Giáo án Mầm non Lớp 3 tuổi - Chủ đề: Thế giới động vật - Lê Kim Thành

I/- MỤC TIÊU:

 Sau khi nghe cô kể diễn cảm,giải thích, kết hợp minh hoạ trên mô hình câu chuyện “Bác gấu Đen và hai chú thỏ”, được tham gia hoạt động nhóm, xem đóng kịch tái hiện lại câu chuyện và tích cực trả lời các câu hỏi đóng góp bài. Tất cả các cháu hiểu nội dung câu chuyện kể diễn cảm được theo cô, hát thuộc bài “Trời nắng, trời mưa”. Giáo dục cháu chăm ngoan biết thương yêu giúp đỡ mọi người.

 II/- CHUẨN BỊ:

• Rối tay: Gấu đen, thỏ trắng, thỏ nâu, voi, ngựa, lợn, một mũ bướm, 1 mũ gấu.

• Mô hình: Nhà thỏ nâu, nhà thỏ trắng, khóm hoa, bụi cây.

• Máy Cassetter, băng nhạc.

• Mũ thỏ nâu, thỏ trắng cho mỗi cháu.

 

doc9 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 2694 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp 3 tuổi - Chủ đề: Thế giới động vật - Lê Kim Thành, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Chủ đề: Thế giới động vật
Trọng tâm: LQVH- Chuyện Bác Gấu đen và 2 Chú thỏ
Tích hợp: GDAN- Bài hát “Trời nắng trời mưa”
Lớp mầm
GV: Lê Kim Thanh – Trường MG Bình Minh TXGC
I/- MỤC TIÊU:
	S
au khi nghe cô kể diễn cảm,giải thích, kết hợp minh hoạ trên mô hình câu chuyện “Bác gấu Đen và hai chú thỏ”, được tham gia hoạt động nhóm, xem đóng kịch tái hiện lại câu chuyện và tích cực trả lời các câu hỏi đóng góp bài. Tất cả các cháu hiểu nội dung câu chuyện kể diễn cảm được theo cô, hát thuộc bài “Trời nắng, trời mưa”. Giáo dục cháu chăm ngoan biết thương yêu giúp đỡ mọi người.
	II/- CHUẨN BỊ:
Rối tay: Gấu đen, thỏ trắng, thỏ nâu, voi, ngựa, lợn, một mũ bướm, 1 mũ gấu.
Mô hình: Nhà thỏ nâu, nhà thỏ trắng, khóm hoa, bụi cây...
Máy Cassetter, băng nhạc.
Mũ thỏ nâu, thỏ trắng cho mỗi cháu.
	III/- PHƯƠNG PHÁP:
	Dùng lời, kể diễn cảm, trực quan, đàm thoại, luyện tập.
	IV/- HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP.
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
1./ Mở bài
Hoạt động 1:
- Ổn định tổ chức
vận động theo nhạc bài “Trời nắng, trời mưa”
- Giới thiệu bài.
Chuyển tiếp
Làm động tác thỏ nhảy.
2./ Phát triển bài
Hoạt động 2
- Cho trẻ tri giác toàn bộ tác phẩm
Giáo viên kể diễn cảm qua mô hình
Hoạt động 3
- Giúp trẻ hiểu nội dung tác phẩm.
Tọa đàm qua trò chơi 
“Đi tìm Bác gấu”
Chuyển tiếp
Chuyển tiếp
Y Tóm nội dung
Y Giáo dục
Hoạt động 4
- Giúp trẻ thể hiện nội dung tác phẩm.
Cô cháu cùng kể chuyện
Học sinh đóng kịch với mô hình
3./ Kết thúc bài:
Nhận xét, 
 Tuyên dương
- Thỏ đâu, thỏ đâu ?
- Các chú thỏ cùng nhau đi tắm nắng nhé !
Nhạc “Trời nắng, trời mưa”
-Rối Lợn xuất hiện và nói
-Trời mưa to quá các bạn có thấy Bác Gấu đen đâu không ?
-Không biết bây giờ Bác Gấu đen ở đâu ! Cô và các bạn đi tìm Bác gấu đen đi !
Giáo viên: Muốn biết Bác Gấu đen ở đâu nào lại đằng kia cô sẽ kể chuyện con nghe là các con biết ngay.
-Thỏ ơi thỏ ơi.
Thỏ nhảy nhanh
Thỏ nhảy chậm
_ Giáo viên kể chuyện qua mô hình, trong quá trình kể cô đặt các câu hỏi xen kẻ:
+ Thỏ nâu không cho Bác Gấu đen trú mưa vậy Bác Gấu đen đi đâu ?
+ Khi bác gấu đen và thỏ trắng đi ngủ các con biết điều gì xảy ra không?
+ Cuối cùng các con biết Bác gấu đen được trú nhờ ở nhà ai chưa?
-Cô cháu chơi trò chơi.
 “Tìm bác gấu đen”
kết hợp tọa đàm.
Hát “ta đi vào rừng xanh” đến nhà voi.
-Cô giả làm rối voi con và hỏi:
Các bạn đi đâu mà vui quá vậy?
Tại sao Bác Gấu không ở nhà Thỏ nâu mà lại ở nhà Thỏ trắng?
Thỏ nâu đã đuổi Bác Gấu đen như thế nào ?
Hát “Cưỡi ngựa tre” đến nhà ngựa.
-Cô giả làm rối ngựa và hỏi:
-Ngựa con chào các bạn, các bạn phi ngựa đi đâu mà nhanh quá vậy ?
-Mình nghe nói bạn Thỏ trắng đã đuổi Bác Gấu đen đi có đúng không ? 
Thỏ trắng làm gì ?
-Các bạn hay quá mình thấy Bác Gấu đi sang nhà bạn Bướm kìa các bạn đến đó tìm đi!
-Hát “Kìa con bướm vàng”.
-Cô đội mũ bướm vàng và hỏi: Chào các bạn, các bạn đi đâu vậy ?
-Các bạn ơi ! nghe nói nhà Thỏ nâu bị sập rồi phải không?
_ Hồi nãy mình đang bay trên cao, thấy Bác Gấu đen ở nhà bạn Thỏ trắng đấy, các bạn đi nhanh đến đó đi.
-Cô đội mũ Gấu và trò chuyện:
 Bác Gấu đen chào các cháu, bác đang chờ các cháu đây. Bây giờ các cháu nghe Bác hỏi nha.
 Nếu mà bạn Thỏ trắng không cho Bác trú mưa thì Bác sẽ như thế nào?
-Lần đầu Bác Gấu đi đến nhà ai để trú mưa?
-Rồi đến nhà ai nữa?
-Vậy có mấy chú thỏ?
-Câu chuyện này là câu chuyện gì?
-Ai đây!
 Qua câu chuyện Bác Gấu và 2 chú thỏ các bé thích ai ? vì sao?
 Bác gấu đen rất dễ thương đã không giận thỏ nâu mà còn giúp thỏ nâu xây nhà. Còn bạn thỏ trắng tốt bụng và đáng yêu đã cho Bác gấu đen trú mưa và mời Bác gấu ăn bánh nữa. 
-Biết thương yêu và giúp đỡ mọi người.
-Bây giờ cô cháu xây nhà cho Thỏ nâu và trang trí nhà Thỏ trắng nhe, nào chúng ta cùng xây.
Nhạc “Trời nắng trời mưa”
-Nhà đã xây xong cô làm Bác Gấu.
--> Cô cháu cùng kể chuyện
Hát “Trời nắng trời mưa”
-Cô cho trẻ xem kịch.
Thỏ trắng, thỏ nâu nhảy nhanh, nhảy chậm
Tuyên dương cháu tham gia học tốt
-Thỏ đây, thỏ đây.
-Trẻ hát và vận động cùng cô bài ”Trời nắng, trời mưa”
-Trẻ chú ý lắng nghe và trả lời “Không thấy”.
Thỏ đây thỏ đây
-Nhanh nhanh nhanh
-Châm chậm chậm
-Trẻ quan sát và nghe cô kể chuyện.
-Trẻ trả lời theo suy nghĩ của mình.
-Trẻ trả lời tự do.
- Trẻ trả lời
-Tìm Bác gấu đen
-Trẻ trả lời.
-Trẻ thể hiện câu nói của thỏ nâu (cá nhân, cả lớp)
-Tìm Bác Gấu
-Không đúng
-Thỏ trắng mời Bác gấu vào nhà đến bên lò sưởi sưởi ấm, lấy khăn cho Bác Gấu lau nước, mời bánh bác gấu ăn
-Trẻ hát và vận động cùng cô
-Tìm Bác Gấu
-Dạ phải.
-Trẻ hát là lá la là chuyển đến nhà thỏ trắng.
-Trẻ tham gia phát biểu theo suy nghĩ của mình.
-Đến nhà thỏ nâu.
-Đến nhà thỏ trắng.
-2 chú thỏ.
-Bác gấu đen và hai chú thỏ.
-Cô Thanh
-Trẻ trả lời
-Trẻ lắng nghe và trả lời theo gợi mở của giáo viên. 
-Trẻ đồng ý và thực hiện
-Trẻ hát cùng cô và chuyển ra 2 nhóm. 
+ Bạn trai làm thỏ trắng
+ Bạn gái làm thỏ nâu.
-Trẻ hát lại gần cô
1 bé làm Bác gấu
1 bé vai Thỏ nâu
1 bé vai Thỏ trắng
- Nhanh nhanh nhanh
chậm chậm chậm
-Trẻ nghe cô nhận xét.
Chuẩn trẻ 5 tuổi: Nhiều chỉ số “có vấn đề”
2/6/2009 10:32:03 AM
“Nhiều chỉ số không cần thiết, có những chỉ số không khả thi, quá chung chung hoặc vênh nhau, trùng nhau. Những từ ngữ như "biết tìm cách giải quyết mâu thuẫn”, “chấp nhận sự phân công của nhóm” nghe rất nghiêm trọng".
Đây là nhận xét của bà Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Hiệu trưởng Trường mầm non Kim Liên (Đống Đa, Hà Nội) sau khi xem xong toàn bộ 29 chuẩn (125 chỉ số) trong “dự thảo bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi” mà Bộ GD-ĐT vừa đưa ra để lấy ý kiến.
Quá dễ hoặc quá khó 
                                                                        Bà Nguyễn Thị Minh Nguyệt 
Trong dự thảo này, có những "chuẩn" quá dễ, chẳng hạn, 2 chỉ số thuộc lĩnh vực phát triển thể chất: Cài và mở được cúc áo; Cầm bát, thìa xúc ăn gọn gàng, không làm rơi vãi. 
Các bé 5 tuổi chắc chắn đã làm được việc tự cài và mở cúc áo của mình, vì ngay từ lớp mẫu giáo bé hoặc ngay tại gia đình, các bé đã được chỉ bảo và thực hành thuần thục. Còn với việc cầm bát, thìa xúc ăn gọn gàng, không làm rơi vãi thì ngay từ khi bé 3 tuổi, chúng tôi đã tập luyện cho bé và bé đã làm thành thạo.
Nếu đưa những chỉ số này vào thì các giáo viên “nhắm mắt” cũng đánh giá được”.
Đặc biệt là 2 chỉ số của chuẩn 24 (Nhận thức về hình học và hướng trong không gian) thì không cần khảo sát, đánh giá vì hầu hết trẻ 5 tuổi đều đã nhận thức được các loại hình, khối, vị trí trong - ngoài, trên – dưới, phải – trái, ..”.
Trong khi có những chỉ số quá dễ thì lại có chỉ số “không khả thi” vì khó quá.
Chuẩn 20 yêu cầu các bé nhận thức về môi trường, xã hội, kể được tên, tuổi, nghề nghiệp của bố mẹ và các địa điểm gần nơi bé sống. Đây là điều chắc chắn bé nào cũng làm được khi đã lên 5 tuổi.
Nhưng chuẩn 29 (khả năng sáng tạo, thể hiện cái độc đáo trong trò chơi, âm nhạc, kể chuyện) thì sẽ rất nhiều trẻ không đạt được. Đây là vấn đề năng khiếu nên rất khó đánh giá các em. Nếu có đánh giá thì có bé sẽ bị thiệt nếu chẳng may bé không có năng khiếu.
Vênh nhau
Chỉ số “cố gắng kiềm chế những cảm xúc tiêu cực” của chuẩn 9 không thống nhất với chỉ số “dễ hòa đồng với bạn trong nhóm chơi” của chuẩn 10. Những bé đã “dễ hòa đồng” với bạn thì thường không có cảm xúc tiêu cực. Như vậy, làm sao cô giáo biết được các bé có cố gắng để kiềm chế cảm xúc tiêu cực hay không để còn đánh giá?
Sự mâu thuẫn này, là việc tạo ra chỉ số đã không phù hợp với tính cách của các nhóm đối tượng:
Nếu đưa ra 2 chỉ số trên thì phải chia các bé thành 2 nhóm: 1 nhóm các bé cá tính mạnh cần cố gắng kiềm chế cảm xúc tiêu cực, còn một nhóm các bé “thuần tính” hơn. Như vậy mới công bằng cho các bé và dễ thực hiện việc đánh giá đối với các cô giáo.
Trùng nhau
Không chỉ “vênh”, có chỉ số còn trùng nhau. Chẳng hạn, chỉ số “dự đoán một số hiện tượng tự nhiên đơn giản (mưa, gió, ) sắp xảy ra” của chuẩn 21 và chỉ số “nói được mối liên hệ nguyên nhân – kết quả đơn giản trong cuộc sống hàng ngày” của chuẩn 28 thực chất là một, vì nó chỉ là 2 cách thể hiện khả năng suy luận của bé mà thôi.
"Đao to búa lớn"
Với 125 chỉ số, trẻ không bị quá tải?
Câu chữ trong dự thảo còn có chỗ chưa rõ ràng, “đao to búa lớn”. Việc dùng những “khẩu hiệu” như "biết tìm cách giải quyết mâu thuẫn”, “chấp nhận sự phân công của nhóm” nghe rất nặng nề, nghiêm trọng. 
Bên cạnh đó, lại có những chỉ số nội dung rất chung chung, không cụ thể. Đọc xong chỉ số “Rót nước vào cốc không làm đổ ra ngoài” tôi không biết phải hiểu thế nào. Vấn đề là rót nước từ đâu thì lại không được nêu ra. Nếu ấn nút từ bình nước thì chẳng bé nào làm đổ ra ngoài, kể cả bé 3 tuổi. Vậy thì đánh giá thế nào đây?”
Trẻ sẽ không bị “quá tải”?
“Trước đây, chúng tôi căn cứ vào bộ chuẩn ban hành năm 1990 để đánh giá trẻ 5 tuổi. Có thể, con số 125 ở bộ chuẩn dự thảo này gây “hoang mang” bởi sẽ có nhiều người băn khoăn: 1 đứa bé mới 5 tuổi liệu có đáp ứng nổi ngần ấy chỉ số hay không.
Chúng tôi đã trực tiếp tập luyện và thấy các bé hoàn toàn có thể làm được điều này. Những thay đổi trên tôi nghĩ phù hợp với điều kiện phát triển của trẻ em bây giờ. Chiều cao và thể lực, dinh dưỡng các em tốt hơn, nhu cầu vận động cao hơn.
Tuy nhiên, nếu dự thảo này được áp dụng với mọi đối tượng trên phạm vi cả nước thì tôi e là không ổn.
Chỉ số “Thể hiện sự thích thú với sách (tìm kiếm sách để xem, yêu cầu người khác đọc cho nghe, thích đọc theo người lớn, tham gia đọc sách với bạn)” là không tưởng. Ở nông thôn, vùng sâu, xa, làm gì có sách để tìm kiếm, lấy đâu ra người đọc cho bé? Mặt khác, thể lực, dinh dưỡng các bé mỗi nơi mỗi khác, không thể “cào bằng” được.
Vấn đề tôi quan tâm nhất hiện nay là làm thế nào để đánh giá chính xác được các bé và giáo viên phải dạy như thế nào để ra được kết quả này. Dành thời gian nào để đánh giá? Việc đánh giá dựa vào cá nhân giáo viên vì họ là người trực tiếp dạy dỗ các bé hàng ngày, nên nếu năng lực, nhận thức giáo viên không tốt thì hiệu quả sẽ không cao”.
Chúng tôi đang chờ dự thảo được sửa đổi sẽ “co lại”, càng ngắn càng tốt. Nhà trường cũng có các tổ chuyên môn thường xuyên giám sát, kiểm tra đột xuất để tránh giáo viên báo cáo không đúng thực tế".
Cẩm Quyên
Trẻ 5 tuổi phải biết yêu kính Bác Hồ
(Yêu cầu cần đạt của trẻ 5-6 tuổi (cuối tuổi mẫu giáo lớn) theo chuẩn hiện hành (ban hành năm 1990) của Bộ GD-ĐT)
–Cân nặng và chiều cao tiếp tục tăng đều đặn đến cuối tuổi mẫu giáo lớn cần đạt:
Giới tính
Nội dung
TRAI
GÁI
Từ
Đến
Từ
Đến
Cân nặng (kg)
16,0
20,7
15,0
19,5
Chiều cao (cm)
106,4
116,1
104,8
114,6
–Trẻ sạch sẽ, khoẻ mạnh, da dẻ hồng hào, tóc bóng, mắt sáng, nhanh nhẹn, hoạt bát, thích tập luyện, có nền nếp ăn, thức, ngủ. Ngồi, đi, đứng, chạy, nhảy vững vàng, thoải mái, đúng tư thế. Định hướng vận động nhanh, nhạy, đúng.
–Có thói quen giữ gìn vệ sinh thân thể, vệ sinh ăn uống, vệ sinh môi trường.
–Biết thương yêu, kính trọng ông bà, cha mẹ, yêu kính Bác Hồ, những người lao động.. Biết quan tâm thông cảm giúp đỡ bạn bè, em nhỏ, những người gần gũi. Hiểu được những lời nói, việc làm nào của mình, của bạn bè là tốt, xấu. Biết nhận lỗi, sửa lỗi, thật thà.
–Có nhu cầu tham gia vào các hoạt động tạo hình, âm nhạc... Nhận ra được vẻ đẹp và thể hiện cảm xúc của mình trong các hoạt động đó.
–Biết quan sát, tập trung chú ý, nhận xét được những đặc điểm, những mối liên hệ, sự biến đổi của sự vật, hiện tượng xung quanh.
–Hồn nhiên, mạnh dạn, biết tự tổ chức những hoạt động mà trẻ ưa thích. Biết diễn đạt những ý kiến, nhận xét của mình rõ ràng, mạch lạc.
–Thông minh, ham hiểu biết, thích khám phá tìm tòi, có một số kỹ năng sơ đẳng (quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp, suy luận...) và một số nền nếp, thói quen để dễ thích nghi với hoạt động học tập khi bước vào lớp 1.
(Nguồn: Bộ GD-ĐT)
  Chuẩn bị tâm thế cho trẻ 5 - 6 tuổi vào lớp 1 ở Tỉnh Long An 
Theo Luật Giáo dục năm 2005, điều 22 mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẫm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào học lớp một.
Nhiều nhà khoa học đã nói đến sự cần thiết của trường mầm non trong việc phát triển cũng như chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1. Nhằm giúp trẻ thành công ở lớp 1, trẻ cần được chuẩn bị tâm thế sẵn sàng học tập. Theo chỉ đạo của Bộ GD&ĐT cần chuẩn bị cho trẻ các vấn đề sau: về thể chất, về trí tuệ, về tình cảm - xã hội, về ngôn ngữ và một số kỹ năng cần thiết cho hoạt động học tập. Nhận thức sâu sắc nhiệm vụ của trường mầm non, của các lớp mẫu giáo 5-6 tuổi và theo tình hình thực tế của tỉnh nhà, Sở Giáo dục và Đào tạo Long An ban hành quy định những đồ dùng đồ chơi học tập cá nhân dành cho trẻ mầm non theo độ tuổi nhà trẻ, mẫu giáo 3-4 tuổi, mẫu giáo 4-5 tuổi và mẫu giáo 5-6 tuổi. Chính bộ đồ dùng đồ chơi cá nhân này góp phần giúp trẻ phát triển tốt để chuẩn bị cho trẻ vào học lớp một nếu được giáo viên mầm non và các bậc cha mẹ trẻ sử dụng đúng, không được làm thay trẻ, không bắt trẻ thực hiện quá thời gian,...
Như những năm học trước, năm học 2008-2009 Sở GD&ĐT tiếp tục chỉ đạo các trường mầm non cần làm tốt việc chuẩn bị tâm thế sẵn sàng đi học cho trẻ:
Chuẩn bị về mặt thể lực cho trẻ về phát triển chiều cao, trọng lượng, năng lực làm việc bền bĩ, dẻo dai, có khả năng chống lại sự mệt mỏi của thần kinh, cơ bắp, độ khéo léo của bàn tay, tính nhanh nhạy của các giác quan bằng các chế độ sinh hoạt, ăn uống, nghỉ ngơi, luyện tập cho trẻ.
Quan tâm đến sự rèn luyện về các thao tác trí tuệ, hiểu biết về bản thân, gia đình, môi trường xung quanh, các biểu tượng về thời gian, không gian, đồng thời rèn luyện kỹ năng thực hiện hoạt động trí óc như so sánh, phân tích, tổng hợp.
Rèn luyện cho trẻ có kỹ năng giao tiếp, sử dụng tốt tiếng mẹ đẻ trong sinh hoạt hàng ngày là việc quan trọng nhất để chuẩn bị cho trẻ học đọc, học viết ở lớp một.
Thông qua các hoạt động một ngày của cô và trẻ, tập cho trẻ thực hành các đồ dùng đồ chơi đã quy định như: quyển "Bé làm quen chữ viết", "Bé làm quen với môi trường xung quanh" để mở rộng vốn từ về thế giới xung quanh, phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ, phát triển ở trẻ kỹ năng sử dụng ngôn ngữ trong cuộc sống hàng ngày, hình thành một số kỹ năng chuẩn bị cho việc đọc, viết. Tổ chức các hoạt động nghe - nói cho trẻ, phát âm các chữ cái, nghe và hiểu nghĩa của từ, thể hiện cử chỉ, điệu bộ, nét mặt phù hợp với yêu cầu, hoàn cảnh giao tiếp.
Quan tâm đến việc luyện tập cho trẻ biết sử dụng những đồ dùng sinh hoạt một cách gọn gàng trong giờ chơi để rèn luyện sự khéo léo của đôi bàn tay.
Các lớp mẫu giáo 5-6 tuổi đã giúp trẻ rèn luyện kỹ năng cần thiết cho hoạt động học tập ở tiểu học sau này, thiết thực giúp trẻ chuyển dần hoạt động chủ đạo từ hoạt động vui chơi sang hoạt động học tập như việc sắp xếp bàn ghế, cách cầm bút, cầm sách, mở sách, tư thế ngồi đúng, tô chữ, đồ chữ, viết chữ giúp trẻ quen dần với hoạt động mới. Điều này đòi hỏi giáo viên mầm non phải tích cực tổ chức các hoạt động cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi, tăng dần tính tập trung chú ý có chủ định. Trước năm 2000 một số giáo viên để cho các cháu chơi tự do, chơi với nhiều đồ chơi nhưng không được gợi ý, uốn nắn của giáo viên để các cháu được "chơi mà học, học bằng chơi", một số ít giáo viên khác chạy theo yêu cầu của các bậc cha mẹ trẻ là dạy đọc, dạy viết chữ, làm toán (có cho điểm).. Dần dần thực hiện chỉ đạo của Vụ Giáo dục mầm non, thông qua các chuyên đề, đặc biệt là chuyên đề "Làm quen văn học- làm quen chữ viết"; chúng tôi đã bồi dưỡng, uốn nắn những sai sót của giáo viên, tăng cường đổi mới công tác quản lý, cuối cùng từ 3 năm nay đã giảm được số cháu mẫu giáo 5-6 tuổi bỏ học vào đầu học kỳ II (học trước lớp một); đã làm rõ được hoạt động một buổi, một ngày của cô và cháu, nhất là mẫu giáo 5-6 tuổi. Qua khảo sát, đánh giá kết quả chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi vào lớp một đã thấy rõ sự tiến bộ toàn diện của cháu.
Để chuẩn bị cho trẻ vào lớp một, điều quan trọng không phải là cho bé học trước chương trình lớp một, mà bé phải được chuẩn bị tâm thế sẵn sàng đi học, chuẩn bị cả về thể chất, về trí tuệ, về tình cảm - xã hội, về ngôn ngữ và một số kỹ năng cần thiết cho hoạt động học tập như đã trình bày ở trên.
Ngoài ra, trong chỉ đạo chúng tôi còn quan tâm đến việc chuẩn bị về mặt xã hội cho trẻ lớp mẫu giáo lớn, đây là tiền đề quan trọng cho việc hình thành nhân cách của trẻ, thiết thực hình thành kỹ năng sống cho trẻ ở cấp phổ thông. Chính việc phát triển lòng tự tin, ý thức kỷ luật, trật tự trong sinh hoạt, hành vi văn minh, giữ gìn vệ sinh, tình thương, quan hệ đoàn kết thân ái với bạn, biết yêu mến và tôn trọng người lớn, biết chăm sóc và giữ gìn của công. Có mối quan hệ tốt với mọi người xung quanh, bước đầu có tinh thần hợp tác,... Tất cả sự chuẩn bị như vậy sẽ giúp trẻ thành công ở lớp một, cả cấp tiểu học và các cấp học cao hơn. Điều này các bậc cha mẹ ở các trường mầm non, tiểu học, đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên ngành giáo dục Long An đã xác nhận sự đóng góp của mầm non vào sự thành công của tỉnh nhà./.
Thạc sĩ Huỳnh Thị Huệ
Trưởng phòng GDMN
Sở Giáo dục và Đào tạo Long An

File đính kèm:

  • docvan hoc bac gau den va hai chu tho.doc
Giáo Án Liên Quan