoa không có bướm đậu.
- Thế số hoa và số bướm số nào nhiều hơn? Nhiều hơn là mấy? Số nào ít hơn? Ít hơn là mấy? 
- Muốn cho số bướm bằng số hoa ta phải làm như thế nào? (Thêm 1 con bướm )
- Đếm nhóm hoa (2 cây hoa) - Cô hỏi trẻ: 1 con bướm thêm 1 con bướm là mấy con bướm?
- Cho trẻ nhắc lại: 1 con bướm thêm 1 con bướm là 2 con bướm. Cho cả lớp đếm lại cả 2 nhóm
- Cô nói: 1 thêm 1 là 2 
- Cho trẻ nhắc lại: 1 thêm 1 là 2
=> Nhà búp bê đã xây đã xây xong trang trại nhưng chưa mua được con giống. Vậy chúng mình sẽ mua con giống tặng cho búp bê nhé. - Mua vịt tặng búp bê (2 con vịt)
- Mua lợn tặng búp bê (1 con lợn)
- Mua tặng (2 con mèo)
- Cho mèo ăn cá (1 con cá)
- Đếm nhóm mèo (2 con mèo)
- Đếm nhóm cá (1 con cá)
- 2 nhóm như thế nào với nhau? (Không bằng nhau)
- Nhóm nào nhiều hơn? Nhóm nào ít hơn?
- Muốn bằng nhau phải làm như thế nào? (Thêm 1 con cá nữa)
- Cho trẻ cùng đếm nhóm mèo, cá, gà, lợn.
- Chúng mình vừa tặng: Gà, lợn, mèo, cá và nhóm chậu, hoa trên bảng đều bằng mấy? (Là 2)
=> Giới thiệu: Cô cháu mình đã tạo được các nhóm đều có số lượng là 2
- Cô cho trẻ đếm và cất dần số hoa và bướm (Cất từ phải sang trái)
4. Hoạt động 4: Các bé thi tài
=> Không chỉ các bé muốn đến thăm khu trung cư mà ngay cả những bạn thỏ trắng cũng muốn đến thăm khu trung cư (Cô đưa ra 1 bạn thỏ).
- Hỏi trẻ có mấy bạn thỏ? ( Có 1 bạn thỏ)
- Cô muốn có 2 bạn thỏ đi cùng thì cô phải làm như thế nào? (Thêm 1 bạn thỏ nữa). Cho 1 trẻ lên lấy thêm 1 con thỏ nữa. 
* Trò chơi : “Về đúng nhà mình”
 Cô giới thiệu: Nhà 1 tầng và nhà 2 tầng
- Phát cho mỗi trẻ 1 lô tô có gắn 1,2 chấm tròn.
- Cách chơi: Trẻ cầm lô tô vừa đi vừa hát xung quanh lớp. Khi có hiệu lênh “Tìm về đúng nhà”Thì trẻ phải chạy nhanh về nhà có số tầng bằng với số chấm tròn trên lô tô của trẻ. Nếu trẻ nào về nhầm thì phải nhảy lò cò.
- Cô tổ chức cho trẻ cùng chơi 2,3 lần sau mỗi lần chơi cô đều nhận xét xem trẻ đã về đúng chưa? Hỏi trẻ số tầng nhà và số chấm tròn trên lô tô của trẻ có bằng nhau không.
 * Kết thúc
- Cho trẻ đọc thơ: "Thăm nhà bà" và ra chơi
- Cả lớp đọc thơ cùng cô và trò chuyện về nội dung bài thơ và về chủ điểm.
- Cả lớp cùng đi thăm khu trung cư.
- Trẻ vui vẻ trò chuyện với cô
- 1,2 trẻ tìm và nói 
- Trẻ cùng nhau cất tiếng gáy theo đúng yêu cầu
- Trẻ trả lời
- Trẻ cùng trả lời
- Cả lớp cùng chơi vui vẻ
- Trẻ cùng đi nhẹ nhàng về chỗ
- Trẻ xếp đúng yêu cầu của cô.
- Lấy 1 con bướm cho đậu trên bông hoa
- Trẻ cùng đếm
- Trẻ cùng trả lời
- 1,2 trẻ trả lời 
- Trẻ lắng nghe cô nói
- Cả lớp cùng nói
- 1,2 trẻ nói
- Cả lớp cùng đếm
- Trẻ trả lời
- Cả lớp cùng nhắc lại
- Những trẻ có vịt lên xếp 
- Trẻ có lợn lên tặng 
- Trẻ có mèo lên tặng
- Trẻ có cá lên tặng
- Trẻ cùng đếm
- Trẻ trả lời
- 1,2 trẻ nhận xét
- Trẻ trả lời
- Cả lớp cùng đếm
- Trẻ cùng quan sát và trả lời.
- Trẻ vừa cất vừa đếm
- Lắng nghe cô nói và đếm số bạn thỏ
- Lắng nghe cô nói và trả lời
- Nghe cô giới thiệu và nói cách chơi , luật chơi để chơi được tốt trò chơi. Trẻ tự cầm lô tô mà trẻ thích
- Trẻ cùng hứng thú chơi và chơi vui vẻ 2,3 lần
- Trẻ cùng đọc thơ.
C. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
1. Hoạt động có chủ đích: Thăm quan một gia đình gần trường.
2. Chơi tự do: vẽ

File đính kèm:

  • docgiao_an_chu_diem_gia_dinh.doc
Giáo Án Liên Quan