Giáo án Mầm non Lớp 3 tuổi - Chủ điểm: Tết và mùa xuân

* Dinh d¬¬ưỡng – Sức khoẻ:

- Biết các món ăn trong ngày tết.

- Biết lợi ích của việc giữ vệ sinh ăn uống trong những ngày tết.

* Phát triển vận động:

- Phát triển cơ nhỏ của đôi bàn tay thông qua các hoạt động khác nhau theo chủ đề: gập đan các ngón tay; quay ngón tay, cổ tay; đan tết; lăn ống tròn bằng 2 bàn tay; cài, cởi cúc hoặc nút buộc; kéo khóa ( phéc mơ tuya); xếp chồng các hình khối khác nhau; sử dụng bút, kéo thủ công; sử dụng bàn chải đánh răng.

- Phát triển cơ lớn qua các bài tập vận động : Bò theo đường gấp khúc và luyện một số vận động cơ bản đã học.

- Phát triển sự phối hợp tay mắt.

 

doc56 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 15778 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mầm non Lớp 3 tuổi - Chủ điểm: Tết và mùa xuân, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐIỂM : “ TẾT VÀ MÙA XUÂN”
Thực hiện trong 5 tuần, từ tuần 21 đến tuần 25 ( từ ngày 03/ 1-.04/2/2011)
MỤC TIÊU CỦA CHỦ ĐỀ
1
Phát triển thể chất
* Dinh dưỡng – Sức khoẻ:
- Biết các món ăn trong ngày tết.
- Biết lợi ích của việc giữ vệ sinh ăn uống trong những ngày tết.
* Phát triển vận động:
- Phát triển cơ nhỏ của đôi bàn tay thông qua các hoạt động khác nhau theo chủ đề: gập đan các ngón tay; quay ngón tay, cổ tay; đan tết; lăn ống tròn bằng 2 bàn tay; cài, cởi cúc hoặc nút buộc; kéo khóa ( phéc mơ tuya); xếp chồng các hình khối khác nhau; sử dụng bút, kéo thủ công; sử dụng bàn chải đánh răng...
- Phát triển cơ lớn qua các bài tập vận động : Bò theo đường gấp khúc và luyện một số vận động cơ bản đã học.
- Phát triển sự phối hợp tay mắt.
2
Phát triển nhận thức
- Trẻ Biết ngày tết nguyên đán, biết một số món ăn trong ngày tết và một số lễ hội, phong tục của địa phương.
- Biết tên gọi mùa xuân, một số hoạt động của con người trong mùa xuân.
3
Phát triển ngôn ngữ
- Trẻ biết trò chuyện cùng cô về ngày tết ở gia đình.
- Biết đặt một số câu hỏi về mùa xuân: Mùa gì? thời tiết như thế nào? có nhiều hoa gì nở?
- Biết đọc thơ, kể chuyện về tết và mùa xuân.
4
Phát triển tình cảm – xã hội
- Thể hiện xúc cảm khi nghe: các âm thanh trong cuộc sống, trong thiên nhiên; các tác phẩm âm nhạc.
- Hát và biết vận động đơn giản theo nhạc: vỗ tay, gõ đệm, dậm chân, lắc lư...theo bài hát cùng cô.
- Biết tô màu, in hình, dán, chắp ghép sản phẩm đơn giản về tết và mùa xuân. 
MẠNG NỘI DUNG 
CHỦ ĐIỂM : "TẾT VÀ MÙA XUÂN"
- ý nghĩa của tết nguyên đán.
- Một số món ăn trong ngày tết.
- Một số lễ hội trong ngày tết.
Bé đón Tết nguyên đán
(2 tuần)
- Tên gọi mùa xuân
- Một số đặc điểm nổi bật của mùa xuân.
- Hoạt động của con người và cảnh vật trong mùa xuân.
TẾT VÀ MÙA XUÂN
Mùa xuân của bé (2tuần)
MẠNG HOẠT ĐỘNG
CHỦ ĐIỂM : "TẾT VÀ MÙA XUÂN"
- Chơi thao tác vai: Gia đình đi chúc tết
- TCDG: “ Chi chi, chành chành”; “ Nu na nu nống”
- TC phát triển giác quan:” Chiếc túi kỳ lạ”; “ Cái gì biến mất”
- TC ngôn ngữ: “ Bé đang làm gì?”; “ Làm như bé”
- TCVĐ: “ Về đúng nhà”; “ Thổi bong bóng”
Phát triển nhận thức
Phát triển TC- XH
* Tạo hình:
- Tô màu cành đào, cành mai.
- Nặn cánh hoa.
* Âm nhạc:
- Hát và VĐ: “ Mùa xuân của bé”
- NH: “ Em thêm một tuổi”
 - Trò chơi: “ Ai đoán giỏi”; 
TẾT VÀ MÙA XUÂN
 - Trò chuyện về tết nguyên đán
- Trò chuyện về mùa xuân.
- Xâu vòng đỏ tặng bạn.
- Chơi so hình.
- Ghép tranh. 
Phát triển ngôn ngữ
Trò chơi
Phát triển thể chất
-BTPTC: Thổi bóng.
- VĐCB: Bò theo đường gấp khúc, đi đều bước
- TCVĐ: “ Về đúng nhà”; “ 
- Trò chuyện về tết và mùa xuân.
- Trò chuyện về món ăn ngày tết.
- Kể chuyện ngày tết ở gia dình bé.
- Kể chuyện theo tranh: “ Cả nhà đón tết”
- Xâu vòng tặng người thân ngày tết
- Thơ: “ Cây đào”; “ Mùa xuân”.Mưa xuân..
HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE- VỆ SINH –DINH DƯỠNG
Chủ điểm: “Tết và mùa xuân” 
THỜI GIAN THỰC HIỆN TỪ :TUẦN 21 ĐẾN TUẦN 24 (TỪ 03/01 ĐẾN 04/2/2011)
Nội dung
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Tổ chức hoạt động
Kết quả MĐ
Đánh giá
1-NUÔI DƯỠNG
+Tổ chức ăn
+ Tổ chức ngủ
-Trẻ biết tên món ăn . Trẻ ăn ngon miệng , ăn hết suất của mình
- Trẻ ngủ ngon giấc và đầy giấc : 120 Phút
- Bàn ghế, bátthia,
Khăn ẩm, đĩa đựng cơm rơi
- chuẩn bị, gối giường chiếu cho trẻ ,
-Trước khi ăn cô giới thiệu món ăn cho trẻ nghe , giới thiệu về thực phẩm cung cấp cho bữa ăn, về ích lợi của các loại rau, củ quả đối với sức khoẻ con người. nhắc trẻ khi ăn không nói chuyện , không làm cơm rơi vãi
- Cô cho trẻ ngủ nhắc trẻ ngủ ngay ngắn , khi trẻ ngủ cô luôn bao quát trẻ và sửa tư thế cho trẻ 
- 100% trẻ ăn hết suất
-100% trẻ ngủ ngon và đầy giấc
2. CSSK
Chăm sóc sức khoẻ của trẻ
Tất cả các hoạt động của trẻ hàng ngày tại lớp
- Chăm sóc trẻ trong tất cả các hoạt động hàng ngày, tuyệt đối không để trẻ bị lạnh, không cho trẻ ăn thức ăn nguội, luôn giữ vệ sinh môi trường và sử dụng nguồn nước sạch. Chú ý và phát hiện, xử trí ban đầu một số bệnh thường gặp trong trường Mầm Non
- 100% trẻ khoẻ mạnh không bị các bệnh 
3 VỆ SINH
+ Vệ sinh cô
+ Vệ sinh trẻ
+Vệ sinh nhóm lớp môi trường
- Quần áo , đầu tóc, chân tay sạch sẽ , gọn gàng khi đến lớp 
-Trẻ đến lớp quần áo đầu tóc gọn gàng . mong tay được cắt ngắn
-Trong và ngoài lớp luôn gọn gàng sạch sẽ 
- Vệ sinh đồ dùng đồ chơi sạch sẽ, an toàn 
-Sắp xếp đồ dùng tư trang gọn gàng
- Đồ dùng để lau mặt. rửa tay cho trẻ
- nước sạch, xà phòng
Chổi, tải lau - đồ dùng đồ chơi trong lớp,, 
-Hàng ngày trước khi đến lớp tư trang , quần áo của cô luôn gọn gàng sạch sẽ . Cô là tấm gương sáng cho trẻ noi theo
- Hàng ngày cô luôn cho trẻ rửa tay , lau mặt đúng thao tác , biết rửa tay trước và sau khi ăn , sau khi đi vệ sinh , 
-Hàng ngày cô luôn quét dọn phòng nhóm sạch sẽ ,- sắp xếp đồ dùng , đồ chơi trong lớp gọn gàng
 Quét dọn sân trường sạch sẽ , hưỡng dẫn trẻ có ý thức nhặt rác vào đúng nơi qui định , không vứt rác bừa bãi, thấy có rác bẩn phải nhặt sạch bỏ vào thùng rác
- Đồ dùng,đồ chơi trong lớp thường xuyên lau sạch sé tránh để bụi bám bẩn
-Hàng ngày cô luôn sạch sẽ gọn gàng 
-100% trẻ được rửa tay , lau mặt và vệ sinh sạch sẽ
-100% trẻ có ý thức sáp xếp đồ chơi và bỏ rác đúng nơi qui định
- Đồ dùng đồ chơi luôn sạch sẽ
 KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GÓC
NỘI DUNG
YÊU CẦU
CHUẨN BỊ
*Góc thao tác vai
- Cửa hàng bán hoa-quả-rau
- Trẻ biết chơi bán hàng : Biết bày hàng đưa hàng cho khách, biết mời mua hàng, biết nhận tiền, cảm ơn..
- Các loại đồ dùng, đồ chơi về rau, hoa, quả, bánh, kẹo ngày tết
*Góc HĐVĐV
- Tô màu, dán hình
- Nặn một số loại rau - hoa - quả
- Chọn và phân loại lô tô, ghép tranh, tim rau, hoa, quả cùng loại
- Trẻ tập tô màu
- Biết nặn một số rau, hoa, quả, theo cô
- Biết chọn và phân loại lô tô theo hoa, quả, rau cùng loại
- Bút chị màu, giấy đủ cho trẻ 
- Đất nặn, bảng nặn 
- Tranh lô tô các loại rau, hoa, quả ngày têt
*Góc vận động
 - Ném còn
 - Hái quả
- Trẻ biết chơi các trò chơi vận động : Hái quả, ném còn
Trẻ có ý thức chơi tập thể đoàn kết vui vẻ, chơi không xô đẩy nhau
- 4-5 quả còn
- Địa điểm chơi tập bằng phẳng gọn gàng
* Góc sách
- Xem tranh ảnh về các loại hoa, quả, rau.về mùa xuân 
Tập cho trẻ kể chuyện theo tranh 
- Trẻ hứng thú xem tranh ảnh về các loại hoa, quả, rau
- Trẻ hứng thú kể chuyện theo tranh cùng cô
- Tranh, ảnh về chủ đề ‘‘Tết và mùa xuân
Tranh noị dung thơ ‘’Mùa xuân ‘’- Cây đào
THÁNG : 01– 2010
QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN
KẾT QUẢ
* Thỏa thuận trước khi chơi.: 
Cô cùng trẻ hát bài “Sắp đến tết rồi”
Cô trò chuyện cùng trẻ về trò chơi ở các góc 
Cô giới thiệu cho trẻ về các góc chơi và trò chơi ở các góc 
Vậy ai sẽ chọn ở những nhóm chơi nào ?
(Cô gợi ý hướng dẫn trẻ về các góc chơi)
Cô nhắc trẻ chơi vui vẻ nhường nhịn bạn khi chơi, không tranh giành đồ chơi của bạn 
* Quá trình chơi :
Cô bao quát các nhóm chơi, hướng dẫn trẻ chơi
+ Đến góc thao tác vai : 
- Cô hướng đẫn trẻ Biết bày hàng đưa hàng cho khách, biết mời mua hàng, biết nhận tiền, cảm ơn...
hướng dẫn trẻ cách chơi trò chơi “Bán hàng”
+ Đến góc hoạt động với đồ vật :
 Cô hướng dẫn trẻ cách tô màu- nặn một số rau, hoa, quả, - Cách chọn và phân loại lô tô theo hoa, quả, rau cùng loại. Hỏi trẻ :
 Các con đang làm gì ?
 Con nặn gì ?
+ Đến góc vận động :
 Các con đang chơi trò chơi gì ?
 Cô hướng dẫn trẻ chơi các trò chơi vận động : Ném còn, hái quả, 
 nhắc trẻ có ý thức chơi tập thể đoàn kết vui vẻ, chơi không xô đẩy nhau
+ Đến góc sách : 
 Cô hướng dẫn trẻ cách giở sách, xem sách, trò chuyện cùng trẻ về hoa, quả, rau.theo chủ đề gọi tên các loại hoa, quả, rau trong sách 
 Con xem tranh gì ?
 Nhắc trẻ cách giở sách cẩn thận 
Trong quá trình chơi Cô luôn tạo cho trẻ tâm thế thoải mái, vui vẻ, luôn khuyến khích trẻ chơi
Chú ý thay đổi nhóm chơi cho trẻ 
* Nhận xét :
Cô nhận xét quá trình chơi của trẻ tại các nhóm chơi
Chú ý động viên khích lệ và nhắc nhở những trẻ chơi chưa ngoan
+ Kết thúc 
cho trẻ hát bài “ xếp đồ chơi”
Trẻ vừa hát vừa cùng cô xếp đồ chơi vào nơi quy định
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TRẺ (TUẦN: 21)
CHỦ ĐIỂM : TẾT VÀ MÙA XUÂN - CHỦ ĐỀ NHÁNH : MÙA XUÂN CỦA BÉ 
Thời gian thực hiện : Từ ngày 03/01/2011 – 7/01/2011
NGẦY
H.ĐỘNG 
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
ĐÓN TRẺ – TDS
- Đón trẻ: Cho trẻ xem tranh, ảnh và trò chuyện với trẻ về mùa xuân
- TDS: Tập theo bài: Ồ sao bé không lắc.
HOẠT ĐỘNG HỌC CÓ CHỦ ĐỊNH
PTNN
Thơ:
 Mùa xuân, cây đào
PTTC
Bò theo đường gấp khúc(L1)
TCVĐ: Ném còn (Hái quả)
PTNT 
- Trò chuyện với trẻ về mùa xuân
PTTCXH
(ÂN)
NH: Mùa xuân 
- VĐTN: Cùng múa vui
PTTCXH
(TH)
- Tô màu tranh về mùa xuân
HOẠT ĐỘNG GÓC
- Góc thao tác vai: Bán hàng.
- Góc hoạt động với đồ vật: Tô màu, dán, in hình , nặn một số loại, hoa quả mùa xuân.
 Chọn và phân loại lô tô; Ghép tranh. Xâu vòng quả.
- Góc sách chuyện: Xem tranh , trò chuyện về tết và tập kể chuyện theo tranh; 
- Góc vận động: Chơi: “ Hái quả”’ “ Ném còn”...
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
- Trò chuyện về mùa xuân
- Nhặt lá cây , hoa để về làm đồ chơi.
- Chơi: “ Ném còn”; ” Hái quả”
- Vẽ tự do trên sân.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
- Cho trẻ xem tranh và trò chuyện với trẻ về mùa xuân
- Luyện đọc diễn cảm bài thơ: “ Cây đào”. 
- Tô màu, in hình cảnh mùa xuân.
- Đọc cho trẻ nghe chuyện về chủ đề.
- Hát cho trẻ nghe một số bài hát về chủ đề.
TUẦN: 21 Thứ 2 ngày 03 tháng 01 năm 2011
Nghỉ bù tết dương lịch – dày vào chièu thứ 3
Thứ 3 ngày 04 tháng 01 năm 2011 
 ĐÓN TRẺ –TRÒ CHUYỆN -ĐIỂM DANH
 - Cô nhẹ nhàng đón trẻ vào lớp
 - Cô trò chuyện với trẻ về mùa xuân
 - Điểm danh trẻ có mặt trong ngày,báo ăn
THỂ DỤC SÁNG
Tập theo bài : “Ô sao bé không lắc”
1. Mục đích yêu cầu.
 + Kiến thức:
 - Dạy trẻ tập các động tác thể dục theo cô.
 - Dạy trẻ phối hợp chân tay để tập các động tác.
 + Kỹ năng
 - Trẻ tập thở sâu
 - Phát triên cơ bắp
 - Rèn luyện khả năng thực hiện bài tập theo yêu cầu 
 + Giáo dục: 
 -Trẻ thích tập thể dục cho cơ thể khoẻ mạnh.
2. Chuẩn bị.
Sân bãi sạch sẽ,bằng phẳng
Các động tác thể dục.
3. Tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Hoạt động 1
- Trẻ đi bình thương- nhanh dần- chạy- chậm dần sau đó cho trẻ đứng thành vòng tròn 
 * Hoạt động 2 :Tập với Bài “ồ sao bé không lắc”
* Động tác 1: Trẻ đứng tự nhiên 2 tay cầm 2 tai nghiêng đầu về 2 phía kết hợp lời hát “Lắc lư các đầu nay, lắc lư cáI bđầu này” 
 * Động tác 2: Trẻ đứng tự nhiên 1 tay đưa thẳng về phía trước sau đó đổi tay mình khom. Lời hát : “ ồ sao bé không lắc, ồ sao bé không lắc” 
* Động tác 3: Trẻ đứng tự nhiên 2 tay chống hông nghiêng người sang 2 phía phải, phía trái chân đứng im. Kết hợp lời bài hat : “Lắc lư cái mình này, lắc lư cái mình này” 
* Động tác 4: Như động tác 2
* Động tác 5 : Trẻ khom mình 2 tay nắm lấy 2 đầu gối , 2 đầu gối chụm vao nhau đua sang phải sáng trái ,kết hợp lời hát “Lắc lư cái gì nay, lắc lư cái giò này”
* Động tác 6 : Như động tác 2
* Động tác 7 : Trẻ đứng tự nhiên 2 tay giơ lên cao quay một vòng , kết hợp lời hát “ồ lá la la…ồ lá la la..”
* Hoạt động 3 : - Cho trẻ đi nhẹ nhàng 
- Trẻ khởi động theo hiệu lệnh của cô.
- Trẻ tập theo cô các động tác theo lời bài hát. Tập2- 3 lần
-Trẻ đi nhẹ nhàng
 HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐINH
Phát triển thể chất : 
Bài tập phát triển chung :Tay em
Vận động cơ bản : Bò theo đường gấp khuc
Trò chơi vận động : Hái quả	
1. Mục đích yêu cầu.
+ Kiến thức: 
 - Trẻ tập cùng cô các động tác của bài tập phát triển chung thành thạo
 - Trẻ biết bò theo đường gấp khúc của đường, không bò chệch ra ngoài
 - Biết chơi trò chơi vận động ”Ném còn” 
+ Kỹ năng: 
 - Luyện kỹ năng bò
 - Phối hợp cùng bạn chơi Phản ứng kịp thời khi có tín hiệu qua trò chơi
+ Giáo dục : 
 - Trẻ mạnh dạn hứng thú luyện tập 
 - không xô đẩy bạn khi chơi
2. Chuẩn bị.
 + Đồ dùng của cô:
 - Vẽ 1 đường gấp khúc rộng 50 cm có 3 điểm dích dắc, khoảng cách giữa các điểm
 dích dắc là 2,5 m
 - Mô hình nhà búp bê có vườn hoa đẹp 
 + Chuẩn bị của trẻ:
 * Tích hợp : - PTNT : Nhận biết phân biệt màu xanh, đỏ, vàng
 3. Tiến hành.
Hoạt động của cô
*-Hoạt động: Khởi động 
- Cô cho trẻ đi bình thường – nhanh dần – chạy – châm. Dần ,sau đó cho trẻ đứng thành vòng tròn 
*- Hoạt động 2:. Trọng động 
 Bài tập phát triển chung : Tay em
- Động tác 1 : Tay em 
 Tư thế chuẩn bị : Đứng tự nhiên 2 tay dấu sau lưng
 Cô nói : Tay đẹp đâu ?(Đưa 2 tay ra trước)
 Mất rồi (2 tay dấu sau lưng)
- Động tác 2 : Đồng hồ tích tắc
 Tư thế chuẩn bị : Đứng tự nhiên 2 tay cầm vành tai
 Đồng hồ kêu tích tắc : Làm động tác nghiêng người sang 2 phía
 - Động tác 3 : Hái hoa
 Tư thế chuẩn bị :Đứng tự nhiên 2 tay thả xuôi
 1. Ngồi xuống tay vờ hái hoa : Hái hoa
 2. Đứng lên : Hoa thơm quá
* Vận động cơ bản : Bò theo đường gấp khúc
Qua mô hình và con đường cô giới thiệu bài “Bò theo đường gấp khúc lên thăm mô hình nhà bạn búp bê”
- Cô làm mẫu 2 lần ( Lần 1 không phân tích )
 lần 2 cô vừa làm vừa phân tích : Cô bò theo đường gấp khúc, không bò chệch ra ngoài đường, tới nhà búp bê cô chào búp bê rồi về chỗ 
- Trẻ thực hiện : lần lượt cho từng trẻ luyện tập 
- từng nhóm luyện tập 
- Từng tổ luyện tập 
Trong quá trình luyện tập cô luôn khuyến khích động 
viên trẻ mạnh dạn bò không chệch ra ngoài
 - cô hỏi trẻ tên bài tập gì ? 
Cho 2 trẻ lên thực hiện cho cả lớp xem 1 lân
* Trò chơi vận động : Hái quả
Cô nhắc lại cách chơi trò chơi
Cho trẻ chơi cùng cô 3-4 lần
3- Hoạt Động 5 : Hồi tĩnh
Cho trẻ làm chim bay nhẹ nhàng quanh sân tập 1-2 vòng
+ Kết thúc
 cho trẻ chơi trò chơi “ Pha nước chanh”
Hoạt động của trẻ
- Trẻ đi – chạy cùng cô.
- Trẻ tập cùng cô 
- Tập theo cô 3-4 lần
- Trẻ tập theo cô 3-4 lần.
- Tập cùng cô 4 lần
- Trẻ chú ý quan sát cô làm mẫu.
- Trẻ thực hiện bò theo đường gấp khúc
- Bò theo đường gấp khúc
- Cả lớp chú ý
-Lắng nghe cô nhắc lại cách chơi trò chơi
- Trẻ chơi trò chơi cùng cô
- Trẻ đi nhẹ nhàng quanh sân tập 
-Trẻ chơi cùng cô
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
* Nội dung: 1. Hoạt động trọng tâm: Quan sát trời nắng 
 2. Trò chơi vận động : Trời nắng trời mưa
 3. Chơi tự do với đồ chơi ngoài trời
1. Mục đích yêu cầu.
+ Kiến thức: 
 - Trẻ được tiếp xúc với thiên nhiên, lắng nghe các âm thanh 
 - Biết một số đặc điểm nổi bật của: Trời nắng, có ông mặy trời, có gió thổi hoa lá cây đung đua
+ Kỹ năng: 
 - Trẻ chú ý quan sát ghi nhớ
 - Luyện kỹ năng trả lời câu hỏi rõ ràng
+ Giáo dục : 
 - Giáo dục trẻ yêu quí thiên nhiên cây cảnh trong sân trường.
 - Trẻ chơi vui vẻ đoàn kết không xô đẩy nhau
2. Chuẩn bị 
 - Địa điểm quan sát
 - Bướm giấy buộc vào que
 - Trẻ gọn gàng, tâm thế thoải mái
3. Tiến hành.
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Hoạt động 1 : ổn định tổ chức- giới thiệu bài
- Cô cho trẻ .hát bài “Khúc hát dạo chơi”
Thời tiết mùa xuân rất đẹp, hôm nay cô cùng các con dạo chơi trong sân trường quan sát thời tiết mùa xuân nhé 
 * Hoạt động2 Dạo chơi- Quan sát 
- Cô cho trẻ đi dạo chơi ngoài sân. Cô gợi ý cho trẻ chú ý quan sát những sự vật hiện tượng gây cho trẻ những cảm xúc tích cực : quan sát về bông hoa, cây cảnh,đồ chơi... và một số đặc điểm nổi bật 
- Cô bao quát trẻ và hướng dẫn trẻ quan sát.Gợi ý cho trẻ quan sát 
 .Đàm thoại : Cô vừa hỏi vừa gợi ý cho trẻ trả lời :
 Trời hôm nay mưa hay nắng?
 Nhìn lên bầu trời các con thấy gì ?
 Gió thổi như thế nào ?
 Quan sát cành cây con thấy như thế nào ?
Cô lần lượt chỉ và hỏi trẻ về những đặc điểm nổi bật của thiên nhiên, cây cảnh , hoa lá trong sân trường
+ Giáo dục: trẻ yêu quí thiên nhiên, cây cảnh... trong sân trường phải biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi. của trường của lớp., 
 * Hoạt động 3 Trò chơi vận động. :Trời nắng trời mưa
- Cô nhắc lại,cách chơi cho trẻ hiểu.
- Cho trẻ chơi trò chơi 3-4 lần
- Cô nhận xét buổi chơi.
* Hoạt động 4 Chơi tự do
 - Cô quản trẻ tự chơi với các đồ chơi.
- Trẻ ra sân cùng cô và hát cùng cô.
- Trẻ lắng nghe và trả lời
- Trẻ chú ý quan sát theo sự gợi ý của cô
- Trẻ trả lời các câu hỏi 
- Hôm nay trời nắng
- Có mặt trời, mây 
- Gió thổi nhẹ 
- Cành cây đung đưa
- Trẻ lắng nghe và vâng lời cô.
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Trẻ chơi trò chơi 
- Chơi tự do với đồ chơi
HOẠT ĐỘNG GÓC
 *Góc thao tác vai: Bán hàng
 *Góc hoạt động với đồ vật : Nặn một số loại quả .
VỆ SINH ĂN TRƯA, NGỦ TRƯA
 - Cô cho trẻ vệ sinh rửa tay, lau mặt.
 - Sắp xếp bàn ghế cho trẻ ngồi vào bàn, cô chia cơm cho trẻ ăn.
 - Sắp xếp sạp giường tổ chức cho trẻ ngủ trưa
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Dạy bài ngày thứ 2
*Phát triển ngôn ngữ 
Thơ : Cây đào
1. Mục đích yêu cầu.
 + Kiến thức: 
 - Trẻ nhớ tên bài thơ, đọc thuộc bài thơ “Cây đào”
 - Trẻ hiểu nội dung bài thơ “Cây đào” 
 + Kỹ năng: 
 - Rèn kỹ năng đọc thơ rõ ràng, đọc thuộc thơ
 - Phát triển kỷ năng ghi nhớ có chủ định, phát triển ngôn ngữ cho trẻ 
 + Giáo dục : 
 - Giáo dục trẻ vâng lời cô giáo hứng thú tham gia đọc thơ
2. Chuẩn bị. 
 + Đồ dùng của cô : 
 - Mô hình vườn hoa
 - Tranh nội dung bài thơ “Cây đào”
 - Đàn óc gan ghi các bài hát “Mùa xuân”
 + Chuẩn bị của trẻ: 
 - Ghế ngồi cho trẻ
* Tích hợp : Phát triển TCXH : Hát “Mùa xuân”
 Phát triển nhận thức : Một số loại hoa
 3. Tiến hành.
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
*1-Hoạt động 1 : ổn định, giới thiệu bài 
 Cô cho trẻ đi thăm mô hình vườn hoa
Trò chuyện cùng trẻ về các loại hoa trong mô hình
 - hoa gì đây? Màu gì?
Qua mô hình cô giới thiệu tên bài thơ “Cây đào”
* Hoạt động 2:. Cô đọc thơ
- Cô đọc diễn cảm bài thơ ( Không sử dụng tranh)
- Cô đọc lần 2 sử dụng tranh minh hoạ
 * Hoạt Động 3 : Đọc trích dẫn- Đàm thoại, Giảng giải
- Cô vừa đọc bài thơ gì ?
- Cây đào có những nụ gì?
- Chúng em mong điều gì ?
Cô giảng : Cây đào mọc ở đầu xóm có lốm đốm những nụ hồng, chúng em mong mùa đào mau nở hoa
+ Cô trích : “Cây đào đầu xóm....mau nở”
- Bông hoa đào đẹp như thế nào?
- Hoa đào nở báo hiệu điều gì đến?
Cô giảng : Hoa đào nở rất đẹp, bông đầo nho nhỏ còn cánh đào màu hồng tươi. Khi hoa đào cười là hoa đẫ nở báo hiêu mùa xuân về tết đến
+ Cô trích “Bông đào....đúng là tết đến”
Cô nói về nội dung bài thơ : Cây đào mọc đầu xóm, có những nụ hồng, các em mong mùa đào mau nở. Hoa đào nở rất đẹp. Khi hoa đào nở đúng là tết đến
* Muốn có nhiều hoa đẹp cô cháu mình cùng gieo hạt trồng thật nhiều hoa nhé Cho trẻ chơi trò chơi “Gieo hạt”
* Hoạt động 4 : Dạy trẻ đọc thơ
Bây giờ cô cùng các con đọc bài thơ thật hay nhé
- Cả lớp đọc thơ cùng cô 2 lân 
- Lần lượt từng tổ đọc thơ
- Nhóm trẻ đọc thơ
- Cá nhân trẻ đọc thơ
Cô chú ý sửa sai cho trẻ những từ trẻ đọc chưa rõ
Cô hỏi lại trẻ tên bài thơ gì ?
Cho cả lớp đọc lại bài thơ 1 lần nữa
Giáo dục trẻ ăn nhiều quả giúp cho cơ thể khoẻ mạnh 
*Kết thúc :Cho trẻ hát bài “Ra chơi vườn hoa”
- Trẻ đi thăm mô hình 
- Trò chuyện cùng cô về mô hinh
- Nghe cô giới thiệu bài 
- Chú ý lắng nghe cô đọc thơ
- Bài thơ “Cây đào”
- Nụ hồng
- Mùa đào mau nở 
- Nghe cô trích dẫn và giảng giải 
- Bông đào nho nhỏ, cánh đào hồng tươi
- Báo hiệu tết đến
- chú ý lắng nghe cô giảng giải và đọc thơ trích dẫn
- Nghe cô nói về nội dung bài thơ
- Trẻ chơi trò chơi
- Cả lớp đọc thơ
- 3 tổ đọc thơ
- 3-4 nhóm đọc
- Cho từng cá nhân trẻ đọc 
- Bài thơ “Cây đào”
- Cả lớp đọc thơ
Trẻ lắng nghe 
- Trẻ hat cùng cô
II- Vệ sinh ăn chiều - 
- Cô vệ sinh cho trẻ sạch sẽ, sắp xếp bàn ghế tổ chức cho trẻ ăn chiều
 - Dặn dò trả trẻ 
ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docCHU ĐIỂM TẾT VÀ MÙA XUÂN.doc
Giáo Án Liên Quan