Giáo án Lớp Mầm - Chủ điểm: Thế giới thực vật - Chủ đề nhánh: Tết và mùa xuân - Đặng Thị Minh Nga

- Trẻ biết ném trúng đích bằng 1 tay, đứng ở vạch xuất phát, cách đích khoảng 1,5m, một tay cầm bóng nhỏ giơ cao và ném trúng vào rổ để ở phía trước.

- Trẻ nhớ tên truyện, biết tên các nhân vật trong truyện, hiểu được nội dung câu chuyện biết được một số phong tục tập quán của người Việt Nam trong ngày tết nguyên Đán. Phát triển ngôn ngữ mạch lạc, khả năng sáng tạo, phán đoán, tưởng tượng của trẻ khả năng ghi nhớ nội dung câu chuyện.

- Trẻ biết cầm bút đúng cách, có thể vẽ được bánh trưng có dạng hình vuông giống theo mẫu của cô và biết cách tô mầu. Rèn cho trẻ kỹ năng cầm bút, tư thế ngồi và vẽ cho trẻ

 

doc28 trang | Chia sẻ: thomas0207 | Lượt xem: 830 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp Mầm - Chủ điểm: Thế giới thực vật - Chủ đề nhánh: Tết và mùa xuân - Đặng Thị Minh Nga, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ NHÁNH: TẾT VÀ MÙA XUÂN
(Thực hiện 1 tuần: Từ ngày 05/02/2018 đến ngày 09/02/2018)
I. Yêu cầu:
- Trẻ biết tết nguyên Đán được đón vào đầu năm mới. BiÕt mét sè ®Æc ®iÓm kh«ng khÝ ngµy tÕt, biết một số tập tục cổ truyền của người Việt Nam 
- Trẻ biết ném trúng đích bằng 1 tay, đứng ở vạch xuất phát, cách đích khoảng 1,5m, một tay cầm bóng nhỏ giơ cao và ném trúng vào rổ để ở phía trước. 
- Trẻ nhớ tên truyện, biết tên các nhân vật trong truyện, hiểu được nội dung câu chuyện biết được một số phong tục tập quán của người Việt Nam trong ngày tết nguyên Đán. Phát triển ngôn ngữ mạch lạc, khả năng sáng tạo, phán đoán, tưởng tượng của trẻ khả năng ghi nhớ nội dung câu chuyện.
- Trẻ biết cầm bút đúng cách, có thể vẽ được bánh trưng có dạng hình vuông giống theo mẫu của cô và biết cách tô mầu. Rèn cho trẻ kỹ năng cầm bút, tư thế ngồi và vẽ cho trẻ
- Trẻ thuộc bài hát: Sắp đến tết rồi, chú ý nghe bài hát, nhận ra giai điệu của bài hát, biết chơi trò chơi âm nhạc. 
 - Đọc thơ, ca dao, đồng dao, tục ngữ, hò vè về mùa xuân, ngày tết
- BiÕt ®­îc mét sè mãn ¨n, c©y cèi, hoa qu¶ trong ngày tÕt như: Hoa đaò,
hoa mai, cây quât, mâm mũ qu¶, bánh trưng....
 - Biết tết nguyên Đán là tết truyền thống của người Việt Nam.
- Luyện cho trẻ kỹ năng nói đủ câu nói lưu loát.
 	- Phát triển trí nhớ âm nhạc. Rèn luyện khả năng ghi nhớ.
 II. Chuẩn bị: 
 - Tranh ảnh, về kh«ng khÝ ngµy tÕt cæ truyÒn cña d©n téc mét sè mãn ¨n trong ngµy tÕt, c©y cèi, hoa qu¶ cña tÕt, mïa xu©n.
- Bộ đồ chơi nấu ăn.
- Bộ đồ chơi xây dựng.
- Bộ đồ dùng âm nhạc: Phách, sắc xô, trống lắc...
- Giấy A4, sáp màu...
 - Đĩa nhạc các bài hát trong chủ điểm: Sắp đến tết rồi, mïa xu©n đến rồi, ngµy tết quê em, mïa xu©n ơi....
- Các loại quả nhựa.
- Trang trí lớp theo chủ điểm.
 III. KẾ HOẠCH TUẦN
Ngày 
HĐ
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
ĐÓN
TRẺ
 * Trước khi đón trẻ
- Cô thông thoáng phòng học
- Vệ sinh trong và ngoài lớp học
- Sắp xếp chỗ ngồi cho trẻ và đồ dùng đồ chơi 
* Trong khi đón trẻ
- Trao đổi với phụ huynh về sức khoẻ của trẻ khi đến lớp khi thời tiết giao mùa.
* Đàm thoại, trò chuyện, thảo luận về không khí tết nguyên đán với trẻ:
- Hướng trẻ đến sự thay đổi của lớp học như có bức tranh lớn về chủ đề tết và mùa xuân.
 *. Điểm danh, thể dục buổi sáng.
 *. Báo ăn.
THỂ
DỤC
SÁNG
Thực hiện các động tác theo nhạc bài hát “Mùa xuân đến rồi”
1. Yêu cầu:
- Trẻ thực hiện các động tác của bài tập thể dục sáng kết hợp theo nhạc bài hát “Mùa xuân đến rồi”
- Rèn cho trẻ có thói quen tập thể dục sáng.
- Giáo dục trẻ yêu thích và ý thức tập thể dục sáng để rèn luyện sức khoẻ. 
2. Chuẩn bị
- Trang phục gọn gàng 
- Sân tập an toàn.
- Nhạc bài hát “Mùa xuân đến rồi”
3. Tiến hành:
* Khởi động
- Cô cùng trẻ khởi động đi thành vòng tròn kết hợp đi chạy một số kiểu theo bài hát: “Mùa xuân đến rồi”
* Trọng động: BTPTC: 
- Tay: 2 tay đưa ra trước lên cao.
- Bụng: Cúi gập người.
- Chân: Khụy gối.
- Bật: Bật tiến về phía trước.hát
- Mỗi động tác tập 2 lần 4 nhịp.
- Cô động viên khuyến khích trẻ tập.
- Chú ý sửa sai cho trẻ.
- Giáo dục trẻ.
* Trò chơi:
- Cho trẻ chơi trò chơi: “Gieo hạt” 1-2 lần.
* Hồi tĩnh: Cô cho các cháu đi nhẹ nhàng 1, 2 vòng.
HOẠT 
ĐỘNG 
HỌC
LVPTNT
- Trò chuyện về ngày tết nguyên đán.
- Nội dung tích hợp: Âm nhạc.
LVPTTC
- Ném trúng đích nằm ngang.
- TCVĐ : Kéo co.
- Nội dung tích hợp: Âm nhạc, toán.
LVPTTM
- Vẽ bánh trưng (Mẫu)
- Nội dung tích hợp: Âm nhạc.
LVPTNN
- Truyện: Sự tích bánh trưng bánh dày.
- Nội dung tích hợp: Âm nhạc,
KPKH
LVPTTM
- Hát kết hợp với vận động theo nhạc: sắp đến tết rồi.
- Nghe hát: Mùa xuân đến rồi.
- Trò chơi: Ai đoán giỏi.
- Nội dung tích hợp: KPKH
HOẠT 
ĐỘNG 
GÓC
 1. Góc xây dựng và ghép hình. Xây công viên mùa xuân, ghép hình bông hoa, cây cối 
* Yêu cầu
- Biết sử dụng những nguyên liệu khối gỗ, khối nhựa hàng rào, cây xanh, cây hoa để xây nên một công viên mùa xuân thật đẹp.
- Rèn cho trẻ kỹ năng xây từ tổng thể đến các chi tiết phụ.
- Giáo dục trẻ chơi đoàn kết, không tranh giành đồ chơi của nhau.
* Chuẩn bị
 Hàng rào, khối xốp vuông-chữ nhật, gạch, cây xanh , cây hoa các loại...
* Cách chơi:
Trẻ thực hiện thao tác của từng vai chơi như: 
- Bác thợ chủ công trình: Biết bàn bạc với các bạn trong nhóm chơi để thực hiện vai chơi của mình; Biết xắp xếp xây dựng công trình gì trước, công trình gì sau, xây như thế nào.
- Bác thợ xây: Biết dùng các viên gạch để xây hàng rào, các khu cây xanh, cây hoa.
- Người vận chuyển vật liệu xây dựng: Biết chuyển các viên gạch, cây xanh, cây hoa đến địa điểm xây dựng để người thợ xây thực hiện.
- Lấy các viên gạch đặt sát cạnh nhau tạo thành tường và hàng rào, trẻ biết xây các chi tiết từ tổng thể đến chi tiết, trẻ phân các khu.
- Dùng các khối trụ để tạo thành cổng ra vào của công viên mùa xuân.
- Dùng các cây xanh, cây hoa, cây cỏ để làm công viên mùa xuân.
- Dùng các hình hoa để ghép các hình với nhau tạo thành hình mới
2. Góc thư viện: Xem tranh, ảnh, sách về chủ đề tết và mùa xuân.
* Yêu cầu
 - Trẻ biết xem tranh nhẹ nhàng không làm rách, biết kể truyện sáng tạo.
- Rèn cho trẻ kỹ năng rở sách theo đúng quy định.
- Giáo dục trẻ ý thức bảo vệ tranh ảnh sách vở, đồ dùng, đồ chơi.
* Chuẩn bị
- Các loại tranh ảnh, truyện, ảnh chụp về ngày tết, một số loại hoa, quả,cây....
* Cách chơi
- Trẻ về góc chơi lấy sách. Tranh ảnh Chủ đề thực vật.
- Biết cách dở sách từ trái sang phải, nhận xét và gọi tên một số loại cây, hoa, quả, tết và mùa xuân.
- Cô gần gũi hỏi trẻ về một số hình ảnh cho trẻ nêu ý kiến nhận xét.
3. Góc phân vai: Siêu thị bán hàng tết
* Yêu cầu.
- Trẻ biết phối hợp chơi theo nhóm một cách nhịp nhàng.
- Biết cùng nhau bàn bạc, thỏa thuận chủ đề, nội dung chơi, đồ dung thay thế.
- Biết liên kết nhóm chơi với nhau, biết thể hiện vai chơi và một số chuẩn mực đạo đức của vai chơi.
* Chuẩn bị:
Siêu thị các mặt hàng tết: Bánh, kẹo, mứt tết, hạt hướng dương, hạt dưa, rau, hoa, củ, quả....
* Cách chơi:
- Trẻ bày bán các loại: Bánh, kẹo, mứt tết, hạt hướng dương, hạt dưa, rau, hoa, củ, quả....
- Người bán hàng: Niềm nở với khách, giao hàng cho khách, phải biết cảm ơn...
- Khách đi mua hàng cần xếp hàng theo thứ tự người đến trước thì mua trước, người đến sau thì mua sau không chen lấn, xô đẩy, khi nhận hàng cần cầm bằng 2 tay, mua hàng thì phải trả tiền.
4. Góc nghệ thuật: Hát vận động các bài hát về chủ đề. Vẽ, nặn hoa, quả, bánh kẹo ngày tết.
* Yêu cầu.
- Trẻ biết cầm bút và tô màu không trờm ra ngoài, vẽ nặn những cây, hoa, quả bánh kẹo mà trẻ thíc. Hát và vận động một số bài hát về các loại cây, hoa, qủa và tết: màu hoa, sắp đến tết rồi, hoa trong vườn, em yêu cây xanh...; trẻ biết xem tranh về các loại cây, hoa, qủa, tết và mùa xuân.
- Rèn cho trẻ kỹ năng tô màu; lăn dọc, xoay tròn, ấn bẹt để tạo thành các sản phẩm đệp; biết cách rở tranh.
- Giáo dục trẻ chú ý thực hiện tốt.	
* Chuẩn bị:
- Giấy vẽ, bút màu, đất nặn, bảng con Sắc xô, trống....
* Cách chơi:
- Trẻ về góc chơi lấy bút màu, giấy vẽ, tranh hình ảnh về chủ đề: Bánh trưng, cây, hoa...
- Trẻ thỏa thuận, bàn bạc để nhận vai chơi và thực hiện thao tác vai chơi
- Trẻ biết cách cầm bút sáp màu để vẽ, tô những bức tranh,... và biết làm mềm đất, chia đất sau đó dùng các kĩ năng xoay tròn lăn dọc, ấn dẹt để tạo thành các loại quả, hoa, rau
- Trẻ cùng nhau thể hiện một số bài hát về chủ đề. 
- Trẻ cùng nhau rở tranh để xem và nêu nhận xét.
- Cô gần gũi hỏi trẻ về một số hình ảnh cho trẻ nêu ý kiến nhận xét.
5. Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây xanh.
* Yêu cầu.
- Trẻ biết sự phát triển và lớn lên của cây, biết cách chăm sóc và bảo vệ cây.
- Rèn kỹ năng khéo léo của đôi bàn tay.
- Giáo dục trẻ biết yêu quý, chăm sóc và bảo vệ cây xanh.
* Chuẩn bị:
Các chậu cây cảnh , cây hoa, nước sạch
* Cách chơi:
- Dùng 2 tay để nhổ cỏ cho cây, nhặt những lá rụng,
- Đong nước vào bình sau đó nhẹ nhàng tưới nước cho cây.
- Dùng các con vật bằng đồ chơi in trên cát để tạo thành các con vật trên.
6. Góc vân động: Chơi với bóng, cà kheo, cử tạ
* Yêu cầu: 
- Trẻ biết ném bóng vào vợt, biết đi cà kheo, nâng cử tạ, tung bóng cho bạn đói diện
- Rèn sự nhanh nhẹn, khéo léo, phối hợp nhịp nhàng tay, chân và mắt, rèn khả năng quan sát, ghi nhớ
- Giáo dục trẻ có ý thức tôn trọng luật chơi, đoạn kết với bạn khi chơi.
* Chuẩn bị: Cột ném bóng, cử tạ, bóng, cà kheo.
* Hướng dẫn cách chơi: 
- Trẻ biết cầm bóng bằng 2 tay tung trúng vào vợt.
- Trẻ đứng lên cà kheo thăng bằng, phối hợp tay chân để bước đi nhịp nhàng.
- Mỗi tay cầm 1 cầm cử tạ nâng lên hạ xuống nhịp nhàng.
- Cầm bóng bằng 2 tay tung cho bạn đối diện, bạn đối diện bắt bóng bằng 2 tay.
HOẠT 
ĐỘNG 
NGOÀI 
TRỜI
* Hoạt động có chủ đích: Quan sát có chủ đích: Làm thí nghiệm: Trồng cây bằng hạt.
*TCVĐ: Gieo hạt.
*Chơi tự do: Nhặt lá xếp hình mà trẻ yêu thích, chơi với vòng, phấn...
* Hoạt động có chủ đích: Quan sát: Cây hoa giấy.
*TCVĐ: Lộn cầu vồng
*Chơi tự do: Lá cây, cát đá, phấn, chơi sân bóng mi ni, ...
* Hoạt động có chủ đích: Cây hoa cúc
* Chơi vận động: Cây nào hoa ấy.
* Chơi tự do: Nhặt lá xếp hình.
* Hoạt động có chủ đích: Quan sát bầu trời.
* Trò chơi vận động: Rồng rắn lên mây
* Chơi tự do: Chơi với nước và cát.
- Quan sát cây xanh
TCVĐ: kéo co.
- Chơi tự do: Phấn,lá, vòng
ĂN
–
NGỦ
- Cô cho trẻ vệ sinh trước và sau khi ăn.
- Cô tổ chức cho trẻ ngủ.
- Khi trẻ dậy cô cho trẻ vận động tại chỗ nhẹ nhàng.
- Cô lau mặt cho trẻ tỉnh ngủ, cho trẻ đi vệ sinh..
HOẠT
 ĐỘNG
 CHIỀU
1. Hướng dẫn trẻ làm vở toán: Dài - ngắn 
2. Chơi tự do ở các góc.
3. Nêu gương cuối ngày
4. Vệ sinh – trả trẻ.
1. Dạy trẻ đọc thơ: Hoa đào.
2. Làm vở chữ cái: Chữ d ( trang 16)
3. Nêu gương cuối ngày
4. Vệ sinh – trả trẻ.
1. Cô cùng trẻ hát các bài hát về tết và mùa xu©n:
2. Trò truyện về ngày tết
3. Nêu gương cuối ngày
4. Vệ sinh - trả trẻ.
1. Hướng dẫn trẻ làm vở “Bé làm quen chữ cái” chữ b
2. Chơi ở các góc
3. Nêu gương cuối ngày
4. Vệ sinh, trả trẻ.
1. Sinh hoạt văn nghệ:Hát các bài hát : trong chủ đề và mùa xuân... 
2. Bình bầu bé ngoan.
3.Vệ sinh thu dọn đồ dùng đồ chơi.
4.Vệ sinh trả trẻ
TRẢ
 TRẺ
- Trước khi cho trẻ ra về: Giáo viên có thể trò chuyện cùng với trẻ; khuyến khích nêu các gương tốt trong ngày; tạo cho trẻ tâm trạng hào hứng, vui vẻ, có những ấn tượng tốt với lớp, với giáo viên, với bạn để hôm sau trẻ lại thích đến trường.
- Hướng dẫn trẻ làm vệ sinh cá nhân: Lau mặt, rửa tay, sửa sang quần áo, đầu tóc gọn gàng, sạch sẽ. Sau đó cho trẻ chơi tự do với một số đồ chơi hoặc cho trẻ cùng nhau xem truyện tranh, đọc thơ...
- Khi bố mẹ đến đón trẻ, hướng dẫn trẻ tự cất đồ chơi đúng nơi quy định, chào bố mẹ, chào cô giáo, chào các bạn trước khi ra về. Nên dành thời gian trao đổi với cha mẹ một số thông tin cần thiết trong ngày về cá nhân của trẻ cũng như một số hoạt động của lớp cần có sự phối hợp với gia đình.
- Chú ý kiểm tra điện nước, đóng cửa cẩn thận trước khi ra về.
KẾ HOẠCH NGÀY
Thứ 2 ngày 05 tháng 02 năm 2018
I. HOẠT ĐỘNG HỌC:
Lĩnh vực phát triển nhận thức: Khám phá xã hội
Trò chuyện về ngày tết nguyên đán.
Nội dung tích hợp: Âm nhạc.
1. Yêu cầu:
*  Kiến thức:
- Trẻ hiểu ‏‎ý nghĩa này tết Nguyên đán
- Trẻ biết các hoạt động, phong tục diễn ra trong ngày tết
- Trẻ biết một số loại hoa quả, thức ăn, không khí ngày tết
* Kỹ năng:
- Rèn khả năng quan sát chú ý, ghi nhớ có chủ định
- Phát triển tư duy, ngôn ngữ cho trẻ.
* Thái độ:
- Dạy trẻ biết yêu qu‏‎ý, quan tâm, chúc tết ông bà, bố mẹ...
- Giáo dục trẻ biết yêu qu‏‎ý giữ gìn ngày tết cổ truyền của dân tộc.
2. Chuẩn bị
* Đồ dùng cho cô
- Một số sile hình ảnh về ngày tết
- Các bài hát: Cùng múa hát mừng xuân; tết đến rồi, mùa xuân ơi
* Đồ dùng cho trẻ
- Lô tô hoa quả, món ăn ngày tết
- Đất nặn, bảng con cho trẻ. 
3. Tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của cô
1. Gây hứng thú.
- Cô và trẻ chơi trò chơi “Bốn mùa”. Cô gọi tên các mùa trẻ nói và làm động tác thể hiện thời tiết các mùa
+ Mùa đông - lạnh lẽo
+ Mùa hè - nóng bức
+ Mùa thu - Lá rụng
+ Mùa xuân- ấm áp quá
- Mùa xuân đã đến rồi, chúng mình cùng hát ca đón chào mùa xuân (Hát bài cùng múa hát mừng xuân)
- Mùa xuân có ngày gì vui nhất, đặc biệt nhất mà tất cả mọi người đều háo hức mong chờ, tất cả mọi người đều được nghỉ học, nghỉ làm để sum họp cùng gia đình?
- Các con có thích tết không? Ai biết gì về tết?
- Các con ai cũng thích tết, vậy hôm nay chúng mình cùng tìm hiểu kỹ hơn về ngày tết Nguyên Đán nhé
2. Nội dung
* Hoạt động 1: Trò chuyện về ngày tết Nguyên Đán
- Chúng mình vừa chơi trò chơi về các mùa, vậy một năm có mấy mùa? Bao nhiêu tháng ?
- Tết Nguyên Đán năm trước gọi là tết Đinh Dậu năm 2017, vậy tết nay gọi là tết gì ? (Cho trẻ xem slide: Tết Đinh dậu)
- Các con vừa được tham gia vào ngày tết rồi, các con hãy nói lại cảm nhận của các con về ngày tết (cô gọi một số trẻ trả lời)
+ Không khí trong những ngày tết như thế nào? Có vui vẻ, náo nhiệt không?
+ Con có nhận xét gì về quang cảnh ngày tết? (thời tiết, cây cối, đường phố đông vui, nhiều hoa, nhiều người đi lại) ( Cho trẻ xem slide: Chợ tết)
- Gần đến ngày tết cổ truyền của dân tộc, mọi người, mọi nhà thường chuẩn bị làm những gì để đón tết ?( Gọi 3-4 trẻ)
- Trong dịp tết vừa rồi, các con đã giúp bố mẹ làm những gì để đón tết ? ( Gọi 3-4 trẻ)
+ Bạn nào được đi chợ sắm tết?
+ Con đi chợ với ai, con nhìn thấy chợ tết bán nhiều loại hàng gì nhất?
+ Nhà con đã mua những gì?
+ Ai có nhận xét gì về màu sắc các loại hàng con nhìn thấy? màu gì nhiều nhất, đặc trưng nhất cho ngày tết?
Để chuẩn bị đón tết thì nhà nào cũng dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng, trang trí đẹp và mua sắm đầy đủ các đồ dùng sinh hoạt trong nhà và sắm quần áo mới cho các con.
- Loại bánh gì mà mọi nhà thường hay gói trong ngày tết? (Cho trẻ xem slide: gói bánh chưng)
+ Tết vừa rồi nhà con có gói bánh chưng không?
+ Ai biêt để gói được bánh chưng thì cần chuẩn bị những nguyên vật liệu gì?
+ Các con có giúp bố mẹ gói bánh chưng không ? Con giúp bố mẹ làm gì?
- Chúng mình có muốn được gói bánh chưng nữa không? Hãy cùng làm động tác mô phỏng việc gói bánh chưng nhé
- Trong những ngày tết mọi nhà thường trang trí bằng những loại hoa gì ? ( cho trẻ xem slide: Hoa đào, hoa mai)
+ Hoa mai thường có ở miền nào ? Còn miền Bắc mình thường có hoa gì?
+ Nhà con tết vừa rồi trang trí hoa gì? Ai là người trang trí?
Mỗi khi xuân về tết đến thì miền nam hoa mai nở rộ, còn miền Bắc thì có hoa đào đặc trưng cho ngày tết. Ngoài ra còn một số loài hoa khác: cây quất, hoa cúc, hồng, vạn thọ...Các con có biết bài thơ nói về hoa đào không? (Đọc bài thơ cây đào)
- Có những loại hoa quả, bánh mứt gì đặc trưng cho ngày tết ?
+ Ở nhà con ai là người bày mâm ngũ quả?
+ Mâm quả nhà con gồm có những loại quả gì? (Cho trẻ xem slide: mâm ngủ quả).
- Ngày tết thường có những phong tục gì?
+ Bạn nào biết mọi người thường cúng ông bà tổ tiên vào lúc nào, gọi là gì ?
+ Trong mâm cơm ngày tết ở nhà mẹ và bà nấu những món ăn gì? Con thích ăn những món nào nhất?
+ Vào đêm giao thừa thường có hoạt động gì nổi bật?(Xem video bắn pháo hoa)
- Sau đêm giao thừa, những ngày tết tiếp theo các con được đi những đâu? Có bạn nào được về quê ăn tết với ông bà không?
- Khi đến thăm hỏi nhau ngày tết mọi người thường chúc nhau điều gì?
- Con chúc tết ông bà, bố mẹ như thế nào? (Cho một vài cháu lên chúc tết trên nền nhạc bài: Bé chúc tết).
- Ngày tết nguyên đán là ngày tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam ta, mọi người vui vẻ đón tết, mong năm mới sẽ có nhiều điều mới tốt lành đến với mình. Bánh chưng xanh là loại bánh truyền thống không thể thiếu trong ngày tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam ngoài ra còn một sô món ăn khác có ‏‎ý nghĩa với phong tục tập quán cuả người Việt như dưa hành, giò lụa. Khi chúc nhau, mọi người cũng thường chúc nhau năm mới nhiều may mắn, hạnh phúc, chúc người già sống lâu trăm tuổi, chúc các bé chăm ngoan học và được mừng tuổi - đó chính là những phong tục tập quán của người Việt
b. Trò chơi
* Trò chơi : Gian hàng tết
- Cách chơi: Cô cho trẻ kết 3 nhóm, lần lượt từng bạn ở mỗi nhóm bật qua 3 vòng, chọn những loại mặt hàng thường có trong ngày Tết lên bày vào gian hàng của mình
- Trẻ chơi
- Cô quan sát
- Nhận xét các đội
* Trò chơi: biểu diễn văn nghệ mừng xuân
- Hát: Tết đến rồi, Mùa xuân ơi
3. Kết thúc :
- Về góc chơi nặn bánh chưng
- Trẻ chơi
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ kể
- Trẻ kể
- Trẻ kể
- Trẻ trả lời
- Trẻ kể
- Trẻ trả lời
- Trẻ kể
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ kể
- Trẻ nói lời chúc
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chơi
- Trẻ hát, múa
- Trẻ về các góc
II. HOẠT ĐỘNG GÓC:
III. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI:
*Quan sát có chủ đích: Làm thí nghiệm: Trồng cây bằng hạt.
*TCVĐ: Gieo hạt.
*Chơi tự do: Nhặt lá xếp hình mà trẻ yêu thích, chơi với vòng, phấn...
1. Yêu cầu: 
- Trẻ trẻ hiểu được sự nảy mầm từ hạt và có thể làm thí nghiệm cùng cô,.
- Rèn kĩ năng quan sát, trả lời câu hỏi của cô.
- Giáo dục trẻ biết chăm sóc bảo vệ cây.
2. Chuẩn bị:
- Địa điểm quan sát ngoài sân trường.
- Chậu đựng, hạt chưa nảy mầm.
- Lá cây, vòng, phấn ...
3. Tiến hành:
* Làm thí nghiệm: Trồng cây bằng hạt.
- Kiểm tra sức khỏe, trang phục của trẻ trước khi ra ngoài.
- Cho trẻ hát bài “Lý cây xanh” và đi đến địa điểm quan sát.
 - Hỏi trẻ đây là gì?
- Với hạt này cháng mình có thể làm gì?
- Chúng mình biết gì về trồng cây bằng hạt?
- Để trồng cây từ hạt trước tiên chúng mình cần làm gì?
- Bây giờ chúng mình cùng quan sát xem cô có gì nhé.
	- Cô có gì đây? Đây là hạt như thế nào? 
	- Cô làm các thí nghiệm cho trẻ quan sát: Cô trồng từng hạt vào các lọ khác nhau cho trẻ quan sát. Sau đó cô tưới nước. C/m sẽ chăm sóc hạt mà c/m vừa trồng trong 1 tuần. Sau đó c/m sẽ kiểm tra kết quả nhé.
- Cô khái quát giáo dục trẻ chăm sóc yêu quý, bảo vệ cây.
* Trò chơi vận động: Gieo hạt.
- Cô tập trung trẻ, cho trẻ nói tên trò chơi.
- Cho trẻ chơi 3- 4 lần.
*Chơi tự do: Nhặt lá xếp hình mà trẻ yêu thích, chơi với vòng phấn...
- Cô cho trẻ nhặt lá xếp hình mà trẻ yêu thích.
- Cô có thể gợi ý trẻ xếp theo hình cô hướng dẫn
 - Hôm nay con được làm gì? chơi trò chơi gì? con thích được làm gì? vì sao?
 - Cô nhận xét giờ hoạt động. Cho trẻ rửa tay, vào lớp.
IV/ HOẠT ĐỘNG CHIỀU:
1. Hướng dẫn trẻ làm vở toán: Dài - ngắn 
* Yêu cầu:
- Trẻ nhận biết Dài - ngắn và tô màu đúng theo yêu cầu của cô. Trẻ cầm bút bằng tay phải, cầm bút bằng 3 đầu ngón tay. 
- Rèn cho trẻ kỹ năng nhận biết và ghi nhớ có chủ định.
- Giáo dục trẻ chú ý học bài, ngồi đúng tư thế.
* Chuẩn bị: Bàn ghế đúng quy cách. Vở toán, sáp màu.
* Tiến hành:
- Cô cho trẻ chơi trò chơi, cô cho trẻ giở vở, đàm thoại về bức tranh. Cô hướng dẫn trẻ làm. Cô chú ý động viên và khuyến khích trẻ.
2. Chơi tự do ở các góc.
- Cô trò chuyện với trẻ về các góc chơi 
- Cô cho trẻ về góc chơi
- Cô gần gũi hướng dẫn động viên khuyến khích trẻ chơi
3. Nêu gương cuối ngày
4. Vệ sinh – trả trẻ.
ĐÁNH GIÁ TRẺ
- Tình trạng sức khoẻ của trẻ:
........................................................................
- Trạng thái cảm xúc, thái độ, hành vi của trẻ:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
- Kiến thức kĩ năng của trẻ:
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docNHÁNH 1 TẾT VÀ MÙA XUÂN.doc