Giáo án mầm non lớp lá - Tuần 25 - Lĩnh vực phát triển thể chất

A. ĐÓN TRẺ, TRÒ CHUYỆN SÁNG:

1. Đón trẻ:

- Cô đến sớm thông thoáng phòng học vệ sinh sân lớp sạch sẽ.

 - Nhắc trẻ chào cô chào bố mẹ, cô hướng trẻ vào góc chơi tự do.

 - Trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khỏe, năng lực học tập của trẻ trong lớp để có thông tin hai chiều kết hợp dạy trẻ đạt hiệu quả cao hơn.

2. Trò chuyện sáng.

a, Yêu cầu:

- Trẻ biết ngày nghỉ đ¬uợc bố mẹ đ¬a đi chơi, đi thăm ông bà, biết kể loại phương tiện mà bố mẹ đưa trẻ đi chơi .

b, Chuẩn bị:

- Nội dung trò chuyện về ngày đầu tuần.

c, Phương pháp: Cô trò truyện cùng trẻ

- Cô gợi hỏi trẻ để trẻ trả lời: các con đ¬ợc bố mẹ đ¬ưa đi đâu chơi, thăm ai, mẹ

thư¬ờng nấu món gì cho con ăn

- Khi đi chơi thăm ông bà bố mẹ các con đưa các con đi bằng phương tiện gì?

3. Thể dục sáng: (Thực hiện theo kế hoạch tuần)

 

doc25 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 890 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án mầm non lớp lá - Tuần 25 - Lĩnh vực phát triển thể chất, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kế hoạch ngày
Thứ hai, ngày 29 tháng 02 năm 2016
A. ĐÓN TRẺ, TRÒ CHUYỆN SÁNG:
1. Đón trẻ: 	
- Cô đến sớm thông thoáng phòng học vệ sinh sân lớp sạch sẽ.
 - Nhắc trẻ chào cô chào bố mẹ, cô hướng trẻ vào góc chơi tự do.
 - Trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khỏe, năng lực học tập của trẻ trong lớp để có thông tin hai chiều kết hợp dạy trẻ đạt hiệu quả cao hơn.
2. Trò chuyện sáng.
a, Yêu cầu:	
- Trẻ biết ngày nghỉ đuợc bố mẹ đa đi chơi, đi thăm ông bà, biết kể loại phương tiện mà bố mẹ đưa trẻ đi chơi ...
b, Chuẩn bị:
- Nội dung trò chuyện về ngày đầu tuần.
c, Phương pháp: Cô trò truyện cùng trẻ
- Cô gợi hỏi trẻ để trẻ trả lời: các con đợc bố mẹ đưa đi đâu chơi, thăm ai, mẹ 
thường nấu món gì cho con ăn 
- Khi đi chơi thăm ông bà bố mẹ các con đưa các con đi bằng phương tiện gì?
3. Thể dục sáng: (Thực hiện theo kế hoạch tuần)
4. Điểm danh:
B. HOẠT ĐỘNG CHUNG
Tiết 1: Lĩnh vực phát triển thể chất
 Thể dục: Lăn bóng bằng 2 tay, đi theo bóng.
 Trò chơi: Ném bóng vào rổ
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức:
- Trẻ 5 tuổi: biết đặt bóng dưới đất, cúi khom người (đầu gối hơi khuỵu) 2 bàn tay xoè rộng tiếp bóng và lăn bóng về phía trước đồng thời di chuyển theo để lăn bóng, bóng luôn tiếp xúc với bàn tay.
- Trẻ 2 tuổi: biết cách cầm bóng và lăn bóng bằng 2 tay.
- Trẻ 3 tuổi: biết lăn bóng bàng 2 tay và đi theo bóng.
- Trẻ 4 tuổi: biết lăn bóng và di chuyển theo bóng không để bóng lăn nhanh để chạy theo bóng thẳng hướng phía trước.
- Trẻ biết cách chơi trò chơi, chơi đúng luật. 
2. Kỹ năng: 
- Trẻ 5 tuổi: Rèn kỹ năng phối hợp tay chân khi lăn bóng, biết định hướng trong không gian
- Trẻ 2 tuổi: Rèn kỹ năng cầm bóng, lăn bóng bằng 2 tay.
- Trẻ 3 tuổi: Lăn bóng bằng 2 tay nhanh nhẹn, nhẹ nhàng không làm bóng lăn ra ngoài.
- Trẻ 4 tuổi: Rèn kỹ năng khéo léo của đôi tay và sự định hướng khi lăn bóng, đi theo bóng.
3. Giáo dục:
- Giáo dục trẻ tính nhanh nhẹ, khéo léo khi tham gia bài tập.
4. Kết quả mong đợi: Đa số trẻ đạt yêu cầu.
II. Chuẩn bị.
1. Đồ dùng của cô: 20 quả bóng, 2 rổ to, quần áo gọn gàng, xắc sô, đích lăn bóng.
2. Trẻ: Sức khoẻ đảm bảo, quần áo gọn gang. 
III. Nội dung tích hợp. 
- PTTM: Âm nhạc.
IV. Cách tiến hành. 
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1: Trò chuyện.
- Cho trẻ hát bài “Em tập lái ô tô”
- Trò chuyện với trẻ về phương tiện giao thông đường bộ?
Hoạt động 2: Em làm đoàn tàu.
1: Khởi động
- Cho trẻ làm những ngời lái tàu đi theo đội hình vòng tròn và kết hợp đi theo các kiểu đi khác nhau, vừa đi vừa hát bài “Đoàn tàu nhỏ xíu”.
2: Trọng động
a, Bài tập phát triển chung
- ĐT tay: Hai tay đưa ra trước, sang ngang.
- ĐT chân: Ngồi khuỵu gối.
- ĐT bụng: 2 tay đưa lên cao, cúi gập người về phía trước.
- ĐT Bật: Bật chân trước, chân sau.
b, Vận động cơ bản:
- Cô giới thiệu bài tập “Lăn bóng bằng 2 tay đi theo bóng”
* Cô tập mẫu:
- Lần 1: không phân tích động tác.
- Lần 2: phân tích đông tác. 
+ TTCB: Đứng 2 chân rộng bằng vai, lưng cúi 2 tay cầm bóng đặt giữa 2 chân trước mặt.
+ Lăn bóng: 2 tay đẩy bóng về phía trước và đi theo bóng theo hướng thẳng, đến đích. 
(Cho trẻ thực hiện lăn bóng bóng 2 lượt, cho 2 đội thi đua nhau)
* Trẻ thực hiện:
- Trẻ thực hiện theo hướng dẫn của cô.
- Cô động viên khuyến khích trẻ kịp thời. 
- Củng cô bài: cho 2 trẻ tập tốt lên tập lại.
c, Trò chơi vận động: “Ném bóng vào rổ”
- Cách chơi: Mỗi đội 5 bạn chơi, mỗi bạn lên chơi cầm bóng ném vào rổ cách vạch chuẩn 2m. Mỗi đội chơi ném bóng 2 lượt.
- Luật chơi: Đội nào ném được số bóng vào rổ nhiều hơn đội đó sẽ thắng cuộc.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi, động viên trẻ kịp thời. 
3. Hồi tĩnh:
- Cho trẻ hát bài “Em qua ngã tư đường phố” đi nhẹ nhàng 1-2 vòng.
Hoạt động 4: Kết thúc 
 - Cô nhận xét, cho trẻ đi nhẹ nhàng về lớp. 
- Trẻ hứng thú hát cùng cô.
- Trẻ trò chuyện cùng cô về một số ptgt đường bộ.
- Trẻ vừa đi vừa hát bóng tròn to
- Trẻ biết đi theo yêu cầu của cô
- Trẻ tâp nhịp nhàng cùng cô
- Tập 4 lần x 4 nhịp
- Tập 4 lần x 4 nhịp
- Tập 4 lần x 6 nhịp
- Tập 4 lần x 4 nhịp
- Trẻ chú ý nghe và nhớ tên bài
- Trẻ chú ý quan sát cô làm mẫu lắng nghe cô phân tích động tác ghi nhớ cách tập.
- Trẻ lăn bóng bằng 2 tay đi theo bóng nhẹ nhàng, thẳng hướng.
- Trẻ chú ý sửa sai theo hướng dẫn của cô. 
- Lớp chú ý xem bạn tập.
- Trẻ chú ý lắng nghe cô nói cách chơi và luật chơi 
- Trẻ hứng thú tham gia vào trò chơi.
- Trẻ hứng thú biết đi theo vòng tròn.
- Trẻ nhẹ nhàng đi về lớp.
Nhận xét: 
..
* Trò chơi chuyển tiết: Nu na nu nống.
Tiết 2: Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ
Tạo hình: Vẽ ô tô (mẫu).
I. Môc tiêu:
1. KiÕn thøc: 
- Trẻ 5 tuổi: trẻ vẽ được hình ô tô tải : gồm có đầu xe hình chữ nhật đứng , thùng xe hình chữ nhật nằm ngang, bánh xe hình tròn, cửa kính hình vuông. Ô tô tải dùng để chở hàng , vật liệu xây dựng...
- Trẻ 2 tuổi: biết cách cầm bút vẽ được các nét thẳng dọc, thẳng ngang, nét cong.
- Trẻ 3-4 tuổi: biết cách cầm bút, ngồi đúng tư thế, vẽ kết hợp một số nét thẳng dọc, thẳng ngang, nét cong tròn tạo thành ô tô.
2. Kỹ năng: 
- Trẻ 4-5 tuổi: Rèn cho trẻ kĩ năng vẽ các nét thẳng, ngang, cong tròn khép kín để tạo thành ô tô. Rèn kĩ năng cấm bút bằng tay phải và ngồi đúng tư thế. Trẻ chọn mầu và tô mầu cho ô tô.
- Trẻ 2-3 tuổi: Rèn kỹ năng cầm giấy, giữ giấy, ngồi học đúng tư thế.
3. Giáo dục:
- Trẻ tích cực tham gia vào tiết học, tạo ra sản phẩm và biết giữ gìn sản phẩm. 
- Đi ô tô không thò đầu, thò tay ra khỏi ô tô.
4. Kết quả mong đợi: Đa số trẻ đạt yêu cầu. 	
II Chuẩn bị:
1. Đồ dung của cô: - Tranh mẫu, máy tính, loa, giấy A3, bút chì, bút màu, bảng, que chỉ, giá treo tranh.
2. Đồ dung của trẻ: - Vở tạo hình, giấy A4, bút chì, bút màu.
III. Nội dung tích hợp:
- PTM: Âm nhạc.
- PTNT: MTXQ
- Giáo dục ATGT.
IV. Cách tiến hành:
Hoạt động cô
Hoạt động trẻ
Hoạt động 1: Bé tìm hiểu về PTGT.
- Cho trẻ quan sát hình ảnh 1 số PTGTĐB trên máy tính.( Xe máy, xe đạp, ô tô cứu hỏa, ô tô khách).
- Chúng mình vừa được quan sát những hình ảnh gì?
- Đúng rồi bây giờ cả lớp mình cùng hát vang bài hát “ Lái ô tô” tập làm bác tài xế lái xe về chỗ ngồi nhé.
- Ngoài những loại ô tô mà chúng mình vừa được cô cho quan sát hình ảnh ra thì còn có những loại ô tô nào nữa?
- À đúng rồi, có rất nhiều loại ô tô to, nhỏ khác nhau và mỗi loại ô tô thì lại có một chức năng riêng đấy. Như ô tô khách thì chở hành khách đi khắp mọi nơi, ô tô cứu hỏa làm nhiệm vụ dập tắt đám cháy này, còn có một chiếc ô tô thì chuyên dùng để chở hàng hóa, có thùng xe rất là rộng phía sau này, đố chúng mình biết đó là xe gì?
- Thế chúng mình có biết khi được bố mẹ cho đi ô tô thì chúng mình phải làm gì không?
Hoạt động 2: Cùng làm họa sĩ.
- Trốn cô, trốn cô.
 Cô đâu? Cô đâu?
* Quan sát tranh mẫu.
- Cô có gì đây?
- Bạn nào cho cô biết cô vẽ ô tô tải bằng những hình gì?
- Cô tô màu như thế nào ?
- Ô tô tải là PTGT đường gì?
* Cô vẽ mẫu:
- Đầu tiên cô vẽ đầu xe là 1 hình chữ nhật thẳng đứng, sau đó cô vẽ thân xe là 1 hình chữ nhật nằm ngang, xe muốn di chuyển được thì phải có bánh xe, cô vẽ một hình tròn ở dưới hình chữ nhật thẳng đứng và 1 hình tròn ở dưới hình chữ nhật nằm ngang để làm bánh xe. Cô vẽ thêm 1 hình chữ nhật thẳng đứng nữa nhỏ hơn ở đầu xe để làm cửa ra vào.
- Sau khi vẽ xong cô phải làm gì để bức tranh đẹp hơn?
- Cô tô màu cho chiếc xe, vừa tô vừa hướng dẫn trẻ cách tô màu (di màu từ trái qua phải, đều tay, không chườm ra ngoài )
- Để bức tranh đẹp hơn cô có thể vẽ thêm cỏ, hoa, ông mặt trời
* Trẻ thực hiện: 
- Cô nhắc trẻ ngồi đúng tư thế, cách cầm bút, cho trẻ làm động tác mô phỏng.
- Trẻ vẽ cô bao quát hướng dẫn trẻ cách vẽ bố cục tranh cân đối, động viên khuyến khích trẻ hoàn thành bài. Gợi ý để trẻ vẽ sáng tạo thêm cây, cỏcho bức tranh thêm đẹp.
- Quan tâm giúp đỡ trẻ yếu.
Hoạt động 3: Triển lãm tranh của Bé.
- Cô khen động viên trẻ.
- Gọi 2-3 bạn lên chọn bài đẹp và nhận xét.
- Cho trẻ có bài được chọn lên giới thiệu bài của mình.
VD: + vì sao con thích bài của bạn?
 + bạn vẽ như thế nào? Tô màu như nào?
 + Ngoài ra bạn còn vẽ thêm được gì?...
- Cô nhận xét 1 số bài đẹp, sáng tạo và 1 số bài chưa hoàn thành, nhắc nhở trẻ lần sau cố gắng.
Hoạt động 4: Kết thúc.
- Cho trẻ hát : Em tập lái ô tô lên cất đồ dùng.
- Trẻ chú ý quan sát hình ảnh trên máy tính.
- Trẻ kể tên: xe đạp, xe máy, ô tô cứu hỏa..
- Cả lớp hứng thú hát đi về chỗ ngồi.
- Trẻ kể: ô tô taxi, ô tô cảnh sát.
- Trẻ chú ý lằng nghe.
- ô tô tải.
- Phải ngồi ngoan, không thò đầu thò tay ra ngoài cửa sổ.
- Cô đây. Cô đây.
- Tranh vẽ ô tô tải.
- Hình chữ nhật đứng, hình chữ nhật ngang làm thùng xe, bánh xe hình tròn.
- Cô tô màu đẹp, bánh xe màu đen, thùng xe màu đỏ, đầu xe màu xanh.
- PTGT đường bộ.
- Trẻ chú ý lắng nghe và quan sát cô vẽ mẫu.
- Cô tô màu.
- Trẻ chú ý quan sát.
- Trẻ chú ý lắng nghe.
- Trẻ làm động tác mô phỏng cùng cô.
- Trẻ hứng thú thực hiện, hoàn thành bức tranh đẹp.
- Trẻ chú ý lắng nghe.
- Trẻ lên nhận xét bài của bạn.
- Trẻ giới thiệu về bài của mình
- Trẻ chú ý lắng nghe.
- Trẻ hứng thú hát đi cất đồ dùng.
Nhận xét: 
..
C. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
 Nội dung: - HĐCCĐ: QS tranh xe máy, xe đạp.
 - TCVĐ: Ôtô vào bến.
 - CTD: Chơi theo ý thích.
1. Yêu cầu	
 - Trẻ biết tên gọi và một số đặc điểm của xe máy xe đạp
 - Trẻ biết cách chơi và chơi đúng luật
 - Trẻ lựa chọn trò chơi.
2. Chuẩn bị	
 - Tranh xe máy xe đạp, sắc xô, thước chỉ
 - Sân chơi rộng, an toàn, bóng, đồ chơi ngoài trời...
3. Cách tiến hành
a. HĐCCĐ: “Quan sát xe máy xe đạp”
- Cô cho trẻ quan sát bức tranh xe máy, xe đạp.
- Đây là xe gì?
- Bạn nào nói về đặc điểm của xe máy, xe đạp?
- Để chạy được, xe máy cần có nhiên liệu gì? (Xe đạp phải làm gì?)
- Xe đạp, xe máy là phương tiện giao thông gì?
=> Giáo dục trẻ ý thức chấp hành luật gt đường bộ.
b. TCVĐ: “Ôtô vào bến”
- Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi. 
- Cho trẻ chơi 3-> 4 lần.	
- Cô bao quát trẻ chơi, động viên khuyến khích trẻ kịp thời.
- Nhận xét sau khi chơi. 
- Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi. 
- Cho trẻ chơi 3-> 4 lần.
- Cô bao quát trẻ chơi, động viên khuyến khích trẻ kịp thời.
- Nhận xét sau khi chơi.
c. Chơi tự do: Chơi theo ý thích.
- Nhắc nhở nề nếp trước khi ra chơi. 
- Cho trẻ chơi, cô bao quát trẻ tốt. 
D. Làm quen tiếng Việt: Xe trâu, Xe ngựa, Xe bò.
1. Yêu cầu: 	
- Trẻ phát âm đúng và hiểu nghĩa của các từ: Xe trâu, Xe ngựa, Xe bò.
2. Chuẩn bị:	
- Tranh, ảnh liên quan để cung cấp từ cho trẻ.
3. Phương pháp:
- Cô sử dụng tranh, ảnh một số phương tiện giao thông để cung cấp các từ “Xe trâu, Xe bò, Xe ngựa” cho trẻ, khi cung cấp các từ cô giải thích nghĩa của các từ và cho trẻ nhác đi nhắc lại nhiều lần.
E. HOẠT ĐỘNG GÓC: (Thực hiện theo kế hoạch tuần)
G. HOẠT ĐỘNG CHIỀU:
1. Vận động nhẹ: Trẻ tập nhẹ nhàng với bài hát “Đu quay”
2. Làm quen kiến thức: Một số phương tiện giao thong đường bộ, đường sắt.
a. Yêu cầu: 
- Trẻ biết được tên gọi, đặc điểm, lợi ích và điều kiện hoạt động của các PTGT đường bộ, đường sắt.
b. Chuẩn bị:
- Hình ảnh một số loại phương tiện giao thông đường bộ, đường sắt.
c. Phương pháp:
- Cô trò chuyện với trẻ về một số phương tiện giao thông đường bộ, đường sắt.
3. Vệ sinh ăn chiều.
4. Nêu gương – trả trẻ.
Kế hoạch ngày
Thứ ba, ngày 01 tháng 03 năm 2016
A. ĐÓN TRẺ, TRÒ CHUYỆN SÁNG:
1. Đón trẻ: 	
- Cô đến sớm thông thoáng phòng học vệ sinh sân lớp sạch sẽ.
 - Nhắc trẻ chào cô chào bố mẹ, cô hướng trẻ vào góc chơi tự do.
 - Trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khỏe, năng lực học tập của trẻ trong lớp để có thông tin hai chiều kết hợp dạy trẻ đạt hiệu quả cao hơn.
2. Trò chuyện sáng.
a, Yêu cầu:	
- Trẻ biết thời tiết buổi sáng lạnh phải mặc áo ấm, buổi trưa trời nắng nóng.
b, Chuẩn bị:
- Nội dung trò chuyện.
c, Phương pháp: Cô trò truyện cùng trẻ
- Cô gợi hỏi cho trẻ trả lời. Thời tiết buổi sáng các con thấy như thế nào? để cho cơ thể khỏi lạnh phải mặc quần áo như thế nào? 
3. Thể dục sáng: (Thực hiện theo kế hoạch tuần)
4. Điểm danh:
B. HOẠT ĐỘNG CHUNG
Lĩnh vực phát triển nhận thức
MTXQ: Một số phương tiện giao thong đường bộ, đường sắt.
I. Mục tiêu:	
1. Kiến thức:
- Trẻ 4-5 tuổi: nhận biết được tên gọi, đặc điểm, lợi ích và điều kiện hoạt động của các PTGT đường bộ, đường sắt. biết so sánh những điểm khác nhau và giống nhau giữa các loại PTGT. 
- Trẻ 2 tuổi: Trẻ nhận biết, gọi tên một số phương tiện giao thông đường bộ, đường sắt.
- Trẻ 3 tuổi: biết được một số đặc điểm của một số loại PTGT đường bộ, đường sắt.
2. Kỹ năng:	
- Trẻ có kỹ năng so sánh sự giống và khác nhau giữa 2 loại phương tiện, phân nhóm các phương tiện giao thông.
 - Trẻ có khả năng ghi nhớ có chủ định, và trả lời các câu hỏi rõ ràng, mạch lạc đủ câu từ đó phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
3. Giáo dục:
- Giáo dục trẻ có ý thức tuân thủ theo các quy định khi tham gia giao thông.
4. Kết quả mong đợi: Đa số trẻ đạt yêu cầu.
II. Chuẩn bị: 
1. Đồ dùng của cô: - Slide về một số loại PTGT đường bộ, đường sắt. Trống lắc.
2. Đồ dung của trẻ: - Lô tô về một số PTGT
III. Nội dung tích hợp: 	
- PTTM: Âm nhạc 
- PTNT: Toán.
- GDBVMT: đi đường gần nên đi xe đạp để không ảnh hưởng đến môi trường.
 IV. Cách tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: ổn định lớp
- Trẻ và cô cùng hát bài hát “em tập lái ô tô”. Trò chuyện về nội dung bài hát: bài hát nói về xe nào? (xe ô tô) thuộc loại PTGT đường nào?
- Hỏi trẻ khi ba mẹ đưa đến trường trên đường đi các con thấy có nhiều loại phương tiện giao thông không? 
2. Hoạt động 2: Hướng dẫn trẻ làm quen với PTGT đường bộ và đường sắt 
PTGT đường bộ
Xe đạp:
- Đố trẻ PTGT nào phải dùng sức người thì mới di chuyển được? (xe đạp)
- Hỏi trẻ bộ phận của xe đạp và công dụng của chúng: Xe đạp đi được nhờ có gì? Có mấy bánh? Dạng hình tròn. Bàn đạp để làm gì? Tay lái để làm gì? Yên xe để làm gì? Giỏ xe để làm gì? khung xe để làm gì? (để lấp các bộ phận khác vào sườn xe được ví như bộ xương của chúng ta. Nếu không có bộ xương thì mình không thể đứng vững được).
- Để làm được xe đạp ta cần chất liệu nào? 
- Lợi ích của xe đạp là gì? 
- Ngoài xe đạp ra con còn biết loại xe nào phải dùng sức người thì mới di chuyển được nữa không? 
- Tất cả những chiếc xe đó được gọi là xe thô sơ đó các con. Vì có từ 2-3 bánh và phải dùng sức người hoặc sức gia súc để di chuyển.
Xe máy: 
- Đố trẻ PTGT nào có gắn động cơ chạy bằng xăng mà hàng ngày ba mẹ hay đưa con đi học? 
- Hỏi trẻ bộ phận của xe máy? 
- Vậy xe máy được làm bằng chất liệu gì? 
- Ngoài xe máy ra con còn biết loại xe nào có 2-3 bánh chạy bằng xăng nữa không? đây được gọi là xe cơ giới 2-3 bánh.
- Xe đạp và xe máy được xem là những loại phương tiện phổ biến trong gia đình của người Việt Nam. Khi xe thì phải đội mũ bảo hiểm, không đùa giỡn. Nếu đi bộ thì phải đi trên vỉa hè, đi lề bên phải.
*Xe ô tô:
- Các con có thấy loại xe nào có 4 bánh trở lên chạy bằng xăng hoặc dầu không?
- Hỏi bộ phận của xe ô tô: Có 3 bộ phận chính: đầu xe có gắng động cơ, thân xe để chở người và hàng hóa và bánh xe giúp xe có thể chạy được.
- Cho trẻ xem một số loại xe giống xe ô tô. Hỏi trẻ về lợi ích của các loại xe trên.
- Các đoán xem nếu như không có xăng, dầu thì các loại xe chúng ta vừa học có chạy được không? 
*So sánh xe đạp - xe máy
Giống nhau: 
Khác nhau: 
b.PTGT đường sắt:
- Tàu hỏa còn có tên gọi là gì? 
- Xe lửa chạy trên đâu vậy các con? hay còn gọi là gì? 
- Bộ phận của xe lửa: 
- Có loại PTGT nào cũng chạy trên đường ray như tàu hỏa không? 
- Có đường tàu điện chạy trên mặt đất cũng có loại tàu điện chạy dưới lòng đất thì gọi là tàu điện ngầm.
- Lợi ích của tàu hỏa: 
- Vậy các con có thấy tàu hỏa ở đâu chưa? 
3. Hoạt động 3: trò chơi	
- Trò chơi: “Ô số bí mật” 
+ Cho trẻ lật ô số có chứa hình ảnh. Chia trẻ làm 2 đội chơi cho 2 đội lật từng ô số gọi tên PTGT cấu tạo, công dụng.(4 tranh)
- Trò chơi: “Ai nhanh hơn”
+ Cô chia trẻ thành hai đội. Cho trẻ đính hình tam giác lên tranh PTGT đường bộ chạy bằng xăng. Đính hình tròn lên tranh PTGT đường bộ chạy bằng sức người hoặc sức gia súc.
4. Hoạt động 4: Kết thúc: 
- Cho trẻ hát và vận động theo nhạc bài hát: “Em đi qua ngã tư đường phố”
- Trẻ hát cùng cô và trò chuyện về nội dung bài hát. 
- Trẻ trả lời.
- Xe đạp
- Nhờ có bánh xe, có 2 bánh, dạng hình tròn, bàn đạp để đạp cho xe đi, yên xe để ngồi
- Cao su để làm vỏ và ruột bánh xe, yên xe, còn lại các bộ phận khác được làm bằng sắt, inox.
- Để di chuyển từ nơi này đến nơi khác hoặc để chở ít hàng hóa.
- Xe xích lô, xe ngựa.
- Xe máy.
- Trẻ nhận xét các bộ phận của xe máy theo thứ tự.
- Giống xe đạp.
- Xe mô tô, xe lam, xe ba gác
- Xe ô tô.
- Trẻ nhận xét các bộ phận của ô tô.
- Trẻ trả lời.
- Không vì không có xăng thì động cơ không thể hoạt động được
- Đều có 2 bánh xe, có tay lái có khung xe. Giúp chở người và hàng hóa. Đều là PTGT đường bộ.
- Xe máy có động cơ, chạy bằng xăng. Xe đạp chạy bằng sức người hoặc sức gia súc. Xe máy chạy nhanh hơn xe đạp.
- Xe lửa.
- Trên đường ray, đường sắt.
- Có nhiều bánh sắt, dạng hình tròn giúp xe chạy trên đường ray. Đầu tàu để lái tàu và các toa tàu để chở hàng hóa và người.
- Xe điện.
- Chở được nhiều người và nhiều hàng hóa cùng một lúc.
- Trong công viên. Khi đi tàu hỏa phải mua vé.
- Trẻ biết cách chơi, hứng thú tham gia trò chơi.
- Trẻ hứng thú nhanh nhẹn khi tham gia trò chơi.
- Trẻ hát và vận động theo bài hát.
Nhận xét: 
..
C. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
 Nội dung: - HĐCCĐ: QS tranh xe máy, xe đạp.
 - TCVĐ: Ôtô vào bến.
 - CTD: Chơi theo ý thích.
1. Yêu cầu	
 - Trẻ biết tên gọi và một số đặc điểm của xe máy xe đạp
 - Trẻ biết cách chơi và chơi đúng luật
 - Trẻ lựa chọn trò chơi.
2. Chuẩn bị	
 - Tranh xe máy xe đạp, sắc xô, thước chỉ
 - Sân chơi rộng, an toàn, bóng, đồ chơi ngoài trời...
3. Cách tiến hành
a. HĐCCĐ: “Quan sát xe máy xe đạp”
- Cô cho trẻ quan sát bức tranh xe máy, xe đạp.
- Đây là xe gì?
- Bạn nào nói về đặc điểm của xe máy, xe đạp?
- Để chạy được, xe máy cần có nhiên liệu gì? (Xe đạp phải làm gì?)
- Xe đạp, xe máy là phương tiện giao thông gì?
=> Giáo dục trẻ ý thức chấp hành luật gt đường bộ.
b. TCVĐ: “Ôtô vào bến”
- Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi. 
- Cho trẻ chơi 3-> 4 lần.
- Cô bao quát trẻ chơi, động viên khuyến khích trẻ kịp thời.
- Nhận xét sau khi chơi.
c. Chơi tự do: Chơi theo ý thích.
- Nhắc nhở nề nếp trước khi ra chơi. 
- Cho trẻ chơi, cô bao quát trẻ tốt. 
D. Làm quen tiếng Việt: Ô tô khách, Tàu hỏa, Xe máy.
1. Yêu cầu: 	
- Trẻ phát âm đúng và hiểu nghĩa của các từ: Ô tô khách, Tàu hỏa, Xe máy.
2. Chuẩn bị:
- Một số hình ảnh về con vật để cung cấp từ cho trẻ.
3. Phương pháp:	
- Cô trò chuyện với trẻ về các loại ph]ơng tiện giao thông đường bộ, đường sắt, đồng thời cung cấp cho trẻ các từ: Ô tô khách, Tàu hỏa, Xe máy. Khi cung cấp các từ cô giải thích nghĩa của các từ và cho trẻ nhác đi nhắc lại nhiều lần.
E. HOẠT ĐỘNG GÓC: (Thực hiện theo kế hoạch tuần)
G. HOẠT ĐỘNG CHIỀU:
1. Vận động nhẹ: Trẻ tập nhẹ nhàng với bài hát “Đu quay”
2. Làm quen kiến thức: Nhận biết mối quan hệ hơn kém trong phạm vi 9.
a. Yêu cầu: 
- Trẻ đếm, nhận biết mối quan hệ hơn kém về số lượng trong phạm vi 9. Trẻ biết quan hệ về vị trí của 2 số tự nhiên liền kề.
b. Chuẩn bị:
- Một số đồ dùng, đồ chơi có số lượng là 9, chữ số từ 1-9.
c. Phương pháp:
- Dạy trẻ đếm, nhận biết mối quan hệ hơn kém về số lượng trong phạm vi 9.
3. Nêu gương - trả trẻ.
***************************************************
Kế hoạch ngày
Thứ tư, ngày 02 tháng 03 năm 2016
A. ĐÓN TRẺ, TRÒ CHUYỆN SÁNG:
1. Đón trẻ: 	
- Cô đến sớm thông thoáng phòng học vệ sinh sân lớp sạch sẽ.
 - Nhắc trẻ chào cô chào bố mẹ, cô hướng trẻ vào góc chơi tự do.
- Trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khỏe, năng lực học tập của trẻ trong lớp để có thông tin hai chiều kết hợp dạy trẻ đạt hiệu quả cao hơn.
2. Trò chuyện sáng.
a, Yêu cầu:	
- Trẻ biết tên chủ đề đang học trong tuần.
b, Chuẩn bị:
- Nội dung trò chuyện.	
c, Phương pháp: Cô trò truyện cùng trẻ
- Cô tập chung trẻ lại cùng trò chuyện: chúng mình có biết tuần này chúng mình đang học chủ đề gì ? PTGT đường bộ, đườn

File đính kèm:

  • docGiao_an_lop_ghep_4_do_tuoi_chu_de_PTGT_tuan_25.doc
Giáo Án Liên Quan