Giáo án mầm non lớp mầm - Lĩnh vực: Phát triển thể chất - Hoạt động: Thể dục vận động - Đề tài: Vận động cơ bản: Bật xa 35 - 40 cm - Trò chơi vận động: Đua thuyền

 I. Mục đích- Yêu cầu

 1. Kiến thức

 - Trẻ nắm được tên vận động “ Bật xa 35-40 cm”, biết cách thực hiện vận động: Trẻ biết phối hợp chân tay nhịp nhàng: đưa tay từ trước ra sau đồng thời chân khuỵu gối tạo đà bật về phía trước, tiếp đất bằng 2 nửa bàn chân trên, chân khuỵu gối sau đó hạ cả bàn chân, tay đưa ra trước giữ thăng bằng.

 - Trẻ nhận biết, phân biệt được rau ăn củ, rau ăn lá.

 - Biết cách chơi, luật chơi TCVĐ: Đua thuyền.

 2. Kĩ năng

 - Thông qua bài tập rèn sự khéo léo, phát triển ở trẻ tố chất : mạnh , khéo

 - Phát triển ở trẻ khả năng: giữ thăng bằng

- Có tinh thần phối hợp đồng đội trong khi chơi

 

doc14 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 1117 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp mầm - Lĩnh vực: Phát triển thể chất - Hoạt động: Thể dục vận động - Đề tài: Vận động cơ bản: Bật xa 35 - 40 cm - Trò chơi vận động: Đua thuyền, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lĩnh vực: Phát triển thể chất
Hoạt động : Thể dục vận động
Đề tài: - VĐCB: Bật xa 35- 40 cm
TCVĐ: Đua thuyền
Chủ đề : Thế giới thực vật
Lứa tuổi: Trẻ mẫu giáo (4- 5 tuổi)
Số lượng : 25 trẻ	
Thời gian: 25 phút
	I. Mục đích- Yêu cầu
	1. Kiến thức	
	- Trẻ nắm được tên vận động “ Bật xa 35-40 cm”, biết cách thực hiện vận động: Trẻ biết phối hợp chân tay nhịp nhàng: đưa tay từ trước ra sau đồng thời chân khuỵu gối tạo đà bật về phía trước, tiếp đất bằng 2 nửa bàn chân trên, chân khuỵu gối sau đó hạ cả bàn chân, tay đưa ra trước giữ thăng bằng.
	- Trẻ nhận biết, phân biệt được rau ăn củ, rau ăn lá.
	- Biết cách chơi, luật chơi TCVĐ: Đua thuyền.
	2. Kĩ năng
	- Thông qua bài tập rèn sự khéo léo, phát triển ở trẻ tố chất : mạnh , khéo
	- Phát triển ở trẻ khả năng: giữ thăng bằng	
- Có tinh thần phối hợp đồng đội trong khi chơi
	3. Thái độ
	- Trẻ yêu thích luyện tập, rèn luyện sức khỏe.
	- Trẻ thích ăn nhiều loại rau - củ - quả cho cơ thể khỏe mạnh.
	II. Chuẩn bị
	1. Đồ dùng: 
	a. Đồ dùng của cô:
	- Giáo án điện tử, máy tính.
	- 4 thanh hàng rào, xắc xô.
	- Một số loại rau ăn lá, rau ăn củ.
	b. Đồ dùng của trẻ: 
	- Vòng đủ số lượng trẻ dùng.
	2. Địa điểm: 
	- Sân tập sạch sẽ, bằng phẳng.
	3. Tâm thế cô và trẻ:
	- Tâm thế cô và trẻ vui vẻ, thoải mái 
	- Trang phục của cô và trẻ gọn gàng phù hợp với thời tiết.
	III. Tiến hành
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
DỰ KIẾN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
1. Ổn định: (2 phút)
- Cô chào các con!
 - Hôm nay đến trường cô thấy các con bạn nào cũng xinh xắn, vui tươi trong không khí của mùa xuân mới. và rất vinh dự cho lớp mình có các cô giáo về thăm lớp. Các con cùng cô dành một tràng pháo tay thật lớn chào đón các cô nào.
Còn có 1 vị khách nữa đến với lớp mình đấy, chúng mình cùng mở cánh cửa thần kì xem đó là ai nhé!
 “ Gia đình Thỏ Bông chào tất cả các bạn. Nhân dịp xuân mới nông trại của chúng tớ có tổ chức “bữa tiệc rau xanh”để chào đón mùa xuân, các bạn cùng đến tham gia bữa tiệc cùng với chúng tớ nhé!”
 Các con ơi! Vậy là gia đình Thỏ Bông muốn mời chúng mình tới dự bữa tiệc rau xanh cùng với gia đình bạn ấy, các con có muốn tham gia không?
 - Nông trại của Thỏ Bông ở khu rừng rất xa, các con có đi được không?.
 - Trước khi lên đường đến bữa tiệc, cô con mình cùng nhảy điệu nhảy vui nhộn nhé!
 - Các con thấy cơ thể của mình thế nào?
 - Cô thấy lớp mình bạn nào cũng có sức khỏe tốt, các con đã sẵn sàng đi tới bữa tiệc chưa nào?
2. Bài mới: (22 phút)
2.1. Khởi động: 
- Cho trẻ đi các kiểu đi theo nhạc bài “ Ta đi vào rừng xanh” kết hợp đi thường-> đi bằng mũi bàn chân -> đi thường-> đi bằng gót chân-> đi thường-> đi bằng má ngoài bàn chân-> đi thường->chạy chậm -> chạy nhanh -> chạy chậm dần -> đi thường-> về 4 hàng.
2.2. Trọng động: 
a. Bài tập phát triển chung
- Chúng mình đã vượt qua khu rừng rồi. Đi một quãng đường xa như thế làm thế nào để chúng mình hết mỏi?
À! Đúng rồi. vậy cô và các con cùng tập thể dục cho khỏe người nhé!
 - Hô hấp: Thổi nơ
Tay vai: Tay đưa ra trước, lên cao
Chân: Ngồi khuỵu gối
Bụng -lườn: Cúi gập người về phía trước
Bật nhảy: Bật tại chỗ
-> Mỗi động tác tập 2 lần 8 nhịp, động tác chân, bật nhảy 4 lần 8 nhịp theo nhạc bài: “ Em yêu cây xanh”
b. Vận động cơ bản: “ Bật xa 35- 40cm”
- Các con đã tới được khu rừng rồi. Các con thấy phía trước có gì nào?
- Làm thế nào để vượt qua con suối?
Vừa rồi đã có rất nhiều ý kiến đưa ra, nhưng hôm nay, để đến được nhà Thỏ Bông các con sẽ “Bật xa” qua con suối này. Bạn nào có thể bật xa được nào?
Gọi 1-2 trẻ lên bật
Mời trẻ nhận xét: Bạn bật như thế nào?
-> Cô chốt lại: “Tư thế chuẩn bị” Đứng chụm chân trước vạch chuẩn, hai tay đưa ra trước. Khi có hiệu lệnh 1 tiếng xắc xô, bạn đưa tay từ trước ra sau đồng thời chân khuỵu gối tạo đà bật về phía trước qua con suối, tiếp đất bằng 2 nửa bàn chân trên, khuỵu gối sau đó từ từ hạ cả bàn chân, 2 tay đưa ra trước giữ thăng bằng. Sau đó nhẹ nhàng đi về cuối hàng.
- Các con có bật được khéo như bạn không?
Vậy, chúng mình sẽ lần lượt bật xa qua con suối này, các con đã sẵn sàng chưa?
* Lần 1: 2 trẻ bật/ lượt, cô bao quát, sửa sai cho trẻ.
* Lần 2: Nâng độ khó lên 40 cm.
* Lần 3: Cho trẻ thi đua 2 tổ
- Các con đã bật xa để vượt qua con suối rất giỏi, cô khen cả lớp bằng một tràng pháo tay.
- Các con nhìn kìa, phía trước khu rừng có rất nhiều các loại rau củ. Cô muốn các con thi đua hái thật nhiều rau củ đem đến bữa tiệc rau xanh của Thỏ Bông.
Cô sẽ chia lớp thành 2 đội. Đội số 1 sẽ giúp cô lấy loại rau ăn lá, đội số 2 giúp cô lấy loại rau ăn củ. Lần lượt các bạn sẽ bật qua suối lên lấy một loại rau củ như đã được phân công để vào rổ của đội mình và trở về cuối hàng. Mỗi một bạn lên bật các con chỉ được lấy một loại rau củ. Bạn nào không bật được qua suối hoặc chạm vào bờ suối phải về cuối hàng, không được lấy rau, thời gian của các con là một bản nhạc, đội nào lấy được nhiều rau, củ hơn sẽ giành chiến thắng, các con đã sẵn sàng chưa?
- Tổ chức cho trẻ thi đua
- Nhận xét, động viên, khen ngợi trẻ
* Củng cố: + Hỏi lại trẻ tên bài tập
 + Cho 1- 2 trẻ khá bật lại
c. Trò chơi vận động: “ Đua thuyền”
- Các con đã hái được rất nhiều rau củ rồi, nhưng để đến được nơi tổ chức bữa tiệc, không phải là con suối nhỏ nữa, mà các con phải vượt qua một khúc sông rộng. Các con sẽ qua sông bằng phương tiện gì?
- Vậy cô sẽ tổ chức một cuộc đua thuyền để đến với bữa tiệc. 
+ Cách chơi: Cô sẽ chia lớp thành 6 đội thuyền. Lần lượt 2 đội sẽ thi đua với nhau. Các con ngồi thành hàng dọc theo từng đội, bạn ngồi sau cặp chân vào hết vòng eo của bạn ngồi trước thành một chiếc thuyền đua, hai tay trống xuống làm mái chèo. Khi nghe hiệu lệnh xuất phát tất cả các thuyền đua dùng sức hai tay của tất cà các thành viên trong đội nâng cơ thể lên và tiến về phía trước cho đến đích. Các thuyền đua phải bám chắc vào nhau để không bị đứt thuyền khi đang di chuyển. Nếu đứt phải nhanh chóng nối lại thuyền.
+ Luật chơi: Đội thuyền nào tới đích lấy được cờ trước sẽ giành chiến thắng.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi.
- Cô nhận xét và động viên trẻ.
2.3 Hồi tĩnh: (1 phút)
- Chúng mình đã tới được bên kia sông rồi, các con nhìn kìa nông trại của Thỏ Bông đây rồi. Lớp mình cùng mang những rau củ tươi ngon này vào dự tiệc thôi nào!
 - Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1-2 vòng quanh lớp
 3. Kết thúc:
 - Trẻ nhẹ nhàng đi ra ngoài chuyển hoạt động.
- Chúng con chào cô ạ
- Trẻ vỗ tay
- Úm ba la, hô biến
- Có ạ
 -Có ạ
- Trẻ vận động theo nhạc
- Rất khỏe, rất khỏe
- Sẵn sàng
- Trẻ tập cùng cô
-Tập thể dục ạ
- Trẻ tập cùng cô với vòng thể dục
- Con suối ạ
- Con lội qua, đi vòng qua, bật quaạ.
- Trẻ bật
- 2-3 trẻ nhận xét
- Trẻ lắng nghe
- Có ạ
- Sẵn sàng
- Trẻ thực hiện
- Trẻ thực hiện
-Rồi ạ
-Trẻ thi đua
- Trẻ trả lời
- 1-2 trẻ bật
- Thuyền ạ
- Trẻ chơi
- Trẻ đi lại nhẹ nhàng
Lĩnh vực: Phát triển nhận thức
Hoạt động: Khám phá khoa học
Đề tài: Quá trình phát triển của cây đỗ
Chủ đề: Thế giới thực vật
Lứa tuổi : Trẻ mẫu giáo (4-5 tuổi)
Số lượng : 25 trẻ
Thời gian: 25 phút
	I. Mục đích- Yêu cầu
	1. Kiến thức	
	- Trẻ biết hạt đỗ xanh, biết quá trình phát triển của cây đỗ từ hạt: gieo hạt, nảy mầm, cây con, cây trưởng thành, cây ra hoa, cây kết trái.
	- Trẻ biết các điều kiện để cây phát triển.
	- Trẻ biết lợi ích dinh dưỡng của hạt đỗ.
	2. Kĩ năng
	- Rèn cho trẻ khả năng quan sát, suy luận, phán đoán.
	- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
	- Trẻ có kĩ năng chơi các trò chơi với lô tô, củng cố kĩ năng bò thấp chui qua cổng.
	3. Thái độ
	- Trẻ hứng thú, tích cực hoạt động.
	- Trẻ biết chăm sóc, bảo vệ cây xanh, có thái độ tích cực với môi trường xung quanh trẻ.
	II. Chuẩn bị:
	1. Đồ dùng: 
	- Giáo án powerpoint
	- Hộp quà, lọ thủy tinh đựng hạt đỗ, chậu hạt đỗ đang nảy mầm
	- 26 bộ tranh lô tô 6 giai đoạn phát triển của cây, bảng con, rổ con, 2 bảng phụ
	2. Địa điểm: Lớp học sạch sẽ 
	3. Tâm thế, trang phục của cô và trẻ: 
	- Trang phục của cô và trẻ gọn gàng
	- Tâm thế cô và trẻ thoải mái
	III. Tiến hành
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
Ổn định: (2 phút)
- Cô và trẻ cùng chơi trò chơi: “Lắng nghe tôi hỏi”
 Lắng nghe, lắng nghe
 Nghe tôi hỏi nhỏ
 Ngọn gió mát ở đâu?
 Lá cây có ích gì?
 Hoa rực rỡ làm chi?
 Quả chín vàng, đỏ, tím
 Thân cây cao thẳng tắp
 Khoai, lạc, sắn trên nương
 Bé thích cây có ích
 - Các con vừa chơi trò chơi rất giỏi rồi, cô cũng có món quà dành tặng lớp mình đấy! Cô tặng chúng mình gì đây?
 - Chúng ta có thể làm gì từ những hạt đỗ này?
 - Làm thế nào để biến một hạt đỗ thành nhiều hạt đỗ?
 - Muốn biết làm thế nào để biến 1 hạt đỗ thành nhiều hạt đỗ thì cô và các con cùng tìm hiểu về quá trình phát triển của cây đỗ xanh nhé. 
2. Bài mới: (22 phút)
* Quan sát, tìm hiểu về quá trình phát triển của cây đỗ
 - Trước khi cô con mình cùng khám phá, các con nhìn xem trên tay cô có gì nào?
 - Đây là những bức tranh về các giai đoạn phát triển của cây đỗ xanh đấy. Vậy theo con, con sẽ sắp xếp quá trình phát triển của cây như thế nào?
 - Để xem cách sắp xếp của hai bạn đã đúng theo quá trình phát của cây đỗ chưa, cô con mình sẽ cùng bắt đầu tìm hiểu quá trình phát triển của cây đỗ thì sẽ rõ.
 - Theo các con điều gì sẽ xảy ra khi đem hạt đỗ xanh gieo xuống đất?
 - Các con cùng khám phá hộp quà thứ hai cô mang đến để tìm câu trả lời nhé!
 - Trong hộp quà có gì?
 - Để biết làm thế nào mà hạt đỗ trở thành mầm cây như thế này, cô mời các con cùng đến với câu chuyện của bạn Đỗ con nhé!
“Có một hạt đỗ nhỏ được bác nông dân đem ra vườn để gieo trồng. Nằm trong đất ấm áp, hạt đỗ không muốn ngoi lên mặt đất. Cho đến một hôm, hạt đỗ nghe thấy tiếng lộp bộp, lộp bộp”
 - Các con có biết đó là tiếng gì không?
 - Đúng rồi đó là chị mưa xuân đem nước đến cho hạt đỗ uống. Đỗ con thích thú cựa mình trong làn nước mát lành. Đây là giai đoạn gieo hạt đấy.
 - Được tắm mát, Đỗ con thay đổi như thế nào?
 - Khi được tắm mát, không lâu sau hạt đỗ con phình to ra, lớp vỏ bên ngoài nứt ra, một chiếc rễ nhỏ mọc ra và cắm vào trong lòng đất. Lúc này, chú cảm thấy khó chịu và vươn mình bật ra khỏi lòng đất.
 - Các con có biết đây là giai đoạn nào của cây không?
 - Các con thấy đấy, nước rất quan trọng cho hạt nảy mầm, vậy nếu đất khô mà không có mưa các con sẽ làm gì?
 - Để hạt nảy mầm thì rất cần có nước. Khi các con tưới nước là đã góp phần tạo nên điều kì diệu để hạt đỗ nảy mầm rồi đấy. Chúng mình cùng xem điều gì sẽ xảy ra tiếp theo nhé!
 Chợt có tiếng nói ồm ồm, âm ấm phía trên cao “ À, chú đỗ con đã thức dậy rồi sao”. Cây đỗ con lúc này rung rinh cành lá “dạ cháu chào ông ạ”, cả 2 cười nói vui vẻ, ông mặt trời tỏa những tia nắng ấm áp sưởi ấm cho cây đỗ. 
 - Bây giờ, có còn gọi là hạt đỗ nữa không? Vì sao?
 - Vậy là từ một hạt đỗ xanh bây giờ đã trở thành một cây đỗ con rồi. Đây là giai đoạn cây con đấy.
 - Ngoài đất và nước, cây đỗ còn cần gì để lớn lên?
 - Ngày ngày trôi qua, nhờ có đất, nước, và ánh sáng mặt trời, Các con hãy cùng quan sát xem cây đỗ con thay đổi như thế nào?
 - Cây đỗ bây giờ như thế nào? 
 - Rễ cây thay đổi ra sao?
 - Cành lá như thế nào?
 - Có gọi là cây đỗ con nữa không nhỉ? Vì sao?
 -> Ngày ngày trôi qua, rễ cây đỗ mọc dài ra cắm sâu vào trong lòng đất hút các chất dinh dưỡng nuôi cây, cành lá mọc mỗi ngày một nhiều và to ra. Đây là giai đoạn cây trưởng thành đấy các con ạ.
 - Như vậy, từ một hạt đỗ đem gieo xuống đất đã nảy mầm thành cây con, cây con lớn lên thành cây trưởng thành. Sau đó cây sẽ ra sao? 
 - Để tìm ra câu trả lời cô con mình sẽ cùng chơi trò chơi gieo hạt nhé!
 - Khi cây đã trưởng thành cây sẽ như thế nào?
 - Cô mời các con cùng quan sát lên màn hình để biết đáp án nhé!
 - Thế rồi một bông hoa, nhiều bông hoa mọc ra, đàn ong bướm tung tăng bay đến lấy phấn và hút mật hoa.
 - Đây là giai đoạn nào các con?
 - Đúng rồi, đây chính là giai đoạn cây ra hoa. Những bông hoa rực rỡ đua nhau nở rộ. 
 - Các con hãy suy nghĩ xem, khi hoa rụng xuống, trên cây đỗ sẽ xuất hiện điều gì?
 - Đây là giai đoạn nào của cây?
 -> Khi những bông hoa rụng xuống là lúc những quả đỗ mọc ra và lớn dần lên.
 - Theo con, trong những quả đỗ ấy có gì ?
 -> Trong những quả đỗ ấy lại có rất nhiều hạt đỗ. Ta lại lấy hạt đỗ từ những quả vừa thu hoạch được đem gieo trồng và sáu giai đoạn phát triển của cây đỗ sẽ lặp lại theo một vòng tròn như thế.
 - Bây giờ các con cùng quan sát lại quá trình phát triển của cây đỗ mà hai bạn đã sắp xếp nhé, Sau khi tìm hiểu quá trình của cây đỗ, hai con có muốn thay đổi điều gì không nào?
 Trò chơi 1: Ai thông minh: Cô mời các con lấy rổ đồ dùng của mình, cùng sắp xếp quá trình phát triển của cây đỗ xanh với hai bạn. Chúng mình cùng thi đua sắp xếp thật nhanh nào.
 - Để tìm ra cách sắp xếp hợp lí nhất cô con mình cùng quan sát lên màn hình nào? 
 - Như vậy là cây đỗ phát triển qua 6 giai đoạn
 - Giai đoạn thứ nhất là giai đoạn nào?
 - Giai đoạn thứ 2?
 - Giai đoạn 3?
 - Giai đoạn 4? 
 - Giai đoạn 5?
 - Giai đoạn 6?
 (Cô đưa lần lượt tranh theo các giai đoạn phát triển của cây từ hạt)
 - Cô kiểm tra bài trẻ đã sắp xếp.
 - Khen ngợi, động viên trẻ
 -> Sự phát triển của cây đỗ được sắp xếp theo hình vòng tròn vì là sự lặp lại của 6 giai đoạn phát triển mà cô con mình vừa tìm hiểu đấy. Vậy để biến 1 hạt đỗ thành nhiều hạt đỗ các con phải làm gì?
 * Mở rộng: Còn một điều thú vị từ hạt đỗ xanh mà cô muốn giới thiệu cho các con nữa đấy. 
 - Trên màn hình cô có gì đây?
 -> Từ những hạt đỗ xanh, nếu chúng ta biết cách ủ chúng thì những hạt đỗ sẽ trở thành những cây giá đỗ như thế này đấy các con ạ. Giá đỗ cung cấp chất xơ và các chất khoáng rất tốt cho cơ thể đấy.
 - Ngoài những cây phát triển từ hạt còn có nhiều loại cây phát triển từ rễ của cây mẹ như cây tre, phát triển từ lá như cây lá bỏng, còn cây khoai lang thì mầm cây mọc ra từ củ đấy các con ạ. 
 Tất cả các cây phát triển từ hạt, thân, lá  đều cho ta bóng mát, gỗ, hoa và quả, để cây phát triển tốt các con cần làm gì?
 -> Các con cần tưới nước, nhặt lá rụng, lau lá cây, không ngắt lá bẻ cành để cây luôn xanh tốt các con nhé!
 * Luyện tập, củng cố:
 Trò chơi 2: Kết nhóm
 - Cách chơi: Cô cùng cả lớp vận động theo nhạc vui nhộn. Khi có hiệu lệnh “kết nhóm” các con phải nhanh chóng kết nhóm theo yêu cầu của cô. Cô đến từng nhóm kiểm tra số trẻ và hỏi 1 trẻ “ Bạn là ai”, trẻ phải nói tên một giai đoạn phát triển của cây đỗ xanh. Bạn kế bên phải nói tiếp giai đoạn của bạn trước đó.
 - Luật chơi: Nhóm nào kết nhóm đủ và nêu đúng các giai đoạn phát triển của cây đỗ xanh sẽ giành chiến thắng.
 - Cô tổ chức cho trẻ chơi
 - Bao quát, nhận xét trẻ chơi
 3. Kết thúc: ( 1 phút)
 Mùa xuân là tết trồng cây, mùa cây cối đâm chồi nảy lộc, cô và các con sẽ mang những hạt đổ này ra vườn trường trồng lên thật nhiều cây đỗ mới để cô con mình cùng quan sát sự phát triển của cây nhé!
( Trẻ trả lời và làm động tác mô phỏng)
-Nghe gì, nghe gì
- Hỏi gì? Hỏi gì?
- Trên cây xào xạc lá
- Để che nắng, che mưa
- Tỏa hương thơm ngạt
- Ăn đã ngon lại bổ
- làm bàn ghế tủ giường
- Ăn no cho chóng lớn
- Thích, thích, thích, thích. thích
- Những hạt đỗ xanh ạ
- Nấu chè đỗ, nấu xôi đỗ, làm nhân bánh
- Trẻ trả lời
-Vâng ạ
-Tranh vẽ hạt, cây ạ
- Cho 2 trẻ lên sắp xếp theo suy nghĩ của trẻ lên 2 bảng.
- Hạt nảy mầm ạ
- Cây đang nảy mầm ạ 
- Trẻ quan sát trên máy và trả lời các câu hỏi của cô
- Tiếng mưa rơi ạ
- Hạt đỗ phình to ra, rễ mọc ra ạ.
- Giai đoạn hạt nảy mầm ạ
- Tưới nước để hạt nảy mầm ạ.
- Không ạ. Vì hạt đỗ đã mọc lên mặt đất thành cây đỗ con ạ.
- Ánh sáng mặt trời ạ.
- Rễ cây đỗ mọc dài, cành là mọc ra nhiều hơn, to hơn ạ.
- Rễ cây mọc dài ra ạ
- Cành lá nhiều hơn, to hơn ạ
- Không ạ, vì cây đỗ đã lớn ạ.
- Trẻ chơi trò chơi cùng cô
- Ra nụ, ra hoa ạ 
- Giai đoạn cây ra hoa ạ
- Nhiều quả đỗ mọc ra ạ
- Giai đoạn cây kết trái ạ
 - Nhiều hạt đỗ ạ
- Trẻ giữ nguyên hoặc sắp xếp lại.
- Trẻ thực hiện
- Giai đoạn gieo hạt ạ
- Hạt nảy mầm ạ
- Cây con ạ
- Cây trưởng thành ạ
- Cây ra hoa ạ
- Cây kết trái ạ
- Đem hạt đỗ đi gieo trồng ạ
- Giá đỗ ạ
- Chăm sóc, bảo vệ: tưới nước, không ngắt lá bẻ cànhạ.
-Trẻ chơi theo yêu cầu của cô.
- Trẻ cùng cô ra ngoài gieo hạt trên nền nhạc bài “Em yêu cây xanh”.

File đính kèm:

  • docphat trien tinh cam tham mi 3 tuoi_12262385.doc