Giáo án Mầm non Lớp 3 tuổi - Lĩnh vực phát triển thể chất - Vận động cơ bản: Bò thẳng hướng có mang vật trên lưng - Mùi Thị Như

1. Kiến thức:

 - Hình thành vận động bò thẳng hướng có mang vật trên lưng.

 - Củng cố vận động chạy, nhảy thông qua trò chơi “Trời nắng trời mưa ”.

Thông qua bài tập phát triển tố chất khéo léo, nhanh nhẹn, phản xạ nhanh.

 2. Kỹ năng

 - Trẻ bò thẳng lưng, không làm rơi bao cát, khi bò ngẩng cao đầu, nhìn thẳng về phía trước.

 3. Giáo dục:

 - Yêu thích luyện tập, có tình cảm với buổi tập.

 - Biết vâng lời cô giáo.

 - Giáo dục trẻ cùng gia đình chăm sóc các con vật.

 

doc4 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 9293 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp 3 tuổi - Lĩnh vực phát triển thể chất - Vận động cơ bản: Bò thẳng hướng có mang vật trên lưng - Mùi Thị Như, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN THAM DỰ HỘI GIẢNG CẤP HUYỆN 2012- 2013
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
Đề tài: 
Vận động cơ bản: Bò thẳng hướng có mang vật trên lưng.
Bài tập phát triển chung: Thỏ con.
Trò chơi vận động: Trời nắng trời mưa.
Chủ đề: Động vật.
Lứa tuổi: 24 – 36 tháng.
Số trẻ: 12- 15 trẻ.
Thời gian:12 – 15 phút.
Người soạn, giảng: Mùi Thị Như.
Đơn vị công tác: Trường Mầm non Thắng Lợi, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên.
Ngày soạn: Ngày 16 tháng 12 năm 2012
Ngày dạy: Ngày 19 tháng 12năm 2012
 I. Mục đích, yêu cầu:
 1. Kiến thức:
 - Hình thành vận động bò thẳng hướng có mang vật trên lưng.
 - Củng cố vận động chạy, nhảy thông qua trò chơi “Trời nắng trời mưa ”.
Thông qua bài tập phát triển tố chất khéo léo, nhanh nhẹn, phản xạ nhanh.
 2. Kỹ năng
 - Trẻ bò thẳng lưng, không làm rơi bao cát, khi bò ngẩng cao đầu, nhìn thẳng về phía trước.
 3. Giáo dục:
 - Yêu thích luyện tập, có tình cảm với buổi tập. 
 - Biết vâng lời cô giáo.
 - Giáo dục trẻ cùng gia đình chăm sóc các con vật. 
 II. Chuẩn bị:
 - Nhạc bài hát “Gà trống, mèo con và cún con”, “Trời nắng trời mưa”.
 - Xốp ghép nền cho trẻ bò dài 3,5m.
 - Vạch đề can làm vạch xuất phát và vạch đích.
 - Rổ đựng bao cát 4 cái.
 - Bao cát đủ cho trẻ.
 - Mũ thỏ đủ cho trẻ.
 - Mô hình nhà Thỏ.
 - Mô hình trang trại:
 + Con vật nuôi trong gia đình: Gia súc, gia cầm.
 - Trang phục của cô và trẻ gọn gàng, hợp thời tiết
 III. Hướng dẫn:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Ổn đinh, trò chuyện
- Cho trẻ đi thăm trang trại các con vật vừa đi, vừa hát bài: “ Gà trống, mèo con và cún con ”
- Đến trang trại chăn nuôi hỏi trẻ: Trong trang trại có những con vật gì?
- Giáo dục: Trong gia đình các con có nuôi những con vật này các con cùng bố mẹ chăm sóc bảo vệ chúng nhé.
- Đã hết thời gian đi thăm trang trại rồi cô mời các con đi về lớp nào. Các con đi vòng tròn cùng cô nào. 
2. Nội dung:
a. Khởi động
- Cho trẻ đi vòng tròn khi vòng tròn khép kín cô đi ngược chiều với trẻ với các tốc độ: Đi thường -> đi nhanh -> đi thường -> đi chậm -> đi thường -> chạy nhanh -> chạy chậm -> chạy chậm dần -> đứng lại thành vòng tròn nắm tay nhau dãn cách đều.
b.Trọng động:
Bây giờ cô và các con tập bài thể dục Thỏ con để cơ thể khỏe mạnh nào.
* Bài tập phát triển chung: Bài Thỏ con
- Động tác 1: Thỏ vươn vai.
TTCB: Đứng tự nhiên, tay thả xuôi
1. Hai tay giang ngang, ngực ưỡn về phía trước
2. Hạ tay xuống ( về TTCB )
- Động tác 2: Thỏ nhổ củ cà rốt.
TTCB: Đứng tự nhiên, 2 tay thả xuôi
1.Cúi người giả vờ cầm củ cà rốt kéo lên.
2.Từ từ ngẩng lên
- Động tác 3: Thỏ nhảy về tổ.
TTCB: Đứng tự nhiên; 2 tay co trước ngực. Nhảy về phía trước 4 bước.
* Vận động cơ bản:
- Đội hình 2 hàng ngang đối diện nhau.
- Giới thiệu tên bài tập
 Bây giờ cô cháu mình đóng vai làm những chú Thỏ chuyển những bao cát về xây chuồng thông qua bài tập: “ Bò thẳng hướng có mang vật trên lưng ”
- Làm mẫu:
 Cô làm mẫu 3 lần
Muốn làm được những chú Thỏ chuyển cát không bị rơi các con chú ý xem cô làm mẫu nhé.
+ Lần 1: Làm mẫu không giải thích.
+ Lần 2: Làm mẫu kết hợp giải thích.
 Cô đi từ đầu hàng ra trước vạch xuất phát, cô chống 2 bàn tay từ từ xuống sàn trước vạch xuất phát tay không chạm vạch, 2 đầu gối sát sàn cô đặt bao cát lên lưng cho trẻ khi có hiệu lệnh “ Bò ” thì cô bắt đầu bò chân nọ tay kia, bò thẳng lưng, ngẩng đầu cao, mắt nhìn thẳng về phía trước. Cứ như vậy cô bò tới đích cô đứng dậy nhặt bao cát để vào giỏ rồi đi về đứng ở cuối hàng.
+ Lần 3: Làm mẫu nhắc ý chính
 Cô đi từ đầu hàng trước vạch xuất phát cô chống 2 bàn tay xuống sàn trước vạch, khi có hiệu lệnh “ Bò ” thì cô bắt đầu bò chân nọ tay kia, bò thẳng lưng không làm rơi túi cát, mắt nhìn thẳng về phía trước, bò đến vạch cô đứng dậy cầm bao cát bỏ vào rổ và về đứng cuối hàng.
- Trẻ tập:
 Cô gọi 1,2 trẻ khá lên tập thử 
+ Cô mời lần lượt 2 trẻ một lên tập
 Cho trẻ, cả lớp tập từ 2- 3 lần
 Trong quá trình trẻ tập cô bao quát sửa sai động viên trẻ 
- Củng cố:
+ Hỏi trẻ: Tên bài tập (hoặc cô nhắc lại tên bài tập)
 Gọi 1 trẻ lên làm lại
- Nhận xét: Vừa rồi cô thấy các con đóng làm những chú Thỏ rất giỏi nhiều bạn khi bò không làm rơi bao cát cô khen các con nào.
 Còn 1 số bạn khi bò không chú ý, bò không thẳng lưng và mắt chưa nhìn thẳng về phía trước nên dã bị rơi bao cát đấy. Những bạn đó cần cố gắng để lần sau các con làm tốt hơn nữa.
- Giáo dục: Trẻ thường xuyên tập thể dục để cơ thể khoẻ mạnh mau lớn ít bị ốm, ít bị bệnh hơn.
*Trò chơi vận động: Trời nắng trời mưa.
- Cách chơi:
Cô cho trẻ tập các động tác của bài: “Trời nắng trời mưa”kết hợp với lời bài hát:
Trời nắng trời nắng thỏ đi tắm nắng
Vươn vai vươn vai thỏ rung đôi tai
Nhảy tới nhảy tới đùa trong nắng mới.
Bên nhau bên nhau bên nhau ta cùng chơi.
Mưa to rồi mưa to rồi mau mau mau về thôi.
- Trẻ chơi: Cô cho trẻ chơi 2- 3 lần
 Trong khi trẻ chơi cô theo dõi cách chơi, sau mỗi lần chơi cô nhận xét.
- Kết thúc chơi: Cô khen trẻ
c. Hồi tĩnh: Cho trẻ đi lại nhẹ nhàng 1-2 vòng quanh sân tập sau đó đứng lại.
3. Kết thúc:
- Nhận xét – tuyên dương.
- Trẻ vừa đi vừa hát
- Trẻ kể tên các con vật
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ đi theo sự hướng dẫn của cô
- Trẻ tập
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ quan sát
- Trẻ lắng nghe và quan sát
- Trẻ quan sát lắng nghe
- Trẻ tập
- Bò thẳng hướng có mang vật trên lưng
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chơi
- Trẻ đi 

File đính kèm:

  • docgiao an chuan.doc