Giáo án Mầm non Lớp 4 tuổi - Chủ đề: Quê hương, đất nước, Bác Hồ - Thơ: Hạt gạo làng ta - Nguyễn Thị Ngọc Cầm

I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

- Trẻ cảm nhận được giai điệu bài thơ, trẻ thể hiện được tình cảm của mình qua bài thơ.

- Trẻ thuộc bài thơ, thể hiện giọng điệu vui tươi, vừa phải tha thiết của bài thơ. Rèn cháu phát âm từ “phù sa, ngọt bùi, mồ hôi sa, xuống cấy”

- GD trẻ biết kính trọng, yêu quí những người làm ra hạt gạo để biết ơn đó bằng cách các bạn ăn hết phần ăn của mình.

II.CHUẨN BỊ:

- Cô: Tranh khổ to, tranh ghép, giá để tranh, que chỉ.

- Trẻ: Tranh ghép

 

doc2 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 3487 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp 4 tuổi - Chủ đề: Quê hương, đất nước, Bác Hồ - Thơ: Hạt gạo làng ta - Nguyễn Thị Ngọc Cầm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ năm, ngày 26 tháng 04 năm 2012
THƠ: HẠT GẠO LÀNG TA
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Trẻ cảm nhận được giai điệu bài thơ, trẻ thể hiện được tình cảm của mình qua bài thơ. 
- Trẻ thuộc bài thơ, thể hiện giọng điệu vui tươi, vừa phải tha thiết của bài thơ. Rèn cháu phát âm từ “phù sa, ngọt bùi, mồ hôi sa, xuống cấy”
- GD trẻ biết kính trọng, yêu quí những người làm ra hạt gạo để biết ơn đó bằng cách các bạn ăn hết phần ăn của mình. 
II.CHUẨN BỊ:
- Cô: Tranh khổ to, tranh ghép, giá để tranh, que chỉ.
- Trẻ: Tranh ghép
III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động 1: Trò chuyện:
- Hát “Tía má em”
- Các bạn vừa hát bài hát gì?
- Hôm nay cô cũng có 1 bài thơ nói về nghề nông rất là hay các con cùng xem với cô nhé! (Trẻ trò chuyện cùng cô)
Hoạt động 2: Tri giác thơ (trẻ chú ý quan sát).
- Cho trẻ tri giác thơ 2 lần
+ Lần 1: Tri giác trọn vẹn tập thơ.
+ Lần 2: Cô gợi hỏi từng tranh khổ to. Sau đó cô giới thiệu bài thơ “Hạt gạo làng ta”. Tác giả: Trần Đăng Khoa.
*Dạy thơ: (Trẻ chú ý xem cô đọc thơ).
- Cô đọc mẫu lần 1 diễn cảm thể hiện giọng câu, nhịp điệu.
+ TTND: Bài thơ nói về sự khó nhọc để tạo ra sản phẩm là hạt gạo, nhờ phù sa của con sông Kinh Thầy mang lại làm cho lúa tốt người dân được mùa bội thu.
- Đọc lần 2 giải thích từ khó, diễn giải nội dung theo đoạn
+ 7 câu thơ đầu “Hạt gạo làng ta… Ngọt bùi hôm nay”: Nói về con sông Kinh Thầy đã đem phù sa dồi dào về để giúp nghề nông có một mùa màng bội thu.
- Phù sa: Là loại đất bùn rất giàu vitamin.
- Ngọt bùi: Là kết quả làm ra hạt gạo có vị ngọt bùi.
+ 9 câu thơ cuối “Hạt gạo làng ta… Mẹ em xuống cấy…”: Nói về sự khó nhọc để tạo ra sản phẩm là hạt gạo.
- Mồ hôi sa: Là đổ mồ hôi. 
- Xuống cấy: Là trồng lúa
- Đọc lần 3 đọc bài thơ chữ to có tranh
- Cho trẻ đọc thơ
- Cho lớp đọc theo cô 2 lần, tổ nhóm, cá nhân.
- Rèn cá nhân yếu đọc rõ lời nhịp nhàng.
- Cô sửa sai cho trẻ.
*Đàm thoại:
- Các con vừa đọc bài thơ gì? Tác giả là ai? 
- Hạt gạo trong bài thơ nhờ phù sa ở đâu mang lại?
- Hạt gạo đã trãi qua những mùa và tháng nào trong bài thơ để tạo ra sản phẩm là hạt gạo?
- Mở rộng: Một năm có bao nhiêu vụ trồng lúa?
+ Bắt trồng lúa vào tháng nào và thu hoạch khi nào?
- Hình ảnh bài thơ “Hạt gạo làng ta” trong lòng của trẻ rất là gần gũi, gắn bó đó là những hình ảnh của những người nông dân tạo ra hạt gạo. Vì thế các con phải biết yêu thương, kính trọng, ... đối với các bác nông dân.
Hoạt động 3: Ghép tranh
- Cô chia 3 tổ cho trẻ thi đua ghép tranh theo nội dung. Cho trẻ nêu nội dung tranh đã ghép.
*Cô nhận xét, đánh giá tiết học:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docTHƠ.doc
Giáo Án Liên Quan