Giáo án Mầm non Lớp 3 tuổi - Chủ đề: Rau - Củ - Quả quanh bé
- Nhận biết các nhóm thực phẩm về các loại rau, củ, quả gần gũi như: rau cải, rau muống, su hào, cà rốt .
- Biết ăn nhiều rau, củ, quả có vitamin, chất sơ rất tốt cho cơ thể.
- Có một số nề nếp thói quen tốt trong sinh hoạt (ngủ đủ giấc, đi vệ sinh đúng nơi qui định, tự lấy nước uống khi có nhu cầu).
- Biết và tránh một số hành động nguy hiểm như: không leo trèo trên lan can, không nghịch các vật nhỏ, nhọn
- Thực hiện được các động tác: tay, chân, nhảy, bật trong bài thể dục sáng.
- Củng cố và giữ được thăng bằng trong vận động: đi, chạy, nhảy, ném, trườn, bò, bật phối hợp tay, mắt động tác toàn thân.
- Tập phát triển các cử động bàn tay, ngón tay, luyện tập vo, nặn, xếp một số củ, quả, cùng cô chăm sóc cây con, dán quả vào cành, tập luồn dây xâu rau, củ, quả.
MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN Chủ đề 5: RAU – CỦ - QUẢ QUANH BÉ LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NỘI DUNG PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT Nhận biết các nhóm thực phẩm về các loại rau, củ, quả gần gũi như: rau cải, rau muống, su hào, cà rốt…. Biết ăn nhiều rau, củ, quả có vitamin, chất sơ…rất tốt cho cơ thể. Có một số nề nếp thói quen tốt trong sinh hoạt (ngủ đủ giấc, đi vệ sinh đúng nơi qui định, tự lấy nước uống khi có nhu cầu). Biết và tránh một số hành động nguy hiểm như: không leo trèo trên lan can, không nghịch các vật nhỏ, nhọn… Thực hiện được các động tác: tay, chân, nhảy, bật…trong bài thể dục sáng. Củng cố và giữ được thăng bằng trong vận động: đi, chạy, nhảy, ném, trườn, bò, bật phối hợp tay, mắt động tác toàn thân. Tập phát triển các cử động bàn tay, ngón tay, luyện tập vo, nặn, xếp một số củ, quả, cùng cô chăm sóc cây con, dán quả vào cành, tập luồn dây xâu rau, củ, quả. Ø Rèn kỹ năng sống và BVMT, xây dựng trường học an toàn , phòng, chống tai nạn thương tích trong trường mầm non. + Có thói quen tốt trong việc vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống có văn minh. + Rèn cho trẻ biết giữ gìn môi trường xanh sạch đẹp, không vứt rác, hái hoa, bẻ cành… + Nhắc nhở trẻ không leo trèo ngoài cửa sổ và những nơi nguy hiểm. PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC Phát triển tính ham hiểu biết về mọi vật hiện tượng tự nhiên xung quanh trẻ (sờ, nắn, nhìn, nghe, ngửi, nếm để nhận biết đặc điểm nổi bật của các loại rau, củ, quả…) Nói được tên và một vài đặc điểm nổi bật của các loại rau, củ, quả quen thuộc gần gũi và nói được tác dụng của chúng. Biết so sánh một số đặc điểm đơn giản, gần gũi của các loại rau, củ, quả có sự giống nhau và khác nhau… Biết chỉ hoặc lấy, cất một số loại rau, củ, quả có màu xanh, đỏ, vàng, nhận biết phân biệt hình dạng, kích thước các loại rau, củ, quả. Chơi chiếc túi kì lạ - Sờ vật đoán tên – Ai mua không? – Chiếc thùng biết nói – Quả táo màu nhiệm. PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ Biết dùng từ, câu đơn giản chỉ các sự vật hiện tượng, đặc điểm các loại rau, củ, quả quen thuộc được quan sát trong thiên nhiên, trong vườn trường. Biết trả lời các câu hỏi ngắn, gần gũi, tại sao? Vì sao giống nhau, khác nhau. Quả gì đây? Để làm gì? Biết chào hỏi, trò chuyện bày tỏ nhu cầu…nói to, nói đủ nghe lễ phép khi người lớn hỏi. Tập kể chuyện theo tranh về các loại rau, củ, quả. Phát âm rõ tiếng, đọc được các bài thơ, ca dao, đồng dao, vè, lời ca, trò chơi dân gian với sự giúp đỡ của cô. Biết cầm sách, xem sách và xem tranh truyện về chủ đề. Biết cầm bút vẽ, tô vào giấy, dưới sàn các loại rau, củ, quả bé thích. PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM XÃ HỘI Trẻ biết thể hiện sự yêu thích các loại rau, củ, quả các sự hiện tượng xung quanh và có ý thức biết giữ gìn (không hái hoa, bẻ cành…giữ gìn môi trường sạch đẹp). Trẻ biết chào hỏi, cám ơn, xin lỗi khi có lỗi. Biểu lộ sự thân thiện với bạn và mọi người xung quanh. Chơi thân thiện không giành đồ dùng, đồ chơi với bạn. Trẻ thể hiện được một số hành vi xã hội khi chơi đóng vai giả bộ (chơi bế em, mẹ con, cho em ăn, cô bán hàng, nghe điện thoại…) Thể hiện cảm xúc qua bài hát, vận động theo nhạc, tô màu, vẽ, nặn, xếp hình, xếp tranh. Biết hát các bài hát quen thuộc về các chủ đề và vận động đơn giản theo nhạc. Thích xếp hình vẽ, nặn, tô màu và xếp các loại rau, củ, quả, biết cùng cô trang trí lớp bằng những loại rau, củ, quả, biết cùng cô trang trí lớp bằng những loại rau, củ, quả làm từ nguyên vật liệu thiên nhiên, phế thải. Chuẩn bị cho cô: - Chuẩn bị đồ dùng đồ chơi dạy học. - Trang trí lớp đúng chủ đề, kịp thời. - Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học liệu cho trẻ hoạt động. - Soạn bài đầy đủ kịp thời về chủ điểm thực vật. - Lựa chọn một số bài hát, bài thơ, câu chuyện liên quan tới chủ đề. Trang trí lớp theo dạng mở cho trẻ hoạt động. Bố trí các góc phù hợp với diện tích lớp học, đồ dùng đồ chơi ở các góc phù hợp với góc và phù hợp với chủ điểm “Rau, củ, quả quanh bé”. Làm một số loại rau, hoa quả bằng xốp bitis để trang trí lớp, cắt một số loại rau, củ, quả bằng nguyên phế liệu nhựa cho trẻ chơi xâu vòng và chơi ở góc mở. Chuẩn bị cho trẻ: - Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ khi đến lớp, đến trường. - Có thói quen tốt trong vui chơi học tập. - Trẻ biết chăm sóc các loại rau, củ, quả. Thích ăn rau, củ, quả để có đủ vitamin cần thiết cho cơ thể. - 100% trẻ ăn hết khẩu phần ăn và có thói quen văn minh trong ăn uống, vệ sinh. Phụ huynh: - Phối hợp với phụ huynh thu gom các nguyên phế liệu như: tranh, ảnh, lịch cũ, báo cũ có các loại rau, củ, quả… { Mở chủ đề: + Ở nhà con thường ăn những món gì? + Mẹ thường nấu rau gì cho con ăn? + Con biết củ này là củ gì không? Rau – cuû – quaû quanh beù - Tên gọi các loại quả. - Đặc điểm nổi bật về màu sắc, hình dạng, kích thước to, nhỏ, nặng nhẹ, hương vị, quả nhiều hạt, một hạt (một – nhiều). - Biết được ích lợi của các loại quả. - So sánh sự giống nhau, khác nhau của một số loại quả gần gũi với trẻ. - Cách chăm sóc, sử dụng, bảo quản…và giữ gìn NHÖÕNG LOAÏI QUAÛ NGON (2 tuaàn) - Tên gọi các loại rau (rau ăn lá, ăn củ). - Đặc điểm nổi bật về màu sắc, hình dạng, kích thước dài ngắn của rau, củ. - So sánh sự giống nhau và khác nhau về đặc điểm nổi bật đơn giản của rau, củ. - Lợi ích của các loại rau, củ. - Các món ăn chế biến từ rau, củ (ăn sống, nấu chín, ăn lá, ăn củ). - Cách chăm sóc, bảo quản an toàn các loại rau, củ. MOÄT SOÁ LOAÏI RAU (2 tuaàn) . MAÏNG HOAÏT ÑOÄNG Chủ đề: RAU – CUÛ – QUAÛ QUANH BEÙ Thời gian thực hiện: 4 tuần Từ ngày: 07/02/2011à04/03/2011 TÊN CHỦ ĐỀ NHÁNH LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NHỮNG LOẠI QUẢ NGON (2 tuần) Phát triển thể chất Phát triển nhận thức Phát triển ngôn ngữ Phát triển tình cảm xã hội Trò chơi Thể dục sáng: “Tập với quả” VĐCB: Nhảy xa bằng 2 chân - Rèn luyện thói quen tốt trong ăn uống - Biết giữ gìn tay chân sạch sẽ. NBTN: Quả cam – quả táo Thơ: Quả thị Âm nhạc NDTT: - DH và VĐ: Quả NDKH: - TC: Ai đoán giỏi Tạo hình: Dán quả TTV: Bán hàng XÂY DỰNG: Xếp hàng rào Nghệ thuật: xem tranh các loại quả VẬN ĐỘNG: Đến thăm vườn cây ăn quả. TCVĐ: hái quả Phát triển thể chất Phát triển nhận thức Phát triển ngôn ngữ Phát triển tình cảm xã hội Trò chơi Thể dục sáng: “Tập với quả” VĐCB: Ném vào đích - Rèn luyện thói quen tốt trong ăn uống - Biết giữ gìn tay chân sạch sẽ. NBPB: Quả to – quả nhỏ Truyện: quả thị Âm nhạc NDTT: - DH + VĐ: Trồng cây NDKH: - NH: Hoa kết trái Tạo hình: Xâu vòng các loại quả TTV: Bán hàng XÂY DỰNG: Xếp hàng rào Nghệ thuật: xem tranh các loại quả VẬN ĐỘNG: Đến thăm vườn cây ăn quả. TCVĐ: Hái quả MỘT SỐ LOẠI RAU (2 tuần) Phát triển thể chất Phát triển nhận thức Phát triển ngôn ngữ Phát triển tình cảm xã hội Trò chơi Thể dục sáng: “Tập với quả cây” VĐCB: Ném trúng đích nằm ngang NBTN: Rau muống – rau dền Thơ: Cây bắp cải Âm nhạc NDTT: - NH: Lý cây xanh NDKH: - DH: Bắp cải xanh Tạo hình: Dán vườn rau TTV: Cửa hàng bán rau củ Nghệ thuật: xâu vòng các loại rau củ VẬN ĐỘNG: Gà trong vườn rau Thư viện: Xem tranh các loại rau Phát triển thể chất Phát triển nhận thức Phát triển ngôn ngữ Phát triển tình cảm xã hội Trò chơi Thể dục sáng: “Tập với quả cây” VĐCB: Bước dồn vào vòng NBTN: Quả bí ngô – củ su hào Truyện: Bé đi chơi vườn rau Âm nhạc: NDTT: NH: Bầu và bí thương nhau NDKH: - DH: Quả gì Tạo hình: Nặn củ cà rốt TTV: Cửa hàng bán rau củ Nghệ thuật: xâu vòng các loại rau củ VẬN ĐỘNG: Gà trong vườn rau Thư viện: Xem tranh các loại rau KẾ HOẠCH CHĂM SÓC GIÁO DỤC TRONG TUẦN CHỦ ĐỀ NHÁNH: Những loại quả ngon (2 TUẦN) Tuần thứ 1: Từ ngày 07/02/2011à11/02/2011 I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: ¶ Kiến thức: - Trẻ nhận biết và gọi tên các loại quả quen thuộc (quả cam, quả táo…), nhận biết một số đặc điểm nổi bật của các loại quả: màu sắc, tính chất (chua, ngọt), có vỏ, hạt. - Nhớ tên và thuộc các bài hát, bài thơ trong chủ điểm. - Biết tập các bài tập phát triển chung của thể dục vận động, biết chơi các trò chơi vận động. - Biết phân biệt quả to – quả nhỏ. ¶ Kỹ năng: - Rèn luyện và phát triển ngôn ngữ, phát âm to rõ tên gọi đặc điểm nổi bật của các loại quả, kỹ năng đọc thơ to, rõ và diễn cảm. - Rèn kỹ năng nhảy bật xa, phản ứng nhanh kịp thời theo tín hiệu của cô. - Kỹ năng xếp sát cạnh vuông góc với nhau tạo thành hàng rào. - Kỹ năng xâu vòng. - Biết làm một số việc đơn giản tự phục vụ trong ăn uống: tự xúc cơm ăn, uống nước, rửa tay trước khi ăn, lau mặt và uống nước sau khi ăn xong, biết đi vệ sinh khi có nhu cầu. ¶ Thái độ: - Trẻ biết yêu quí và chăm sóc cây xanh, không ngắt lá, bẻ cành, biết giữ môi trường xanh sạch đẹp. Trẻ hứng thú, tích cực tham gia vào các trò chơi. II. KẾ HOẠCH CÁC HOẠT ĐỘNG Tên các hoạt động Thứ hai 07/02 Thứ ba 08/02 Thứ tư 09/02 Thứ năm 10/02 Thứ sáu 11/02 Đón trẻ - Cô đón trẻ vào lớp, cho trẻ chào cô, chào bố mẹ đi học, cô trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khỏe của trẻ và nhắc nhở phụ huynh xem bảng tin của lớp. - Cô trò chuyện với trẻ về những ngày được nghỉ Tết ở nhà. - Cho trẻ chơi với đồ chơi: các loại quả bằng đồ chơi. Thể dục sáng BÀI: Tập với quả ³ Động tác 1 : khoe quả(3 lần – 4 nhịp) ³ Động tác 2: hái quả (3 lần – 4 nhịp) ³ Động tác 3: trồng cây ăn quả(3 lần – 4 nhịp) Hoạt động có chủ đích PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT Nhảy xa bằng 2 chân TCVĐ: Hái quả PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC Quả cam – quả táo TCVĐ: Tìm đúng vườn quả PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ Quả thị TCVĐ: hái quả PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM – XÃ HỘI DH: Quả TC: Ai đoán giỏi PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM – XÃ HỘI Dán quả TC: Gieo hạt Hoạt động ngoài trời Quan sát - Quả bưởi - TCVĐ: Gieo hạt - Chơi tự do. Đi dạo ngoài trời, nhặt lá cây - TCVĐ: Gà vào vườn rau - Chơi tự do. Vẽ in hình lá - TCVĐ: Cây cao cây thấp - Chơi tự do. Trò chuyện về một số món ăn chế biến từ các loại quả - TCVĐ: Gieo hạt - Chơi tự do. Quan sát mâm ngũ quả - TCVĐ: Trời nắng trời mưa - Chơi tự do. Hoạt động góc ²GÓC THAO TÁC VAI Bán hàng * Yêu cầu : - Trẻ biết các công việc của người bán hàng biết mời khách và bán hàng - Thể hiện được vai bán hàng - Giáo dục các cháu vui chơi cùng bạn, không giành đồ chơi của bạn * Chuẩn bị : - Đồ chơi các loại quả bằng nhựa… * Tổ chức thực hiện Cô cho các cháu chơi đồ chơi Cô quan sát và nhắc nhở trẻ chơi, cô gợi hỏi trẻ để các cháu nhớ và biết cách chơi bán hàng… - Cô chú ý nhắc nhở trẻ cách giao tiếp với nhau trong khi chơi. ²GÓC XÂY DỰNG Xếp hàng rào * Yêu cầu: - Các cháu biết xếp các lon sữa, khối gỗ thành hàng rào. - Rèn sự khéo léo của các ngón tay, phát triển tính sáng tạo, kỹ năng xếp sát cạnh. - Giáo dục các cháu không quăng ném đồ chơi, chơi xong biết dọn đồ dùng đồ chơi cùng cô. * Chuẩn bị : - Lon sữa, khối gỗ… * Tổ chức thực hiện: - Cô và các cháu cùng trò chuyện về góc chơi. - Cô cho trẻ xem hình mẫu. Có thể cất mẫu đi, cho trẻ tự nhớ lại xếp hình. Nếu trẻ đã biết xếp thành thạo thì để trẻ xếp theo ý, trẻ tự nhớ lại để xếp. Khi nào trẻ xếp xong, cô lại xem trẻ và hỏi: con xếp hình gì? Bằng vật liệu nào?..chú ý về cách giao tiếp với bạn trong khi chơi. Giáo dục cho các cháu chơi ngoan, không đánh bạn. ²GÓC VẬN ĐỘNG ĐẾN THĂM VƯỜN CÂY ĂN QUẢ - Yêu cầu : Trẻ biết nhảy bật qua sông đến thăm vườn cây. - Chuẩn bị : sàn nhà sạch khô ráo, hai đường thẳng song song làm sông, mô hình vườn quả, xắc xô, đàn nhạc. - Tổ chức hoạt đông: Cô hướng dẫn cho trẻ bật nhảy qua sông để đến thăm vườn cây ăn quả, kết hợp trò chuyện với trẻ: Con đang chơi trò chơi gì? Hướng dẫn trẻ sử dụng các dụng cụ âm nhạc. ² GÓC NGHỆ THUẬT: XEM TRANH VỀ CÁC LOẠI QUẢ - Yêu cầu: Trẻ biết cách cầm sách, mở sách, biết lấy và cất đúng nơi qui định. Biết gọi tên một số loại quả, đặc điểm về màu sắc, mùi vị của các loại quả, biết giữ gìn sách. - Chuẩn bị: Tranh truyện về các loại quả - Tổ chức hoạt động: Cô cho trẻ xem tranh ảnh các loại quả, trò chuyện với trẻ về những loại quả: quả này là quả gì? Quả táo này màu gì vậy các con? Vệ sinh ăn trưa ngủ trưa ăn phụ - Rèn luyện nề nếp rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. - Biết tiêu tiểu đúng nơi quy định. - Trẻ tập tự xúc cơm ăn, ăn tất cả các thức ăn không kén chọn, tập cho trẻ mời cô mời bạn, cô giới thiệu món ăn . - Có nề nếp ngủ trưa, không nói chuyện, không khóc nhè. Hoạt động chiều Trò chơi: bịt mắt bắt dê. - Ôn kỹ năng lăn dọc. - Chơi tự do. Trò chơi: Lộn cầu vòng Ôn lại thơ: Quả thị - Chơi tự do. - Ôn nhận biết phân biệt Trò chơi: gieo hạt - Chơi tự do. - Di màu các loại quả. - Tập cho trẻ rửa tay khi đi vệ sinh. - Chơi tự do. - Quan sát thời tiết trong ngày. - TC: Trồng cây - Phát phiếu bé ngoan. Trả trẻ - Vệ sinh sạch sẽ, chải đầu, quần áo gọn gàng trước khi ra về. - Dạy trẻ biết chào cô khi ra về. - Động viên trẻ ngày mai đi học ngoan hơn. - Trao đổi với phụ huynh về một ngày hoạt động của trẻ ở lớp và những sở thích của trẻ khi ở nhà. BGH phê duyệt Giáo viên lập kế hoạch Mai Thị Mộng Yến KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Thứ hai ngày 07 tháng 02 năm 2011 HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH : Phát triển thể chất Nhaûy xa baèng 2 chaân I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU - Trẻ biết nhảy xa bằng 2 chân, nhảy qua dòng suối nhỏ cách xa 20 – 25cm mà không làm mất thăng bằng. - Rèn kỹ năng nhảy xa cho trẻ, phát triển cơ chân, sức nhảy xa của trẻ. - Giáo dục trẻ biết nghe theo hiệu lệnh của cô, không xô đẩy bạn, biết vâng lời cô trong giờ học. II/ CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY 1. Đón trẻ: - Cô đón trẻ từ tay bố mẹ, cho trẻ chào cô, chào bố mẹ khi đi học. - Cô trao đổi với phụ huynh về tình hình tâm lý và sức khỏe của trẻ 2 ngày nghỉ ở nhà. - Cô trò chuyện với trẻ về các câu hỏi: + Sáng ai đưa các con đi học? 2. Hoạt động có chủ đích: a. Chuẩn bị: - Trong lớp học - Đồ dùng: + Phấn vẽ làm con suối, mô hình nhà bạn búp bê, quả. b. Tổ chức hoạt động: Hoạt động Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ Mở đầu Trọng tâm Kết thúc - Cô cho trẻ hát bài “Thể dục buổi sáng”. Cho cháu vừa hát vừa đi theo cô từ chậm đến nhanh dần lên và ngược lại, sau đó đứng thành vòng tròn. BTPTC: - ĐT 1: Động tác tay - ĐT 2: Động tác chân - ĐT 3: Động tác bụng - ĐT 4: bật về phía trước * Vận động cơ bản: Nhảy xa bằng 2 chân - Cô giới thiệu tên bài tập bằng cách tạo tình huống đến thăm nhà bạn búp bê, đường đến nhà bạn búp bê phải nhảy qua 2 con suối nhỏ. * Cô làm mẫu 2 lần: - Lần 1: không giải thích - Lần 2: làm mẫu + giải thích: Cô đứng chụm hai chân lại với nhau, sát vạch xuất phát. Khi cô hô “chuẩn bị” hai tay cô đưa ra sau, đồng thời khuỵu gối khi nghe hô “nhảy” thì cô sẽ nhảy bật về phía trước. - Cô cho trẻ lên thực hiện. Cô chú ý sửa sai giúp trẻ nhảy đúng kỹ thuật. Khuyến khích trẻ nhảy bật xa, chụm chân lại. Động viên trẻ kịp thời khi trẻ nhảy chưa đạt. - Cho trẻ nhảy theo cá nhân, lớp.. + Các con vừa tập bài gì? Giáo dục trẻ không chen lấn, xô đẩy bạn. *Trò chơi vận động: “Gà trong vườn quả”. - Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi và cho trẻ chơi 2 – 3 lần. - Cô hỏi trẻ tên trò chơi. Giáo dục trẻ khi chơi không chạy ra khỏi vị trí, không xô đẩy bạn. Cô cho trẻ đi nhẹ nhàng trong phòng tập. - Trẻ nghe hát và đi theo cô. - Trẻ thực hiện 2 lần - 4 nhịp - Trẻ thực hiện 2 lần - 4 nhịp - Trẻ thực hiện 4 lần - 4 nhịp - Trẻ thực hiện 2 lần - 4 nhịp - Trẻ chú ý - Trẻ quan sát và lắng nghe. - Trẻ lên thực hiện - Trẻ trả lời. - Trẻ chú ý và chơi cùng cô 3. Hoạt động chuyển tiếp: - Trò chơi: Trồng nụ trồng hoa. 4. Hoạt động ngoài trời: Quan sát quả bưởi - TCVĐ: Gieo hạt - Chơi tự do. 5.Góc thao tác vai Bán Hàng - VẬN ĐỘNG: Đến thăm vườn cây ăn quả - NGHỆ THUẬT: Xem tranh về các loại quả 6. Vệ sinh ăn trưa-ngủ trưa 7. Hoạt động chiều: - Trò chơi: Bịt mắt bắt dê - Ôn kỹ năng lăn dọc. - Chơi tự do. - Vệ sinh trả trẻ. III. Đánh giá: * Đánh giá kết quả đạt được sau khi tổ chức các hoạt động trong ngày. - Nội dung chưa dạy được và lí do: - Những thay đổi cần thiết: - Những trẻ có biểu hiện đặc biệt cần quan tâm, chăm sóc giáo dục riêng: Thứ ba ngày 08 tháng 02 năm 2011 HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH : Phát triển nhận thức QUẢ CAM – QUẢ TÁO I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU + Trẻ nhận biết tên gọi, đặc điểm, mùi vị của quả cam – quả táo, phân biệt được quả cam – quả táo. + Rèn kỹ năng phát âm cho trẻ, nói rõ từ, trọn câu, trả lời được các câu hỏi của cô. + Giáo dục trẻ biết được giá trị, lợi ích dinh dưỡng của quả cam – quả táo, biết chăm sóc và bảo vệ cây. II/CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY 1. Đón trẻ: - Cô đón trẻ từ tay bố mẹ, cho trẻ chào cô, chào bố mẹ khi đi học. - Cô trò chuyện với trẻ về các câu hỏi: + Sáng ai đưa các con đi học? + Đến lớp con chào ai? 2. Hoạt động có chủ đích: a. Chuẩn bị: - Trong lớp học. - Đồ dùng: + Quả táo, quả cam. + Đồ dùng đồ chơi các loại. b. Tổ chức hoạt động: Hoạt động Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ Mở đầu Trọng tâm Kết thúc - Cho trẻ hát “Đố quả”. + Các con vừa hát bài gì? + Trong bài hát có những quả gì? + Ngoài những quả đó các con con biết những quả gì nữa? - Cho trẻ chơi “trốn cô”. * Giới thiệu quả cam - Đây là quả gì? Nếu trẻ không trả lời được cô giới thiệu và cho trẻ nhắc lại tên quả đó. - Đây là quả gì? - Vỏ cam có màu gì? - Vỏ cam như thế nào? (sần sùi hay nhẵn nhụi), cho trẻ sờ quả cam để trẻ nhận biết. - Đố các con trong quả cam có những gì? - Cô vừa bóc vỏ quả cam vừa hỏi trẻ: + Cô đang làm gì? + Bên trong quả cam có gì đây? Cho trẻ quan sát quả cam cô vừa bóc. + Quả cam có nhiều múi không? Cho trẻ ăn để trẻ biết mùi vị của quả cam. + Trong múi cam có gì? + Hạt này có ăn được không nhỉ? + Các con thấy cam có vị gì? Quả cam có rất nhiều loại, màu xanh và màu vàng nè, trong quả cam có chứa rất nhiều vitamin tốt cho cơ thể vì vậy các con phải thường xuyên ăn nhiều trái cây cho cơ thể khỏe mạnh nhé. * Giới thiệu quả táo - Cô đưa quả táo ra đặt câu hỏi để hỏi trẻ. Nếu trẻ không trả lời được cô giới thiệu và cho trẻ nhắc lại. + Đây là quả gì? + Vỏ quả táo màu gì? + Quả táo có dạng hình gì? + Vỏ táo sần sùi hay nhẵn nhụi? + Trước khi ăn táo phải làm gì? - Cô gọt táo cho trẻ ăn thử. + Các con thấy táo có vị gì? Sau đó cô khái quát lại 1 lần và giáo dục trẻ ăn nhiều táo rất tốt cho sức khỏe. * So sánh: + Các con nhìn xem quả cam có màu gì? + Quả táo có màu gì? + Ăn cam có vị gì? + Ăn táo có vị gì? + Quả táo và quả cam cùng có dạng hình gì? Trò chơi vận động: Tìm đúng vườn quả - Cách chơi: Mỗi trẻ cầm 1 loại quả vừa đi vừa hát bài “đố quả”. Khi cô nói: tìm đúng vườn thì trẻ phải chạy về đúng vườn có loại quả mà trẻ cầm trên tay. - Cho trẻ chơi 2 – 3 lần. Cô nhận xét tuyên dương giờ học của trẻ. - Trẻ hát và trò chuyện cùng cô. - Trẻ chơi cùng cô. - Trẻ quan sát và trẻ lời. - Màu vàng - Sần sùi. - Cô đang bóc vỏ cam - Có nhiều múi - Vị chua - Trẻ quan sát và trả lời - Màu đỏ - Dạng tròn - Nhẵn nhụi - Rửa tay và rửa quả - Vị ngọt - Trẻ quan sát và trả lời - Trẻ chơi cùng cô 3. Hoạt động chuyển tiếp: - Trò chơi: Lộn cầu vòng 4. Hoạt động ngoài trời: Đi dạo ngoài trời, nhặt lá cây - TCVĐ: Gà vào vườn rau - Chơi tự do. 5. Góc xây dựng: Xếp hàng rào * NGHỆ THUẬT: Xem tranh về các loại quả * VẬN ĐỘNG: Đến thăm vườn cây ăn quả 6. Vệ sinh ăn trưa-ngủ trưa 7. Hoạt động chiều: - Trò chơi Lộn cầu vòng - Ôn lại vài thơ Quả na - Vệ sinh trả trẻ. III. Đánh giá: * Đánh giá kết quả đạt được sau khi tổ chức các hoạt động trong ngày. - Nội dung chưa dạy được và lí do: - Những thay đổi cần thiết: - Những trẻ có biểu hiện đặc biệt cần quan tâm, chăm sóc giáo dục riêng: Thứ tư ngày 09 tháng 02 năm 2011 HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH : Phát triển ngôn ngữ Quaû thò I. MUÏC ÑÍCH YEÂU CAÀU: - Trẻ nhớ tên bài thơ, hiểu được nội dung bài thơ và đọc thuộc thơ cùng cô. - Rèn kỹ năng đọc thơ diễn cảm, to và rõ lời. - Giáo dục trẻ biết được lợi ích của các loại trái cây, biết chăm sóc và bảo vệ cây. II/CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY 1. Đón trẻ: - Cô đón trẻ từ tay bố mẹ, cho trẻ chào cô, chào bố mẹ khi đi học. - Cho cháu chơi với đồ chơi nhựa, trò chuyện về các loại cây xanh. 2. Hoạt động có chủ đích: a. Chuẩn bị: - Trong lớp học - Đồ dùng: Tranh quả thị b. Tổ chức hoạt động: Hoạt động Hoạt
File đính kèm:
- chu de raucuqua nha tre.doc