Giáo án Mầm non Lớp Mầm - Chủ đề: Những nghề bé biết - Tuần 1: Nghề giáo viên - Năm học 2020-2021 - Trường Mầm non Trường Chinh

I. Đón trẻ

1. Đón trẻ

- Cô đến sớm mở cửa thông thoáng lớp học.

- Cô chuẩn bị đồ chơi theo chủ điểm.

- Cô đón trẻ vào lớp ân cần nhẹ nhàng, nhắc trẻ chào cô giáo chào bố mẹ.

- Cô dẫn trẻ vào góc chơi cô đã chuẩn bị.

- Khi trẻ chơi cô quan sát trẻ nhắc trẻ chơi đoàn kết.

- Cô trao đổi với phụ huynh về trẻ.

- Cuối giờ đón trẻ cô cho trẻ cất đồ chơi vào đúng nơi quy định.

2. Hoạt động tự chọn

 - Cô chuẩn bị đồ chơi theo chủ đề.

 - Cô dẫn trẻ vào góc chơi cô đã chuẩn bị.

 - Khi trẻ chơi cô quan sát trẻ nhắc trẻ chơi đoàn kết.

 - Cô trao đổi với phụ huynh về trẻ.

 - Cuối giờ đón trẻ cô cho trẻ cất đồ chơi vào đúng nơi quy định.

3. Điểm danh

- Cô gọi tên trẻ theo sổ và đánh dấu những trẻ đi học.

4. Họp mặt đầu tuần

- Cô trò chuyện với trẻ về những ngày nghỉ ở nhà của trẻ.

- Các cháu ở nhà có ngoan không? Được bố mẹ đưa đi chơi ở đâu?

- Ngoan ngoãn, lễ phép với ông bà bố mẹ, cô giáo

- Trong giờ học phải ngoan chú ý nghe cô, để cuối tuần được bé ngoan.

- Trò chuyện về chủ đề.

* Nội dung tích hợp:

- Giáo dục dinh dưỡng và sức khoẻ: Nhận biết và phòng tránh những hành động nguy hiểm, những nơi không an toàn, những vật dụng nguy hiểm đến tính mạng.

- Giáo dục kỹ năng sống: Biết chào hỏi người lớn, giúp trẻ biết cách ứng xử , có hành vi văn minh trong cuộc sống, trong giao tiếp.

 

docx10 trang | Chia sẻ: thuylinhpt28 | Ngày: 08/06/2022 | Lượt xem: 1372 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Mầm - Chủ đề: Những nghề bé biết - Tuần 1: Nghề giáo viên - Năm học 2020-2021 - Trường Mầm non Trường Chinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 CHỦ ĐỀ: NHỮNG NGHỀ BÉ BIẾT
 Tuần 1: Nghề giáo viên (Lồng ghép ngày NGVN 20.11)
 Thời gian: 16 - 20/11/2020
 Ngày soạn: 8/11/2020
 Ngày dạy: Thứ 2/16/11/2020
A. HOẠT ĐỘNG SÁNG
I. Đón trẻ
1. Đón trẻ
- Cô đến sớm mở cửa thông thoáng lớp học.
- Cô chuẩn bị đồ chơi theo chủ điểm.
- Cô đón trẻ vào lớp ân cần nhẹ nhàng, nhắc trẻ chào cô giáo chào bố mẹ.
- Cô dẫn trẻ vào góc chơi cô đã chuẩn bị.
- Khi trẻ chơi cô quan sát trẻ nhắc trẻ chơi đoàn kết.
- Cô trao đổi với phụ huynh về trẻ.
- Cuối giờ đón trẻ cô cho trẻ cất đồ chơi vào đúng nơi quy định.
2. Hoạt động tự chọn
 - Cô chuẩn bị đồ chơi theo chủ đề.
 - Cô dẫn trẻ vào góc chơi cô đã chuẩn bị.
 - Khi trẻ chơi cô quan sát trẻ nhắc trẻ chơi đoàn kết.
 - Cô trao đổi với phụ huynh về trẻ.	
 - Cuối giờ đón trẻ cô cho trẻ cất đồ chơi vào đúng nơi quy định.
3. Điểm danh
- Cô gọi tên trẻ theo sổ và đánh dấu những trẻ đi học.
4. Họp mặt đầu tuần 
- Cô trò chuyện với trẻ về những ngày nghỉ ở nhà của trẻ.
- Các cháu ở nhà có ngoan không? Được bố mẹ đưa đi chơi ở đâu?
- Ngoan ngoãn, lễ phép với ông bà bố mẹ, cô giáo 
- Trong giờ học phải ngoan chú ý nghe cô, để cuối tuần được bé ngoan.
- Trò chuyện về chủ đề.
* Nội dung tích hợp:
- Giáo dục dinh dưỡng và sức khoẻ: Nhận biết và phòng tránh những hành động nguy hiểm, những nơi không an toàn, những vật dụng nguy hiểm đến tính mạng.
- Giáo dục kỹ năng sống: Biết chào hỏi người lớn, giúp trẻ biết cách ứng xử , có hành vi văn minh trong cuộc sống, trong giao tiếp.
5. Thể dục sáng. ( Dạy cả tuần)
 	Hô hấp 1, tay 3, lưng - bụng – lườn 1, chân: 2 bật 3.
I. Mục đích yêu cầu.
 - Dạy trẻ tập các động tác cùng cô.
 - Rèn luyện cho trẻ có thói quen tập luyện thể dục buổi sáng cho cơ thể khoẻ mạnh
 - Giáo dục các cháu yêu quý môn học.
 II. Chuẩn bị.
 - Địa điểm: Sân trường sạch sẽ bằng phẳng.
 - Trang phục cô và cháu gọn gàng.
 - Trẻ tâm lí thoải mái.
 III. Hướng dẫn.	
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Khởi động.
 - Cho trẻ đi vòng tròn kết hợp đi các kiểu đi:
 đi thường, đi bằng mũi chân, đi thường, đi bằng gót chân, đi thường, chạy chậm, chạy nhanh, chạy chậm về hàng, dãn hàng, điểm số tách hàng.
 2. Hoạt động 2: Bé tập thể dục sáng.
 * BTPTC:
+ Động tác hô hấp 1: Gà gáy.
- Động tác tay 3: Hai tay đưa ra phía trước, lên cao.
- Động tác lưng, bụng, lườn 1: Hai tay đưa lên cao, cúi xuống, đứng lên 
- Động tác chân 2: Ngồi xổm đứng lên 
- Động tác bật 3: Bật tại chỗ - GD: Thường xuyên tập thể dục để cơ thể khỏe mạnh. 
 * Trò chơi vận động: Hái táo
- Cô cho trẻ chơi trò chơi 1- 2 lần.
- Cô bao quát động viên khen trẻ.
- Khi trẻ chơi cô động viên khuyến khích trẻ.
 - Cô nhận xét buổi tập.
 3. Hoạt động 3: Hồi tĩnh.
 - Cho trẻ đi nhẹ nhàng 2 vòng.	
 - Kết thúc: Cho trẻ ra chơi.
- Trẻ đi vòng tròn đi các kiểu đi.
 - Điểm số tách hàng.
- Trẻ tập 2 lần 8 nhịp.
- Trẻ tập 2 lần 8 nhịp.
 - Trẻ tập 2 lần 8 nhịp.
- Trẻ tập 2 lần 8 nhịp
- Trẻ tập
- Trẻ nghe
- Trẻ chơi trò chơi
- Trẻ chơi
- Trẻ nghe.
 - Đi nhẹ nhàng.
- Trẻ ra chơi.
II. VỆ SINH ĂN TRƯA – NGỦ TRƯA
1. Vệ sinh ăn trưa
2. Ngủ trưa
 ***************************
	B. HOẠT ĐỘNG CHIỀU.
I. Vệ sinh thể dục chống mệt mỏi – Ăn quà chiều
1. Vệ sinh cá nhân
2. Thể dục chống mệt mỏi
- Cho trẻ tập vận động nhẹ nhàng với trò chơi: Rửa tay
3. Ăn quà chiều
- Cô cho trẻ ăn quà
- GD: Trẻ biết chia sẻ. Vứt rác đúng nơi qui định.
II. Hoạt động chơi theo ý thích
 * Bé học vở Tạo hình
1. Chuẩn bị.
- Địa điểm tại lớp học.
- Vở tạo hình, bút màu
2. Thực hiện.
- Chủ đề chơi: Trẻ tô màu đồ dùng gia đình
- Cô phát đồ dùng cho trẻ. 
- Cô hỏi ý tưởng trẻ: Cháu đang làm gì?
- Đây là gi?
- Cô hướng dẫn và giúp đỡ trẻ thực hiện ý tưởng chơi của mình.
- Cô bao quát trẻ chơi.
3. Kết thúc.
- Cô nhận xét giờ chơi.
* Đánh giá trẻ cuối ngày:
1.Tình trạng sức khỏe của trẻ:
......
2.Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ:
3.Kiến thức, kỹ năng của trẻ:
 **************************************** 
. Ngày soạn: 8/11/2020
 Ngày giảng: Thứ 3/17/11/2020
A. HOẠT ĐỘNG SÁNG
I. Đón trẻ 
II. Thể dục sáng ( Đã soạn thứ 2 )
III. Vệ sinh – Ăn trưa - Ngủ trưa
1. Vệ sinh ăn trưa
2. Ngủ trưa
	B. HOẠT ĐỘNG CHIỀU.
I. Vệ sinh thể dục chống mệt mỏi – Ăn quà chiều
1. Vệ sinh cá nhân
2. Thể dục chống mệt mỏi
- Cho trẻ tập vận động nhẹ nhàng với trò chơi: Rửa tay
3. Ăn quà chiều
- Cô cho trẻ ăn quà
- GD: Trẻ biết chia sẻ. Vứt rác đúng nơi qui định.
II. Chơi, hoạt động theo ý thích
	*Trò chuyện về nghề giáo viên:
I. Chuẩn bị
- Địa điểm: tại lớp học
- Hình ảnh một số hoạt động của cô giáo trong ngày.
- Hình ảnh lớp tiểu học, THCS, THPT.
- Một số tranh về một số nghề.
- Bút sáp màu, tranh vẽ cho mỗi trẻ.
- Nhạc bài Cô giáo, Đi học về.
2.Nội dung:
*Gây hứng thú:
- Đọc thơ "Cô giáo với mùa thu" của tác giả Vũ Hạnh Thắm.
- Bài thơ nói về ai?
- Các con có muốn biết cô giáo làm những công việc gì không? Cô và các con cùng tìm hiểu về nghề giáo viên nhé!
- " Đoán xem, đoán xem"! các con cùng hướng lên bảng xem có những tranh gì nhé!
* Quan sát tranh
Cô lần lượt đưa từng tranh cho trẻ quan sát.
- Đây là bức tranh vẽ về nghề gì?
- Ai có nhận xét gì về nghề của cô giáo?
Cô chỉ vào bức tranh 1 và hỏi trẻ:
- Các con đến trường được làm gì đây?
- Các cô dạy các con bằng những dụng cụ gì?
- Các con nhớ khi cô dạy chúng mình học thì các con phải ngoan không được nói chuyện nhé!
- Đến trường các con được học, ngoài học ra chúng mình còn được làm gì? Các bạn trong tranh đang làm gì mà vui thế?
- Các cô rất yêu quý các con, dạy các con học còn cho các con chơi với nhiều đồ chơi nữa. Khi chơi các con nhớ đoàn kết không tranh giành đồ chơi nhé!
- Không biết bức tranh này cô đang chăm sóc các con giờ gì vậy?
- Các cô giáo thường chăm các con giờ ăn như thế nào?
- Cô giáo còn dạy các con những gì trong bữa ăn?
- Các cô giáo muốn chúng mình lớn cao, khỏe mạnh, da dẻ hồng hào thì các con phải làm gì?
- Các con nhớ phải ăn hết suất để được các cô yêu và khen nhé!
- Các con thấy các bạn trong bức tranh này ngủ có say không? Nhờ có sự chăm sóc của ai vậy?
- Đố các con, cô giáo chăm sóc giấc ngủ cho các con như thế nào?
- Cô đã chuẩn bị những gì?
- Trong giờ ngủ cô nhắc nhở các con như thế nào?
- Giờ ngủ các con phải ngủ thật say không ai được cầm đồ chơi đi ngủ như thế mới là bé ngoan.
• Mở rộng:
- Cô và các con vừa trò chuyện về nghề giáo viên và công việc của các cô giáo trong trường mầm non đấy.
- Ngoài ra ai có thể kể cho cô và các bạn biết còn những bậc học nào?
- Ngoài nghề giáo viên như công việc của các cô giáo dạy các con, còn có các cô giáo dạy các anh chị tiểu học, trung học, và các bậc học khác nữa cũng được gọi là nghề giáo viên.
• Giáo dục:
- Trong xã hội có rất nhiều các ngành nghề khác nhau, nghề nào cũng đáng quý. Trong đó có nghề giáo viên mà mọi người ai cũng kính trọng. Các cô vất vả để dạy dỗ, chăm sóc các con để các con trở thành con ngoan, trò giỏi. Thế các con phải làm gì để đền đáp công ơn của các cô giáo? (Trẻ trả lời).
• Củng cố:
- Hôm nay, cô thấy các con học rất ngoan lại giỏi, cô thưởng chúng mình một trò chơi nhé!
* Trò chơi: " Thi xem ai nhanh"
Chia làm hai đội: mỗi đội 5 trẻ
Cô giới thiệu cách chơi: cô đã chuẩn bị rất nhiêu bức tranh vẽ về công việc của các nghề. Nhiệm vụ của mỗi bạn trong mỗi đội là lên chọn đúng bức tranh, vẽ về công việc của giáo viên. Mỗi bạn chỉ được gắn 1 bức tranh gắn xong các con chạy về thì các bạn khác mới được lên.
Cô tổ chức cho trẻ chơi 1 lần (bật nhạc bài "Cô giáo")
Trẻ chơi xong cô nhận xét 2 đội chơi và tặng hoa cho 2 đội.
Đội nào gắn nhanh và đúng sẽ được thưởng 3 bông.
3.Kết thúc: 
- Trẻ tô màu dụng cụ giáo viên
Cô cho trẻ về bàn tô màu các dụng cụ của giáo viên.
- Trên bàn cô đã chuẩn bị rất nhiều bức tranh, trên mỗi bức tranh có vẽ dụng cụ của các nghề khác nhau. Nhiệm vụ của các con là tô màu dụng cụ của nghề giáo viên.
- Cô mời các con ngồi vào bàn nào.
- Trẻ thực hiện trong tiếng nhạc của bài hát: "Đi học về".
* Đánh giá trẻ cuối ngày:
1.Tình trạng sức khỏe của trẻ:
......
2.Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ:
3.Kiến thức, kỹ năng của trẻ:
 ******************************************
 Ngày soạn: 8/11/2020
 Ngày dạy: Thứ 4/18/11/2020
A. HOẠT ĐỘNG SÁNG
I. Đón trẻ
II. Thể dục sáng (Đã soạn thứ 2)
III. Vệ sinh ăn trưa – Ngủ trưa
1. Vệ sinh ăn trưa
2. Ngủ trưa
	B. HOẠT ĐỘNG CHIỀU.
I. Vệ sinh thể dục chống mệt mỏi – Ăn quà chiều
1. Vệ sinh cá nhân
2. Thể dục chống mệt mỏi
- Cho trẻ tập vận động nhẹ nhàng với trò chơi: Rửa tay
3. Ăn quà chiều
- Cô cho trẻ ăn quà
- GD: Trẻ biết chia sẻ. Vứt rác đúng nơi qui định.
III. Hoạt động chơi theo ý thích
	* Bé nghe cô kể chuyện: Sâu đo và bọ ngựa học nghề
1. Chuẩn bị.
- Địa điểm: tại lớp học
- Hệ thống câu hỏi đàm thoại
- Tâm sinh lý thoải mái
2. Nội dung
* Gây hứng thú
- Cô kể chuyện
+ Kể lần 1: giới thiệu câu chuyện- tên tác giả
+ Kể lần 2: 
* Giúp trẻ hiểu nội dung tác phẩm:
- Cô vừa kể cho lớp mình câu chuyện gì?
- Sâu đo nói với bọ ngựa những gì?
- Hai bạn rủ nhau đi đâu?
- Hai bạn có làm được nhà không?
- Câu chuyện muốn nhắn nhủ chúng ta điều gì?
- Giảng nội dung
3. Kết thúc.
- Cô nhận xét giờ chơi.
* Đánh giá trẻ cuối ngày:
1.Tình trạng sức khỏe của trẻ:
......
2.Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ:
3.Kiến thức, kỹ năng của trẻ:
 ******************************************
 Ngày soạn: 8/11/2020
 Ngày dạy: Thứ 5/19/11/2020
A. HOẠT ĐỘNG SÁNG
I. Đón trẻ
II. Thể dục sáng ( Đã soạn thứ 2)
III. Vệ sinh- Ăn trưa –Ngủ trưa
1. Vệ sinh ăn trưa
2. Ngủ trưa
	B. HOẠT ĐỘNG CHIỀU.
I. Vệ sinh thể dục chống mệt mỏi – Ăn quà chiều
1. Vệ sinh cá nhân
2. Thể dục chống mệt mỏi
- Cho trẻ tập vận động nhẹ nhàng với trò chơi: Rửa tay
3. Ăn quà chiều
- Cô cho trẻ ăn quà
- GD: Trẻ biết chia sẻ. Vứt rác đúng nơi qui định.
II. Chơi, Hoạt động theo ý thích
 Bé ca hát: Cô giáo
1. Chuẩn bị.
- Địa điểm: Trong lớp.
- Đồ dùng: Xắc xô, mũ chóp.
- Trẻ tâm lí thoải mái.
2. Nội dung.
* Ổn định tổ chức
- Cô cùng trẻ trò chuyện về chủ đề
- Giáo dục trẻ biết vâng lời ông bà bố mẹ thầy cô giáo và ba mẹ
- Cô giới thiệu bài hát: Cô giáo
- Cô hát lần 1: Giới thiệu tên bài hát, tên tác giả. 
- Cô hát lần 2:
- Cô đàm thoại về nội dung bài hát. 
- Cô và chúng mình vừa hát xong bài hát gì? Của tác giả nào?
- Bài hát nói về điều gì?
- Bài hát nhắc đến ai? Cô giáo được ví như ai?
- Cô giáo dạy các con điều gì?
- Giảng giải nội dung: Bài hát nói về tình yêu của cô giáo đối với các em, nó như tình cảm của mẹ vây. 
- Cô hát lần 3: Khuyến khích trẻ hát cùng.
* Dạy trẻ hát:
- Cho trẻ hát 1 - 2 lần.
- Cho tổ hát, nhóm hát, cá nhân hát. 
- Kết hợp đếm nhóm trẻ hát có bao nhiêu bạn hát.
- Khi trẻ hát cô chú ý động viên và sửa sai cho trẻ.
- Lớp hát lại 1 lần.
* Dạy trẻ vận động:
- Cô hát và vận động mẫu 1 lần.
- Lớp vận động vỗ tay theo nhịp 1 - 2 lần.
- Cho tổ, nhóm, cá nhân vận động.
+ Củng cố: Hỏi lại trẻ tên bài?
- Giáo dục trẻ ngoan, biết vâng lời biết giữ gìn cơ thể sạch sẽ, ăn uống đủ chất để cơ thể khỏe mạnh.
* Trò chơi: Đoán tên bạn hát.
- Cô giới thiệu tên trò chơi
- Cách chơi: Cô gọi 1 trẻ lên đội mũ chóp kín hoặc quay lưng với các bạn, cô chỉ định 1 bạn ở dưới lớp đứng lên hát và bạn đứng ở trên sẽ phải đoán tên bạn mới hát là ai.
- Luật chơi: Bạn đứng ở bên phía trên sẽ phải đoán đúng tên bạn hát.
- Cho trẻ chơi 2 - 3 lần.
- Cô bao quát, động viên, khuyến khích trẻ.
3. Kết thúc
- Nhận xét giờ học, tuyên dương trẻ.
* Đánh giá trẻ cuối ngày:
1.Tình trạng sức khỏe của trẻ:
......
2.Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ:
3.Kiến thức, kỹ năng của trẻ:
 ***************************************
 Ngày soạn: 8/11/2020
 Ngày giảng: Thứ 6/20/11/2020
A. HOẠT ĐỘNG SÁNG
I. Đón trẻ
II. Thể dục sáng ( Đã soạn thứ 2)
III. Vệ sinh ăn trưa – Ngủ trưa
1. Vệ sinh ăn trưa
2. Ngủ trưa
 . 
	B. HOẠT ĐỘNG CHIỀU.
I. Vệ sinh thể dục chống mệt mỏi – Ăn quà chiều
1. Vệ sinh cá nhân
2. Thể dục chống mệt mỏi
- Cho trẻ tập vận động nhẹ nhàng với trò chơi: Tạo dáng
3. Ăn quà chiều
- Cô cho trẻ ăn quà
- GD: Trẻ biết chia sẻ. Vứt rác đúng nơi qui định.
II. Chơi hoạt động theo ý thích
 Trò chơi: Xếp hột, hạt hình bông hoa tặng cô
1. Chuẩn bị
- Địa điểm: Trong lớp
- Các loại hột hạt
- Trẻ: Tâm lý thoải mái
2. Nội dung
* Gây hứng thú vào bài: 
- Các cháu cùng cô đọc bài thơ " Bàn tay cô giáo " nào. 
- Cô và các cháu vừa đọc bài thơ gì? 
- Cô giáo trong bài thơ làm cho các em những gì? 
- Và cô giáo rất yêu các cháu.Các cháu có yêu cô giáo của các cháu không?
 - Các cháu ạ ! chỉ còn mấy ngày nữa sẽ tới ngày 20/11. 
- Các cháu có biết ngày 20/11 là ngày gì không?
 - Đúng rồi! đó là ngày Nhà giáo Việt Nam- ngày hội của các thầy cô giáo đấy. Vào ngày này học sinh trên khắp đất nước đều có những bó hoa tươi thắm, những lời chúc tốt đẹp gửi tới thầy cô giáo của mình với lòng kính yêu sâu sắc. 
- Còn các cháu đã chuẩn bị quà gì để tặng các cô giáo của mình vào ngày 20/11 chưa ? 
* Quan sát - đàm thoại 
- Cô có hình bông ho xếp từ hạt ngô cho trr quan sát
- Cánh hoa cô xếp hình gì? - Cuống hoa xếp như thế nào?
-Cành hoa cô xếp như thế nào?
* Cô hướng dẫn: 
- Cô nhặt từng hạt ngô cô xếp lại với nhau thành hình tròng tạo thành nhị hoa.
- Cô nhặt và xếp tiếp những cánh hoa tròn, xếp hạt cách đều, cuối cùng cô lấy hạt xếp thành 1 đường thẳng nối từ cánh hoa xuống.
 * Trao đổi cách thực hiện. - Bây giờ các con hãy nói cho cô biết các con định xếp hoa gì? và xếp như thế nào? 
* Trẻ thực hiện: - Cô gợi ý, cô đến và hướng dẫn trẻ thực hiện.
* Trưng bày. - Cô tập chung trẻ lại đến từng bàn của trẻ và nhận xét.
- Cô gọi 2 -3 trẻ lên nhận xét bài của bạn.
 + Cháu thích bài nào?
 + Vì sao cháu thích? 
+ Bạn xếp đẹp ở chỗ nào? 
- Cô nhận xét chung
3. Kết thúc. 
- Cô nhận xét và giáo dục trẻ.
- Cô cùng trẻ thu dọn đồ dùng.
* Đánh giá trẻ cuối ngày:
1.Tình trạng sức khỏe của trẻ:
.....
2.Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ:
3.Kiến thức, kỹ năng của trẻ:
.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_mam_non_lop_mam_chu_de_nhung_nghe_be_biet_tuan_1_ngh.docx