Giáo án Mầm non Lớp 3 tuổi - Tuần 1 (Thứ 5) - Ngô Thị Hồng Hạnh

1. Đón trẻ:.

- Cô đến sớm dọn vệ sinh thông thoáng phòng học.

- Cô đón trẻ vào lớp với tháI độ vui tươi thoải mái niềm nở tạo cho trẻ có cảm giác gần gũi với cô và thích tới trường.

- Cô hướng dẫn trẻ cất dồ dùng đúng nơi quy định

- Tranh thủ trao đổi với phu huynh về hình hình của trẻ.

- Nhắc trẻ chào cô, bố mẹ trước khi vào lớp .

2. Điểm danh:

- Cô điểm danh trẻ theo hình thức gọi tên trẻ theo sổ.

3. Thể dục sáng:

Trẻ tập các động tác của bài tập phát triển chung

 Động tác hô hấp : 1

 Động tác tay : 1

 Động tác chân : 1

 Động tác bụng : 1

 Động tác bật :1

 

doc6 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 5737 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp 3 tuổi - Tuần 1 (Thứ 5) - Ngô Thị Hồng Hạnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn : 29/8/2010
 Ngày dạy : T5/2/9/2010
A. Hoạt động sáng:
1. Đón trẻ:.
- Cô đến sớm dọn vệ sinh thông thoáng phòng học.
- Cô đón trẻ vào lớp với tháI độ vui tươi thoải mái niềm nở tạo cho trẻ có cảm giác gần gũi với cô và thích tới trường.
- Cô hướng dẫn trẻ cất dồ dùng đúng nơi quy định 
- Tranh thủ trao đổi với phu huynh về hình hình của trẻ.
- Nhắc trẻ chào cô, bố mẹ trước khi vào lớp .
2. Điểm danh:
- Cô điểm danh trẻ theo hình thức gọi tên trẻ theo sổ.
3. Thể dục sáng:
Trẻ tập các động tác của bài tập phát triển chung
 	Động tác hô hấp : 1
 	Động tác tay : 1 
 	Động tác chân : 1
	Động tác bụng : 1 
	Động tác bật :1
B. Hoạt động có chủ đích
	Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ
	Hoạt động phát triển thẩm mỹ
Đề tài : Cháu đi mẫu giáo ( Phạm Thanh Hưng)
Nghe hát : Đêm pháo hoa
Trò chơi : Gà gáy, vịt kêu
I. Mục đích yêu cầu.
1. Kiến thức:
- Trẻ nhớ tên bài hát, tên tác giả, hiểu nội dung bài hát, thuộc lời bài hát.
- Có hứng thú khi nghe hát, biết chơi trò chơi.
- Trẻ bước đầu chú ý nghe cô hát, nghe trọn vẹn bài hát vui, phấn khởi.
2. Kỹ năng:
- Củng cố và phát triển kỹ năng ghi nhớ có chủ định cho trẻ.
- Kỹ năng nghe, nói tiếng phổ thông lưu loát.
3. Ngôn ngữ :
- Củng cố, mở rộng và phát triển vốn từ cho trẻ
- Tăng vốn từ cho trẻ giúp trẻ trả lời được câu hỏi của cô.
4. Giáo dục:
- Giáo dục trẻ có ý thức trong giờ học, đoàn kết với bạn bè, lễ phép với cô giáo. 
II. Chuẩn bị
- Cô thuộc lời bài hát.
- Nội dung tích hợp : toán 
III. Phương pháp tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Hoạt động 1: Bé ca hát 
- Cô trò chuyện với trẻ
- Cô gới thiệu tên bài hát
- Cô hát mẫu.
+ Lần 1: không giải thích.
+ Lần 2: Kết hợp giảng nội dung.
- Hỏi trẻ về nội dung bài hát?
+ Lần 3: hát lại một lần.
- Cô hỏi trẻ tên bài hát do ai sáng tác? 
- Cả lớp hát cùng cô 2 đến 3 lần.
- Lần lượt tổ, nhóm, cá nhân trẻ thi đua kết hợp đến số trẻ của mỗi tổ nhóm trẻ hát.
- Trong khi trẻ hát cô bao quát động viên trẻ và sửa sai cho trẻ kịp thời.
* Hoạt động 2: Bé làm khán giả.
- Cô giới thiệu bài hát “ Đêm pháo hoa”, nhạc và lời: Phạm Tuyên.
+ Cô hát lần 1: nói lại tên bài hát, tên tác giả.
+ Cô hát lần 2: Kết hợp vận động minh hoạ giảng nội dung bài hát.
- Cô vừa hát cho cả lớp nghe bài gì? do ai sáng tác?
- Các cháu thấy giai điệu của bài hát như thế nào? 
+ Cô hát lần 3: cô hát lại một lần.
* Hoạt động 3: Vui cùng bé.
- Cả lớp cùng chơi trò chơi “ gà gáy, vịt kêu”.
- Cô nêu cách chơi, luật chơi.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi ( tuỳ theo hứng thú của trẻ).
- Cô nhận xét giờ học.
- Cho trẻ ra chơi.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ thực hiện.
- Trẻ hứng thú tham gia.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ thực hiện trò chơi.
- Trẻ lắng nghe.
C. Hoạt động góc: 
	Góc xây dựng : Bé tập làm thợ xây.
 Góc học tập : Bé đọc sách .
 Góc thiên nhiên : Bé tập chăm sóc cây.
 I. Mục đích yêu cầu:
 - Trẻ biết nhập vai chơi, có hứng thú chơi ở các góc .
 - Đoàn kết giúp đỡ bạn bè , phối hợp giữa các nhóm chơi.
 - Giữ gìn bảo vệ đồ dùng đồ chơi lấy và cất đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy định.
 II. Chuẩn bị:
Góc xây dựng: các loại hình khối khác nhau.
Góc học tập : các loại tranh truyện có nội dung về trường Mầm Non và Tết trung thu.
Góc thiên nhiên : các loại cây xanh .
III. Tiến hành:
Hoạt động 1 : Thăm dò ý tưởng của trẻ.
 Phía tay trái của cô là góc xây dựng cô đã chuẩn bị rất nhiều đồ chơi. Những bạn nào thích về góc xây dựng để chơi nào. Về góc xây dựng thì ai sẽ làm nhóm trưởng nào.
 Còn phía tay phảI của cô là góc học tập cũng có rất nhiều câu chuyện kể về trường Mầm Non và tết Trung thu. Bạn nào thích về góc học tập để chơi nào.
 Cuối cùng là góc thiên nhiên ở phía trước mặt cô có rất nhiều cây xanh các cháu có thể đến đó để chăm sóc chúng. Bạn nào thích về góc đó để chơi nào.
 Bây giờ cô mời các cháu nhẹ nhàng về góc chơi của mình nào !
Hoạt động 2 : Bé hứng thú tham gia cuộc chơi.
 Trong khi trẻ chơi cô đi đến tong góc để thăm dò ý tưởng của trẻ và nhập vai chơi cùng trẻ.
+ Các bác đang xây gì thế ?
+ Các bác dùng gì để xây?
+ Các cháu đang xem chuỵên gì mà say sưa thế ?
+ Cháu đang chăm sóc cây gì vậy ?
+ Muốn cho cây sống được thì các cháu phải làm gì nhỉ?
 Khi chơi các cháu nhớ phải đoàn kết và cùng nhau giữ gìn và bảo vệ đồ dùng đồ chơi nhé.
Cô chúc các cháu chơi giỏi nhé.
 Hoạt động 3 : Kết thúc cuộc chơi.
 Cô hướng dẫn cho trẻ tự nhận xét các góc chơI của mình sau đó cô tập chung trẻ để nhận xét góc chơi.
+ Hôm nay góc xây dựng đã xây dược những gì ?
+ Thế còn góc học tập các cháu đã xem được những câu chuyện gì ?
+ Cuối cùng là góc thiên nhiên các cháu đã chăm sóc những cây gì ?
 Giờ chơi hôm nay cô thấy lớp mình chơI rất say sưa và đoàn kết giúp đỡ nhau. Nhưng giờ sau các cháu sẽ cố gắng nhiều hơn nữa nhé !
 D.Hoạt động ngoài trời.
Hoạt động 1: Hoạt động có chủ đích : quan sát trường Mầm Non
- Các cháu nhìn xem trường mình có những gì ?
- Vào mỗi buổi sáng các cháu đến lớp các cháu thấy trường mình như thế nào ?
- Trong trường có những ai ?
- Khi vào lớp các cháu được làm gì ?
- Các bác cấp dưong đã làm những công việc gì ?
- Các cháu thấy ở ngoài sân trường có những gì ?
 Cô kết luận : Trường mình có bác hiệu trưởng và có rất nhiều cô giáo dạy chúng ta đấy. Có bác bảo vệ và các bác cấp dưỡng hàng ngày nấu cơm cho chúng ta ăn đấy.
 Ngoài sân trường còn có rất nhiều đồ chơi và các loại hoa và cây xanh. Vì vậy chúng ta phải biết gĩư gìn và bảo vệ chúng để cho trường mình luôn xanh sạch đẹp nhé.
Hoạt động 2: Trò chơi vận động : Trời tối, trời sáng.
Cách chơi:
 Cho trẻ đi tự do trong phòng giả làm đàn gà con đi kiếm ăn hai tay giơ ngang vừa đi vừa vẫy tay vừa kêu “chiếp, chiếp”. Khi có tín hiệu “trời tối” thì tất cả ngồi thụp xuống đất nghiêng đầu áp hai bàn tay vào má và nhắm mát ngủ. Cho trẻ nhắm mắt khoảng 30 giây cô nói “trời sáng”, trẻ đưa hai tay bắt chước tiếng gà gáy “ò ó o”. Trò chơi tiếp tục.
Luật chơi:
 Khi nghe tín hiệu “trời tối”, tất cả phải nhắm mắt và ngồi xuống làm động tác ngủ.
 Cô tiến hành cho trẻ chơi 
 Sau mỗi lần chơi cô động viên khen trẻ .
Hoạt động 3: Chơi tự do.
 Trẻ chơi với phấn, lá cây khô .
 Cô bao quát trẻ. 
E. Vệ sinh ăn trưa - ngủ trưa
1. Vệ sinh ăn trưa:
 - Cô cho trẻ đi vệ sinh, rửa tay sạch sẽ sau đó côchi trẻ ngồi vào bàn ăn.
 - Cô nhắc trẻ ngồi gọn gàng, ngay ngắn, tay để lên bàn, không nói chuyện.
 - Cô chia cơm cho trẻ và nhờ một số trẻ giúp cô chia cơm cho các bạn.
 - Nhắc trẻ mời cô giáo và các bạn trước khi ăn.
 - Cô động viên trẻ ăn hết xuất .
 - Khi ăn xong nhắc trẻ cất bát, thìa đúng nơi quy định.
2. Ngủ trưa:
 - Cô đóng bớt cửa tạo không khí ấm cúng thoải mái cho trẻ.
 - Khi trẻ ngủ cô luôn có mặt ở trong phòng để theo dõi bao quát trẻ ngủ.
 - Nhắc trẻ không nói chuyện riêng làm ảnh hưởng đến những trẻ khác.
 - Cô cho trẻ ngủ đủ giấc.
F. Hoạt động chiều.
1. Vệ sinh cá nhân: 
 Cho lần lựot trẻ đi vệ sinh rửa tay, rửa mặt , cô chỉnh trang lại quần áo đầu tóc gọn gàng sạch sẽ cho trẻ.
 Cô bao quát trẻ.
2. Thể dục chống mệt mỏi .
 	Cô hướng dẫn cho trẻ tập thể dục nhẹ nhàng 
 Cho trẻ đi lại tự do trong lớp.
3. Nội dung hoạt động chiều
 Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ.
	Hoạt động phát triển thẩm mỹ.
Đề tài: ChơI với đất nặn
(Đề tài)
I. Mục đích yêu cầu: 
1. Kiến thức:
- Trẻ làm quen với tính chất của đất nặn : mềm dẻo, dễ bẻ cong, chia nhỏ và dễ gộp lại.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng quan sát ghi nhớ có chủ định 
- Rèn kỹ năng khéo léo ở trẻ.
3. Ngôn ngữ:
- Tăng vốn từ cho trẻ giúp trẻ bước đầu trả lời được câu hỏi của cô rõ ràng mạch lạc.
4. Giáo dục:
- Giáo dục trẻ có ý thức trong giờ học.
- Biết bảo vệ và yêu quý sản phẩm của mình và của bạn làm ra.
II. Chuẩn bị:
- Một vài mẫu của cô cho trẻ quan sát.
- Mỗi trẻ 1- 2 viên đất nặn nhỏ và bảng con.
III. Phương pháp tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Hoạt động 1: Trò chuyện cùng bé.
- Cô trò chuyện với trẻ.
- Hàng ngày ai đưa các cháu tới trường, các cháu đi bằng phương tiện gì ?
- Khi đến trường các cháu được gặp ai ?
- Đến trường các cháu thấy có vui không ? 
- Cô cho trẻ xem mẫu và trò chuyện về mẫu của cô.
+ Quả chuối này của cô có dạng hình gì ?
+ Cô có gì đây?
+ Làm thế nào để cô có được đồ dùng này.
+ Muốn nặn được đồ dùng giống của cô thì chúng ta phải dùng tay bóp, nặn, kéo dài, chia đất thành nhiều phần nhỏ cho đất mềm dẻo rồi gộp viên đất lại thì chúng ta mới nặn được.
* Hoạt động 2: Bé trổ tài.
- Cô phát đất nặn cho trẻ, hướng dẫn trẻ cách bóp, kéo đất dài ra rồi lại gộp đất vào làm thành nhiều lần cho đất được mềm và dẻo. 
- Trẻ thực hiện động tác theo cô như chia nhỏ, bóp bẹp và gộp lại.
- Trong khi trẻ thực hiện cô bao quát, động viên giúp đỡ trẻ thực hiện.
* Hoạt động 3: Kết quả của bé.
- Các cháu cùng mang sản phẩm của mình lên nào .
- Bây giờ cô cháu mình cùng xem đất của bạn nào được mềm và dẻo nhất nhé. 
+ Đây là đất của bạn nào nhỉ?
+ Con đã làm thế nào cho đất mềm và dẻo thế này.
- Còn đây là đất của bạn nào nữa đây?
+ Làm thế nào để cháu có được sản phẩm mềm và dẻo thế ?
+ Cháu đã nặn được gì đây ?
+ Cháu sẽ mang sản phẩm này để tặng cho ai ?
- Cô nhận xét chung giờ học, động viên khuyến khích trẻ giờ sau cố gắng hơn.
+Giờ học hôm nay các cháu đã tạo ra rất nhiều sản đẹp nhưng giờ sau các cháu cần cố gắng hơn nữa nhé.
- Cô giáo dục trẻ phải biết giữ gìn và bảo vệ sản phẩm của mình và của bạn làm ra.
+ Khi các cháu tạo ra sản phẩm đẹp thế này thì các cháu phải biết yêu quý, giữ gìn và bảo vệ những sản phẩm đó nhé.
- Cô cho trẻ ra chơi.
Trẻ lắng nghe
Trẻ trả lời.
Trẻ trả lời.
Trẻ trả lời.
Trẻ trả lời.
Trẻ trả lời.
Trẻ trả lời.
Trẻ lắng nghe.
Trẻ thực hiện.
Trẻ thực hiện
Trẻ trả lời.
Trẻ trả lời.
Trẻ trả lời.
Trẻ trả lời.
Trẻ trả lời.
Trẻ trả lời.
Trẻ lắng nghe.
Trẻ lắng nghe.
Trẻ ra chơi.
4. Nêu gương, cắm cờ:
 Cho trẻ tự nhận xét lẫn nhau 
 Cô nhận xét chung cả lớp, động viên khen ngợi trẻ kịp thời.
 Tổ chức cho trẻ lên cắm cờ
5. Trả trẻ:
 Cô nhắc trẻ lấy đúng đồ dùng của mình
 Nhắc trẻ chào cô , các bạn trước khi về.

File đính kèm:

  • docTHU 5 T1.doc
Giáo Án Liên Quan