Giáo án lớp chồi - Chủ đề tháng 6: Nghị lực
Thứ 2 , ngày tháng năm .
Phát triển kỹ năng:
- Dạy trẻ rửa tay bằng xà phòng
I.MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
-Trẻ biết lợi ích của việc rửa tay bằng xà phòng và biết 6 bước rửa tay bằng xà phòng.
-Giáo dục trẻ giử gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ, biết những lúc cần rửa tay cho sạch sẽ
II.CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng cho giáo viên : Xà phòng, Nước sạch, khăn lau
2. Đồ dùng cho trẻ: Xà phòng, Nước sạch, khăn lau
III.TIẾN HÀNH:
*Hoạt động 1: ổn định
- Hát bài “giấu tay”
- Các con dùng đôi tay mình để làm những việc gì?
- Đôi tay chúng ta có nhiều vi khuẩn gây bệnh nên cần phải giữ gìn sạch sẽ.
CHỦ ĐỀ THÁNG 6: NGHỊ LỰC TUẦN 1 THÁNG 6 ( Từ ngày ..) Hoạt động Ngày 1 Ngày 2 Ngày 3 Ngày 4 Ngày 5 Học và thực hành Phát triển kỹ năng - Dạy trẻ rữa tay bằng xà phòng Phát triển nhận thức Xanh đỏ vàng Phát triển ngôn ngữ - Thơ: bạn mới Phát triển nghệ thuật - Tô màu chiếc khăn tay Phát triển vận động Đi trong đường hẹp Hoạt động ngoài trời Trò chuyện về những tấm gương vượt khó Trò chơi vận động: lăn bóng– Nhặt bóng Dạo chơi ngoài trời Hoạt động vui chơi - Trò chơi phân vai: Cô giáo - Trò chơi xây dựng: Xây khuôn viên trường - Nghe hát, đọc thơ các bài hát, bài thơ về tình yêu thương Nghe băng nhạc thiếu nhi Hoạt động Chiều Erobic Tiếng anh Học đàn The dục nhip điệu Tiếng anh Hoạt động ngoại khóa Sáng tạo – Kỹ năng sống Thứ 2 , ngày tháng năm . Phát triển kỹ năng: - Dạy trẻ rửa tay bằng xà phòng I.MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU: -Trẻ biết lợi ích của việc rửa tay bằng xà phòng và biết 6 bước rửa tay bằng xà phòng. -Giáo dục trẻ giử gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ, biết những lúc cần rửa tay cho sạch sẽ II.CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng cho giáo viên : Xà phòng, Nước sạch, khăn lau 2. Đồ dùng cho trẻ: Xà phòng, Nước sạch, khăn lau III.TIẾN HÀNH: *Hoạt động 1: ổn định Hát bài “giấu tay” Các con dùng đôi tay mình để làm những việc gì? Đôi tay chúng ta có nhiều vi khuẩn gây bệnh nên cần phải giữ gìn sạch sẽ. *Hoạt động 2: Dạy trẻ cách rửa tay - Cô làm mẫu: Hôm nay cô sẽ dạy cho các bạn rửa tay bằng xà phòng để giúp đôi tay sạch sẽ và ngăn bệnh cho cơ thể. Cô giới thiệu các dụng cụ cần: xà bông, thau nước Cô hướng dẫn các bước rửa tay bằng xà phòng gồm 6 bước. Cô thực hiện 6 bước đó và yêu cầu trẻ thực hiện theo cô: QUY TRÌNH RỬA TAY 6 BƯỚC: 1. Làm ướt hai bàn tay bằng nước sạch. Xoa xà phòng vào lòng bàn tay. Chà xát hai lòng bàn tay vào nhau. 2. Dùng ngón tay và lòng bàn tay này cuốn và xoay lần lượt từng ngón tay của bàn tay kia và ngược lại. 3. Dùng lòng bàn tay này chà xát chéo lên cổ tay, mu bàn tay kia và ngược lại. 4. Dùng đầu ngón tay của bàn tay này miết vào kẽ giữa các ngón của bàn tay kia và ngược lại. 5. Chụm 5 đầu ngón tay của tay này cọ vào lòng bàn tay kia bằng cách xoay đi, xoay lại. 6. Xả cho tay sạch hết xà phòng dưới nguồn nước sạch. Lau khô tay bằng khăn hoặc giấy sạch. GD trẻ rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn: Tự rửa tay bằng xà phòng, Rửa gọn: không vẩy nước ra ngoài, không ướt áo/quần.Rửa sạch: tay sạch, không có mùi xà phòng. *Hoạt động 3: Trẻ thực hiện Cô gợi câu hỏi để trẻ nhớ lại cách thực hiện Mời 1 trẻ khá lên thực hiện Cô 2 trẻ lên thực hiện lần lượt cho trẻ trong lớp thực hiện Cô nhận xét. -Giáo dục trẻ giữ gìn bàn tay sạch sẽ, rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn. -Hát “Đôi bàn tay” và kết thúc Thứ 3 , ngày tháng năm . Phát triển nhận thức: Xanh đỏ vàng I.MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU: - Trẻ phân biệt được màu xanh, đỏ, vàng.Trẻ biết thực hiện theo yêu cầu của cô. - Trẻ tham gia hoạt động tích cực.Phát triển chú ý có chủ định, ghi nhớ - Giáo dục trẻ biết vâng lời cô II.CHUẨN BỊ: 1.Đồ dùng của cô: - Các đồ dùng:cờ, hình vuông, hình tròn, bóng màu xanh , đỏ, vàng 2.Đồ dùng của trẻ: - Hình vuông, hình tròn, bóng, cờ màu xanh, đỏ, vàng III.TIẾN HÀNH: *Hoạt động 1: ổn định Cho trẻ đi thăm quan mô hình công viên Các con nhìn xem trong công viên có những gì ? Trẻ quan sát và trả lời Các con xem những bông hoa rong công viên có màu gì? Bây giờ các con qua nhà banh xem các bạn nhỏ chơi có vui không? Trong nhà banh có banh màu gì? Trong công viên còn rất nhiều thư nhưng hôm nay chúng ta phải về , cô sẽ cho các con quan sát một số vật nữa nha. *Hoạt động 2: phân biệt màu xanh, đỏ, vàng Cho trẻ quan sát các chú hề, cái mũ..có cái mũi màu xanh, đỏ,vàng Cô hỏi trẻ để trẻ trả lời, tăng cường cá nhân Cô đưa quả ra hỏi trẻ: quả gì? Màu gì?( nói cho trẻ biết quả cam có dạng tròn quả chuối có dạng dài) - Cô bày quả ra dĩa kết hợp gọi tên quả tên màu * Chơi : “Tí bảo” P Cho trẻ đi lấy quả chuối màu vàng (xen màu xanh hoặc đỏ) - Cho trẻ gọi tên và màu của quả chuối - Mình nghĩ xem quả chuối này mình chưng như thế nào cho đẹp nhỉ? Cô gợi ý cho trẻ chơi xếp bông hoa, quan sát và giúp đỡ trẻ xếp bông hoa - Hỏi trẻ bông hoa màu gì? - Cho trẻ bày sản phẩm lên bàn P Cho trẻ chọn quả cam màu vàng theo yêu cầu của cô( xen màu xanh hay đỏ) - Khuyến khích trẻ gọi tên và màu của quả cam .*Hoạt động 3: Luyện tập. Trò chơi 1: Kết nhóm theo màu sắc của cờ Trò chơi 2: Tìm về đúng nhà( hình vuông, hình tròn có màu đỏ, xanh, vàng) Trò chơi 3: Thi xem ai nhanh Kết thúc: Nhận xét tuyên dương trẻ Thứ 4 , ngày tháng năm . Phát triển ngôn ngữ: - Thơ: bạn mới I.MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU: - Trẻ hiểu nội dung bài thơ, tâm trạng của bạn mới và đoàn kết giúp đỡ bạn. - Luyện trẻ đọc thơ rõ ràng, biết ngắt nghỉ đúng chỗ, luyện phát âm. - Giáo dục trẻ biết yêu quý, giúp đỡ, nhường nhịn bạn bè và có tinh thần đoàn kết . II.CHUẨN BỊ: *Đối với cô: - Tranh minh hoạ bài thơ. *Đối với trẻ: - Tranh minh hoạ bài thơ III.TIẾN HÀNH: *Hoạt động 1: ổn định - Cho trẻ hát bài “Cháu đi mẫu giáo” -Các con đến lớp có những ai?. - Ai chơi cùng các con. - Chơi với bạn có vui, có thích không? - Có 1 bài thơ nói về tình bạn mà hôm nay cô sẽ cho các con làm quen đó là bài thơ “Bạn Mới” *Hoạt động 2: Cô đọc thơ cho trẻ nghe - Cô đọc thơ cho trẻ nghe lần 1 . - Cô đọc thơ cho trẻ nghe lần 2 kết hợp xem tranh. * Trích dẫn kết hợp đàm thoại: - Các con vừa được nghe bài thơ đọc về ai? - Bạn mới đến trường như thé nào? Có rụt rè không? - Vì sao lại rụt rè nhút nhát. - Thế chúng mình hãy làm gì để giúp bạn khỏi nhút nhát. - Giúp đỡ bạn cô giáo thấy thế có vui không? * Hoạt động 3: Dạy trẻ đọc thơ. - Cô dạy trẻ đọc thơ 2 – 3 lần. - Luân phiên theo tổ, nhóm, cá nhân. - Hỏi trẻ tên bài thơ, tên tác giả. - Cho cả lớp đọc lại bài thơ . Thứ 5 , ngày tháng năm . Phát triển nghệ thuật: Tô màu chiếc khăn I.MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU: Trẻ biết cách cầm bút để tô màu chiếc khăn. Rèn kỹ năng cầm bút bằng 3 ngón tay, tư thế ngồi đúng cho trẻ, rèn sự khéo léo của bàn tay, không tô lem ra ngoài. Giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh buổi sáng trước khi đến lớp. II.CHUẨN BỊ: *Đối với cô: - Trong lớp học - Chiếc khăn tay *Đối với trẻ: bút màu sáp, vở tập tô. III.TIẾN HÀNH: *Hoạt động 1: ổn định -Hát “ Chiếc khăn tay”. - Mỗi buổi sáng thức dậy, các con thường làm gì? (đánh răng, rửa mặt). - Chiếc khăn tay dùng để làm gì vậy? *Hoạt động 2: -Các con xem khăn tay của cô có đẹp không nè? - Trên khăn có hình gì đây nhỉ? Hôm nay cô sẽ cho lớp mình tô màu chiếc khăn tay, các con có thích không nè. - Các con sẽ tô màu bằng gì đây? - Trong chiếc khăn tay có hình gì nhỉ? - Cầm bút bằng tay nào? - Cô làm mẫu và giải thích: -Cô cầm bút tay phải và cầm bằng 3 ngón tay nè, tay trái cô giữ vở, cô sẽ tô đường viền cho chiếc khăn trước, sau đó tô bên trong chiếc khăn, các con nhớ là không tô lem ra ngoài nhé. *Hoạt động 3: Trẻ thực hiện -Trẻ về chỗ thực hiện. -Cô nhắc trẻ tư thế ngồi. -Cô bao quát trẻ hướng dẫn trẻ thêm. - Hết giờ nhận xét sản phẩm -Hỏi trẻ thích sản phẩm nào vì sao? - Cô nhận xét chung cả lớp. Cho trẻ hát “Chiếc khăn tay” Các con phải biết giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ, sáng ngủ dậy phải biết đánh răng, rửa mặt trước khi đến lớp. Hát “Lời chào buổi sáng”. Thứ 6 , ngày tháng năm . Phát triển vận động: Đi trong đường hẹp I.MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU: -Dạy trẻ đi trong đường hẹp, Trẻ biết phối hợp tay và mắt -Phát triển khả năng đi theo hướng nhất định Phát triển vốn từ, cơ đầu gối cho trẻ. II.CHUẨN BỊ: *Đối với cô: -Vẽ đường hẹp, sân bãi rộng không có chướng ngại vật *Đối với trẻ: - Băng nhạc III.TIẾN HÀNH: *Hoạt động 1: Khởi động -Di chuyển thành vòng tròn -Cô cho cả lớp đi theo hiệu lệnh của cô: Đi thường Đi bằng mũi chân Đi thường Đi bằng gót chân Đi thường Chạy chậm – chạy nhanh – chạy chậm – về vị trí. *Hoạt động 2: Trọng động Di chuyển về hàng ngang. Bài tập phát triển chung: Tư thế chuẩn bị: đứng thẳng, khép chân, tay để dọc thân. Động tác tay: Hai tay giơ ra trước, đầu ngón tay chạm vai(3 lần x 8 nhịp) Động tác chân: Ngồi khuỵu nhún chân (3 lần x 8 nhịp) Động tác bụng: Nghiêng người sang hai bên (2 lần x 8 nhịp) Động tác bật: Bật tách, khép chân (2 lần x 4 nhịp) b.Vận động cơ bản “Đi trong đường hẹp ”. -Làm mẫu: -Lần 1: Cô làm mẫu lần 1 không giải thích -Lần 2: Cô làm mẩu lần 2 và Sau đó cô phân tích động tác . Trẻ thực hiện: Các con nhìn xem có rất nhiều bông hoa ở phía trước , chuẩn bị đến sinh nhật bạn Búp Bê cô sẽ hái thật nhiều hoa để tặng bạn bằng cách cô Đi trong đường hẹp tới chỗ những bông hoa và cô hái hoa +Làm mẫu lần 1 rõ ràng, chậm. +Làm mẫu lần 2+ giải thích: Đi trong đường hẹp là chân bước đi nhịp nhàng và đều, phối hợp chân nọ tay kia, khi đi ,mắt nhìn thẳng về phía trứơc, không dẫm lên vạch. Cô đi thẳng đến nơi có bông hoa và cô hái hoa đó nếu hoa màu đo ( vàng) cô cắm vào bình màu đỏ (vàng) - Mời 2 trẻ lên thực hiện lại. * Luyện tập - Mời từng trẻ lên thực hiện. - Mời nhóm, cả lớp. Cô quan sát, sửa sai, hướng dẫn thêm cho trẻ. c/ TCVĐ “lăn bóng bằng 2 tay. Cô hướng dẫn cách chơi, luật chơi cho trẻ. *Cách chơi: Trẻ cầm bbóng bằng 2 tay vi đặt xuống sàn lăn tới cho trẻ chơi 3-4 lần. - Cho trẻ nhắc lại cách chơi, luật chơi. - Tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần. Hoạt động 3: Hồi tĩnh: Trẻ đi vòng tròn nhẹ nhàng và hít thở thật sâu GIÁO ÁN MẦM NON Có giáo án mầm non soạn sẳn nếu cô nào cần liên hệ số điện thoại: 0127 70 9 70 70 gặp Cô Mai. Đây là giáo án Mầm non soạn đầy đủ 10 chủ đề trong năm, theo chương trình khung, và áp dụng chỉ số vào mục tiêu yêu cầu bài dạy, ngoài ra có kèm theo cho các cô Kế hoạch năm, và Hồ sơ đánh giá trẻ theo chỉ số. Nếu chưa phù hợp với chương trình giảng dạy của địa phương thì cũng dễ dàng chỉnh sửa vì đã có đầy đủ các nội dung của lứa tuổi và bài dạy đúng chương trình khung của từng lứa tuổi, đây là giáo án thuận lợi cho các cô không có thời gian soạn giáo án, hoặc mới ra trường giảng dạy còn lúng túng . -Giá :500.000đ 1bộ/ cả năm 35 tuần( cho từng lứa tuổi) có đầy đủ các lứa tuổi từ 18 tháng đến 5 tuổi.Có nhiều mẫu khác nhau để các cô dễ dàng lựa chọn mẫu giảng dạy thích hợp với trường mình. Ngoài ra có nhận soạn theo mẫu và kế hoạch riêng của từng trường, (giá soan theo yêu cầu 50.000đ/Tuần), Có giáo án dạy hè, có nhận soạn giáo án trình chiếu pp phục vụ cho thao giảng, hội giảng, thi của các cô tại trường. Nếu các cô liên hệ để xem và chọn mẫu giáo án của trường mình áp dụng, xin liên hệ ĐT: C.Mai: 0127 70 9 70 70 Có bài soạn mẫu soạn sẳn để tham khảo phương pháp soạn .
File đính kèm:
- GIAO_AN_HE.doc