Giáo án mầm non lớp lá năm học 2016 - Chủ đề: Nghề nghiệp

A.MỤC TIÊU:

1. Phát triển thể chất:

- Trẻ thực hiện được các bài vận động: Ném và bắt bóng bằng 2 tay, nhảy lò cò, Chạy 18m trong khoảng 5-7 giây, trườn sấp trèo qua ghế .kết hợp chân tay nhịp nhàng.

- Biết phối hợp các hoạt động để thực hiện vận động theo các nghề.

- Có ý thức giữ gìn sức khoẻ cho bản thân như: ăn uống hợp lý và đảm bảo an toàn trong thực phẩm.

- Biết phòng tránh các dụng cụ nguy hiểm và đảm bảo an toàn cho sức khỏe trong lao động.

2. Phát triển nhận thức:

- Trẻ biết được các nghề phổ biến ở địa phương, biết được tên gọi, nơi làm việc, sản phẩm, đồ dùng dụng cụ của các nghề (CS 97, 98)

- Biết được ý nghĩa tầm quan trọng của các nghề qua đó biết kính trọng và giữ gìn sản phẩm của người lao động.

- Nhận biết chữ số 8, đếm được từ 1-8 và các nhóm đồ vật có liên quan đến phạm vi

- Biết được ý nghĩa của ngày lễ Quân đội nhân dân Việt Nam 22.11 (lồng ghép lễ 22/12)

3. Phát triển ngôn ngữ:

- Trẻ thuộc các bài thơ, ca dao, đồng dao, bài hát .và hiểu được nội dung của bài thơ .chủ đề ngành nghề.

- Sử dụng các từ chỉ về tên gọi, hành động, tính chất, dụng cụ, sản phẩm ích lợi của một số nghề trong sinh hoạt hằng ngày (CS 66)

- Tự tin sử dụng từ ngữ, ngôn ngữ mạch lạc để giao tiếp và chỉ dẫn bạn bè trong hoạt động (CS 69)

- Phát âm đúng âm chữ cái và nhận biết đúng chữ cái u, ư và biết viết theo thứ tự từ trái sang phải, từ trên xuống dưới (CS 90).

- Thích đọc những chữ đã biết trong môi trường xung quanh (CS 79) và có hành vi giữ gìn bảo vệ sách (CS 81)

 

doc54 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 604 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án mầm non lớp lá năm học 2016 - Chủ đề: Nghề nghiệp, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ: NGHỀ NGHIỆP
Thời gian: 4 Tuần (Từ ngày 30.11.2015 đến ngày 25.12.2016)
-----ooo-------
A.MỤC TIÊU:
1. Phát triển thể chất:
- Trẻ thực hiện được các bài vận động: Ném và bắt bóng bằng 2 tay, nhảy lò cò, Chạy 18m trong khoảng 5-7 giây, trườn sấp trèo qua ghế.kết hợp chân tay nhịp nhàng.
- Biết phối hợp các hoạt động để thực hiện vận động theo các nghề.
- Có ý thức giữ gìn sức khoẻ cho bản thân như: ăn uống hợp lý và đảm bảo an toàn trong thực phẩm.
- Biết phòng tránh các dụng cụ nguy hiểm và đảm bảo an toàn cho sức khỏe trong lao động.
2. Phát triển nhận thức:
- Trẻ biết được các nghề phổ biến ở địa phương, biết được tên gọi, nơi làm việc, sản phẩm, đồ dùng dụng cụ của các nghề (CS 97, 98)
- Biết được ý nghĩa tầm quan trọng của các nghề qua đó biết kính trọng và giữ gìn sản phẩm của người lao động.
- Nhận biết chữ số 8, đếm được từ 1-8 và các nhóm đồ vật có liên quan đến phạm vi 
- Biết được ý nghĩa của ngày lễ Quân đội nhân dân Việt Nam 22.11 (lồng ghép lễ 22/12)
3. Phát triển ngôn ngữ:
- Trẻ thuộc các bài thơ, ca dao, đồng dao, bài hát.và hiểu được nội dung của bài thơ ..chủ đề ngành nghề.
- Sử dụng các từ chỉ về tên gọi, hành động, tính chất, dụng cụ, sản phẩm ích lợi của một số nghề trong sinh hoạt hằng ngày (CS 66)
- Tự tin sử dụng từ ngữ, ngôn ngữ mạch lạc để giao tiếp và chỉ dẫn bạn bè trong hoạt động (CS 69)
- Phát âm đúng âm chữ cái và nhận biết đúng chữ cái u, ư và biết viết theo thứ tự từ trái sang phải, từ trên xuống dưới (CS 90).
- Thích đọc những chữ đã biết trong môi trường xung quanh (CS 79) và có hành vi giữ gìn bảo vệ sách (CS 81)
4. Phát triển thẩm mĩ:
- Trẻ biết hát- vận động nhịp nhàng theo giai điệu của các bài hát của chủ đề ngành nghề.
- Biết tạo sản phẩm về ngành nghề qua hoạt động vẽ, nặn ..
- Biết giữ gìn sản phẩm mình làm ra.
5. Phát triển tình cảm xã hội:
- Biết yêu thương và kính trọng người lao động của các nghề
- Trẻ biết thể hiện thái độ của mình với mọi người xung quanh và biết đề nghị sự giúp đỡ của người khác khi cần đến (CS 55)
- Trẻ thích làm những công việc tự phục vụ cho đến cùng (CS 31)
- Biết giữ gìn và sử dụng tiết kiệm các thành quả của người lao động.
- Biết bảo vệ, vệ sinh môi trường xanh sạch đẹp và gọn gàng ngăn nắp.
* Tích hợp: GDKNS, GDBĐ, GDBVMT, Nha học đường, BTLNT, lồng ghép ý nghĩa ngày 22/12.
 B.MẠNG NỘI DUNG:
 XÂY DỰNG
CÁC NGHỀ QUANH BÉ
NGHỀ NGHIỆP
 BỘ ĐỘI
 NGHỀ NÔNG
- Trẻ biết nêu lên cảm nghĩ của mình về các nghề mà trẻ thích.
- Biết giữ gìn và sử dụng tiết kiệm các dụng cụ, sản phẩm lao động của nghề.
- Biết yêu quí tôn trọng nghề và biết ơn người tạo ra sản phẩm và thích chăm sóc cây- con vật quen thuộc.
- Biết đề nghị sự quan tâm giúp đỡ người khác công việc vừa sức.
- Biết dọn dẹp đồ dùng gọn gàng sau khi chơi xong..
- Biết yêu thương, kính trọng các chú bộ đội.
TÌNH CẢM- XÃ HỘI
MẠNG HOẠT ĐỘNG:
- Kể được 1 số nghề quen thuộc.
- Trò chuyện về những đặc điểm của ngành nghề (công việc, dụng cụ, sản phẩm, ích lợi, ý nghĩa.
- Phân biệt đồ dùng dụng cụ các nghề.
- Biết được ý nghĩa lễ Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12).
- Nhận biết số lượng, chữ số trong phạm vi 8.
- Tham gia trò chơi trong các hoạt động.
NHẬN THỨC
 NGHỀ NGHIỆP
THỂ CHẤT
- Tập chế biến 1 số món ăn, thức uống.
- Cũng cố kĩ năng VS cá nhân
- Trò chuyện 1 số hành động có thể gây nguy hiểm khi vào nơi lao động sản xuất- Có ý thức tránh xa.
- Thực hiện vận động:
 * Ném và bắt bóng 2 tay.
 * Chạy 18m trong khoảng 5-7 giây.
 * Nhảy lò cò.
 * Trèo lên- xuống ghế.
- Tham gia các trò chơi hoạt động của lớp.
NGÔN NGỮ
- Trò chuyện về 1 số nghề và dụng cụ lao động theo nghề.
- Tìm hiểu về ý nghĩa.
- Làm quen chữ cái U- Ư.
- Tham gia các trò chơi tìm chữ cái có trong tên ngành nghề.
- Đọc thơ các bài:
 * Bé làm bao nhiêu nghề
 * Chú bộ đội hành quân trong mưa.
 * Đồng lúa.
THẨM MĨ
- Thể hiện cảm xúc yêu thích cái đẹp qua các hoạt động sau:
 + Hát và vận động:
Cháu yêu cô chú công nhân
Lớn lên cháu lái máy cày
Bác đưa thư vui tính
Cháu thương chú bộ đội.
 + Taọ hình:
 * Vẽ, nặn các nghề quanh bé
 * Vẽ, nặn, cắt dán đồ dùng nghề nông.
 * Vẽ, tô màu, trang trí nghề bộ đội.
 * Vẽ dụng cụ nghề thợ xây.
CHỦ ĐÊ: CÁC NGHỀ QUANH BÉ?
Yêu cầu:
- Biết kể về các nghề gần gũi trong xã hội mà trẻ biết.
- Biết dụng cụ, sản phẩm của các nghề và ích lợi của chúng.
- Có một số hiểu biết về công việc người lao động và kính trọng yêu quí người lao động.
- Thuộc- hát đúng giai điệu bài hát: “Bác đưa thư vui tính”. Qua đó trẻ tham gia vận    động nhịp nhàng theo giai điệu cùng với bạn.
- Tham gia thực hiện bài tập vận động: “Ném và bắt bóng bằng 2 tay”
- Trẻ thuộc- đọc đúng lời của bài thơ: “Bé làm bao nhiêu nghề”
- Biết phối hợp kĩ năng nặn để tạo nên sản phẩm dụng cụ của nghề.
TUẦN 15: Từ ngày: 30/11/2015 đến ngày 04/12/2015
HOẠT
ĐỘNG
THỨ HAI
(30/11/2015)
THỨ BA
(01/11/2015)
THỨ TƯ
(02/11/2015)
THỨ NĂM
(03/11/2015)
THỨ SÁU
(04/11/2015)
ĐÓN
TRẺ
- Cô đón trẻ vào lớp. Nhắc nhỡ trẻ xếp đồ dùng cá nhân gọn gàng, đúng nơi qui định.
- Trò chuyện với trẻ về một số nghề quen thuộc- dụng cụ- ích lợi.
THỂ
DỤC
SÁNG
Hô hấp 4, Tay vai 4, Chân 4, Bụng lườn 4, Bật 4.
HOẠT
ĐỘNG CÓ CHỦ
ĐÍCH
PTNT
- Khám phá các nghề quanh bé.
PTTC 
Ném bóng và bắt bóng 2 tay.
PTTM
Bác đưa thư vui tính.
PTNN
Bé làm bao nhiêu nghề.
(TH:GDKNS)
PTTM
Bé làm thợ gốm.
(TH: GDKNS- GDVSMT)
HOẠT
ĐỘNG
NGOÀI TRỜI
- Trò chuyện về các dụng cụ của nghề.
- TC: Lộn cầu vòng.
- Hát: “Bác đưa thư vui tính”.
- TC: Rồng rắn lên mây.
- Đọc thơ: “Bé làm bao nhiêu nghề”.
- TC: Nhảy qua dây
- Nội trợ: “Bánh mì kẹp nhân”
.- Luyện tập kĩ năng nặn.
- TC: Nhảy bao bố.
- Trò chuyện về nghề ruộng đồng.
- TC: Lộn cầu vòng.
HOẠT
ĐỘNG
CHƠI
- Góc xây dựng: xây ngôi nhà của em.
- Góc phân vai: Chế biến món ăn. Nội trợ: “Bánh mì kẹp nhân”
- Góc âm nhạc: Hát - vận động các bài ngành nghề.
- Góc tạo hình: vẽ, nặn, tô màu dụng cụ lao động của các nghề.
- Góc thiên nhiên- khoa học: Chăm sóc cây- Chơi với nước	
HOẠT
ĐỘNG
CHIỀU
- Ôn: Khám phá các nghề quanh bé.
- Tung bóng và bắt bóng.
- Trò chuyện các dụng cụ của nghề.
- Vẽ các dụng cụ theo ý thích vào bảng con.
- Hát- vận động: “Bác đưa thư vui tính”
- Chơi tự do.
- Đọc diễn cảm bài thơ: “Bé làm bao nhiêu nghề”
- Tạo các dụng cụ theo nghề bằng các vật liệu tự nhiên.
- Quan sát dụng cụ nhận biết tên nghề.
-Trò chuyện
 quá trình phát triển của cây lúa.
TRẢ TRẺ
- Cô hướng dẫn trẻ vệ sinh cá nhân.
- Nhận xét nêu gương- Dặn dò.
I. ĐÓN TRẺ:
- Cô đón trẻ vào lớp. Nhắc nhỡ trẻ xếp đồ dung cá nhân gọn gàng, đúng nơi qui định.
- Trò chuyện với trẻ về một số nghề quen thuộc- dụng cụ- ích lợi.
II. THỂ DỤC SÁNG:
1. Mục đích yêu cầu:
 - Trẻ phối hợp tay chân nhịp nhàng thực hiện đúng các động tác.
 - Qua các bài tập giúp trẻ hít thở sâu, tăng cường sự trao đổi chất, vui tươi sản khoái.
 - Rèn luyện sự phát triển các cơ, dẻo dai, mạnh khỏe.
2. Chuẩn bị:
 - Sân rộng, thoáng mát.
 - Trống lắc, một số bài hát về chủ đề “NGÀNH NGHỀ”.
3. Tiến hành:
a. Hoạt động 1: Bé khởi động.
- Trẻ đi vòng tròn kết hợp các kiểu chân tập với bài hát “Đi đều” chuyển thành hàng ngang.
 b. Hoạt động 2: Bé vui khỏe:
 - Hô hấp 3: máy bay, bay ùù.
 TH: 2 tay đưa lên miệng giả thổi còi làm ù..ù.(2 lần 8 nhịp)
 - Tay vai 3: 2 tay dan ngang, gập sau gáy kết hợp chân, đổi chân. 
	- Chân 3: 2 tay dan ngang gập trên gối kết hợp chân và đổi chân.
	- Bụng lườn 3: Đứng thẳng chân sang ngang, 2 tay chống hông quay người sang phải- trái.
 - Bật 4: Bật tách chân khép chân.
c. Hoạt động 3: Điều hòa.
 - Đi nhẹ hít thở đều hòa.
 - Hát bài “Khám tay” kiểm tra vệ sinh tay trẻ.
 - Đọc thơ bài “Bé tập thể dục”.
III. HOẠT ĐỘNG GÓC:
 NỘI DUNG
MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
 CHUẨN BỊ
 TIẾN HÀNH
+ Góc xây dựng:.
-Xây ngôi nhà của bé.
- Biết sử dụng vật liệu khác nhau đồ chơi để sắp xếp thành nhiều ngôi nhà khác nhau, đẹp,hợp lý.
- Biết phân vai để chơi, biết nhận xét ý tưởng của mình khi xây dựng và lắp ráp ngôi nhà.
 - Các khối, hàng rào cây xanh, hoa, cỏ, bàn ghế, cầu trượt,
- Cô hướng dẫn trẻ phân vai cùng chơi.
- Thể hiện nhiệm vụ cùng hoạt động để xây và lắp ráp ngôi nhà.
- Biết sử dụng đồ dùng đồ chơi một cách sáng tạo kiểu nhà có hoa cỏ vườn ao, thành một khu phố văn hóa đẹp.
+ Góc phân vai:
Bán hàng chế biến món ăn- Bác sĩ- Nội trợ: “Bánh mì kẹp nhân”
-Biết phân vai chơi, thể hiện đúng vai chơi và phối hợp các hành động chơi trong nhóm.
- Thỏa thuận với nhau để thực hiện công việc chơi.
- Chia sẻ cùng bạn khi tham gia vai chơi.
- Biết cách xưng hô để trao đổi với nhau.
- Các đồ dùng nấu ăn gia đình
- Một số thực phẩm ..
- Bộ đồ dùng bác sĩ
- Trẻ tự chọn góc chơi và thực hiện để chơi.
- Trẻ tự phân vai chơi: đóng vai các thành viên trong gia đình, thể hiện vai chơi: chăm sóc, chế biến món ăn gia đình, biết đóng vai bác sĩ và người bán hàng- người mua. 
- Biết giao lưu với các nhóm chơi và thể hiện được vai chơi.
- Biết bày mâm cổ và mời người dùng
+ Góc âm nhạc:
Biểu diễn văn nghệ các bài của chủ đề ngành nghề.
- Trẻ thể hiện cảm xúc khi tham gia hát múa.
- Tự tin khi hát múa.
- Hát to rõ đúng lời. 
- Biết rủ bạn cùng tham gia biểu diễn.
 - Các nhạc cụ gõ, đàn,
- Trẻ phân vai để tham gia biểu diễn văn nghệ. 
- Trẻ thể hiện theo giai điệu bài hát nhịp nhàng. 
- Trẻ tích cực biểu diễn.
- Biết giao lưu rủ bạn cùng thực hiện. 
+ Góc tạo hình: 
 Vẽ- nặn- tô màu-làm dụng cụ lao động của các nghề.
- Trẻ biết tạo các sản phẩm từ các vật liệu.
- Rèn luyện sự khéo léo của đôi tay.
- Biết chọn màu cho phù hợp.
- Đặt tên cho sản phẩm và sắp xếp thành bộ sưu tập đồ dung ngành nghề.
Giấy A4, bút màu, tranh vẽ sẳn các dụng cụ nghề.
- Trẻ vào nhóm tự lấy đồ dùng thực hiện theo ý thích của mình.
- Cô theo dõi nhắc nhỡ và gợi ý thêm..
- Gợi ý trẻ đặt tên cho sản phẩm bộ sưu tập đồ dung để ăn, đồ dung để uống.
+Góc thiên nhiên-khoa học:
Chăm sóc cây- Chơi với nước.
- Trẻ nhận biết tưới nước, bắt sâu, nhổ cỏ cho các cây xanh
- Biết sử dụng nhẹ tay khi thực hiện chăm sóc cây.
- Một số chậu cây xanh kiểng, nước để tưới.
- Trẻ vào nhóm tự chọn đồ dùng để thực hiện tưới câyđông nước vào chai.
- Cô theo dỏi nhắc nhỡ trẻ thêm.
IV. HOẠT ĐỘNG CHIỀU:
1. Vệ sinh ăn trưa:
- Cô chuẩn bị khăn lau. Trước khi vào bàn ăn cho trẻ rửa tay sạch sẽ.
- Cô giới thiệu các món ăn cho trẻ.
- Rèn cho trẻ có thói quen biết giữ gìn vệ sinh trong ăn uống, biết mời cô- các bạn trước khi ăn, ăn hết khẩu phần ăn và không làm đổ rơi cơm ra ngoài. 
- Biết giúp đỡ cô giáo chuẩn bị giờ ăn.
- Ăn xong biết để đồ dùng đúng nơi qui định. 
- Đánh răng, rửa mặt tay chân, uống nước, đi vệ sinh, chuẩn bị vào chỗ ngủ.
2. Ngủ trưa- vệ sinh:
- Không cho trẻ nằm trực tiếp xuống sàn gạch.
- GD cho trẻ biết giữ yêm lặng trong giờ ngủ.
- Quan sát và nhắc nhỡ trẻ không cho trẻ ngủ nằm sấp.
- Đến giờ thức, trẻ biết tự giác thu dọn đồ dùng để đúng nơi qui định.
- Đánh răng rửa mặt, đi vệ sinh, lau mặt- chải đầu.
3. Nội dụng hoạt động chiều trong tuần:
Ôn kiến thức trong tuần.
Nội dung mới:
- Ném và bắt bóng bằng 2 tay.
- Vẽ các dụng cụ theo ý thích vào bảng con.
- Chơi tự do.
- Tạo dụng cụ theo nghề bằng các vật liệu tự nhiên.
- Trò chuyện quá trình phát triển của cây lúa.
4. Nêu gương- Trả trẻ:
- Cho trẻ đọc 3 tiêu chuẩn bé ngoan.
- Cô nhận xét các bạn học ngoan trong ngày, sau đó tiến hành cho các bạn cấm cờ bé ngoan.
- Động viên nhắc nhỡ các bạn chưa được ngoan, cố gắng học ngoan lần sau được cấm cờ.
- Lần lượt cho trẻ về khi cha mẹ đến đón, nhắc nhỡ trẻ chào cô- cha mẹ.
- Trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập, giờ ăn, giờ ngủ.của trẻ.
NS: 29.11.2015
ND: T2/ 30.11.2015
 Phát triển nhận thức
KHÁM PHÁ CÁC NGHỀ QUANH BÉ
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Trẻ biết kể tên về 1 số nghề mà trẻ thích.
- Biết được những nghề có ích cho xã hội về công việc- dụng cụ của nghề đó.
- GD: Biết tôn trọng yêu quí người lao động của nghề.
II. CHUẨN BỊ:
- Tranh ảnh 1 số nghề: Cô giáo, Bác sĩ, công an, cảnh sát giao thông.. 
- Dụng cụ, quần áo 1 số nghề.
- Đàn.
III. TIẾN HÀNH:
* Hoạt động 1: Tìm hiểu 1 số ngành nghề mà trẻ thích.
- Hát- vận động bài “Cháu yêu cô chú công nhân”
- Trò chuyện bài hát.
- Cô cho trẻ kể tên 1 số nghề mà trẻ thích.
- Cô cho trẻ xem tranh 1 số nghề mà trẻ thích. 
- Cô cùng trẻ đàm thoại về nội dung của tranh.
* Hoạt động 2: Thảo luận về công việc của nghề giúp ích cho xã hội.
- Cô cho trẻ đàm thoại về một số nghề giúp ích cho xã hội.
- Cô cho trẻ tìm hiểu công việc của những nghề đó.
- Cô giúp trẻ tỉm hiểu và tự nói lên, phân biệt được đâu là nghề có ích cho xã hội và nghề không có ích cho xã hội.
- GDKNS: trẻ biết tôn trọng những người lao đông đặc biệt là những ngành nghề có ích cho xã hội.
* Hoạt động 3: Trẻ đóng vai một số nghề mà trẻ thích.
- Cô cho trẻ vào các góc đóng vai mà trẻ thích.
- Cô cho trẻ tự thể hiện vai chơi.
- Cô quan sát trẻ chơi.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
1. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ nhận biết về các dụng cụ của nghề và biết bảo quản khi sử dụng.
- Trẻ tích cực tham gia chơi với bạn.
- Đảm bảo an toàn khi chơi.
2. Chuẩn bị:
- Sân rộng, sạch sẽ.
- Tranh ảnh về các ngành nghề.
3. Tiến hành:
Cô tổ chức cho trẻ nhận biết từng bức tranh của nghề
Trò chơi vận động: “Lộn cầu vòng”
- Phổ biến luật chơi- cách chơi.
- Tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần . Cô theo dỏi quan sát trẻ.
Chơi tự do: Theo ý thích.
HOẠT ĐỘNG CHƠI
1. Góc xây dựng: xây ngôi nhà của em.
 2. Góc phân vai: Chế biến món ăn. Nội trợ: “Bánh mì kẹp nhân”
3. Góc âm nhạc: Hát - vận động các bài ngành nghề.
4. Góc tạo hình: vẽ, nặn, tô màu dụng cụ lao động của các nghề.
5. Góc thiên nhiên- khoa học: Chăm sóc cây- Chơi với nước.
 HOẠT ĐỘNG CHIỀU
1. Mục đích yêu cầu:
- Ôn: nhận biết – biết tên gọi các nghề quanh bé.
- Trẻ tích cực tham gia “Tung bóng và bắt bóng” và có sự khéo léo của đôi tay.
2. Chuẩn bị:
- Tranh ảnh các nghề.
- 2 quả bóng.
3. Tiến hành:
a. Ôn kiến thức:
- Hát cùng với cô : “ Cô và mẹ”. 
- Trò chuyện về nội dung bài hát.
- Cho trẻ kể về công việc của ba mẹ.
- Trong xã hội còn có những nghề nào?
- Trò chuyện về dụng cụ lao động và sản phẩm do những nghề đó làm ra.
- Lợi ích của các nghề đối với cuộc sống con người.
- Trẻ nêu lên ước mơ nghề nghiệp sau này của mình.
b. Kiến thức mới:
- Cô tổ chức cho trẻ tham gia “Tung bóng và bắt bóng”
- Cô làm mẫu cho trẻ xem.
- Lần lượt cho trẻ thực hiện, cô theo dõi quan sát gợi ý thêm.
c. Chơi tự do: theo ý thích.
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY:
NS: 30.11.2015
ND: T3/ 01.12.2015 Phát triển thể chất
 NÉM VÀ BẮT BÓNG BẰNG 2 TAY
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 
- Trẻ biết phối hợp tay chân và ánh mắt để “Ném bóng và bắt bóng bằng 2 tay”
- Rèn sự khéo léo, óc quan sát của trẻ.
- Phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần cho trẻ.
- GD: trẻ mạnh dạn tự tin khi thực hiện
II/ CHUẨN BỊ:
- Sân rộng, thoáng, sạch, bóng.
- Máy vi tính.
- Đoạn video về diễn viên xiếc.
III/TIẾN HÀNH:
* Hoạt động 1: Bé xem xiếc
- Cô tạo tình huống cho trẻ đến bên máy vi tính và xem hình ảnh của những nghệ sĩ xiếc ném và bắt những đồ vật.
- Cô trò chuyện về những công việc của những diễn viên xiếc.
* Hoạt động 2: Bé xiếc bóng
- Cô cho trẻ khởi động nhẹ nhàng theo nhạc.
- Cô giới thiệu và hướng trẻ vào hoạt động: “Ném bóng và bắt bóng bằng 2 tay”
- Cô chú ý quan sát, sửa sai cho trẻ.
- Cô cho trẻ thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau.
* Hoạt động 3: Nào ta cùng chơi
- Cô giới thiệu tên trò chơi: “Ném vòng”
- Cho trẻ thi đua chơi 2-3 lần, cô theo dõi quan sát trẻ.
- Trẻ hồi tĩnh.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
1. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ tích cực tham gia hát vận động qua bài “Bác đưa thư vui tính”.
- Trẻ tích cực tham gia chơi với bạn.
- Đảm bảo an toàn khi chơi.
2. Chuẩn bị:
- Sân rộng, sạch sẽ.
- Tranh ảnh về các ngành nghề.
3. Tiến hành:
Cô tổ chức cho trẻ hát- vận động cùng với cô bài “Bác đưa thư vui tính”
Trò chơi vận động: “Rồng rắn lên mây”
- Phổ biến luật chơi- cách chơi.
- Tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần . Cô theo dỏi quan sát trẻ.
Chơi tự do: Theo ý thích.
HOẠT ĐỘNG CHƠI
1. Góc xây dựng: xây ngôi nhà của em.
 2. Góc phân vai: Chế biến món ăn. Nội trợ: “Bánh mì kẹp nhân”
3. Góc âm nhạc: Hát – vận động các bài ngành nghề.
4. Góc tạo hình: vẽ, nặn, tô màu dụng cụ lao động của các nghề.
5. Góc thiên nhiên- khoa học: Chăm sóc cây- Chơi với nước.
	HOẠT ĐỘNG CHIỀU
1. Mục đích yêu cầu:
- Ôn: trẻ gọi đúng tên các dụng cụ của nghề.
- Biết phối hợp các đường nét cơ bản để tạo các dụng cụ nghề theo ý thích vào bảng con và đặt tên sản phẩm.
2. Chuẩn bị:
- Tranh ảnh (vật thật) các dụng cụ nghề.
- Bảng con, phấn, bông lau.
3. Tiến hành:
a. Ôn kiến thức:
- Hát cùng với cô : “ Cô giáo em”. 
- Trò chuyện về nội dung bài hát.
- Cho trẻ kể về công việc của ba mẹ.
- Trong xã hội còn có những nghề nào?
- Trò chuyện về dụng cụ lao động và sản phẩm do những nghề đó làm ra.
- Trò chơi: “Bé nhanh trí”. Cho trẻ thi đua lên chọn dụng cụ theo nghề.
- Lợi ích của các nghề đối với cuộc sống con người.
- Trẻ nêu lên ước mơ nghề nghiệp sau này của mình.
b. Kiến thức mới:
- Cô tổ chức cho trẻ tham gia “Vẽ các dụng cụ theo nghề”
- Cô củng cố các đường nét cơ bản .
- Lần lượt cho trẻ thực hiện, cô theo dõi quan sát gợi ý thêm.
- Đặt tên cho sản phẩm.
c. Chơi tự do: theo ý thích.
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY:
NS: 30.11.2015
ND: T4/ 02.12.2015 Phát triển thẩm mĩ
 BÁC ĐƯA THƯ VUI TÍNH
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Trẻ hát đúng lời, to, rõ theo giai điệu bài “Bác đưa thư vui tính”
- Biết phối hợp chân tay nhịp nhàng theo giai điệu của bài hát.
- Rèn khả năng nghe nhạc cho trẻ qua bài “Anh phi công ơi”
- GD: Trẻ biết yêu quý, kính trọng bác đưa thư và những người lao động trong xã hội.
II/ CHUẨN BỊ::
- Đàn, phách gõ.
- Tranh “Người đưa thư”, 1 số bao thư
III/ TIẾN HÀNH:
* Hoạt động 1: Truyền tin
- Cho trẻ chơi trò chơi: “Người đưa thư”
- Cô phổ biến luật chơi và cách chơi cho trẻ.
- Tổ chức cho trẻ chơi.
* Hoạt động 2: Hát với nhau	
- Cô hát cho trẻ nghe bài : “ Bác đưa thư vui tính”
- Trò chuyện về bài hát.
- GD: trẻ biết thể hiện tình cảm dành cho những người lao động, trẻ yêu quí và kính trọng họ.
- Cô tổ chức cho trẻ hát theo tổ, nhóm, cá nhân.
* Hoạt động 3: Nghe nhạc
- Nghe hát: Anh phi công ơi.
- Cô cho trẻ nghe lần 1 cô minh họa.
- Lần 2 cô mời trẻ minh họa theo bài hát.
* Hoạt động 4: Diễn viên múa
- Cô dạy trẻ vận động minh họa theo giai điệu bài hát: “Bác đưa thư vui tính”
- Cho trẻ chọn nhóm và luyện tập theo nhóm, cá nhân.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
1. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ tham gia đọc bài thơ “Bé làm bao nhiêu nghề”
- Trẻ tích cực tham gia chơi với bạn.
- Đảm bảo an toàn khi chơi.
2. Chuẩn bị:
- Sân rộng, sạch sẽ, sợi dây thun.
- Tranh chữ to bài thơ: “Bé làm bao nhiêu nghề”
3. Tiến hành:
Cô tổ chức cho trẻ tham gia đọc thơ cùng với cô qua bài “Bé làm bao nhiêu nghề”
Trò chơi vận động: “Nhảy qua dây”
- Phổ biến luật chơi- cách chơi.
- Tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần . Cô theo dỏi quan sát trẻ.
Chơi tự do: Theo ý thích.
HOẠT ĐỘNG CHƠI
 1. Góc âm nhạc: Hát – vận động các bài ngành nghề.
 2. Góc xây dựng: xây ngôi nhà của em.
 3. Góc phân vai: Chế biến món ăn. Nội trợ: “Bánh mì kẹp nhân”
4. Góc tạo hình: vẽ, nặn, tô màu dụng cụ lao động của các nghề.
5. Góc thiên nhiên- khoa học: Chăm sóc cây- Chơi với nước.
	HOẠT ĐỘNG CHIỀU
1. Mục đích yêu cầu:
- Ôn: Hát- vận động bài “Bác đưa thư vui tính”
2. Chuẩn bị:
- Tranh ảnh (vật 

File đính kèm:

  • docgiao_an_chu_de_nghe_nghiep.doc
Giáo Án Liên Quan