Giáo án Âm nhạc: Dạy vận động “Cá vàng bơi” - Nghe hát: Trống cơm - Trò chơi âm nhạc: Ai Đoán Giỏi
Giáo án
Âm nhạc: Dạy vận động “Cá vàng bơi”
Nghe hát: Trống cơm
Trò chơi âm nhạc: Ai Đoán Giỏi
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết tên bài hát “cá vàng bơi”, tên tác giả bài (nhạc sĩ Hà Hải)
- Trẻ biết tên bài nghe hát.
- Trẻ biết tên vận động, tên trò chơi.
2. Kĩ năng:
- Hát đúng giai điệu bài hát, vỗ tay đúng tiết tấu lời ca.
- Nhận ra thể loại bài nghe hát, chơi trò chơi đúng luật.
3. Thái độ:
- Trẻ hứng thú tham gia vào giờ học
- Trẻ biết yêu quý và bảo vệ các loài cá, không nghịch bẩn vào hồ - bể cá.
II. Chuẩn bị:
- Đồ dùng của cô: Đĩa nhạc, nhạc cụ bằng vỏ dừa.
- Đồ dùng của trẻ: Nhạc cụ như: phách tre, . Mũ chóp kín mắt.
Thứ ba, ngày 21 tháng 11 năm 2017 Họ và tên: Lâm Thị Mỹ Ngân Lớp: CĐMN K41 GVHD: An Yến Phương Giáo án Âm nhạc: Dạy vận động “Cá vàng bơi” Nghe hát: Trống cơm Trò chơi âm nhạc: Ai Đoán Giỏi I. Mục đích yêu cầu: 1. Kiến thức: - Trẻ biết tên bài hát “cá vàng bơi”, tên tác giả bài (nhạc sĩ Hà Hải) - Trẻ biết tên bài nghe hát. - Trẻ biết tên vận động, tên trò chơi. 2. Kĩ năng: - Hát đúng giai điệu bài hát, vỗ tay đúng tiết tấu lời ca. - Nhận ra thể loại bài nghe hát, chơi trò chơi đúng luật. 3. Thái độ: - Trẻ hứng thú tham gia vào giờ học - Trẻ biết yêu quý và bảo vệ các loài cá, không nghịch bẩn vào hồ - bể cá. II. Chuẩn bị: - Đồ dùng của cô: Đĩa nhạc, nhạc cụ bằng vỏ dừa. - Đồ dùng của trẻ: Nhạc cụ như: phách tre,. Mũ chóp kín mắt. III. Tiến hành: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ * Ổn định, tổ chức, gây hứng thú - Câu đố: “Con gì có vẩy có vây Không đi trên cạn mà bơi dưới hồ?” (Đây là con gì?) - Cô cũng có 1 bài hát cũng liên quan đến con cá: + Cô xướng âm 1 đoạn “Cá vàng bơi trong nước”. + Cô hỏi bài hát này tên gì? Tác giả là ai? Có nội dung gì? Giai điệu bài hát như thế nào? (vui tươi, hồn nhiên). - Cô cho lớp về đội hình chữ U. - Cô cùng trẻ ôn lại bài hát: không nhạc, đánh nhịp 2, 4. - Cô và trẻ vừa hát vừa vận động tự do bài hát theo nhạc. * Hoạt động 1: Dạy vận động “Cá vàng bơi”. - Cô hỏi trẻ chọn hình thức vận động nào? + Vỗ tay. + Múa. - Cô giới thiệu tên vận động: vỗ tay theo tiết tấu lời ca bài “Cá vàng bơi”. Sau đó cho trẻ lặp lại. - Cô vừa hát vừa vỗ tay theo tiết tấu lời ca: Cô làm mẫu 2 lần. + Lần 1: Cô vừa hát vừa vỗ tay từng câu: Cô làm mẫu trẻ làm theo. + Lần 2: Cô vừa hát vừa vỗ tay hết bài: Cô làm mẫu trẻ làm theo. - Cô gọi lớp, nhóm, tổ, cá nhân. * Hoạt động 2: Cô hát cháu nghe “Trống cơm”. - Cô giới thiệu tên bài hát, tên tác giả, thể loại. + Lần 1: Cô hát rõ, diễn cảm, không nhạc. + Lần 2: Cô hát có nhạc và vận động. - Cô hỏi bài hát này có giai điệu như thế nào (Vui hay buồn, sôi động ay nhẹ nhàng)? Có nội dung gì? + Lần 3: cô và trẻ vừa hát vừa vận động tự do. * Hoạt động 3: Trò chơi “Ai đoán giỏi” - Cách chơi: Lớp đứng thành vòng tròn và có 1 bạn xung phong đứng giữa vòng tròn, đội mũ chóp kín mắt. Cố chỉ định 1 bạn hát: Sau đó bạn bị đội mũ kín mắt sẽ đoán đó là ai và chỉ vị trí chỗ mà bạn đó ngồi. - Luật chơi: Bạn nào bị đoán trúng sẽ bị đứng diwax vòng tròn và đội mũ chóp kín mắt. - Trẻ chơi 3 – 4 lần. * Nhận xét tiết học: - Cô thấy hôm nay lớp ta học rất ngoan nên lớp vỗ tay khen lớp nào. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ trả lời: Con cá. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ trả lời. - Trẻ thực hiện. - Vỗ tay. - Trẻ lắng nghe và lặp lại. - Trẻ lắng nghe, quan sát, hát, vỗ tay. - Trẻ hát, vỗ tay. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ hát và vận động. - Trẻ chơi. - Trẻ lắng nghe và vỗ tay.
File đính kèm:
- hoat dong nhan biet 2 tuoi_12196906.doc