Giáo án Lớp Chồi - Chủ điểm: Tết và mùa xuân - Đề tài: Ném còn - Nghiêm Thùy Dương

1. Kiến thức:

 - Trẻ biết tên bài tập

 - Trẻ biết cầm quả còn ném vào đích

- Trẻ biết cách thực hiện vận động ném còn.

 - Trẻ nắm được cách chơi, luật chơi khi tham gia trò chơi

2.Kỹ năng:

 - Trẻ có kĩ năng sử dụng phối hợp các bộ phận trên cơ thể và phát huy các tố chất vận động như: nhanh, mạnh, bền, khéo để tham gia trò chơi vận động.

- Trẻ thực hiện tốt kỹ năng vận động bật, ném, biết phối hợp giữa đôi mắt và tay của trẻ trong quá trình ném.

3. Thái độ:

 - Trẻ hào hứng tham gia, có kỷ luật trong giờ học

 

doc5 trang | Chia sẻ: thomas0207 | Lượt xem: 1001 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp Chồi - Chủ điểm: Tết và mùa xuân - Đề tài: Ném còn - Nghiêm Thùy Dương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN
Lĩnh vực phát triển vận động
Chủ điểm : Tết và mùa xuân.
 Đề tài : Ném còn 
 Trò chơi: Nhảy sạp
 Đối tượng : Mẫu giáo nhỡ 
 Số lượng : 20- 24 trẻ
 Thời gian : 20- 25 phút
 Người dạy : Nghiêm Thùy Dương
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
 - Trẻ biết tên bài tập
 - Trẻ biết cầm quả còn ném vào đích
- Trẻ biết cách thực hiện vận động ném còn.
 - Trẻ nắm được cách chơi, luật chơi khi tham gia trò chơi
2.Kỹ năng:
 - Trẻ có kĩ năng sử dụng phối hợp các bộ phận trên cơ thể và phát huy các tố chất vận động như: nhanh, mạnh, bền, khéo để tham gia trò chơi vận động.
- Trẻ thực hiện tốt kỹ năng vận động bật, ném, biết phối hợp giữa đôi mắt và tay của trẻ trong quá trình ném.
3. Thái độ:
 - Trẻ hào hứng tham gia, có kỷ luật trong giờ học
II. Chuẩn bị:
 Địa điểm tổ chức : Sân trường
1. Đồ dùng của cô:
- Âm thanh – loa, máy vi tính.
- Nhạc các bài hát về lễ hội của dân tộc 
- Quả còn to dùng cho cô   : 2 quả
2. Đồ dùng của trẻ:
- Đích đứng cao 1,0m, xa 1.2m
- Quả còn nhỏ dùng cho trẻ: 20 quả, 3 chiếc rổ đựng quả còn.
- Nơ thể dục.
- 10 gậy nhảy sạp
III. Tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Gây hứng thú
Mùa xuân đến các dân tộc miền núi phía Bắc thường tổ chức rất nhiều lễ hội.Trong lễ hội có rất nhiều trò chơi hấp dẫn và vui nhộn. 
- Vậy chúng mình có muốn đến các lễ hội đó không?.
- Nào chúng mình chuẩn bị lên tàu để đến với lễ hội mùa xuân. 
2. Phương pháp, hình thức tổ chức.
a. Hoạt động 1: Khởi động: 
- Cho trẻ khởi động theo đội hình vòng tròn, khi vòng tròn khép kín cô đi vào trong vòng tròn, đi ngược chiều với trẻ. 
- Tổ chức cho trẻ thực hiện đi các kiểu chân trên nền nhạc bài “Mời lên tàu lửa”
b. Hoạt động 2: Trọng động
Chào mừng các con đến với lễ hội mùa xuân của dân tộc Thái ngày hôm nay.
Tham gia lễ hội hôm nay có rất nhiều trò chơi, và để chuẩn bị đến với các trò chơi trong lễ hội cô cháu mình cùng rèn luyện cơ thể khỏe mạnh để tham gia vào các trò chơi trong lẽ hội nhé.
Các con đã sẵn sàng chưa?
- Cho trẻ đứng thành 4 hàng ngang, chuẩn bị tập bài tập phát triển chung.
* Bài tập phát triển chung: 
+ Tay: 2 tay sang ngang, gập tay vào vai ( 6L x 4N)
+ Bụng: Cúi gập người về phía trước, tay chạm cổ chân (4Lx4N)
+ Chân: Từng chân bước lên trước, khụy gối ( 4L x 4N)
+ Bật: Bật tách, khép chân ( 4L x 4N)
- Vậy là chúng mình vừa tập xong bài tập rèn luyện cơ thể, bây giờ chúng mình hãy cũng cô tham dự các trò chơi của dân tộc Thái nhé.
* Vận động cơ bản: Ném còn
- Cô giới thiệu tên bài tập. 
- Cô tập mẫu: 
+ Cô làm mẫu lần 1 không giải thích
+ Cô làm mẫu lần 2 ( cô 2 tập mẫu) kết hợp giải thích: 
Tư thế chuẩn bị: Từ đầu hàng cô đi đến vạch xuất phát, cô đứng chân trước chân sau, mắt nhìn thẳng vào đích, tay cầm quả còn ngang tầm mắt cùng hướng với chân sau. Khi có hiệu lệnh “ ném” tay cầm quả còn đưa lên cao và ném thẳng vào đích sao cho quả còn chui vào vòng tròn ở trên cột,  sau đó cô lên nhặt quả còn đặt vào rổ và đi về cuối hàng đứng.
- Cô gọi 2 trẻ đại diện lên thực hiện mẫu vận động
 ( Cô và trẻ cùng nhận xét đại diện trẻ tập)
-Trẻ thực hiện
+ Lần 1: Cô cho lần lượt 2 bạn một lên tập cô chú ý sửa sai cho trẻ .( Tập bằng bao cát)
+ Lần 2: GV tăng yêu cầu và độ khó của bài tập bằng cách để đích xa 1.5 m ( Tập bằng bao cát)
+Lần 3: Cho 2 đội tập dưới hình thức thi đua.( Tập bằng quả còn)
- Củng cố:
+ Hỏi lại trẻ tên bài tập.
c. Hoạt động 3: Trò chơi vận động : Nhảy sạp
* Giới thiệu trò chơi nhảy sạp : Các con ạ trò chơi nhảy sạp hay còn gọi là múa sạp là điệu múa dân gian đặc sắc của dân tộc nó thường được tổ chức vào các dịp vui, lễ hội  
- Chúng mình hãy lắng nghe cô giới thiệu cách chơi và luật chơi nhé.
=> Cô phụ nói lại cách chơi, luật chơi:
- Cách chơi: Cho từ 6 – 8 trẻ cầm thanh tre, cứ 2 trẻ cầm đầu của thanh tre, các trẻ còn lại đứng bên ngoài thanh trẻ theo hàng dọc. Khi nhạc nổi lên trẻ cầm thanh tre điều khiên 2 bên. Trẻ nhảy sạp nhảy qua các thanh tre, trẻ nhảy lần lượt theo cặp và hòa nhịp cùng bài hát
- Luật chơi: Chơi theo lần lượt, cố gắng không đụng vào các thanh tre nhé.
- Tổ chức cho trẻ chơi 1- 2 lần:
* Hồi tĩnh 
Trải qua cuộc hành trình dài đầy thú vị, xin mời các con cùng thực hiện hồi tĩnh để thư giãn cơ thể nào.
->Trẻ về vòng tròn vận động một số động tác thả lỏng cơ thể, hít thở sâu theo nhạc 
3. Kết thúc:
- Cô nhận xét, kết thúc tiết học.
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ thực hiện theo hiệu lệnh của cô
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ tập các động tác cùng cô
- Trẻ xem cô thực hiện mẫu
- Trẻ thực hiện mẫu
- Trẻ thực hiện
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Trẻ chơi
- Trẻ đi lại nhẹ nhàng

File đính kèm:

  • docPTTC Nem dich dung_12836363.doc
Giáo Án Liên Quan