Giáo án Lớp Lá - Tuần 33 - Chủ đề: Trường Tiểu học - Năm học 2018-2019

I. Mục đích:

- Trẻ biết được tên gọi, điểm nổi bật của trường tiểu học

- Rèn cho trẻ trả lời câu hỏi mạch lạc, rõ ràng

- Giáo dục trẻ có thái độ yêu quý có niềm vui, thích vào lớp một.

II. Chuẩn bị:

Hình ảnh, video về trường tiểu học

III. Tổ chức hoạt động:

* Trò chuyện

 - Cho trẻ hát bài “ tạm biệt búp bê”

 - Các con năm nay đang học lớp gì?

- Vậy là sang năm các con sẽ vào lớp một rồi, lúc đó các con sẽ được vào trường tiểu học, làm quen với nhiều bạn mới. Các con sẽ được học nhièu thầy cô.

- Các con có tò mò về trường tiểu học không?

- Vậy bạn nào biết trường tiểu học nhìn như thế nào nhỉ?

- Trường tiểu học sẽ có nhiều phòng học, các phòng chức năng, có sân trường rộng. Có nhiều cây xanh nữa, trong lớp thì có nhiều bàn ghế để ngồi học, chứ không ngồi giống như ở mẫu giáo nữa.

- Bạn nào có biết lên tiểu học rồi sẽ học những gì không?

- Để trả lời được những câu hỏi này cô và các con sẽ cùng tìm hiểu vào hôm sau nhé.

 

docx18 trang | Chia sẻ: thomas0207 | Lượt xem: 783 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp Lá - Tuần 33 - Chủ đề: Trường Tiểu học - Năm học 2018-2019, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MẠNG NỘI DUNG
Chủ đề: TRƯỜNG TIỂU HỌC
Chức năng của các phòng
Cảnh quan của trường
TRƯỜNG TIỂU HỌC
Trong lớp được học những gì
Trong lớp học có gì
Phòng học có gì
MẠNG HOẠT ĐỘNG
CHỦ ĐỀ: TRƯỜNG TIỂU HỌC
MẠNG NỘI DUNG
MẠNG HOẠT ĐỘNG
Cảnh quan của trường
- Trò chuyện 
- Quan sát
Chức năng của các phòng
- Trò chuyện 
- Quan sát
- Xem tranh ảnh
Phòng học có gì
- Trò chuyện 
- Xem tranh ảnh
- Thực hành
Trong lớp được học những gì
- Trò chuyện 
- Quan sát
- Xem tranh ảnh
Trong lớp học có gì
- Trò chuyện 
- Quan sát
- Xem tranh ảnh
MỞ CHỦ ĐỀ : TRƯỜNG TIỂU HỌC
I. Mục đích:
- Trẻ biết được tên gọi, điểm nổi bật của trường tiểu học
- Rèn cho trẻ trả lời câu hỏi mạch lạc, rõ ràng
- Giáo dục trẻ có thái độ yêu quý có niềm vui, thích vào lớp một.
II. Chuẩn bị: 
Hình ảnh, video về trường tiểu học
III. Tổ chức hoạt động: 
* Trò chuyện
 - Cho trẻ hát bài “ tạm biệt búp bê”
 - Các con năm nay đang học lớp gì?
- Vậy là sang năm các con sẽ vào lớp một rồi, lúc đó các con sẽ được vào trường tiểu học, làm quen với nhiều bạn mới. Các con sẽ được học nhièu thầy cô.
- Các con có tò mò về trường tiểu học không?
- Vậy bạn nào biết trường tiểu học nhìn như thế nào nhỉ?
- Trường tiểu học sẽ có nhiều phòng học, các phòng chức năng, có sân trường rộng. Có nhiều cây xanh nữa, trong lớp thì có nhiều bàn ghế để ngồi học, chứ không ngồi giống như ở mẫu giáo nữa.
- Bạn nào có biết lên tiểu học rồi sẽ học những gì không?
- Để trả lời được những câu hỏi này cô và các con sẽ cùng tìm hiểu vào hôm sau nhé.
KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY TUẦN 33
 (Từ ngày 29/04/2019 đến ngày 3/05/2019
Nội dung
Thứ 2
29/05/2019
Thứ 3
30/04/2019
Thứ 4
1/05/2019
Thứ 5
2/05/2019
Thứ 6
3/05/2019
Thứ 7
4/05/2019
Chủđề
TrườngTiểuHọc	
Đón trẻ
- Đón trẻ vào lớp cho trẻ chơi tự do ở các góc chơi nhắc trẻ bỏ đồ dùng cá nhân vào đúng ngăn tủ. 
- Họp mặt đầu tuần: Một số hành vi đúng hoặc sai của con người đối với môi trường.
Thể dục sáng
- Hô hấp 1, tay 1, chân 1, bụng 4, bật 4
Hoạt động có chủ đích
Nghỉ
Dạy bù thứ bẩy ngày 4 tháng 5
Nghỉ lễ 30/4
PTNT
Nghỉ lễ 1/5
Tạo hình
Vẽ tàu thuyền trên sông
PTTM
- Hát múa bài “Nhớ Ơn Bác”
Thơ : 
Ảnh Bác
(Dạy bù thứ 
Hoạt động ngoài trời
- Quan sát trường tiểu học, Trò chuyện về trường Tiểu Học.
- Trò chơi dân gian: Mèo đuổi chuột. Dung dăng dung dẻ.
- Chơi tự do với đồ chơi, thiết bị ngoài trời, vẽ trường tiểu học trên sân trường.
Hoạt động góc
1/Góc xây dựng: Trường tiểu học.
2/Góc phân vai: Bác cấp dưỡng, cô giáo.
3/Góc nghệ thuật: Ôn lại các bài hát, vẽ các đồ dùng học tập lớp 1.
4/Góc học tập: Sắp xếp các số từ 1- 10.
5/Góc thư viện: Xem sách, đọc thơ, kể chuyện về trường tiểu học.
6/Góc thiên nhiên: Chăm sóc góc thiên nhiên.
Vệ sinh ăn trưa
- Tạo cho trẻ có thói quen rửa tay trước khi ăn
- Giới thiệu các món ăn, giáo dục dinh dưỡng cho trẻ.
Hoạt động chiều
Nghỉ
Dạy bù thứ bẩy ngày 4 tháng 5
Nghỉ lễ 30/4
Nghỉ lễ 1/5
THTVBLQVCC
Tô màu chữ y, in rổng, tô chữ y in mờ trên đường kẽ ngang
Đóng chủ đề
THTVBLQVCC
Tô màuchữ g, in rổng, tôchữ g in mờ trên đường kẽ ngang
Trả trẻ
- Vệ sinh cá nhân. - Nhận xét cắm cờ cuối buổi. 
- Cho trẻ ra về
GIÁO ÁN GIẢNG DẠY
Thứ 5 ngày 2 tháng 5 năm 2019
THỂ DỤC BUỔI SÁNG
ĐỀ TÀI: HÔ HẤP 1 – TAY 1 – CHÂN 1 – BỤNG 4 - BẬT 4
I.Mục đích-yêu cầu: 
- Trẻ đi theo các kiểu kiễng gót, khom người, đi bằng mũi chân, nghiêng bàn chân
- Trẻ tập các động tác trong bài tập phát triển chung.
- Giáo dục trẻ thường xuyên tập thể dục cho cơ thể khỏe mạnh và phát triển.
II.Chuẩn bị:
- Sân bãi rộng, sạch sẽ.
- Giáo viên tham khảo kỹ động tác để dạy trẻ, đĩa nhạc theo chủ điểm.
III.Tổ chức hoạt động:
1.Khởi động.
Cho trẻ đi đội hình vòng tròn kết hợp hát bài “đồng hồ báo thức”theo các kiểu đi.
Cô đi ngược chiều quan sát trẻ .
2.Trọng động.
+Tập BT phát triển chung:
Cho trẻ tập cùng cô theo nhạc.
*Động tác hô hấp 1: “Gà gáy ò ó o...”
Tư thế chuẩn bị(TTCB): Đứng thẳng, khép chân, tay thả xuôi, đầu không cúi.
Thực hiện: Bước chân trái lên phía trước, chân phải kiễng gót, 2 tay khum trước miệng, vươn người về bên trái giả làm tiếng gà gáy”ò ò o”. Cô động viên trẻ làm tiếng gà gáy càng to, ngân dài càng tốt. Sau đó hạ tay xuống, đưa chân trái về TTCB. Tiếp tục đổi bên và thực hiện như trên.
*Động tác tay – vai 1: Tay đưa ra phía trước, gập trước ngực (có thể tập với gậy, vòng)
TTCB: Đứng thẳng, tay để dọc thân, khép chân.
Nhịp 1: Bước chân trái lên trên một bước, trọng tâm dồn vào chân trái, chân phải kiễng gót. Tay tay đưa ra phía trước, lòng bàn tay sấp.
N2: Khuỷu tay ngang vai.
N3: Như nhịp 1.
N4: Về TTCB.
N5,6,7,8: Đổi chân và thực hiện như trên.
*Động tác chân 1: Ngồi xổm, đứng lên liên tục.
TTCB: Đứng thẳng, tay thả xuôi (có thể tập với cờ, nơ).
Nhịp 1: Đưa 2 tay ra ngang (lòng bàn tay ngửa).
Nhịp 2: ngồi xổm (thẳng lưng) tay đưa ra phía trước (lòng bàn tay sấp).
Nhịp 3: Như nhịp 1.
Nhịp 4: Về TTCB.
Nhịp 5, 6, 7, 8: Tiếp tục thực hiện như trên.
*Động tác bụng – lườn 4: Đứng đan tay sau lưng, gập người về phía trước.
TTCB: Đứng thẳng, tay thả xuôi (có thể tập với gậy).
Nhịp 1: Bước chân trái sang bên 1 bước, tay để sau lưng đan các ngón tay vào nhau (lòng bàn tay hướng lên trên).
Nhịp 2: Gập người ra phía trước, ưỡn lưng (thân người vuông góc với chân) tay đưa cao về phía sau, chân thẳng.
Nhịp 3: Như nhịp 2 nhưng cúi sâu hơn.
Nhịp 4: Về TTCB.
Nhịp 5, 6, 7, 8: Như trên, đổi chân.
*Động tác bật 4: Bật luân phiên chân trước, chân sau.
TTCB: Đứng thẳng, tay chống hông.
Nhịp 1: Bật tách chân trái ra phía trước, chân phải ra phía sau.
Nhịp 2: Bật đổi ngược lại: chân trái ra sau, chân phải ra trước. Bật theo nhịp 1 – 2 hoặc vỗ tay.
- Trò chơi : gieo hạt
3. Hồi tĩnh
 - Cho cháu nghe nhạc không lời vận động điệu con công nhẹ nhàng.
- Giáo dục trẻ thường xuyên luyện tập thể dục.
GIỜ HỌC TẠO HÌNH
ĐỀ TÀI: VẼ TÀU THUYỀN TRÊN SÔNG
I. Mục đích và yêu cầu.
- Trẻ biết tên gọi và vẽ được một số loại thuyền gần gũi.
- Trẻ biết tàu thuyền là phương tiện giao thông đường thủy
- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
- Củng cố kỹ năng vẽ thuyền,biết phối hợp màu để tạo nên bức tranh sinh động .
- Biết sáng tạo, biết cách bố cục bức tranh đẹp.
- Giáo dục trẻ yêu quý cái đẹp ,giữ gìn sản phẩm .
- Trẻ biêt đi thuyền không được đùa nghịch và không vứt rác xuông nước và môi trường xung quanh.
II. Chuẩn bị.
- Giáo án.
- Máy chiếu đoạn phim về cảnh sông nước, tranh vẽ tàu thuyền .
- Tranh mẫu của cô 4-5 tranh .
- Giấy A4 ,giấy màu ,
III .Tổ chức hoạt động:
1.Ổn định
- Cô cho trẻ xem video về cảnh sông nước
Cô hỏi trẻ các con xem có hay không ?
Những chiếc truyền đang làm gì ?
Đó là những phương tiện giao thông đường gì ?
Cô khái quát và giáo dục trẻ: À đúng rồi tất cả những phương tiện như :Tàu, thuyền, ca nô, thuyền thúng, thuyền mui và các phương tiện khác hoạt động trên sông, trên biển là phương tiện giao thông đường thuỷ đấy,tàu thuyền để chở người, hàng hoá, giúp các ngư dân đánh bắt cá, tàu thuyền còn chở các chú bộ đội hải quân đi tuần tra canh giữ nơi biên giới và hải đảo giữ cho đất nước bình yên . 
Với các con nếu có dịp được đi du lịch hoặc đi trên tàu thuyền thì các con không được đùa nghịch trên tàu mà phải tuân thủ luật lệ giao thông đường thủy, và không được vứt rác xuống biển và môi trường xung quanh để cho môi trường biển của chúng ta xanh, sạch, đẹp các con có đồng ý với cô không nào ?
2.Nội dung:
- Các con ạ đến với lớp mình hôm nay cô cũng vẽ những bức tranh rất đẹp để gửi tặng các chú bộ đội các con cùng xem nhé. 
- Bức 1:Cô cho trẻ quan sát tranh thuyền buồm cô gợi hỏi trẻ tên gọi ,hình dáng thân- cánh buồm hình gì ? vì sao có cánh buồm, cách vẽ, để bức tranh thêm sinh đẹp cô vẽ thêm gì ?cách tô, bố cục bức tranh.
- Bức 2: :Thuyền thúng .Cô hỏi tên gọi, hình dáng, cách vẽ, vì sao có mái chèo ? (là thuyền đánh bắt gần bờ nên chèo thuyền bằng tay-có mái chèo).
- Bức 3: Tranh thuyền mui :Cô hỏi trẻ tên gọi, mui thuyền, cánh buồm vẽ như thế nào? bố cục.
- Bức 4 :Tàu thuỷ :Tên gọi, màu sắc, phao cứu hộ, khoang thuyền, lá cờ, sóng nước cô vẽ nét gì? Tô màu gì? để bức tranh thêm sinh động cô vẽ thêm gì?chạy bằng gì (động cơ nên không có cánh buồm)cô khái quát tàu để các chú bộ đội biên phòng tuần tra .
- Bức 5: Bức tổng hợp: luật xa gần. Để bức tranh thêm sinh động cô còn vẽ thêm gì?
Hỏi ý tưởng của trẻ .
- Con định vẽ gì? Muốn vẽ được thuyền buồm con vẽ cái gì trước ?sóng con vẽ nét gì?nước tô màu gì ?(3-4 trẻ trả lời)
- Các con có muốn vẽ tặng chú bộ đội những con tàu, thuyền để các chú tuần tra bảo vệ tổ quốc không?
- Bây giờ các con cùng thể hiện ý tưởng của mình nhé.
Trẻ thực hiện.
- Cô phát đồ dùng cho trẻ, nhắc nhở trẻ cách cầm bút, ngồi ngay ngắn tạo sản phẩm. 
- Trẻ vẽ cô quan sát đến từng trẻ gợi ý giúp trẻ hoàn thành sản phẩm.
- Nhắc nhở trẻ vẽ xong tô màu cho thật đẹp .
Nhận xét sản phẩm.
- Cho cả lớp trưng bày sản phẩm. 
- Cô hỏi cả lớp các con vừa được làm gì?
Cô tuyên dương nhận xét chung.
- Gọi 3 - 4 trẻ nhận xét và nêu ý thích.
- Gọi 1 vài tác giả giới thiệu về bài vẽ đặt tên cho tác phẩm của mình .
- Cô nhận xét bổ sung chú ý vào bài đẹp, sự sáng tạo và động viên nhắc nhở bài chưa hoàn thành.
Cô nhận xét tuyên dương 
3. Kết thúc:
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
- Quan sát trường tiểu học, Trò chuyện về trường Tiểu Học.
- Trò chơi dân gian: Mèo đuổi chuột. Dung dăng dung dẻ.
- Chơi tự do với đồ chơi, thiết bị ngoài trời, vẽ trường tiểu học trên sân trường.
I.Mục đích yêu cầu:
- Phát triển ngôn ngữ và phản xạ nhanh nhẹn. 
- Cháu vui vẻ trò chuyện, biết cách tham gia vào các hoạt động vui chơi, hiểu luật chơi và chơi đúng luật.
- Rèn luyện thính giác và khả năng định hướng âm thanh cho trẻ. 
- Giáo dục cháu đoàn kết hứng thú khi tham gia các hoạt động vui chơi.
II.Chuẩn bị: 
- Sân chơi bằng phẳng sạch sẽ 
- Tranh ảnh củ cà rốt, đồ dùng cho các trò chơi.
III.Tổ chức hoạt động:
1.Ổn định trò chuyện:
- Cháu hát bài “ tạm biệt búp bê” 
- Cho cháu vừa đi vừa hát thành vòng tròn
 2.Nội dung: 
Quan sát trường tiểu học, Trò chuyện về trường Tiểu Học
- Cô cho trẻ qua sát tranh và cùng trò chuyện về trường tiểu học
TCDG: mèo đuổi chuột.
Trò chơi gồm từ 7 đến 10 người. Tất cả đứng thành vòng tròn, tay nắm tay, giơ cao lên qua đầu. Rồi bắt đầu hát. 
Mèo đuổi chuột
Mời bạn ra đây
Tay nắm chặt tay
Đứng thành vòng rộng
Chuột luồn lỗ hổng
Mèo chạy đằng sau
Thế rồi chú chuột lại đóng vai mèo
Co cẳng chạy theo, bác mèo hóa chuột
Một người được chọn làm mèo và một người được chọn làm chuột. Hai người này đứng vào giữa vòng tròn, quay lưng vào nhau. Khi mọi người hát đến câu cuối thì chuột bắt đầu chạy, mèo phải chạy đằng sau. Tuy nhiên mèo phải chạy đúng chỗ chuột đã chạy. Mèo thắng khi mèo bắt được chuột. Rồi hai người đổi vai trò mèo chuột cho nhau. Trò chơi lại được tiếp tục.
3.Kết thúc:
- Cháu đọc bài thơ " hoa cúc vàng " .
- Cô nhận xét giờ chơi, tuyên dương trẻ.
HOẠT ĐỘNG GÓC
CHỦ ĐỀ: TRƯỜNG TIỂU HỌC
Góc xây dựng: Trường tiểu học.
Góc phân vai: Bác cấp dưỡng, cô giáo.
Góc nghệ thuật: Ôn lại các bài hát, vẽ các đồ dùng học tập lớp 1.
Góc học tập: Sắp xếp các số từ 1- 10.
Góc thư viện: Xem sách, đọc thơ, kể chuyện về trường tiểu học.
Góc thiên nhiên: Chăm sóc góc thiên nhiên.
I/ Mục đích yêu cầu: 
* Trẻ biết chơi theo nhóm, về nhóm để chơi cùng nhau
- Biết phản ảnh công việc của người lớn nhập vào vai chơi Bác cấp dưỡng, cô giáo.
- Biết cách xây dựng Trường tiểu học.
- hát các bài hát, vẽ các đồ dùng học tập lớp 1.
- Biết Sắp xếp các số từ 1- 10.
- Xem sách, đọc thơ, kể chuyện về trường tiểu học.
- Giáo dục trẻ chơi với nhau đoàn kết, cất giữ đồ chơi đúng nơi quy định.
II. Chuẩn bị:
* Tranh ảnh đồ dùng đồ chơi đủ cho các góc chơi
- Một số đồ chơi, đồ dùng, để dùng cho góc xây dựng để xây dựng Trường tiểu học.
- màu vẽ, giấy, bút chì, sách tranh
- Đồ dùng chăm sóc góc thiên nhiên
 III. Tổ chức hoạt động:
1.Ổn định tổ chức: 
Cho trẻ hát bài “tạm biệt búp bê”
2. Giới thiệu:
 Cô giới thiệu về các góc chơi, cho trẻ quan sát những đồ dùng cô chuẩn bị như tranh ảnh, đồ chơi, cô trẻ bình luận về tranh để biết hôm đó chơi những gì
Cô gợi ý để trẻ phát hiện ra học liệu mới ở góc chơi
 3. Thỏa thuận trước khi chơi:
 - Cô trẻ trò chuyện về chủ đề “trường tiểu học”
 - Trẻ chọn góc chơi theo ý muốn của mình.
 - Bầu bạn nhanh nhẹn làm nhóm trưởng
 4. Quá trình chơi: 
 * Cô hướng dẫn quan sát gợi ý trẻ chơi đúng chủ đề, biết phối hợp cùng chơi, hướng dẫn trẻ 1 số kỹ năng của vai chơi
 * gợi ý để trẻ liên kết giữa các nhóm chơi 
- Biết phản ảnh công việc của người lớn nhập vào vai chơi bác cấp dưỡng, cô giáo.
- Biết phân công công việc để xây dựng trường tiểu học
- Biết cách sắp xếp các số từ 1 - 10
- Xem tranh ảnh, đọc thơ, kể chuyện, biết chăm sóc góc thiên nhiên.
 Trong khi trẻ chơi cô đi quan sát động viên nhắc nhở, nếu nhóm nào trẻ chơi chưa được cô cùng đóng vai chơi với trẻ.
 5/ Nhận xét sau khi chơi xong:
 - Cô và trẻ cùng quan sát góc chơi, cô gợi ý để trẻ tự giới thiệu sản phẩm của nhóm mình và so sánh nhận xét nhóm chơi tốt
 - Tuyên dương bạn chơi tốt, sau đó cô nhận xét lại
 - Trẻ cùng nhau trưng bày sản phẩm đẹp của các bạn ở góc chơi
 *Giáo dục trẻ chơi với nhau thật đoàn kết, chơi xong biết cất dọn đồ chơi đúng nơi quy định không làm hư hỏng.
 6. Kết thúc: cho các cháu đọc bài đồng dao “bà còng đi chợ trời mưa”
Thứ 6 ngày 3 tháng 5 năm 2019
PHÁT TRIỂN THẨM MĨ
ĐỀ TÀI: HÁT MÚA “NHỚ ƠN BÁC”
I. Mục đích yêu cầu
- Trẻ nhớ được tên bài hát là: "Nhớ ơn Bác" của nhạc sĩ Phạm Huỳnh Điểu, nhớ được vận động, hát thuộc chính xác bài hát, hát nhịp nhàng theo nhạc.
- Trẻ nhớ được tên bài hát đã nghe "Ai yêu Bác Hồ Chí Minh" của nhạc sĩ Phong Nhã.
- Trẻ nhớ được vận động cơ bản bài "Nhớ ơn Bác".  
II. Chuẩn bị:
   - Đàn máy băng casset.
    - Các loại nhạc cụ: Phách tre, trống lắc, gáo dừa....     
III.  Tổ chức hoạt động:
1. Ổn định giới thiệu:
      - Đọc bài thơ "Ảnh Bác".
      - Thế các con có biết Bác Hồ là ai không?
      - Bác Hồ là vị lảnh tụ của đất nước Việt Nam chúng ta. Đặc biệt Bác Hồ rất yêu thương các cháu thiếu nhi. Hôm nay để tưởng nhớ đến Bác Hồ cô sẽ dạy các con bài hát "Nhớ ơn Bác Hồ" của nhạc sĩ Phạm Huỳnh Điểu.
2.   Nội dung:
      a. Dạy hát:
      - Lần 1: hát 
      - Lần 2: Cô hát + cử chỉ điệu bộ 
      - Đàm thoại: 
            • Cô vừa hát cho các con nghe bài gì? Của nhạc sĩ nào?
            • Các con thấy bài hát này như thế nào? (về nhịp điệu, về nội dung).
            • Còn cô cô thấy nhịp điệu của bài hát này nhanh, vui tươi. Về nội dung thì nói về Bác Hồ. Có Bác Hồ thì đời em được ấm no, chúng em múa ca  nhớ công ơn Bác Hồ.
            • Vậy các bé lớp mình có muốn cùng với cô hát bài hát "Nhớ ơn Bác Hồ" không?
      - Lần 3: Cô đánh nhịp cho trẻ hát.
      b. VĐTN:
      - Chia làm 4 tổ. Theo các con thì để bài hát này hay hơn, các con sẽ làm gì?
      - À, để bài hát thêm sinh động, các con có thể vỗ tay, múa nè. Bây giờ mỗi tổ các con tự nghĩ xem  múa như thế nào cho hay nè, sau đó cô sẽ mời từng tổ lên biểu diễn điệu múa của mình nha.
     - Còn cô cô sẽ múa:
     - ĐT1: Ai yêu... Hồ Chí Minh -> 
           • Nam + Nữ: Tay trái chống hông, tay phải tạo thành một góc 450 , lòng bàn tay ngửa, bước nhún theo nhịp bắt đầu từ chân trái.
     - ĐT2: Ai yêu ... nhi đồng ->
           • Nam: Hai tay bắt chéo nhau đưa lên trước mặt rồi từ từ úp lên ngực vào chữ "nhi đồng".
           • Nữ: Hai tay từ từ lên trước  mặt, lòng bàn tay ngửa, cuộn cổ tay vào chữ "Minh" rồi bắt chéo hai tay vào chữ "đồng".
      - ĐT3: A có Bác ... ấm no->
           • Nam + Nữ: Hai tay vỗ tay áp vào má, đầu nghiêng phải, nghiêng trái theo nhịp bài hát.
      - ĐT4: Chúng em... Bác Hồ -> 
           • Nam: Chân trái chống gót trái lên phía trước, hai tay chống hông theo nhịp nhạc rồi đổi bên (4 lần).
           • Nữ: Tay phải giơ cao, tay trái đưa ngang ngực, cuộn cổ tay kết hợp ký nhún chân bắt đầu bằng chân trái theo nhịp nhạc rồi sau đó đổi bên (4 lần).
     => Sau mỗi lần hát múa cô đều sửa sai cho trẻ về cao độ, trường độ cũng như các thế VĐ của bài hát. 
      Nghe hát:
       " Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng
         Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên Việt Nam".
      - Câu hát ấy trong bài hát "Ai yêu Bác Hồ Chí Minh" của nhạc sĩ Phong Nhã thường vang lên trong đài phát thanh mà cô đã từng nghe. Hôm nay cô sẽ hát tặng các con.
      - Lần 1: Cô hát + đàn.
      - Đàm thoại:
             • Các con thấy lời bài hát này thế nào (về nhịp điệu, về nội dung)
             • Nội dung là tình cảm của các bạn thiếu niên nhi đồng Việt Nam rất kính yêu Bác Hồ. Tuy Bác đã mất nhưng mỗi khi hát về Bác các bạn hát với tấm lòng thành kính của mình và nhịp điệu bài hát chậm rãi, nhẹ nhàng mà sâu lắng.
       - Lần 2: Cô mở máy + múa minh họa.
3. Kết thúc: 
Thứ 7 ngày 4 tháng 5 năm 2019
PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
THƠ: ẢNH BÁC
I. Mục đích yêu cầu
	- Trẻ hiểu nội dung bài thơ: Nói về công lao to lớn của Bác Hồ, đối với nhân dân, tình yêu thương, quan tâm đến các cháu thiếu niên nhi đồng 
	- Trẻ biết thể hiện giọng trang trọng khi đọc bài thơ
	- Trẻ biết đọc thơ theo nội dung bức tranh
	- Qua bài học trẻ biết phấn đấu, chăm ngoan, học giỏi để xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ
	- Giáo dục trẻ kính yêu Hồ Chủ Tịch
	- Phát triển trí nhớ, tưởng tượng, tư duy của trẻ
II. Chuẩn bị
	- Tranh minh hoạ bài thơ
	- Tranh rời cho trẻ đọctheo nội dung bài thơ
	- Bài hát " nhó ơn Bác, Đêm qua em mơ gặp Bác hồ "
III. Tổ chức hoạt động:
1, Ổn định- trò chuyện 
- Cô cho trẻ hát bài " Nhớ ơn Bác"
- CC vừa hát nói về ai ?
- Và cc quan sát xem cô có bức tranh về ai đây?
- Quan sát bức tranh này cc thấy vẻ mặt Bác Hồ NTN 
Bác Hồ là vị Lãnh tụ thiên tài của đất nước, Bác đã đưa đất nước ta đến hoà bình, ấm no, hạnh phúc, khi còn sống tuy bận trăm công nghìn việc nhưng Bác luôn chăm lo cho tất cả mọi người là đặc biệt là các cháu thiếu niên, tuy Bác không còn sống nữa nhưng hình ảnh của Bác vẫn còn sống mãi trong lòng của người dân Việt Nam, và trong những câu hát, bài thơ, bài thơ, câu chuyện vẫn còn đi sâu, và vang mãi trong lòng mọi người ! Và cc ạ ! Để nhớ về Bác Hồ kính yêu nên chú Trần Đăng Khoa đã sáng tác nên bài thơ " Ảnh Bác" đấy, và bây giờ cc hãy lắng nghe cô đọc bài thơ này nhé !
2, Nội dung:
Cô đọc thơ:
- Cô đọc lần 1: Kết hợp điệu bộ, cử chỉ minh hoạ trên nền nhạc nhẹ
* ND: Bài thơ nói về nhà bạn nhỏ treo ảnh Bác, trên ảnh Bác có lá cờ đỏ tươi của Tổ quốc và hình ảnh của Bác luôn vẫn mỉm miệng cười với các cháu TNNĐ, và trong bài thơ này Bác còn dặn các cháu nhỏ rất nhiều điều hay lẽ phải nữa đấy !
- Cô đọc lần 2 : Kết hợp tranh minh hoạ
b, đàm thoại- trích dẫn, giảng giải từ khó
- Cô vừa đọc cho cc nghe bài thơ gì ? Do ai sáng tác ?
- Bài thơ nói về ai?
- Vậy bạn nào cho cô biết bác Hồ là ai ?
=> CC vừa được nghe cô đọc bài thơ " Ảnh Bác" Do chú Trần Đăng Khoa sáng tác đấy, Bài thơ nói về Bác hồ là Chủ tịc nước, tức là người đứng đầu của một nước, giúp cho đất nước ngày càng phát triển hơn. Khi còn sống tuy Bác bận rất nhièu công việc nhưng Bcá luôn quan tâm đến các cháu TNNĐ
- Bên trên tấm ảnh Bác hồ có treo thứ gì? Nó có màu sắc gì ?
- Bác Hồ yêu quý các cháu thiếu nhi NTN?
- Vậy vẻ mặt của Bác trong tấm ảnh NTN? 
- Bạn nào hãy đọc những câu thơ nói lên điều đó
( Đọc từ đầu đến ...vui chơi trong nhà )
=> Bài thơ nói về nhà bạn nhỏ treo tấm ảnh của BH, bên trên tấm ảnh ấy là 1 lá cờ đỏ của tổ quốc, và trong tấm ảnh Bác Hồ luôn mỉm cười nhìn các cháu nhi đồng vui đùa với nhau. Và bạn A vừa đọc câu thơ nói lên điều đó, cô mời cc cùng đọc lai những câu thơ ấy nhé !
- Ngoài sân và trong vườn của nhà bạn nhỏ có những gì ?
- Bác Hồ đã căn dặn các bạn nhỏ điều gì ?
- Hãy đọc câu thơ nói lên điều đó ?
( Ngoài sân có... ra hầm ngồi )
=> Cc ạ ! Ở nhà bạn nhỏ nuôi rất nhiều gà này, còn ngoài vườn đang có nhiều quả na xanh đang mở mắt nữa đấy, những câu thơ mà bạn B vừa đọc nói về Bác Hồ dặn dò các cháu thiếu niên không được đi chơi xa, ở nhà phải biết giúp đõ bố mẹ làm nhưng công việc nhỏ phù hợp với sức của mình như giú

File đính kèm:

  • docxTUAN 33 BAC HO sáng.docx
Giáo Án Liên Quan