Kế hoạch giáo dục lớp chồi - Chủ đề nhánh 3: Nghề nông dân

- Đón trẻ: Cô đón trẻ vào lớp và chơi ở các góc.

-Thể dục sáng: + Thứ 2, 5: Tập kết hợp với bài hát “Ồ sao bé không lắc”

 + Thứ 3, 4, 6: Tập các động tác cơ bản : H2, T3, C2, B1, B1.

PTNT:

Đo độ dài một đối tượng bằng các đơn vị đo khác nhau PTNN:

Trò chơi chữ cái u- ư

- Góc phân vai: - Cửa hàng thực phẩm

 - Phòng khám

- Góc xây dựng: - Xây vườn rau

 - Xây trang trại chăn nuôi

- Góc nghệ thuật: - Dán hình ảnh các nghề tương ứng

- Góc học tập: - Nối tranh

 - Chơi đô mi nô về nghề nông dân

- Góc thiên nhiên: - Chăm sóc vườn cây thiên nhiên

 

docx27 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 950 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Kế hoạch giáo dục lớp chồi - Chủ đề nhánh 3: Nghề nông dân, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC
CHỦ ĐỀ NHÁNH 3: “ NGHỀ NÔNG DÂN”
( Thực hiện từ ngày 28/11-02/12/2016 )
THỨ
HOẠT
ĐỘNG
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
ĐÓN TRẺ
- Đón trẻ: Cô đón trẻ vào lớp và chơi ở các góc.
-Thể dục sáng: + Thứ 2, 5: Tập kết hợp với bài hát “Ồ sao bé không lắc”
 + Thứ 3, 4, 6: Tập các động tác cơ bản : H2, T3, C2, B1, B1.
HOẠT ĐỘNG HỌC
PTNT:
Nghề nông dân
PTNN:
Thơ “ Hạt gạo làng ta”
PTNT:
Đo độ dài một đối tượng bằng các đơn vị đo khác nhau
PTNN:
Trò chơi chữ cái u- ư
PTTM:
DH (TT): Lớn lên cháu lái máy cày 
NH: Hạt gạo làng ta
TC: Ai đoán giỏi.
HOẠT ĐỘNG GÓC
- Góc phân vai: - Cửa hàng thực phẩm
 - Phòng khám
- Góc xây dựng: - Xây vườn rau
 - Xây trang trại chăn nuôi
- Góc nghệ thuật: - Dán hình ảnh các nghề tương ứng
- Góc học tập: - Nối tranh
 - Chơi đô mi nô về nghề nông dân
- Góc thiên nhiên: - Chăm sóc vườn cây thiên nhiên
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
- HĐCMĐ: Vẽ theo ý thích
- TCVĐ: 
Ai nhảy khéo nhất
- Chơi tự do
- HĐCMĐ: 
Quan sát thời tiết
- TCVĐ: Kéo co
- Chơi tự do
- HĐCMĐ:
Quan sát cây hoa
- TCVĐ:
Thi lấy bóng
- Chơi tự do
- HĐCMĐ:
Quan sát vườn rau
- TCVĐ:
Bịt mắt bắt dê
- Chơi tự do
- HĐCMĐ:
Làm đồ chơi bằng lá cây
- TCVĐ:
Mèo đuổi chuột
- Chơi tự do
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
- PTTM:
Cắt dán hình ảnh một số nghề
- Hướng dẫn chơi trò chơi học tập
- Làm quen bài hát : “Lớn lên cháu lái máy cày”
- PTTC:
Bật – nhảy từ trên cao xuống (40 - 45 cm )
TC: Cáo ơi ngủ à
- Rèn thói quen rửa mặt
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức :
- Trẻ biết một số công việc của nghề nông như cày ruộng, cuốc đất, tưới cây, cấy lúa
- Biết một số dụng cụ nghề nông( cuốc xẻng, máy cày, máy kéo, liềm, hái, máy tuốt lúa, bình tưới , quang gánh)
- Biết một số sản phẩm của nghề nông( Lúa gạo khoai, rau, củ, quả)
- Giáo dục trẻ yêu quí biết ơn bác nông dân và biết trân trọng sản phẩm của bác nông dân làm ra
- Biết được tên bài hát và hiểu nội dung bài hát biết vận động các bài hát về chủ đề.
- Biết tên bài thơ “Hạt gạo làng ta” và hiểu nội dung bài thơ, thuộc thơ.
- Biết cắt,vẽ, nặn, xé, dán...về sản phẩm về nghề nông dân.
- Trẻ biết đo độ dài một đối tượng bằng các đơn vị đo khác nhau
- Trẻ tập bài phát triển chung đều, đẹp và chính xác
- Biết thể hiện vận động : “Bật – nhảy từ trên cao xuống” khéo léo đúng kỹ thuật
- Trẻ biết hát đúng lời bài hát: “Lớn lên cháu lái máy cày” theo cô, hứng thú nghe cô hát bài “Hạt gọ làng ta”, biết chơi trò chơi “ Ai đoán giỏi” .
2. Kỹ năng :
- Luyện kỹ năng quan sát có chủ định .
 - Phát triển ngôn ngữ mạch lạc, tính khám phá, tìm tòi cho trẻ .
 - Luyện kỹ năng hát vận động, đọc thơ, kể chuyện diễn cảm .
 - Luyện kỹ năng vẽ, xé, dán, nặn để tạo ra sản phẩm qua hoạt động tạo hình .
 - Luyện kỹ năng bật - nhảy từ trên cao xuống
 - Phát triển thể chất, ngôn ngữ, nhận thức cho trẻ.
3. Thái độ :
 - Trẻ bết yêu quý các nghề và sản phẩm của nghề nông dân
 - Có ước muốn trở thành một nghề nào đó có ích cho xã hội .
 - Biết tôn trọng, giữ gìn sản phẩm .
 - Trẻ yêu thích ca nhạc.
 - Trẻ biết giữ gìn bảo quản đồ dùng đồ chơi
 - Trẻ có ý thức trong học tập cũng như trong tập luyện
TRÒ CHUYỆNVỀ CHỦ ĐỀ NHÁNH
Nội dung
Yêu cầu - Chuẩn bị
Cách tiến hành
- Cô cho trẻ xem tranh và trò chuyện với trẻ về nghề nông dân: Công việc, dụng cụ, sản phẩm...
- Trẻ nhận biết, phân biệt được công việc, dụng cụ lao động, sản phẩm của nghề nông dân với các nghề khác.
- Xây dựng vốn từ, phát triển ngôn ngữ .
- Biết quan tâm, giúp đỡ người khác.
* Chuẩn bị:
- Một sốtranh ảnh về nghề nông dân
- Cô gợi ý cho trẻ quan sát một số tranh ảnh về nghề nông dân:
+ Nghề nông dân làm những công việc gì?
+ Nghề nông dân có những dụng cụ gì?
+ Tạo ra những sản phẩm nào?
- Trò chuyện với trẻ.
+ Bố mẹ con làm nghề gì?
+ Có ai làm nghề nông dân không?
+Nghề nông dân tạo ra sản phẩm gì?
+ Để tạo ra những sản phẩm đó người nông dân phải như thế nào?
- Nghề nông dân tạo ra những sản phẩm như: Lúa , ngô, khoai , sắn, rau, củ , quả...phục vụ đời sống con người....Nghề nông dân rất là vất vả
THỂ DỤC SÁNG
1.Yêu cầu:
- Trẻ biết tập bài hát kết hợp với nội dung lời ca bài hát : “Ồ sao bé không lắc”
- Trẻ biết tập các động tác đều theo nhịp hô của cô.
2. Chuẩn bị:
- Sân tập sạch sẽ, đảm bảo an toàn cho trẻ.
- Các động tác thể dục và bài hát “Ồ sao bé không lắc”.
3. Tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1.Ổn định: (1-2 phút)
2. Nội dung:
2.1. HĐ1: Khởi động:( 4-5 phút)
- Cô điều khiển đi thành vòng tròn kết hợp các kiểu đi: Kiểng chân, nhón chân...sau đó chuyển đội hình thành 2 hàng dọc.
2.2. HĐ 2: Trọng động (18-20 phút)
*BTPTC:
- Thứ 2 và thứ 5 tập kết hợp bài hát: “ Ồ sao bé không lắc”
- Thứ 3, 4, 6 tập các động tác cơ bản:
+ Động tác hô hấp 2:
CB.4 1.3
+ Động tác tay vai 3:
CB.4 1.3 2
+Động tác chân 2:
CB.4 1.3 2
+ Động tác bụng 1:
CB.4 1.3 2 
+ Động tác bật 1:
 CB TH
 2.3.HĐ 2: Hồi tĩnh: Làm chim bay nhẹ nhàng
- Trẻ khởi động theo hiệu lệnh của cô.
- Trẻ tập theo cô
- 2 lần 8 nhịp
- 2 lần 8 nhịp
- 2 lần 8 nhịp
- 2 lần 8 nhịp
- 2 lần 8 nhịp
- Trẻ làm chim bay nhẹ nhàng
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GÓC
Nội dung
Yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
* Góc PV:
- Cửa hàng thực phẩm
- Phòng khám
- Biết mô phỏng các hành động vai như: Cửa hàng thực phẩm, phòng khám
- Biết phối hợp chơi với bạn.
- Đồ dùng tự tạo: Cửa hàng, các Đồ bác sỹ, thuốc, kim tiêm, ống nghe....
1.Hoạt động 1: Thỏa thuận trước khi chơi (5-7 phút)
* Ổn định-Giới thiệu hoạt động góc:
- Ở góc xây dựng cô muốn các con xây dựng trang trại chăn nuôi và xây vườn rau. Ai sẽ là kỹ sư trưởng? Các con xây trang trại chăn nuôi, vườn rau như thế nào? 
- Góc phân vai hôm nay các con chơi trò gì?(Cửa hàng thực phẩm, phòng khám). 
 + Cửa hàng thực phẩm bán những loại thực phẩm nào? 
+ Ở phòng khám có những ai? Làm những công việc g ì?
- Ai có đôi bàn tay khéo léo về góc nghệ thuật thể hiện năng khiếu của mình dán hình ảnh các nghề tương ứng
- Còn góc học tập các con sẽ nối tranh, chơi đô mi nô về nghề nông dân
- Cô giới thiệu vị trí các góc chơi nhắc nhở trẻ khi chơi phải đoàn kết, không được tranh giành đồ chơi của nhau.
- Cho trẻ lấy ký hiệu về góc chơi.
2. Hoạt động 2: Quá trình chơi (25- 30 phút)
Thời gian đầu cô chơi cùng với trẻ, vừa chơi vừa hướng dẫn trẻ cách thể hiện vai chơi, cách xây dựng “Trang trại chăn nuôi,vườn rau”, cách thể hiện vai chơi ở các góc khác và nhắc nhở trẻ giao lưu với bạn chơi, chơi đoàn kết không tranh giành đồ chơi.
3. Hoạt động 3: Nhận xét sau khi chơi (5-7 phút)
Thời gian đầu cô nhận xét từng góc chơi sau đó cho trẻ tự nhận xét xong đi về thăm quan nhóm xây dựng, kỹ sư trưởng giới thiệu công trình xây dựng.
- Cô nhận xét chung.
- Giáo dục trẻ biết yêu quý, kính trọng các nghề, biết giữ gìn sản phẩm....
- Kết thúc hát bài hát: “Lớn lên cháu lái máy cày”.
* Góc XD:
- Xây trang trại chăn nuôi
- Xây vườn rau
- Trẻ biết xây dựng, tái tạo: Trang trại chăn nuôi, xây vườn rau. Sắp xếp công trình hợp lý, đẹp mắt.
- Trẻ chơi gọn gàng, nề nếp.
- Đồ chơi XD: Gạch, khối gỗ,cây xanh, mô hình, hoa, rau xanh hàng rào...
* Góc HT:
- Nối tranh
- Chơi đô mi nô về nghề nông dân
- Trẻ biết nối tranh , chơi đô mi nô về nghề nông dân 
- Tranh, đô mi no về nghề nông dân
* Góc NT:
- Dán hình ảnh các nghề tương ứng
- Biết dán hình ảnh các nghề tương ứng: Sản phẩm, trang phục, dụng cụ các nghề tương ứng
- Hình ảnh các nghề, sản phẩm, dụng cụ, trang phục các nghề tương ứng
* Góc thiên nhiên:
- Chăm sóc vườn cây thiên nhiên
- Trẻ biết chăm sóc và bảo vệ cây xanh
- Xô chậu tưới, nước....
Thứ 2 ngày 28 tháng 11 năm 2016
ĐÓN TRẺ, CHƠI, THỂ DỤC SÁNG:
 Đón trẻ vào lớp, cho trẻ chơi với đồ chơi trong lớp, sau đó tập thể dục sáng.
HOẠT ĐỘNG HỌC
Lĩnh vực phát triển nhận thức: 
Nghề nông dân
Đề tài: 
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết công việc, một số dụng cụ và sản phẩm của nghề nông dân
- Biết được quy trình làm ra hạt gạo và sựu lhó khăn vất vả của bac nông dân.
- Biết được lợi ích của nghề nông dân đối với đời sống con người.
2. Kỹ năng:
- Luyện kỹ năng nói trọn câu và tự đặt câu hỏi, trả lời câu hỏi rõ ràng, mạch lạc.
- Quan sát, sắp xếp tranh đúng thứ tự.
- Phát triển khả năng chú ý, ghi nhớ có chủ định.
- Phát triển tư duy ngôn ngữ cho trẻ.
3. Giáo dục:
- Giáo dục trẻ biết ơn và yêu quý các bác nông dân.
- Biết sử dụng cận thận, tiết kiệm các sản phẩm bác nông dân làm ra.
- Ý thức, tổ chức kỷ luật trong giờ học, biết thực hiện yêu cầu của cô, chia sẻ cùng bạn bè.
II. Chuẩn bị:
Chuẩn bị cho cô
Chuẩn bị cho trẻ
- Tranh ảnh nghề nông dân, đồ dùng và sản phẩm các nghề
- Một số bài thơ bài hát trong chủ điểm nghề nghiệp.
- Tranh lô tô về các nghề, sản phẩm các nghề nông dân
III. Tiến trình hoạt động:
 Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Ổn định- Giới thiệu: (1-3 phút)
- Cô và trẻ hát bài hát: “ Ai làm ra mùa vàng”
- Các con vừa hát bài gì ?
- Bài hát nói về ai?
- Các bác nông dân trong bài hát đã làm gì ?
Để tạo ra các sản phẩm lúa, ngô, khoai, sắn, rau...các loại thực phẩm cho con người các bác nông dân đã rất vất vả. Để hiểu hơn về các công việc của bác nông dân cô cháu mình cùng tìm hiểu nhé!
2. Nội dung:
2.1. HĐ 1: Quan sát, đàm thoại (15-17 phút)
Cô cho mỗi tổ 1 hộp quà có chứa các dụng cụ, sản phẩm nghề nông và quy trình làm ra hạt gạo.
- Cho mỗi tổ lần lượt lên giới thiệu về hộp quà của mình.
* Tổ 1 giới thiệu về dụng cụ của nghề nông:
+ Đây là dụng cụ gì?
+ Dùng để làm gì?
+ Là dụng cụ của nghề gì?
* Tổ 2 giới thiệu quy trình làm ra hạt gạo:
+ Để làm ra hạt gạo đầu tiên các bác nông dân phải làm gì?
+ Để cày được ruộng thì phải dùng gì?
+ Ngày nay thì có máy gì?
+Tiếp theo phải làm gì nữa?
+ Các bác nông dân phải cấy lúa như thế nào? Vì sao?
+ Cấy lúa xong rồi muốn cây phát triển thì phải làm gì nữa?
+ Khi lúa chín vàng thì phải làm gì?
+ Để gặt được lúa thì phải cần đến dụng cụ gì?
+ Thời nay thì có thêm máy gì nhỉ?
+ Sau đó sẽ đến công đoạn nào?
=> Để làm ra được lúa gạo phải trải qua rất nhiều giai đoạn cày ruộng, cấy lúa, chăm sóc và thu hoạch lúa. Lúa khi thu hoạch về sẽ được tuốt và phơi kho sau đó xay ra mới được hạt gạo thơm ngon cho chúng mình đấy.Vì vây chúng mình phải như thế nào?
* Tổ 3 giới thiệu về sản phẩm của nghề nông:
- Cho trẻ quan sát và nhận xét.
- Ngoài lúa ra các bác nông dân còn làm ra gì nữa?
=> Các con ạ ! Bác nông dân trồng lúa làm ra sản phẩm lúa gạo và 1 số hoa màu khác như rau củ quả đấy. Vậy để biết ơn các bác nông dân đã vất vả làm ra các con phải biết kiệm lúa gạo bằng cách ăn hết khẩu phần ăn của mình, không làm rơi cơm nhé !
2.2.HĐ 2: Trò chơi luyện tập ( 5-7 phút)
* Trò chơi: “ Gắn tranh theo yêu cầu”
- Cô nói công việc hoặc sản phẩm của nghề nào thì trẻ đưa tranh vẽ nghề đó lên và nói tên.
 - Cho trẻ chơi 2-3 lần.
* Trò chơi: “Đội nào nhanh”
+ Cách chơi: Chia lớp thành 3 đội. Lần lượt trẻ trong đội bật qua vòng và chọn các lô tô có vẽ các sản phẩm do các bác nông dân làm ra, rồi sau đó đem về đội của mình
+ Luật chơi: Đội nào lên gắn đúng nhanh và được nhiều hơn là thắng cuộc. Khi lên gắn ai bật chạm và vòng hoặc bật bằng 1 chân là sai không được lên gắn. Khi bài hát “ Ai làm ra mùa vàng” kết thúc là trò chơi kết thúc đội nào gắn đúng và được nhiều là thắng cuộc.
- Trẻ chơi cô bao quát và nhận xét kết quả.
* Giáo dục: Trẻ biết ơn những người làm ra sản phẩm và biết những công việc nhẹ giúp người lớn.
3. Kết thúc: (2-3’)
- Nhận xét- tuyên dương. 
- Trẻ hát
- Bài “ Ai làm ra mùa vàng” 
- Trẻ trả lời
- Trẻ giới thiệu: Cái cày, cái quốc, cái liềm....
- Trẻ trả lời
- Nghề nông
- Trẻ giới thiệu: cày ruộng, cấy lúa, chăm sóc, thu hoạch....
- Cái cày
- Máy cày
- Cấy lúa
- Trẻ trả lời theo hiểu biết
- Chăm sóc
- Gặt lúa
- Cái liềm
- Máy gặt
- Tuốt lúa
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Trẻ giới thiệu: lúa, ngô, khoai sắn, rau, quả, củ.........
-Trẻ lắng nghe
- Trẻ chơi trò chơi
- Trẻ lắng nghe
-Trẻ chơi
- Trẻ lắng nghe
HOẠT ĐỘNG GÓC
- Góc phân vai: - Cửa hàng thực phẩm
- Góc xây dựng: - Xây vườn rau
- Góc nghệ thuật: - Dán hình ảnh các nghề tương ứng
- Góc thiên nhiên: - Chăm sóc vườn cây thiên nhiên
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Nội dung: 
- Hoạt động có chủ đích: Vẽ theo ý thích
- Trò chơi vận động: Ai nhảy khéo nhất
- Chơi tự do.
Tiến trình hoạt động:
 Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động có chủ đích: Vẽ theo ý thích(13-15’)
- Cô cùng trẻ ra sân chơi
- Hỏi trẻ:
+ Con thích vẽ gì?
+ Con định vẽ như thế nào?
- Cô gợi ý cho trẻ một số ý tưởng.
- Trẻ thực hiện: Cô đi tới từng trẻ gợi hỏi trẻ vẽ gì để hướng dẫn thêm.
- Kết thúc cho trẻ đi xem bài bạn vẽ.
2. Trò chơi vận động: Ai nhảy khéo nhất (6-7’)
- Cô nêu cách chơi, luật chơi 
- Tiến hành cho trẻ chơi.
- Trẻ chơi cô quan sát và động viên trẻ.
3. Chơi tự do(7-8’)
- Trẻ nêu ý định
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ thực hiện
- Trẻ đi xem
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chơi trò chơi
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Cắt dán hình ảnh một số nghề
Phát triển thẩm mỹ
Đề tài:
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết cắt dán hình một số đồ dùng và sản phẩm của một số nghề
2. Kĩ năng:
- Trẻ biết dùng các kỹ năng đã học để cắt dán hình đồ dùng, sản phẩm nghề mà trẻ thích
- Phát triển khả năng chú ý, quan sát, ghi nhớ có chủ định.
- Phát triển trí tưởng tượng tư duy ngôn ngữ cho trẻ.
- Phát triển năng khiếu thẩm mỹ, khả năng sáng tạo của trẻ.
3. Thái độ: 
- Trẻ yêu quý sản phẩm tạo ra 
- Yêu quý, biết ơn, yêu thích làm một nghề nào đó trong xã hội.
II. Chuẩn bị:
Đồ dùng của cô
Đồ dùng của trẻ
- Hình ảnh 1 số đồ dùng, sản phẩm nghề cho trẻ.
- Mẫu gợi ý của cô: Bó lúa, cá kèo, tôm sú, quần áo, bàn, ghế,
- Tích hợp: âm nhạc
- Giá trưng bày sản phẩm
- Hình ảnh một số nghề, keo dán, kéo cho trẻ
- Bàn, giẻ lau tay...
III. Tiến trình hoạt động:
Hoạt động của cô.
Hoạt động trẻ.
1. Ổn định- Giới thiệu: (2-3 phút)
- Cho trẻ hát bài: “Tía má em”
- Tía má bạn trong bài hát làm ngành nghề gì?
- Công việc đó có vất vả không? Cần những đồ dùng gì?
- Công việc đó tạo ra sản phẩm gì?
- Ngoài ra, trong xã hội còn có những ngành nghề nào nữa? 
- Khi lớn lên con thích làm ngành nghề gì? Làm công việc đó con sẽ giúp ích được gì cho mọi người?
- À, mỗi ngành nghề đều rất đáng quý, đều cần nhiều loại đồ dùng khác nhau để tạo ra sản phẩm giúp ích cho cuộc sống của mọi người. 
2. Nội dung:
2.1. Hoạt động 1: Quan sát - đàm thoại mẫu (7-8’)
- Các con nhìn xem cô có bức tranh cắt dán gì đây?
- Cô dùng kĩ năng gì để cắt?
- Cô dán như thế nào?
- Trong tranh cô cắt dán đâu là đồ dùng? Đâu là sản phẩm của nghề?
- Ai lớn lên cũng cần phải có 1 nghề để lao động. Vậy, hôm nay cô sẽ tổ chức cho các con tham gia hội thi “ cắt dán đồ dùng và sản phẩm nghề mà con thích” để các con thể hiện sự khéo léo của mình qua sản phẩm tạo hình nhé!
- Trong mỗi dĩa của các con có nhiều hình ảnh của một số đồ dùng, sản phẩm của 1 số nghề. Khi cắt các con nhớ cắt theo đường viền của hình, đương viền cong thì các con cắt cong,, đương viền thẳng thì các con cắt thẳng, không cắt phạm vào hình và nhớ bôi hồ vừa đủ, dán vào giữa bức tranh cho sản phẩm của mình thật đẹp nhé!
2.2. Hoạt động 2 : Trẻ nêu ý định (3-4’)
- Cô hỏi:
+ Nghề nông dân có những dụng cụ gì? Sản phẩm gì?
+ Nghề dịch vụ có dụng cụ gì? Sản phẩm là gì?...
+ Con dùng kỹ năng gì? Để tạo thành sản phẩm đẹp, đúng con phải làm gì?
2.3 Hoạt động 3: Trẻ thực hiện ( 11-13’)
- Trẻ cắt dán
- Trẻ cắt dán, cô bao quát, giúp đỡ những trẻ còn lúng túng.
2.3. Hoạt động 3: Trưng bày và nhận xét sản phẩm(3-4’)
- Trẻ đem sản phẩm treo lên giá cho cả lớp xem chung
- Cô mời cháu chọn sản phẩm thích? Vì sao?
- Cô chọn sản phấm thích? Vì sao? 
- Cô bổ sung sản phẩm chưa hoàn chỉnh.
* Giáo dục: Trẻ quý trọng những người làm ra các sản phẩm có ích cho xã hội, biết ơn người lao động... biết giữ gìn sản phẩm của mình và của bạn...
3. Kết thúc (1-2’)
- Tuyên dương và giáo dục.
- Trẻ hát
- Làm nghề nông dân
- Có ạ
- Lúa, ngô, khoai, sắn....
- Trẻ kể
- Trẻ trả lời theo hiểu biết
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ quan sát
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ nêu ý định
- Trẻ thực hiện
- Trẻ lên trưng bày sản phẩm
- Trẻ chọn và nhận xét sản phẩm
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chú ý lắng nghe
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
.............................................................................................................................................................................................................................................................................. .......................................................................................................................................
Thứ 3 ngày 29 tháng 11 năm 2016
ĐÓN TRẺ, CHƠI, THỂ DỤC SÁNG: 
Đón trẻ vào lớp, cho trẻ chơi với đồ chơi trong lớp, sau đó tập thể dục sáng.
HOẠT ĐỘNG HỌC
Phát triển ngôn ngữ:
Thơ: Hạt gạo làng ta
Đề tài:
I. Mục đích yêu cầu :
1. Kiến thức :
- Trẻ biết được công việc của nghề nông dân, các sản phẩm của nghề nông.
- Trẻ cảm nhận được vẻ đep của làng quê Việt Nam.
- Trẻ hiểu nội dung bài thơ.
- Trẻ nhớ tên bài thơ, nhớ tên tác giả.
- Trẻ đọc thuộc diễn cảm bài thơ, thể hiện được vần nhịp, giọng điệu, nhịp điệu của bài thơ.
2. Kỹ năng:
- Trẻ cảm nhận dược nhịp điệu của bài thơ.
- Trẻ biết đọc diễn cảm bài thơ, thể hiện tình cảm, cảm xúc.
- Luyện kỹ năng trả lời câu hỏi đủ câu, rõ ràng, mạch lạc...
- Luyện khả năng chú ý và ghi nhớ có chủ định.
- Phát triển tư duy ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.
3. Thái độ:
- Giáo dục trẻ biết được sự vất vả của người nông dân nên càng phải biết quý trọng và biết ơn người nông dân, ăn hết xuất của mình, không đổ cơm làm rơi vãi cơm...
- Ý thức tổ chức kỷ luật trong giờ học, biết thực hiện yêu cầu của cô và chia sẻ cùng bạn bè.
II. Chuẩn bị :
Đồ dùng của cô
Đồ dùng của trẻ
- Tranh minh họa nội dung bài thơ .
- Bài thơ “hạt gạo làng ta”
- Chiếu đủ trẻ ngồi học
- Hằng ngày trẻ được làm quen bài thơ.
III. Tiến trình hoạt động:
 Hoạt động của cô
 Hoạt động trẻ
1.Ổn định - giới thiệu (1-2’)
- Cho trẻ chơi trò chơi “ Gieo hạt ”
- Gieo hạt cho chúng ta gì ? 
- Gieo hạt là công việc chủ yếu của nghề gì ? 
- Để cây cho quả, cho ta hạt lúa, hạt gạo để có cơm ăn các bác nông đân đã bỏ công sức ra làm vất vả . Để biết đợc sự vất vả đó như thế nào các con nghe cô đọc bài thơ “Hạt gạo làng ta” của tác giả Trần Đăng Khoa.
2. Nội dung:
2.1. Hoạt động 1 : Cô đọc thơ diễn cảm cho trẻ nghe (2-4’)
- Cô đọc trẻ nghe bài thơ lần 1 
- Cô đọc lần 2 kết hợp tranh.
- Hỏi tên bài thơ, tên tác giả?
2.2. Hoạt động 2 : Trích dẫn, giảng giải, đàm thoại (4-6 ‘)
+ Hạt gạo làng ta có những hương vị nào? 
- Trích: “Có vị phù sa
 ..
 Ngọt bùi hôm nay”
Đúng vậy, hạt gạo có vị phù sa, hương sen thơm và lời ru ngọt ngào của mẹ nữa. Đó là những hình ảnh rất gần gũi với quê huơng chúng ta.
+ Hạt gạo làng ta có gì nữa nào?
- Trích: “Có bão tháng bảy
 Có mưa tháng ba”
Hằng năm cứ tới tháng bảy và tháng ba thường có mưa bão, và các bác nông dân phải đương đầu với nước lũ, với mưa bão để cứu lấy cánh đồng, cứu lấy cây lúa.
- Các bác nông dân còn vất vả như thế nào nữa?
- Trích: “Giọt mồ hôi sa
 .
 Mẹ em xuống cấy”
Những trưa tháng sáu là mùa hè, trời nóng bức và nước cũng rất nóng, nóng như ai nấu vậy. Nhưng các bác nông dân vẫn đi cày.
* Giải thích từ khó: “Phù sa” là đất mịn, nhiều chất màu được cuốn theo dòng nước, hoặc lắng đọng lại ven song.
- Giáo dục trẻ: Chúng mình phải biết ơn và yêu quý những người nông dân ngày đêm vất vả, siêng năng lao động tạo ra các sản phẩm, lương thực cung cấp cho mọi người. Chúng mình phải chăm ngoan học giỏi, ngoan ngoãn vâng lời ông bà cha mẹ...
2.3. Hoạt động 3: Dạy trẻ đọc thơ (10- 12’)
 - Mời cả lớp đọc cùng cô.
- Cô chú ý sửa sai cho trẻ
- Cho các tổ đọc theo tay chỉ của cô.
- Cho nhóm trẻ đọc
- Cá nhân trẻ đọc
* Củng cố: Vừa đọc bài thơ gì? Do ai sáng tác?
2.4. Hoạt động 4: Trò chơi: “ Giúp bố mẹ mang thóc về kho” (2-4’)
- Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi.
- Cho trẻ chơi
* Hát cho trẻ nghe: Bài hát “Hạt gạo làng ta”
Bài thơ này còn được các bác nhạc sĩ phổ thà

File đính kèm:

  • docxGiao_an_chu_de_nghe_nong_dan.docx