Giáo án Lớp Mầm - Đề tài: Làm robot mini có thể di chuyển được - Nguyễn Thu Thủy

1. Kiến thức:

- Trẻ biết tên gọi, màu sắc, cách sử dụng của một số nguyên vật liệu: vỏ hộp sữa tươi, cốc nhựa, bóng bàn, lắp ghép, pin, thiết bị rung, băng dính xốp, băng dính giấy .

- Trẻ biết khi gắn 2 dây dẫn của thiết bị rung vào pin đúng chiều thì thiết bị rung sẽ hoạt động.

- Trẻ biết khi thiết bị rung hoạt động sẽ tạo độ rung và đẩy các các đồ vật di chuyển theo nó.

2. Kỹ năng:

- Quan sát, thảo luận, trao đổi với người đối diện.

- Trẻ biết gắn các phần như thân, đầu, tay từ các nguyên vật liệu khác nhau để tạo thành robot hoàn chỉnh.

- Trẻ có kỹ năng Bóc băng dính xốp, cắt băng dính giấy, quấn băng dính để cố định pin, thiết bị rung và robot lại với nhau.

- Trẻ có kĩ năng làm việc độc lập.

3. Thái độ:

- Chú ý quan sát lắng nghe và trả lời câu hỏi của cô.

- Cố gắng hoàn thành công việc được giao.

 

doc4 trang | Chia sẻ: thomas0207 | Lượt xem: 1757 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp Mầm - Đề tài: Làm robot mini có thể di chuyển được - Nguyễn Thu Thủy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN BẮC TỪ LIÊM
TRƯỜNG MẦM NON PHÚ DIỄN
GIÁO ÁN HOẠT ĐỘNG STEAM
Đề tài: Làm robot mini có thể di chuyển được
(Tiết 2: Kỹ thuật)
Đối tượng: Trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi
 Số lượng: 16 trẻ
 Thời gian: 40-45 phút
 Ngày thực hiện: 12/12/2018
 Người thực hiện: Nguyễn Thu Thủy
 Chu T. Thúy Hằng
Bắc Từ Liêm, tháng 12/2018
I. Mục đích – yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết tên gọi, màu sắc, cách sử dụng của một số nguyên vật liệu: vỏ hộp sữa tươi, cốc nhựa, bóng bàn, lắp ghép, pin, thiết bị rung, băng dính xốp, băng dính giấy ...
- Trẻ biết khi gắn 2 dây dẫn của thiết bị rung vào pin đúng chiều thì thiết bị rung sẽ hoạt động.
- Trẻ biết khi thiết bị rung hoạt động sẽ tạo độ rung và đẩy các các đồ vật di chuyển theo nó.
2. Kỹ năng: 
- Quan sát, thảo luận, trao đổi với người đối diện.
- Trẻ biết gắn các phần như thân, đầu, tay từ các nguyên vật liệu khác nhau để tạo thành robot hoàn chỉnh.
- Trẻ có kỹ năng Bóc băng dính xốp, cắt băng dính giấy, quấn băng dính để cố định pin, thiết bị rung và robot lại với nhau. 
- Trẻ có kĩ năng làm việc độc lập.
3. Thái độ:
- Chú ý quan sát lắng nghe và trả lời câu hỏi của cô.
- Cố gắng hoàn thành công việc được giao.
II. Chuẩn bị
- Địa điểm: Lớp học
- Đội hình: Trẻ ngồi theo nhóm
- Đồ dùng của cô:
+ Hộp quà, các loại vỏ hộp (sữa tươi, sữa chua, bánh đậu xanh), cốc nhựa, bóng bàn, pin, thiết bị rung, băng dính xốp, băng dính giấy, hình ngôi sao các màu.
+ Giá treo bảng thiết kế.
+ Bảng đánh giá.
+ Sân khấu mini cho robot biểu diễn. 
+ Nhạc không lời.
- Đồ dùng của trẻ:
+ Vỏ hộp (sữa tươi, sữa chua, bánh đậu xanh), cốc nhựa, lắp ghép, bóng bàn, băng dính xốp, băng dính giấy, kéo, hình ngôi sao các màu...
+ Pin, thiết bị rung 
+ 4 bàn osin.
 + Giấy A2
III. Cách tiến hành
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HĐ CỦA TRẺ
1.Ổn định tổ chức
 - Cô làm ảo thuật với chiếc hộp bí ẩn. Lần 1 cô mở hộp và cho trẻ kiểm tra hộp không có gì. Sau khi niệm thần chú thì lần 2 mở ra có rất nhiều đồ dùng cô đã chuẩn bị sẵn như: cốc nhựa, vỏ hộp sữa tươi, vỏ hộp sữa chưa, vỏ hộp bánh đậu xanh, bóng bàn, pin, thiết bị rung. Những đồ dùng này có thể làm được gì?
2. Phương pháp, hình thức tổ chức:
* Gợi ý, nhắc lại bài học hôm trước:
- Hôm trước các con đã được xem rất nhiều các video về các robot, ai còn nhớ đoạn video đó nói về điều gì?
- Vì sao các robot đó có thể di chuyển được?
Chốt vấn đề: Khi thiết bị rung hoạt động sẽ tạo độ rung và đẩy các các đồ vật di chuyển theo nó nên robot di chuyển được.
Chốt đầu bài: Hôm nay lớp mình sẽ làm robot mini có thể di chuyển được.
* Hỏi ý tưởng làm robot của trẻ:
- Con sẽ làm robot của mình bằng nguyên vật liệu gì?
- Muốn robot di chuyển được thì phải có cái gì?
- Con sẽ gắn thiết bị rung vào phần nào của robot?
* Thiết kế: Trẻ vẽ lại ý tưởng của mình trên giấy:
Cô phát cho 4 nhóm giấy và sáp màu cho trẻ thiết kế robot mini có thể di chuyển được. Trẻ vẽ xong cho trẻ để bản thiết kế lên trên giá để có thể quan sát dễ dàng khi thực hiện kỹ thuật làm Robot mini có thể di chuyển được.
* Kỹ thuật - E:
- Trẻ bàn trưởng lên lấy nguyên vật liệu cho bàn mình và trẻ chọn nguyên vật liệu mình thích để làm robot mini có thể di chuyển được.
 + Con chọn nguyên vật liệu gì để làm robot?
+ Muốn robot đứng vững thì thì phần đầu và phần thân phải như thế nào với nhau?
 + Làm thế nào để thiết bị rung hoạt động?
 + Khi gắn pin và thiết bị rung nếu không hoạt động con phải làm thế nào?
 + Con gắn pin và động cơ ở vị trí nào thì robot hoạt động được?
 + Làm thế nào để thiết bị rung và pin không rơi ra ngoài?
 * Đánh giá: 
- Cho trẻ đặt robot lên sân khấu và cho robot của từng nhóm hoạt động, (mỗi robot di chuyển được tương đương với một ngôi sao gắn lên bảng cho đội mình)
- Hỏi trẻ đội nào làm được nhiều robot di chuyển hơn? Vì sao mà các robot lại chưa di chuyển được các con cùng suy nghĩ để đến chiều các con sẽ tiếp tục hoàn thiện để robot có thể di chuyển được và trang trí thêm mũ, váy, quần áo, vẽ khuôn mặt... cho những robot thêm ngộ nghĩnh đáng yêu.
3. Kết thúc: 
- Cho tất cả các robot của trẻ được lên sân khấu biểu diễn.
- Trẻ quan sát
- Trẻ trả lời câu hỏi của cô 
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ vẽ ý tưởng của mình trên bản thiết kế.
- Trẻ thực hiện
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Từng nhóm lên cho robot biểu diễn
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ cho robot của mình lên biểu diễn.

File đính kèm:

  • docLop 3 tuoi Lam robot mini_12836586.doc
Giáo Án Liên Quan