Giáo án Lớp Mầm - Chủ điểm: Nghề nghiệp - Chủ đề nhánh: Nghề sản xuất - Đặng Thị Minh Nga

- Trẻ nói được tên, nhận biết đặc điểm nổi bật của nghề sản xuất, quen thuộc như: Đồ dùng, trang phục các công việc, nơi làm việc và sản phẩm của nghề sản xuất qua tranh ảnh, trong cuộc sống và lời nói

- Biết những người làm nghề sản xuất là công nhân, nông dân, thợ may, thợ mộc, là những người làm ra những sản phẩm phục vụ cho đời sống sinh hoạt của những người như vải lụa, quần, áo, ngô khoai, rau, quả và các đồ dùng bàn ghế, giường, tủ.

- Trẻ biết được công việc của nghề nông và biết được dụng cụ, trang phục, nơi làm việc, sản phẩm ích lợi của nghề nông

- Trẻ biết trườn theo hướng thẳng, trẻ biết nằm sấp phối hợp lực của chân và tay đẩy mạnh thân người về phía trước.

- Trẻ hiểu được các cô chú công nhân đã xây nên chiếc cầu to vững chắc giúp cho mọi người và xe cộ đi lại thuận tiện rõ ràng. Trẻ thể hiện tình cảm vui tươi khi đọc bài thơ; “Chiếc cầu mới”

- Trẻ vẽ được bức tranh mà trẻ có ấn tượng. Trẻ biết cách tô màu mà nhận xét được bài mà trẻ vẽ.

- Trẻ nhớ tên bài hát, tên tác giả, hát đúng lời ca. Chú ý nghe cô hát, cảm nhân được giai điệu của bài hát, biết chơi trò chơi.

- Rèn cho trẻ kĩ năng phối hợp chân tay, mắt trong khi vận động, phát triển tố chất mạnh dạn, tự tin, phát triển cơ tay cho trẻ.

- Rèn kỹ năng hát và vận động theo nhịp; ph¸t triển tính nhanh nhẹn cho trẻ.

 

doc32 trang | Chia sẻ: thomas0207 | Lượt xem: 735 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp Mầm - Chủ điểm: Nghề nghiệp - Chủ đề nhánh: Nghề sản xuất - Đặng Thị Minh Nga, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ NHÁNH: NGHỀ SẢN XUẤT
Thực hiện 1 tuần: Từ ngày 23/10 đến ngày 27/10/2017
I. Yêu cầu:
- Trẻ nói được tên, nhận biết đặc điểm nổi bật của nghề sản xuất, quen thuộc như: Đồ dùng, trang phục các công việc, nơi làm việc và sản phẩm của nghề sản xuất qua tranh ảnh, trong cuộc sống và lời nói
- Biết những người làm nghề sản xuất là công nhân, nông dân, thợ may, thợ mộc, là những người làm ra những sản phẩm phục vụ cho đời sống sinh hoạt của những người như vải lụa, quần, áo, ngô khoai, rau, quả và các đồ dùng bàn ghế, giường, tủ. 
- Trẻ biết được công việc của nghề nông và biết được dụng cụ, trang phục, nơi làm việc, sản phẩm ích lợi của nghề nông
- Trẻ biết trườn theo hướng thẳng, trẻ biết nằm sấp phối hợp lực của chân và tay đẩy mạnh thân người về phía trước.
- Trẻ hiểu được các cô chú công nhân đã xây nên chiếc cầu to vững chắc giúp cho mọi người và xe cộ đi lại thuận tiện rõ ràng. Trẻ thể hiện tình cảm vui tươi khi đọc bài thơ; “Chiếc cầu mới”
- Trẻ vẽ được bức tranh mà trẻ có ấn tượng. Trẻ biết cách tô màu mà nhận xét được bài mà trẻ vẽ. 
- Trẻ nhớ tên bài hát, tên tác giả, hát đúng lời ca. Chú ý nghe cô hát, cảm nhân được giai điệu của bài hát, biết chơi trò chơi.
- Rèn cho trẻ kĩ năng phối hợp chân tay, mắt trong khi vận động, phát triển tố chất mạnh dạn, tự tin, phát triển cơ tay cho trẻ.
- Rèn kỹ năng hát và vận động theo nhịp; ph¸t triển tính nhanh nhẹn cho trẻ.
II. Chuẩn bị:
- Tranh ảnh về chủ điểm, tranh minh họa bài thơ: “Chiếc cầu mới”.
- Một số tranh ảnh về nghề nông.
- Bút sáp, giấy A4.
- Chiếu
- Ti vi, đầu đĩa, đĩa CD, xắc xô, trống lắc, phách..
- Đồ dùng, đồ chơi trong nhóm lớp.
III. Kế hoạch tuần:
Thời gian
HĐ
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
ĐÓN
TRẺ
- Hướng dẫn trẻ cất đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định.
- Trao đổi với phụ huynh về sức khoẻ của trẻ khi đến lớp vào thời tiết giao mùa dịch quai bị, sốt cúm
- Trẻ chơi cùng bạn ở các góc.
- Ổn định lớp, điểm danh và chuẩn bị các hoạt động trong ngày.
THỂ
DỤC
SÁNG
 Thực hiện các động tác kết hợp với bài: “Lớn lên cháu lái máy cày”.
* Yêu cầu: 
- Trẻ biết muốn có một cơ thể đẹp, khoẻ mạnh cân đối thì các cháu phải thường xuyên luyện tập.
- Rèn cho trẻ kỹ năng trong khi tập, tạo cho trẻ thói quen thể dục buổi sáng.
- Giáo dục trẻ chú ý trong giờ tập. 
* Chuẩn bị: 
- Địa điểm: Bằng phẳng, sạch sẽ
- Băng nhạc. Bài hát: “Lớn lên cháu láy máy cày”.
* Tiến hành:
+ Hoạt đông 1:
 - Khởi động: Cô cùng trẻ đi theo bản nhạc của bài hát: Bài hát “Lớn lên cháu láy máy cày” với các kiểu chân sau đó về đội hình 2 hàng ngang.
+ Hoạt đông 2: Trọng động: BTPTC:
Hô hấp: Thổi bóng bay.
Tay: Hai tay giơ lên cao đưa ra phía trước.
Chân: 2 tay chống hông khuỵ gối về phía trước.
Bụng: Hai tay lên cao cúi người ngón tay chạm mũi bàn chân.
Bật: Bật chụp tách chân.
- Hồi tĩnh: Cho các cháu đi nhẹ nhàng 1, 2vòng.
+ Hoạt động 3: Kết thúc: Cô nhận xét tuyên dương
HOẠT
ĐỘNG
HỌC
LVPTNT- - KPKH: Bác nông dân chăm chỉ.
- NDTH: Vận động, âm nhạc
LVPTTC
- Bò theo đường dích dắc.
TCVĐ: Bắt bướm
- NDTH: Âm nhạc, toán.
LVPTTM
-Tạo hình: Tô màu một số sản phẩm của nghề nông
- NDTH: Âm nhạc, toán
LVPTNN
- Thơ: Bé làm thợ xây.
- Âm nhạc, KPKH
LVPTNT
- Toán: Cao hơn - Thấp hơn.
HOẠT
ĐỘNG
GÓC
1. Góc xây dựng: Xây dựng nhà máy sản xuất bánh kẹo.
* Yêu cầu: 
- Trẻ biết sử dụng một số nguyên vật liệu để xây nhà máy, có tường bao, cây xanh.
- Rèn cho trẻ kỹ năng xây từ tổng thể đến các chi tiết phụ.
- Giáo dục trẻ biết yêu quý sản phẩm nghề.
* Chuẩn bị: Bộ đồ xây dựng, nhà, cây xanh.
* Cách chơi:
Trẻ thực hiện thao tác của từng vai chơi như: 
- Bác thợ chủ công trình: Biết bàn bạc với các bạn trong nhóm chơi để thực hiện vai chơi của mình; Biết xắp xếp xây dựng công trình gì trước, công trình gì sau, xây như thế nào.
- Bác thợ xây: Biết dùng các viên gạch, khối xốp để xây dựng nhà máy bánh kẹo có tường bao, ngôi nhà, cây xanh.
- Người vận chuyển vật liệu xây dựng: Biết chuyển các viên gạch, cây xanh đến địa điểm xây dựng để người thợ xây thực hiện;
- Dùng các khối trụ để tạo thành cổng ra vào cho nhà máy bánh kẹo.
- Dùng các cây xanh, cây cỏ để làm cây xung quanh nhà máy.
- Trẻ chơi cô gần gũi trẻ gợi mở, bổ xung nếu trẻ chưa làm tốt.
2. Góc đóng vai: Bác sĩ, bán hàng,người chăn nuôi:
* Yêu cầu: 
- Trẻ biết vai chơi của mình, biết cùng nhau chơi, biết tự thoả thuận để đưa ra chủ đề chơi chung, tự rủ bạn cùng chơi, tự phân vai chơi và thực hiện đúng hành động của vai chơi mà mình lựa chọn.
- Rèn cho trẻ kỹ năng giao tiếp trong khi chơi như: Trò chuyện, đàm thoại, hội ý, cách thể hiện vai chơi chính xác, tạo điều kiện phát triển ngôn ngữ cho trẻ. 
- Giáo dục trẻ đoàn kết trong các nhóm chơi.
* Chuẩn bị:
- Búp bê, quần áo, đồ dùng của một số nghề, đồ chơi bác sĩ, quầy hàng bày bán các loại sản phẩm. 
- Một số dụng cụ của người chăn nuôi như: khẩu trang, gang tay, dày, một số đồ dùng cho con vật ăn...,
- Trang trại nuôi một số con vật.
* Hướng dẫn cách chơi:
- Con muốn chơi gì ở góc phân vai?
- Bác sĩ thì phải như thế nào, làm việc gì
- Người bán hàng phải là người như thế nào?
- Người chăn nuôi thì phải làm việc gì?
+ Bác sĩ: Mặc quần áo plu, đeo ống nghe, khám bệnh cho bệnh nhân
- Tiêm, bán thuốc.
- Trò chuyện cởi mở khi tiếp đón bệnh nhân dặn dò bệnh nhân cẩn thận.
+ Người chăn nuôi: Phải mặc quần áo lao động, đeo khẩu trang, đi gang tay,
- Mang thức ăn cho con vật như: Cám, rau xanh...,
- Quét vệ sinh trang trại, 
+ Người bán hàng: Niềm nở với khách, giao hàng cho khách
3.Góc nghệ thuật: Tô, vẽ, cắt dán người làm ở các nghề khác nhau, dán, vẽ, nặn dụng cụ sản phẩm nghề.
* Yêu cầu: 
- Biết sử dụng một số kỹ năng tô vẽ cắt dán người làm ở các nghề, đụng cụ, sản phẩm của nghề khác nhau.
- Rèn cho trẻ kỹ năng cắt, xé dán, vẽ, nặn, tô màu 
- Giáo dục trẻ chú ý thực hiện tốt.
* Chuẩn bị:
- Một số dụng cụ để làm như: Giấy trắng, giấy màu, bút màu, đất nặn, các loại cây, mút xốp, keo, kéo
* Cách chơi: 
- Làm mềm đất, chia đất sau đó dùng các kĩ năng xoay tròn lăn dọc để tạo thành sản phẩm, đồ dùng của một số nghề theo ý thích...,
- Trẻ cầm bút màu bằng tay phải vẽ một số đồ dùng , sản phẩn của nghề sau đó dùng màu tô tạo thành bức tranh đẹp. 
- Dùng xốp, giấy cắt, dán các dụng cụ sản phẩm nghề 
4. Góc thư viện: Xem tranh ảnh về một số nghề.
* Yêu cầu: 
- Các cháu xem tranh ảnh ở góc và nhận ra một số nghề quen thuộc.
- Biết dở sách quan sát nhận xét các hình ảnh về nghề
- Giáo dục trẻ ý thức giữ gìn sản phẩm nghề
* Chuẩn bị: 
- Tranh ảnh một số nghề.
* Cách chơi: 
- Các con nhìn thấy gì ở góc thư viện đây nào?
- Các con sẽ làm gì?
- Trẻ về góc chơi lấy sách. Tranh ảnh một số nghề.
- Biết cách dở sách từ trái sang phải, nhận xét và gọi tên một số sảm phẩm nghề 
- Cô gần gũi hỏi trẻ về một số hình ảnh cho trẻ nêu ý kiến nhận xét.
5. Góc thiên nhiên: Chơi với cát, nước, chăm sóc cây ở góc thiên nhiên.
* Yêu cầu: 
- Trẻ biết chăm sóc cây ở góc thiên nhiên như: Nhổ cỏ, bắt sâu, lau lá cây. Biết dùng cát để tạo ra hình ảnh con vật, chữ cái , một số sản phẩm nghề.
- Rèn cho trẻ óc sáng tao, sự nhanh nhẹn, khéo léo của đôi bàn tay, 
- Giáo dục trẻ có ý thức tôn trọng luật chơi, biết múc nước tưới cho cây.
* Chuẩn bị: Nước và cát, dụng cụ chăm sóc cây.
* Cách chơi: 
- Các con nhìn thấy gì ở góc thiên nhiên?
- Con sẽ làm gì ở góc thiên nhiên?
- Cô cho trẻ dùng cát ướt để đắp hình con vật, in đồ dùng, dụng cụ nghề...
- Dùng 2 tay để nhổ cỏ cho cây, nhặt những lá rụng.
- Đong nước vào bình sau đó nhẹ nhàng tưới nước cho cây.
- Dùng khăn lau lá cây.
6. Góc vân động: Chơi với bóng, cà kheo, cử tạ
* Yêu cầu: 
- Trẻ biết ném bóng vào vợt, biết đi cà kheo, nâng cử tạ, tung bóng cho bạn đói diện
- Rèn sự nhanh nhẹn, khéo léo, phối hợp nhịp nhàng tay, chân và mắt, rèn khả năng quan sát, ghi nhớ
- Giáo dục trẻ có ý thức tôn trọng luật chơi, đoạn kết với bạn khi chơi.
* Chuẩn bị: Cột ném bóng, cử tạ, bóng, cà kheo.
* Cách chơi: 
- Trẻ biết cầm bóng bằng 2 tay tung trúng vào vợt.
- Trẻ đứng lên cà kheo thăng bằng, phối hợp tay chân để bước đi nhịp nhàng.
- Mỗi tay cầm 1 cầm cử tạ nâng lên hạ xuống nhịp nhàng.
- Cầm bóng bằng 2 tay tung cho bạn đối diện, bạn đối diện bắt bóng bằng 2 tay.
HOẠT
ĐỘNG
NGOÀI
TRỜI
- Hoạt động có chủ đích: - Quan sát : Thiên nhiên
- TCVĐ: Rồng rắn lên mây.
-Chơi tự do: Xếp hình, làm trâu, gấp mèo.
* Quan sát có chủ đích: Rau ngót
* TCVĐ: Kéo cưa lừa xẻ
* Chơi tự do: Trẻ chơi theo ý thích
- Hoạt động có chủ đích:
 - Quan sát Vườn rau
-TCVĐ: Gieo hạt
- Chơi tự do:
Nước, cát.
* Hoạt động có chủ đích: 
- Làm thí nghiệm: Trồng cây bằng hạt.
*TCVĐ: Gieo hạt.
*Chơi tự do: Chơi với lá cây và đồ chơi ngoài trời...
Hoạt động có chủ đích: Quan sát Cây vú sữa
 * Trò chơi vận động: Cáo và Thỏ
 * Chơi tự do: Chơi với lá cây, sỏi...
ĂN
–
NGỦ
- Cô cho trẻ vệ sinh trước và sau khi ăn.
- Cô tổ chức cho trẻ ngủ.
- Khi trẻ dậy cô cho trẻ vận động tại chỗ nhẹ nhàng.
- Cô lau mặt cho trẻ tỉnh ngủ, cho trẻ đi vệ sinh. 
HOẠT
ĐỘNG
CHIỀU
1. Xem tranh và đàm thoại về nghề: Nông dân.
2. Hướng dẫn trẻ làm quen với toán qua hình vẽ
3. Dạy trẻ kĩ năng gấp áo
4. Nêu gương cuối ngày
5. Vệ sinh- trả trẻ.
1. Dạy trẻ kĩ năng gấp quần.
2. Cho trẻ chơi trò chơi “Lái xe ”
3. Nêu gương cuối ngày
4. Vệ sinh- trả trẻ.
1. Thực hiện vở chữ cái. : Chữ U
2. Chơi trò chơi dân gian: Kéo cưa lừa xẻ. 
3. Vệ sinh – trả trẻ
1. Hướng dẫn trẻ vệ sinh môi trường lớp học..
2. Cô cho trẻ chơi trò chơi: Dệt vải.
3. Nêu gương cuối ngày 
4. Vệ sinh- trả trẻ.
1. Liên hoan văn nghệ cuối tuần.
2. Nêu gương cuối tuần.
3. Vệ sinh – trả trẻ
TRẢ 
TRẺ
- Cô vệ sinh cá nhân cho trẻ.
- Hướng dẫn trẻ chào bố mẹ, chào cô giáo, chào các bạn ra về.
- Trao đổi với phụ huynh một số thông tin cần thiết trong ngày về cá nhân trẻ cũng như tình hình hoạt động của lớp để có sự phối hợp trong việc chăm sóc trẻ.
KẾ HOẠCH NGÀY
Thứ 2 ngày 23 tháng 10 năm 2017
I. HOẠT ĐỘNG HỌC: 
Lĩnh vực phát triển nhận thức - KPXH
Đề tài: Bác nông dân chăm chỉ.
NDTH: Câu đố, trò chơi, tạo hình.
1. Yêu cầu:
* Kiến thức:
- Trẻ biết được công việc của bác nông dân là làm việc trên cánh đồng để làm ra hạt gạo và một số sản phẩm khác như ngô, khoai, sắn..., 
- Trẻ biết ích lợi của các sản phẩm của nghề nông
* Kĩ năng:
- Trẻ trả lời câu hỏi to, rõ ràng, đủ câu về một số câu hỏi về sản phẩm, công việc của nghề nông.
* Thái độ: Giáo dục trẻ biết ơn các bác nông dân và không lãng phí thức ăn hàng ngày.
2. Chuẩn bị:
* Đồ dùng của cô:
- 1 túi có chứa ít hạt thóc
- 1 túi chứa ít hạt gạo.
- 4 Bức tranh cảnh bác nông dân đang làm việc
+ Tranh 1: Bác nông dân đang cày ruộng
+ Tranh 2 Bác nông dân đang cấy lúa
+ Tranh 3: Bác nông dân gặt lúa
+ Tranh 4: Bác nông dân xay xát lúa lấy gạo.
* Đồ dùng của trẻ:
- 4 tranh lô tô vẽ cảnh bác nông dân việc trê đồng để làm ra hạt lúa.
- Tranh lô tô vẽ sản phẩm của nghề nông.
- 2 trẻ có 1 tờ gấy A4, hô dán, bút màu
- Ti vi, máy tính, đầu đĩa
- 3 rổ to, 2 rổ nhỏ
3. Tiến hành:
 Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Gây hứng thú.
- Cô cho trẻ hát bài: “Bé lên ba”
- Cô đàm thoại cùng trẻ về nội dung bài hát
- Hôm nay cô cháu mình cùng tìm hiểu xề công việc của bác nông dân nhé
2. Nội dung:
* Hoạt động 1: Tìm hiểu về công việc và sản phẩm của nghề nông:
- Cô đặt trên bàn một túi hạt thóc, một túi hạt gạo, cho trẻ lên khám phá trong túi có gì?
- Cô đó các con đây là hạt gì?
- Cho mỗi trẻ một hạt thóc và yêu cầu trẻ tách vỏ ra xem bên trong là htj gì?
- Hạt gạo được nấu thành cơm chúng ta vẫn ăn hàng ngày. Vậy ai đã làm ra hạt gạo?
+ Công việc của bác nông dân:
- Để có được hạt gạo bác nông dân đã phải làm như thế nào?
- Để biết được bác nông dân đã làm việc như thế nào cô cháu mình cùng xem tranh nhé.
+ Tranh 1: Bác nông dân đang cày ruộng
- Để có lúa đầu tiên bác nông dân phải làm gì?
- Đây là hình ảnh gì?
- Bác nông dân đang làm gì?
- Để trồng được lúa thì bác nông dân cần làm những công đoạn nào?
- Đầu tiên bác phải làm gì?
- Làm thế nào cho đất mềm mịn.
- Đây là cái gì?
- Cái cuốc dùng để làm gì?
+ Tranh 2 Bác nông dân đang cấy lúa:
- Để thành cánh đồng lúa như thế này bác nông dân phải làm gì?
- Cô cho trẻ quan sát hình ảnh bác nông dân đang cấy, để cấy cho lúa tốt và nhanh thành cây lúa để thu hoạch thì bác nông dân phải làm gì?
+ Tranh 3: Bác nông dân gặt lúa:
- Lúa lớn dần rồi trổ bông kết hạt. Khi lúa đã chín vàng bác nông dân phải làm gì?
- Cô cho trẻ quan sát hình ảnh bác nông dân đang gặt lúa và hỏi. Khi lúa đã chín lúa có màu gì?
+ Tranh 4: Bác nông dân xay xát lúa lấy gạo.
- Khi gặt về bác nông dân phải làm những công đoạn gì tiếp theo để thành gạo nấu cơm chúng mình ăn. 
- Giáo dục các con có thấy làm ra hạt lúa rất vất vả không vì thế chúng mình phải biết quý trọng sức lao động của các cô các bác nông dân nhé. Quý trọng thì chúng mình phải biết nghe lời ăn hết xuất, không làm cơm rơi vãi chúng mình có đồng ý không? 
* Hoạt động 2: Sản phẩm của bác nông dân
- Ngoài trồng lúa, ngô, khoai ra chúng mình có biết bác nông dân còn làm gì nữa?
- Cô cho trẻ chọn lô tô một số sản phẩm của nghề nông
* Hoạt động 3: Trò chơi: “ Thi xem đội nào nhanh”
- Các con vừa trò chuyện về nghề gì?
- Bây giờ cô thưởng cho chúng mình một trò chơi: Thi xem đội nào nhanh chuyển lúa, ngô khoai, rau giúp cô bác nông dân về nhà.
- Cô cho trẻ chơi 2, 3 lần, tặng quà cho 2 đội.
3. Kết thúc: Cho trẻ hát bài hát: Lớn lên cháu lái máy cày.
Trẻ hát và đàm thoại cùng cô
Bác nông dân 
Bác nông dân đang làm đất
Trẻ quan sát và trả lời
Cái cuốc
Cuốc đất
Trẻ chú ý quan sát và trả lời câu hỏi
Cầy ruộng làm đất cho mịn
Con trâu và cái bừa
Bác nông dân đang bừa ruộng
Trẻ trả lời
Cấy lúa
Chăm bón
Trẻ quan sát và trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ chơi trò chơi.
Trẻ hát và ra ngoài.
II. HOẠT ĐỘNG GÓC:
III. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
* Hoạt động có chủ đích: Quan sát thiên nhiên.
 * Trò chơi vận động: Rồng rắn lên mây
* Chơi tự do: Xếp hình, làm trâu, gấp mèo.
1. Yêu cầu: 
- Trẻ quan sát nêu nhận xét về những điều trẻ quan sát được từ thiên nhiên
 gần gũi xung quanh trẻ; trẻ biết cách chơi tạo dáng và biết cách làm các con vật từ lá cây.
- Rèn cho trẻ khả năng quan sát, ghi nhớ có chủ định, phát triển ngôn ngữ và khả năng vận động cho trẻ.
- Qua quan sát trẻ thấy yêu quý thiên nhiên và bước đầu có ý thức bảo vệ thiên nhiên
2. Chuẩn bị: 
- Địa điểm quan sát
- Lá cây
3. Tiến hành.
* Hoạt động có chủ đích: Quan sát thiên nhiên.
 - Cô dặn trẻ trước khi ra sân: Không xô đẩy, chen lấn nhau
	- Cô cho trẻ ra sân quan sát bầu trời.
	- Xem hôm nay trời thể nào.
	- Cho trẻ hát bài khúc hát dạo chơi
- Cô cho trẻ đi dạo và quan sát thiên nhiên.
- Cô gợi hỏi cho trẻ quan sát và nêu nhận xét của mình về những điều trẻ quan sát được. 
- Con nhìn quan sát được gì? (Cây đu đủ ra hoa, cây bàng lá đung đưa, con chim đậu trên cành cây, con bướm đậu trên cành hoa..)
- Cô khái quát lại những ý đã hỏi trẻ và giáo dục trẻ ý thức yêu quý bảo vệ thiên nhhiên.
* Trò chơi vận động: Rồng rắn lên mây
- Cô hỏi trẻ luật chơi và cách chơi.
- Cô cho trẻ chơi 3 – 4 lần.
- Cô chú ý động viên khuyến khích trẻ chơi
* Chơi tự do: Xếp hình, làm trâu, gấp mèo.
- Cô gợi ý trẻ dùng lá khô để gấp mèo, gấp trâu, gấp kèn.
- Cô gần gũi trẻ gợi mở tạo cho trẻ sự hứng thú và gây sáng tạo
- Kết thúc: Gần hết giờ chơi cô gọi trẻ lại và hỏi: hôm nay cô cho các con quan sát cái gì? chơi trò chơi gì? con thích được làm gì nhất?
- Cô nhận xét giờ học. cho trẻ rửa tay.
IV. HOẠT ĐỘNG CHIỀU:
1. Xem tranh và đàm thoại về nghề: Nông dân.
- Chúng mình vừa chơi trò chơi gì?
- Đó là nghề gì?
- Người nông dân một nắng 2 xương làm ra hạt gạo cho chúng mình ăn phải trải qua rất nhiều công đoạn đấy. Chúng mình cùng quan sát nhé.
- Cô có tranh nói về nghề gì? Người nông dân đang làm gì? Muốn có cây lúa người nông dân phải làm gì?
- Chúng mình phải biết yêu quý kính trọng các cô các bác nông dân nhé, khi ăn cơm chúng mình phải ăn hết suất không được để thừa
2. Hướng dẫn trẻ làm quen với toán qua hình vẽ
 * Yêu cầu:
- Trẻ nhận biết số lượng 1 và nhiều
- Biết tô mào đỏ cho bông hoa ở bình chỉ có 1 bông hoa, tô màu vàng những bông hoa ở bình có nhiều bông hoa.
- Rèn cho trẻ khả năng nhận biết phân biệt
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn sách vở sạch đẹp
* Chuẩn bị:
- Tranh mẫu
- Vở, bút sáp đủ cho số trẻ
- Bàn ghế đúng quy cách
* Tiến hành: 
- Cô giới thiệu tranh và đàm thoại với trẻ về bức tranh.
- Cô gợi ý tô mào đỏ cho bông hoa ở bình chỉ có 1 bông hoa, tô màu vàng những bông hoa ở bình có nhiều bông hoa.
- Cô hướng tô mẫu cho trẻ quan sát.
- Cô cho trẻ thực hiện
- Cô chú ý rèn cách cầm bút, tư thế ngồi, cách tô màu đúng...
3. Dạy trẻ kĩ năng gấp áo
* Yêu cầu:
- Trẻ biết được các bước gấp áo một cách đơn giản, nhanh gọn.
- Trẻ gấp được áo một cách gọn gàng, đẹp, biết lấy và cất đồ dùng đúng nơi quy định.
- Giáo dục trẻ tính cẩn thận, gọn gàng, tự lập sớm
* Chuẩn bị:
+ Quay video bạn nhỏ đang gấp áo.
 + Ti vi,
 + Chiếu cho trẻ ngồi.
 + Áo đủ cho tất cả trẻ thực hành
 * Tiến hành:
 - Trước khi bước vào bài học thì mời các con hãy hướng lên màn hình xem bạn nhỏ trong đoạn video đang làm gì nhé!
 - Cô mở video bạn nhỏ đang gấp áo cho trẻ xem
 - Bạn nhỏ vừa rồi đang làm gì đấy các con?
 - Các con thấy bạn nhỏ vừa rồi gấp áo như thế nào? Có đẹp không?
 - Bây giờ các con hãy chú ý nhìn xem cô hướng dẫn cách gấp áo nhé!
 + Dạy trẻ cách gấp áo.
 + Cô hướng dẫn trẻ gấp áo:
 - Cô đưa áo ra hỏi trẻ: Đây là cái gì?
 - Bạn nào giỏi có thể cho cô biết đây là phần gì của áo nào?
 - Đây là phần gì của áo?
 - Có mấy tay áo?
 - Đây là phần gì của áo?
- Thân áo có thân trước và thân sau.
- Đây là phần gì của áo?
- Để gấp được những cái áo gọn gàng và không bị nhăn, bây giờ các con hãy chú ý nghe cô hướng dẫn nhé!
- Đầu tiên chúng mình sẽ lộn áo sang mặt phải, trước khi gấp chúng mình phải rủ quần áo cho phẳng, tiếp theo trải áo ra, lấy tay vuốt áo cho thật phẳng phiu, rồi nhẹ nhàng gấp tay áo bên phải vào trong thân áo, sau đó gấp tiếp tay áo bên trái vào trong thân áo. Cầm 2 bên gấu áo gấp lên trên làm sao cho gấu áo bằng với tay áo, cuối cùng gấp đôi thêm một lần nữa.
Trẻ thực hành
- Cô cho 2 bạn lên gấp giúp cô (Một bạn gấp áo)
- Gợi ý, khen gợi, động viên trẻ.
- Bây giờ các con có muốn được gấp quần áo như các bạn không?
- Hôm nay cô đã chuẩn bị rất nhiều áo cho các con rồi đấy, cô mời các con lên chọn cho mình món đồ mà mình thích nhất nào! (Cho trẻ tự lấy món đồ mà mình thích nhất)
- Trong quá trình trẻ gấp, cô gợi ý, động viên trẻ thực hiện. (Cô mở nhạc nhẹ nhàng)
- Trẻ thực hiện xong cô nhận xét và cho trẻ đổi đồ cho nhau.
- Cho trẻ gấp lại một lần nữa.
- Cô nhận xét, động viên khen ngợi trẻ.
- Các con thấy gấp áo có dễ không? Cô thấy là lớp mình đã gấp rất là đẹp và gọn gàng rồi đấy, cô khen tất cả các con nào.
- Sau khi gấp quần áo thì các con thấy như thế nào?
- Các con có thấy mình đã lớn hơn không?
* Kết thúc hoạt động:
- Cô nhận xét tuyên dương: Hôm nay, cô thấy lớp mình rất ngoan, gấp áo rất đẹp, cô tuyên dương các con nào!
4. Nêu gương cuối ngày
5. Vệ sinh- trả trẻ.
ĐÁNH GIÁ TRẺ
- Tình trạng sức khoẻ của trẻ:
...................
 - Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ:
................................
- Kiến thức - kĩ năng của trẻ:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docNHÁNH 1 NGHE SX.doc