Giáo án bài dạy lớp mầm - Chủ đề: Trường mầm non - Chủ điểm: Lớp học mẫu giáo nhỡ của bé

A. ĐÓN TRẺ - ĐIỂM DANH - THỂ DỤC SÁNG

I. ĐÓN TRẺ: Hoạt đông tự chọn - Trò chuyện

 Cô vui vẻ niềm nở với phụ huynh và trẻ, trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập, ăn ngủ của trẻ ở lớp. Nhắc phụ huynh và trẻ mang đồ chơi, vỏ hộp, lon bia, sách báo, tranh ảnh.đến lớp để phục vụ cho việc học tập của chủ điểm “Lớp học mẫu giáo nhỡ của bé”

- Hoạt động tự chọn: Cho trẻ chơi ở các góc. Cô hướng dẫn trẻ chọn tranh, trò chuyện với những bức tranh trường mầm non. Gắn tranh lên góc giới thiệu chủ điểm “Lớp mẫu giáo nhỡ của bé”

- Trò chuyện: Cô cùng trẻ trao đổi, trò chuyện về lớp mẫu giáo nhỡ Bản Cọ. Cô gợi hỏi để trẻ nói lên suy nghĩ của mình về lớp học của bé:

 + Lớp chúng mình mang tên lớp gì?

 + Trong lớp có những ai?

 + Lớp học của chúng mình có đông bạn không?

 + Có bao nhiêu bạn trai? Bao nhiêu bạn gái?

 + Ở lớp có mấy cô giáo? Cô giáo các con tên là gì?

 + Chúng mình có yêu trường, yêu lớp của mình không?

 + Các con có thích đến lớp không? Vì sao?. Tình cảm của con đối với trường, lớp như thế nào?

 

doc19 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 2384 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án bài dạy lớp mầm - Chủ đề: Trường mầm non - Chủ điểm: Lớp học mẫu giáo nhỡ của bé, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 2
Chủ đề: TRƯỜNG MẦM NON
Chủ điểm: Lớp học mẫu giáo nhỡ của bé
Ngày soạn 08 .09 .2011 Ngày dạy, thứ 2. 12.9 .2011
	A. ĐÓN TRẺ - ĐIỂM DANH - THỂ DỤC SÁNG 
I. ĐÓN TRẺ: Hoạt đông tự chọn - Trò chuyện
 Cô vui vẻ niềm nở với phụ huynh và trẻ, trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập, ăn ngủ của trẻ ở lớp. Nhắc phụ huynh và trẻ mang đồ chơi, vỏ hộp, lon bia, sách báo, tranh ảnh.....đến lớp để phục vụ cho việc học tập của chủ điểm “Lớp học mẫu giáo nhỡ của bé”
- Hoạt động tự chọn: Cho trẻ chơi ở các góc. Cô hướng dẫn trẻ chọn tranh, trò chuyện với những bức tranh trường mầm non. Gắn tranh lên góc giới thiệu chủ điểm “Lớp mẫu giáo nhỡ của bé”
- Trò chuyện: Cô cùng trẻ trao đổi, trò chuyện về lớp mẫu giáo nhỡ Bản Cọ. Cô gợi hỏi để trẻ nói lên suy nghĩ của mình về lớp học của bé: 
	 + Lớp chúng mình mang tên lớp gì?
 + Trong lớp có những ai?
 + Lớp học của chúng mình có đông bạn không?
 + Có bao nhiêu bạn trai? Bao nhiêu bạn gái? 
 + Ở lớp có mấy cô giáo? Cô giáo các con tên là gì?
 + Chúng mình có yêu trường, yêu lớp của mình không?
 	 + Các con có thích đến lớp không? Vì sao?... Tình cảm của con đối với trường, lớp như thế nào?
	+ Giáo dục trẻ kính trọng cô giáo, đoàn kết với các bạn trong lớp.
II. ĐIỂM DANH: cô gọi tên theo danh sách trẻ dạ to rõ ràng.
III. THỂ DỤC SÁNG
 Tập với bài hát: " Trường chúng cháu là trường mầm non"
1. Mục đích yêu cầu : 
a. Kiến thức: 100% trẻ tham gia tập, Tập đúng các động tác thể dục theo cô 
b.Kĩ năng: Rèn cho trẻ tác phong nhanh nhẹn biết xếp, tách dãn hàng.
c. Thái độ: Trẻ biết tập thể dục giúp cho cơ thể khoẻ mạnh.
2. Chuẩn bị: - Sân tập thể dục sạch sẽ, bắng phẳng.
	- Trang phục của cô và trẻ gọn gàng.
3. Tiến hành:
1. Hoạt động 1: Khởi động
Cho trẻ đi đội hình vòng tròn đi bình thường, đi bằng mũi bàn chân, đi thường, đi bằng gót, đi thường, đi bằng mé bàn chân, đi thường, chạy chậm, chạy nhanh chuyển đội hình 
2. Hoạt động 2: Trọng động: 
Tập kết hợp bài “ trường chúng cháu là trường mầm non"
+ ĐT tay: TTCB đứng thẳng, tay thả xuôi.
TH: chân trái bước sang trái 1 bước, tay đưa cao, hạ tay xuống, thu chân về TTCB
+ Đt chân: TTCB đứng thẳng, tay thả xuôi.
Ngồi khuỵ gối, tay đưa trươc( lưng thẳng) xong về TTCB.
+ ĐT bụng: TTCB như trên
Bước chân trái sang trái 1 bước, tay chống hông quay người sang trái 90, xong quay người về TTCB
+ Đt bật: Trẻ bật nhảy tại chỗ theo nhịp vỗ tay của ô 10 lần.
3. Hoạt động 3: Hồi tĩnh: đi nhẹ nhàng hít thở sâu 1, 2 vòng quanh sân
- Trẻ đi các kiểu đi, chạy chuyển đội hình
- động tác ứng với lời bài hát: “Ai hỏi cháu. thật là hay”
- động tác ứng với lời bài hát: 
“Cô là mẹ trường mầm non”
- động tác ứng với lời bài hát: 
 “Ai hỏi cháu..trường mn ”
- Bật nhảy 10 lần.
- Trẻ đi nhẹ nhàng 1, 2 vòng quanh sân. 
	 B - HOẠT ĐỘNG HỌC CÓ CHỦ ĐÍCH:
	* Phát triển thể chất: 
BẬT XA
 I - MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
 1. Kiến thức: Trẻ biết nhún bật đúng tư thế, phối hợp tay chân nhịp nhàng.
 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng vận động nhanh khéo.
 3. Thái độ: Giáo dục trẻ có ý thức tập trong luyện tập, yêu mến trường lớp.
 II - CHUẨN BỊ :
 1. Cô : Xắc xô, sân bãi rộng, đủ chỗ cho trẻ vận động.
 2. Trẻ: Quần áo gọn gàng, sức khỏe tốt.
 III.TIẾN HÀNH:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Khởi động 
- Hát: “Bé vui đến trường” 
- Trong bài hát bạn nhỏ làm gì khi ngủ dậy ?
- Cho trẻ làm động tác .
- Nào chúng mình cùng đi đến trường nào .
( Cô đi ngược chiều với trẻ )
2-Hoạt động 2: Chúng mình cùng tập thể dục
*Bài tập phát triển chung:
Tay 1 : 4 lần -4 nhịp 
Bụng 3: 4 lần – 4 nhịp 
Chân 2 : 6 lần – 4 nhịp 
Bật 1: 6 lần – 4 nhịp 
*Vận động cơ bản: Bật xa
 - Cô tập 1 lần hoàn chỉnh 
 - Cô Tập lần 2: phân tích động tác.
Tư thế chuẩn bị : Cô đứng trước vạch chuẩn, khi có hiệu lệnh cô khuỵu 2 gối, tay cô vòng từ trước ra sau dùng sức để bật mạnh về phía trước, chạm đất nhẹ nhàng bằng mũi bàn chân đồng thời tay đưa về phía trước. 
- Cho trẻ thực hiện, cô quan sát sửa sai cho trẻ 
*Trò chơi : Thi ai nhanh
 1 Trẻ làm bác bảo vệ, các trẻ khác làm học sinh, khi nghe tiếng trống của bác bảo vệ tất cả phải chạy vào lớp học là vòng tròn cô vẽ sẵn, nếu ai chậm sễ phải nhảy lò cò. 
3. Họat động 3: Hồi tĩnh 
- Đi nhẹ nhàng thăm quang cảnh trường mầm non.
- Cả lớp hát cùng cô - 1 lần
- Đánh răng rửa mặt .
- Đánh răng rửa mặt .
- Trẻ đi thành vòng tròn, đi bằng mũi, gót bàn chân, chạy nhanh, chạy chậm, xếp thành 4 hàng .
- Chú ý quan sát cô tập.
- Lần lượt 2 trẻ lên tập
- 2 tổ thi đua nhau 
- Trẻ chơi 3-4 lần 
- Trẻ đi nhẹ nhàng 1-2 phút 
	C. HOẠT ĐỘNG GÓC:
	1. Góc xây dựng: Xây dựng trường Mầm Non
	2. Góc phân vai: Cô giáo
	3. Góc học tập: Đọc truyện, xem tranh ảnh về môt ngày của bé ở lớp . 
	4. Góc nghệ thuật: Vẽ, nặn các bạn trong lớp.
	5. Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây, tưới cây.
	I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
	1. Kiến thức:
 - Trẻ được làm quen với các trò chơi mới, biết tái tạo lại những công việc làm của cô giáo ở trường mầm non: Dạy học, ân cần chăm sóc các cháu, các hoạt động học tập, vui chơi của các bạn trong lớp.
 - Biết dùng các nguyên vật liệu khác nhau để xây dựng trường mầm non theo ý thích của trẻ.
 - Biết cách giở sách truyện, xem tranh ảnh về các hoạt động 1 ngày của bé ở lớp, nêu nhận xét.
 - Biết vẽ, nặn các bạn trong lớp
 - Trẻ dùng các dụng cụ như: giẻ lau, doa để tưới cây, lau lá.
	2. Kỹ năng:
 - Rèn các kỹ năng trong khi chơi của trẻ. Khi chơi có sự sáng tạo.
	3. Thái độ:
 - Trẻ biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi.
 - Không tranh dành đồ chơi với bạn.
- Biết cất và lấy đồ chơi đúng nơi qui định.
	II. CHUẨN BỊ:
 - Các đồ dùng đồ chơi như: sách vở, thước, bảng, tranh, ảnh, sách, báo 
 - Các khối gỗ, nhựa, bìa, xốp, hột hạt, sỏi, đá, cây cảnh. 
 - Các loại báo cũ, tranh ảnh có nội dung về trường mầm non, các hoạt động trong ngày của bé.
 - Sách, tranh truyện có nội dung về trường mầm non.
 - Đất, nước, chậu, cây cảnh, doa tưới, giẻ lau.
	III. TIẾN HÀNH:
 1.Hoạt động 1: Thoả thuận trước khi chơi:
 - Cô giới thiệu tên các trò chơi, các góc chơi.
 - Cô cho trẻ tự nhận nhóm chơi, vai chơi.
 - Cô hướng dẫn cách chơi của từng trò chơi.
 - Trẻ bầu nhóm trưởng điều khiển trò chơi và các bạn trong nhóm.
 2. Hoạt động 2: Quá trình chơi:
 - Sau khi thảo luận xong các nhóm triển khai theo dự định. Trẻ chơi dưới sự gợi ý của cô. Cô bao quát trẻ chơi, giúp đỡ trẻ khi cần thiết, cô khuyến khích trẻ chơi sáng tạo, cô cung cấp thêm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ.
	* Góc phân vai: trẻ nhập vai chơi : cô giáo dạy các ban hát, múa, tập tô, vẽ...
	*Góc xây dựng: trẻ dùng khối gỗ, nhựa, thảm cỏ, hàng rào xây dưng thành trường mầm non.
	*Góc học tập: cô cho trẻ quan sát tranh và trò chuyện về sinh hoạt của trẻ 1 ngày ở lớp, trẻ cắt dán theo thứ tự ...
	* Góc thiên nhiên:chăm sóc tưới cây, lau lá...
 - Sau 25 - 30 phút đổi trò chơi cho trẻ dưới các hình thức hát, múa, đọc thơ.
 3.Hoạt động 3: Nhận xét sau khi chơi:
 - Cô cho nhóm trưởng nhận xét về kết quả chơi của nhóm mình..
 - Cô nhận xét tuyên dương trẻ có ý thức khi chơi.
 - Động viên, nhắc nhở 1 số trẻ trong lớp cần chú ý trong giờ chơi, khi chơi phải có sự sáng tạo.
	D. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI: 
	Hoạt động có mục đích: Quan sát cây trên sân trường 
	I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
 1. Kiến thức: Trẻ quan sát toàn cảnh trường mầm non và nêu nhận xét về khung cảnh trường mầm non. Trẻ gọi tên một số cây trên sân trường, biết một số bộ phận của cây: thân, cành, lá, hoa...
	2. Kĩ năng: trẻ có khả năng quan sát, ghi nhớ
 3. Thái độ : Trẻ biết chăm sóc và bảo vệ cây trên sân trường.
 II. CHUẨN BỊ:	
1. Cô: Nơi trẻ đứng quan sát sạch sẽ, bằng phẳng.
2. Trẻ: Thoải mái, trang phục gọn gàng
	III. TIẾN HÀNH:
	1.Hoạt động 1: Quan sát cây trên sân trường 
Cô cho trẻ hát bài “Trường chúng cháu là trường MN” sau đó đi cùng cô ra sân trường. Cô yêu cầu trẻ quan sát cây trên sân trường. Trẻ quan sát và trao đổi với nhau, cô gợi ý để trẻ nêu nhận xét:
+ Trên sân trường mình có những cây gì? ( Cây đại, cây hoa , cây cảnh...)
 + Cây đại thuộc loại cây gì? ( Cây cho bóng mát)
	+ Có mấy cây đại?
+ Cây đại có những bộ phận nào?
 + Con có biết tên những loại cây cảnh này không?
	+ Muốn cho cây mau lớn các con phải làm gì?
	+ Những cây này có ích lợi gì? (làm đẹp, cho bóng mát...)
	+ Các con có muốn tự mình chăm sóc cho cây không? (trẻ cùng cô nhổ cỏ, tưới cây, lau lá...)
	Các con ạ! Trên sân trường mình đã trồng rất nhiều cây xanh, cây cho bóng mát, cây cảnh, do đó chúng mình cùng nhau chăm sóc, giữ gìn, bảo vệ cây cho trường chúng mình mãi xanh- sạch - đẹp nhé.
	2.Hoạt động 2: Trò chơi của bé “Kéo co”
- Cô giới thiệu luật chơi, cách chơi: Chia lớp thành 2 đội, số trẻ bằng nhau, 2 đội cùng đứng trước vạch chuẩn, bám vào dây. Khi có hiệu lệnh 2 đội sẽ dùng sức kéo thật mạnh. Đội nào bị ngã sẽ bị thua cuộc.
+ Cô quan sát, động viên, khuyến khích trẻ chơi.
+ Sau mỗi lần đổi sân chơi cho trẻ.
+ Cô tổ chức cho trẻ chơi, cho lớp chơi 4 - 5 lần.
	3.Hoạt động 3: Ý thích của bé
Trẻ chơi theo ý thích, cô quan sát và nhắc trẻ chơi an toàn.
	E. HOẠT ĐỘNG CHIỀU:
	- Ôn bài cũ: Một số bài thơ, bài hát đã học ở lớp mẫu giáo bé
	- Bài mới: Lớp mẫu giáo nhỡ của bé
	- Văn nghệ: Múa bài “Ngày vui của bé”- “Cháu vẫn nhớ trường mầm non”
	- Tập cho trẻ một số kỹ năng về việc rửa mặt, rửa tay đúng thao tác.
	- Nêu gương cuối ngày - Cắm cờ - Vệ sinh - Trả trẻ.
	* ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY:
- Tên trẻ vắng mặt..........................................................................................
- Lý do:.................................................................
- Tình trạng sức khoẻ cuả trẻ................................................................................
- Trạng thái cảm xúc hành vi của trẻ...................................................................
- Kiến thức và kĩ năng của trẻ, trẻ nào tiếp thu tốt, chưa tốt , trẻ bất thường 
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
- Đề xuất và các biện pháp phù hợp cho các ngày sau.........................................
............................................................................................................................
=================================
Ngày soạn 11. 9. 2011 Ngày dạy thứ 3. 13. 9. 2011 
	A. ĐÓN TRẺ 
	Đón trẻ - Điểm danh - Thể dục sáng.
	B. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH:
	* Phát triển nhận thức:
LỚP MẪU GIÁO NHỠ CỦA BÉ.
	I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
	 1.Kiến thức: 
- Trẻ biết tên lớp, tên cô giáo, tên bạn trai, bạn gái trong lớp
- Trẻ biết sở thích thói quen của bạn thân hay chơi cùng trẻ. biết tên một số đồ dùng đồ chơi của lớp học.
 2. Kỹ năng: Rèn khả năng chú ý, ghi nhớ , khả năng quan sát, phân tích. phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ. 
+ Biết cách ghép đôi để chơi trò chơi “tìm bạn thân”
	3. Thái độ: Trẻ biết yêu quí cô giáo, biết đoàn kết hoà nhã với bạn bè, không tranh giành đồ chơi với bạn.
 II.CHUẨN BỊ:
	1. Cô : Đồ dùng đồ chơi của lớp.
2.Trẻ : Chiếu ngồi cho trẻ.
	III.TIẾN HÀNH :
 Hoạt động của cô
 Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Đến giờ vào lớp
- Cô lắc xắc xô cho trẻ vào lớp. Đã đến giờ vào lớp rồi cô con mình cùng vào lớp nào. Cô cho trẻ đứng trước cửa lớp và hỏi trẻ:
 + Lớp học của chúng mình là lớp gì?
 À đúng rồi lớp chúng mình là lớp nhỡ Bản Cọ đấy. Trước cửa lớp có biển ghi chữ “Lớp nhỡ” của chúng mình đấy, cô con mình cùng đọc nào.
 + Cô chỉ và cho trẻ đọc “Lớp nhỡ”
 + Các con có muốn khám phá xem trong chúng mình có những gì không? Vậy cô con mình cùng vào lớp của chúng mình nào.
2.Hoạt động 2: Trò chuyện về cô giáo, các bạn và đồ dùng đồ chơi ở lớp.
 + Trong lớp của chúng mình có những gì?
 + Các con đến lớp để làm gì?
 + Lớp mình có mấy tổ? Đó là những tổ nào?
 + Lớp mình có những ai?
 + Lớp mình có mấy cô giáo? Đó là những cô giáo nào?
 + Bạn trai và bạn gái giống ở điểm nào?
 + Bạn trai và bạn gái khác nhau ở điểm nào?
*) Chơi: “Thi xem ai nhanh”
Để nhận biết và phân biệt giới tính, cô nói: các bạn trai hãy đứng bên tay phải cô. Các bạn gái hãy đứng bên tay trái cô
 + Cô cho trẻ chơi. (Khi trẻ đứng vào chỗ, cô và trẻ phát hiện xem ai đứng không đúng chỗ để cho trẻ điều chỉnh). Sau đó cô và trẻ đếm xem số trẻ trong từng nhóm.
3.Hoạt động 3: Trò chuyện về một số đồ dùng, đồ chơi trong lớp. 
- Cô cho trẻ quan sát đồ dùng, đồ chơi được bày trong từng góc chơi. Sau đó cô hỏi trẻ:
 + Trong lớp có những góc chơi nào? (Cô và trẻ đến từng góc để quan sát).
 + Góc chơi này có những đồ dùng, đồ chơi gì? Cái này là cái gì?
- Cô đưa trẻ sang góc khác và hỏi tương tự.
 + Con thấy trong lớp mình đồ chơi được sắp xếp như thế nào?
 + Những đồ vật ở trong lớp để làm gì?
 + Bàn, ghế dùng để làm gì?
 + Đồ chơi dùng để làm gì?
 + Muốn các đồ dùng, đồ chơi không bị hỏng các con phải làm gì?
 + Đến lớp con chơi với những ai? Con chơi như thế nào?
 + Khi chơi đồ chơi con phải như thế nào? Chơi xong phải làm gì?
- Cô cho 2 trẻ lên lấy một số đồ chơi ở các góc.
 + Con lấy được đồ chơi gì? Đồ chơi này ở góc nào?
 + Đồ chơi này làm bằng gì?
 + Con có muốn tặng đồ chơi này cho bạn không? Cô cho trẻ tặng đồ chơi cho bạn.
 + Con tặng đồ chơi này cho bạn nào? Họ tên bạn là gì?
 + Vì sao con lại tặng đồ chơi này cho bạn?
 + Con được bạn tặng đồ chơi rồi thế khi chơi con chơi như thế nào?
 Các con ạ! Muốn các đồ dùng, đồ chơi được bền, chúng ta phải giữ gìn, nhẹ tay, cẩn thận, không ném, vứt đồ chơi. Khi chơi xong, chúng ta phải xếp đồ chơi đúng chỗ và gọn gàng. 
- Khi đến lớp ngoài ĐC ra, lớp chúng mình còn có nhiều đồ dùng gần gũi quen thuộc với chúng mình. Đó là những đồ dùng nào? (Cô lần lượt đưa vở toán, tạo hình, vở tập tô, bút chì, bút sáp, bộ học liệu MTXQ ... )
- Để sách, vở luôn sạch đẹp thì chúng mình sẽ làm gì?
 Để sách, vở luôn sạch đẹp thì chúng mình phải giữ gìn cẩn thận, không làm nhàu nát. Học xong phải cất đúng nơi quy định.
*) Chơi kể tên đồ chơi, đồ dùng học tập:
+ Kể tên những đồ dùng học tập
+ Kể tên các đồ chơi
4.Hoạt động 4: Các hoạt động hàng ngày ở lớp học của bé.
- Hàng ngày chúng mình đến lớp để làm gì?
- Khi đến lớp trước tiên các con phải làm gì?
- Ở lớp chúng ta phải làm gì?
Các con ạ! Khi đến lớp trước tiên các con phải chào cô giáo, chào các bạn. Ở lớp các con phải nghe lời cô giáo. Các con muốn phát biểu thì phải giơ tay, muốn ra ngoài phải xin phép cô giáo. Khi chơi, các con phải đoàn kết, không tranh giành đồ chơi của bạn. Khi ăn các con phải ăn hết xuất, không làm rơi vãi thức ăn, khi ăn không đợc nói chuyện.
5.Hoạt động 5: “Tìm bạn thân”
- Cô hướng dẫn cách chơi, luật chơi:
- Trẻ hát bài “Tìm bạn thân”: Nào ai ngoan ai xinh ai tươi, nào ai yêu những người bạn thân, cùng đến đây ta cùng vui múa vui nào.
Khi cô nói “tìm bạn, tìm bạn” thì 1 bạn trai tìm 1 bạn gái và nắm tay nhau. Nếu bạn nào tìm bạn sai (bạn trai tìm bạn trai) thì phải nhảy lò có một lần chơi.
 + Cô tổ chức cho trẻ chơi. 
6. Hoạt động 6: Nắm tay nhau ra sân chơi
- Lớp mình là lớp nhỡ bản Cọ
 - Trẻ đọc
- Cô và trẻ vào lớp.
- Lớp mình có rất nhiều đồ dùng, đồ chơi.
- Các con đến lớp để học múa, hát, học thơ và để bố mẹ đi làm
- Lớp mình có 3 tổ
- Lớp mình có cô giáo và các bạn. 
- Lớp có 2 cô giáo.
- Trẻ nêu tên từng cô giáo.
- Cùng học một lớp MN.
- Bạn trai tóc ngắn mặc quần áo, bạn gái thường để tóc dài, mặc váy, đeo vòng.
- Trẻ thực hiện nhanh.
- 1 - 2 lần
- Trẻ nêu ý kiến.
- Trẻ kể tên.
- Trẻ nêu ý kiến.
- Được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp.
Những đồ vật để các con học và chơi.
- Bàn, ghế để các con ngồi học.
- Đồ chơi để các con chơi.
- Phải giữ gìn cẩn thận...
- Chơi với các bạn. Con chơi đoàn kết...
- Không tranh giành ĐC, không vứt ném ĐC. Cất dọn đồ chơi đúng qui định
- Trẻ lên lấy theo ý thích.
- Trẻ kể tên đồ dùng và nói đồ dùng đó ở góc nào.
- Trẻ nêu ý kiến.
- Trẻ tặng đồ chơi cho bạn và nói họ tên của bạn.
- Trẻ nêu ý kiến.
- Chú ý lắng nghe
- Sẽ giữ gìn, cất sách vở ngăn nắp đúng nơi quy định.
- Sách, bút, bảng.
- Bóng, xếp hình, tranh ảnh...
- Để học và được vui chơi.
- Chào cô giáo, bố mẹ.
- Nghe lời cô giáo. Đoàn kết với bạn.
- Trẻ chú ý lắng nghe.
- Nghe cô hướng dẫn cách chơi.
- Trẻ chơi.
- Trẻ ra sân chơi.
	C. HOẠT ĐỘNG GÓC:
	1. Góc xây dựng: Xây dựng trường Mầm Non
	2. Góc phân vai: Cô giáo
	3. Góc học tập: Đọc truyện, xem tranh ảnh về trường mầm non. 
	4. Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây, tưới cây.
	D. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI: 
	 Hoạt động có mục đích: chơi với đồ chơi ngoài trời
	I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
	1. Kiến thức: Trẻ quan sát và nêu nhận xét về một số đồ chơi ngoài trời, biết chơi với những đồ chơi đó
	2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng ghi nhớ, quan sát cho trẻ
	3. Thái độ : Biết ích lợi của đồ chơi và cách giữ gìn, bảo quản.
	II. CHUẨN BỊ: 
	- Đồ chơi sạch sẽ.
	III. TIẾN HÀNH:
	1.Hoạt động 1: Đồ chơi trẻ yêu thích
- Cô cùng trẻ đi ra sân, cô yêu cầu trẻ quan sát đồ chơi ngoài trời. Trẻ thảo luận, trò chuyện với nhau. Sau đó cô gợi ý để trẻ nêu lên nhận xét:
	+ Các con quan sát xem sân trường của chúng mình có những loại đồ chơi nào? Kể tên đồ chơi con biết?
	+ Đồ chơi này được làm bằng chất liệu gì? Màu sắc ra sao?
	+ Đồ chơi này dùng để làm gì? chơi như thế nào?
	+ Còn đồ chơi gì nữa?
	+ Có đặc điểm gì?
+ Các đồ chơi đó có ích gì với các con?
+ Muốn các loại đồ chơi này luôn sạch đẹp thì chúng mình làm gì?
	Các con ạ! Muốn đồ chơi luôn sạch đẹp để chúng mình chơi hàng ngày thì chúng mình phải giữ gìn cẩn thận, chơi đúng cách không dễ sảy ra tai nạn đấy... 
2. Hoạt động 2: Trò chơi vận động “Tìm bạn thân”
- Cô giới thiệu cách chơi, luật chơi: Trẻ hát bài “Tìm bạn thân”: Nào ai ngoan ai xinh ai tươi, nào ai yêu những người bạn thân, cùng đến đây ta cùng vui múa vui nào. Khi cô nói “tìm bạn, tìm bạn” thì 1 bạn trai tìm 1 bạn gái và nắm tay nhau. Nếu bạn nào tìm bạn sai (bạn trai tìm bạn trai) thì phải nhảy lò có một lần chơi.
 + Cô tổ chức cho trẻ chơi. 
3. Hoạt động 3: Ý thích của bé.
- Trẻ chơi tự do theo ý thích, cô quan sát trẻ chơi và nhắc trẻ chơi an toàn.
	E. HOẠT ĐỘNG CHIỀU:
	- Ôn bài cũ: Một số chuyện kể ở lớp mẫu giáo bé.
	- Bài mới: học bài thơ "Cô dạy"
	- Sắp xếp lại đồ dùng đồ chơi của lớp.
	- Văn nghệ: Hát múa “Bài ca đi học” - “Ngày vui của bé”
	- Nêu gương cuối ngày - Cắm cờ - Vệ sinh - Trả trẻ.
* ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY:
- Tên trẻ vắng mặt..........................................................................................
- Lý do:.................................................................
- Tình trạng sức khoẻ cuả trẻ................................................................................
- Trạng thái cảm xúc hành vi của trẻ...................................................................
- Kiến thức và kĩ năng của trẻ, trẻ nào tiếp thu tốt, chưa tốt , trẻ bất thường 
......................................................................................................................................................................................................................................................................
- Đề xuất và các biện pháp phù hợp cho các ngày sau.........................................
..............................................................................................................................
=======================================
 Ngày soạn 12/9/2011	 Ngày dạy thứ 4/14/9/2011
	A. ĐÓN TRẺ :
	 Đón trẻ - Điểm danh - Thể dục sáng.
	B. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH:
	* Phát triển ngôn ngữ:
 CÔ DẠY BÉ NHIỀU ĐIỀU
	( BÀI THƠ CÔ DẠY)
 I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
 	1.Kiến thức : - Trẻ hiểu nội dung bài thơ, trẻ thuộc thơ.
 - Trẻ cảm nhận được niềm vui của bạn nhỏ khi được đến trường mầm non, được cô giáo dạy nhiều điều hay lẽ phải.
	 2.Kỹ năng : - Rèn kỹ năng đọc thơ diễn cảm, nói mạch lạc ở trẻ.
	 3.Thái độ : - Giáo dục trẻ thích đến trường, đoàn kết với bạn bè, biết giữ gìn vệ si

File đính kèm:

  • docchu_de_truong_mam_non.doc