Giáo án bài dạy lớp mầm - Chủ điểm: Hiện tượng tự nhiên - Chủ đề nhánh: Các mùa trong năm - Đề tài: Nhận biết các buổi trong ngày

1. Mục đích yêu cầu

a).Kiến thức:

 - Trẻ nhận biết được các buổi trong ngày (Sáng, trưa, chiều, tối).

b). Kỹ năng:

 - Phân biệt được buổi (Sáng, trưa, chiều, tối).

c). Phát triển:

 - Tư duy, ghi nhớ, chú ý, chú ý có chủ định.

d). Giáo dục:

 - Biết giữ gìn đồ dùng, cắt gọn gàng ngăn nắp.

2.Chuẩn bị

 - Đồng hồ.

3. Phương pháp

- Làm mẫu, đàm thoại, luyện tập

 

doc3 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 939 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án bài dạy lớp mầm - Chủ điểm: Hiện tượng tự nhiên - Chủ đề nhánh: Các mùa trong năm - Đề tài: Nhận biết các buổi trong ngày, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN LÀM QUEN VỚI TOÁN
Chủ điểm : 	Hiện tượng tự nhiên
Chủ đề nhánh : 	Các mùa trong năm
Đề tài : 	Nhận biết các buổi trong ngày (Buổi sáng, 
 trưa, chiều, tối).
Lớp :	Chồi
Thời gian : 	30 – 35 phút 
Ngày soạn : /4/2016
Ngày dạy : /4/2016 	
Người dạy :	 Nguyễn Thị Mỹ Duyên
GVHD : H Wong Êban
1. Mục đích yêu cầu
a).Kiến thức:
 - Trẻ nhận biết được các buổi trong ngày (Sáng, trưa, chiều, tối).
b). Kỹ năng:
 - Phân biệt được buổi (Sáng, trưa, chiều, tối).
c). Phát triển:
 - Tư duy, ghi nhớ, chú ý, chú ý có chủ định.
d). Giáo dục:
 - Biết giữ gìn đồ dùng, cắt gọn gàng ngăn nắp.
2.Chuẩn bị
 - Đồng hồ.
3. Phương pháp
- Làm mẫu, đàm thoại, luyện tập
4.Tiến hành hoạt động
 HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
a). Mở đầu hoạt động
- Hát “Cho tôi đi làm mưa với”.
* Trò chuyện
- Các con vừa hát bài hát gì nhỉ?
- Trong bài hát nói đến hiện tượng gì các con?
- Ngoài mưa ra ai kể cho cô 1 số hiện tượng tự nhiên khác nữa nào?
- Các con có yêu quý các hiện tượng tự nhiên không nào?
- Để bảo vệ thiên nhiên các con phải làm gì?
Hoạt động 1: Ôn tách gộp trong phạm vi 5
- Cô để 1 số đồ dùng có số lượng 5 xung quanh lớp và cho trẻ lên tìm và tách gộp và gắn số.
- Cô đố các con chúng ta đang học là buổi gì?
- Và giờ học hôm nay cô sẽ dạy các con nhận biết các buổi trong ngày.
Hoạt động 2: Dạy trẻ nhận biết các buổi trong ngày (Sáng, trưa, chiều, tối).
- Ai giỏi cho cô biết 1 ngày có mấy buổi nào?(4 buổi)
- Vậy buổi sáng thời gian tính vào khi nào?(6 giờ -10 giờ)
- Buổi trưa thời gian tính vào khi nào?(10 giờ - 12 giờ)
- Buổi chiều thời gian tính vào khi nào?(13 giờ - 17 giờ)
- Còn buổi tối thời gian tính vào khi nào?(từ 18 giờ trở đi)
- Cô khái quát lại: Một ngày gồm có 4 buổi “Buổi sáng, buổi trưa, buổi chiều, buổi tối”.
- Buổi sáng là buổi mà các con dạy chuẩn bị đi học được tính từ 6 giờ - 10 giờ.
- Buổi trưa là buổi các con ăn cơm và nghỉ được tính từ 10 giờ - 12 giờ.
- Buổi chiều là thời gian các con vừa nghỉ trưa dạy ăn xế và chơi thời gian được tính từ 13 giờ - 17 giờ.
- Buổi tối là thời gian các con đi học về ăn cơm và ngủ thời gian tính từ 18 giờ trở đi.
- Cô vừa nói vừa chỉ vào đồng hồ cho trẻ xem.
Hoạt động 3: Luyện tập
- Cô chia lớp thành 5 nhóm, mỗi nhóm 4 bạn, mỗi bạn trong nhóm sẽ nói tên các buổi trong ngày.
- Ví dụ: Bạn A nói tôi buổi sáng, bạn B nói tôi buổi trưatrẻ tự thoả thuận với nhau.
(*) Trò chơi: “Tìm đúng buổi”
 - Cô phát cho mỗi trẻ 1 bức tranh về buổi sáng, trưa, chiều, tối, cho trẻ chơi “Tìm đúng buổi”
- Cách chơi: Cho trẻ vừa đi vừa hát khi có hiệu lệnh về đúng buổi của bé thì bé nào cầm bức tranh giống như trong tranh cô yêu cầu thì chạy về đứng cạnh bức tranh đó.
Ví dụ: Cô nói “về đúng buổi nào!” trẻ cầm tranh có ông mặt trời đỏ rực đang nhô lên sẽ chạy về bức tranh buổi sáng. Cô kiểm tra cho trẻ gọi tên buổi của mình.
- Tổ chức cho trẻ chơi: 4 – 5 lần.
c). Kết thúc hoạt động
* Kết thúc: Cho trẻ hát bài “Tập đếm”
- Trẻ hát.
- Cho tôi đi làm mưa với
- Trời mưa ạ!.
- Trẻ trả lời.
- Dạ có ạ!.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ thực hiện.
- Trẻ trả lời.
- 4 buổi.
- Trẻ trả lời các câu hỏi của cô.
- Trẻ chú ý lắng nghe và quan sát.
- Trẻ thực hiện.
- Trẻ chơi.
- Trẻ hát
Giáo sinh thực tập Giáo viên hướng dẫn

File đính kèm:

  • docgiao_an_lam_quen_voi_toan_nhan_biet_sang_trua_chieu_toi.doc