Giáo án Mầm non Lớp 4 tuổi - Chủ đề: Thế giới thực vật

Qua chủ đề động vật trẻ đã biết được một số hoạt động của cô và trẻ kiến thức, vốn kinh nghiệm sống và thói quen sinh hoạt, vệ sinh cá nhân trong ngày của trẻ, cô giáo còn giúp trẻ biết được một số con vật nuôi trong gia đình, phân biệt được gia súc và gia cầm, một số con vật sống trong rừng, con vật sống dưới nước, một số con côn trùng và chim.

 Chủ đề thế giới thực vật giúp trẻ mở rộng thêm kiến thức khám phá tìm hiểu về tết và mùa xuân, cây xanh, hoa quả và các loại rau. Trẻ trả lời câu hỏi của cô chính xác mang tính hệ thống.

 Trong chủ đề thực vật, cô giáo có thể trò chuyện, đàm thoại với trẻ ở mọi lúc mọi nơi, thông qua trò chuyện đàm thoại cô sẽ gợi mở giúp trẻ nhớ lại những kiến thức, vốn kinh nghiệm sống và thói quen sinh hoạt, vệ sinh cá nhân trong ngày của trẻ, cô giáo còn giúp trẻ biết được trong dịp tết nguyên đán có những gì như: Hoa quả, các món ăn, phong tục tập quán, các loại cây xanh, cây lương thực, các loại rau và biết ích lợi của các loại cây đó, từ đó biết cách chăm sóc và bảo vệ cây xanh. Bằng hình thức trò chuyện đàm thoại trong các giờ hoạt động hình thành cho trẻ những kiến thức sơ đẳng về toán, văn học, âm nhạc, tạo hình, chữ cái Từ đó tạo cho trẻ tâm thế thoải mái, tự tin, thích tìm hiểu khám phá những gì liên quan đến thực vật. Đồng thời việc trò chuyện đàm thoại còn kích thích ở trẻ tính tò mò, thích tìm tòi khám phá những điều trẻ chưa biết.

 

doc127 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 20730 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mầm non Lớp 4 tuổi - Chủ đề: Thế giới thực vật, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH CHĂM SÓC GIÁO DỤC
CHỦ ĐỀ:THẾ GIỚI THỰC VẬT
(Thực hiện từ ngày 13/1/2015 đến ngày 14/2/2015)
Mở đầu chủ đề
Qua chủ đề động vật trẻ đã biết được một số hoạt động của cô và trẻ kiến thức, vốn kinh nghiệm sống và thói quen sinh hoạt, vệ sinh cá nhân trong ngày của trẻ, cô giáo còn giúp trẻ biết được một số con vật nuôi trong gia đình, phân biệt được gia súc và gia cầm, một số con vật sống trong rừng, con vật sống dưới nước, một số con côn trùng và chim.
 Chủ đề thế giới thực vật giúp trẻ mở rộng thêm kiến thức khám phá tìm hiểu về tết và mùa xuân, cây xanh, hoa quả và các loại rau. Trẻ trả lời câu hỏi của cô chính xác mang tính hệ thống.
 Trong chủ đề thực vật, cô giáo có thể trò chuyện, đàm thoại với trẻ ở mọi lúc mọi nơi, thông qua trò chuyện đàm thoại cô sẽ gợi mở giúp trẻ nhớ lại những kiến thức, vốn kinh nghiệm sống và thói quen sinh hoạt, vệ sinh cá nhân trong ngày của trẻ, cô giáo còn giúp trẻ biết được trong dịp tết nguyên đán có những gì như: Hoa quả, các món ăn, phong tục tập quán, các loại cây xanh, cây lương thực, các loại rau và biết ích lợi của các loại cây đó, từ đó biết cách chăm sóc và bảo vệ cây xanh.... Bằng hình thức trò chuyện đàm thoại trong các giờ hoạt động hình thành cho trẻ những kiến thức sơ đẳng về toán, văn học, âm nhạc, tạo hình, chữ cái…Từ đó tạo cho trẻ tâm thế thoải mái, tự tin, thích tìm hiểu khám phá những gì liên quan đến thực vật. Đồng thời việc trò chuyện đàm thoại còn kích thích ở trẻ tính tò mò, thích tìm tòi khám phá những điều trẻ chưa biết.
 Những yếu tố quan trọng kích thích tính tò mò và khám phá chủ đề của trẻ chính là sử dụng những đồ dùng trực quan sinh động như: Tranh ảnh về mùa xuân và tết, tranh ảnh về các loại cây, hoa quả, các loại rau …đó là những phương tiện giúp trẻ khám phá chủ đề một cách tự nhiên, tích cực và gây hứng thú hấp dẫn trẻ tham gia khám phá chủ đề một cách tích cực.
 Mặt khác để khắc sâu kiến thức của chủ đề thực vật chúng ta có thể dạy trẻ những bài thơ, bài hát về thực vật như:
 Bài hát: 
 Bài thơ: cây thược dược, từ hạt đến hoa,Hạt gạo làng ta,tết đang vào nhà.
- Kể chuyện:,Bí con thoát nạn.
 Những hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo là hoạt động vui chơi mà hoạt động góc, hoạt động ngoài trời…chính là lúc trẻ được trải nghiệm nhiều nhất những vốn kiến thức của chủ đề mà trẻ tiếp thu được. Do vậy giáo viên có thể trưng bày những tranh ảnh, sách truyện, các đồ dùng đồ chơi, học liệu ở các góc, ở xung quanh lớp học.
 Ngoài ra việc phối kết hợp với phụ huynh trong việc giáo dục kiến thức chủ đề cho trẻ là yếu tố rất quan trọng. Giáo viên phải làm tốt công tác tuyên truyền kiến thức chủ đề và phối hợp với phụ huynh, sưu tầm tranh ảnh, đồ dùng học liệu cho quá trình dạy trẻ được tốt hơn
 -------------------------------------˜™--------------------------------
Lĩnh vực
Mục tiêu
Nội dung
Hoạt động
Phát triển thể chất
* Dinh dưỡng : Biết giá trị của thực phẩm có nguôn góc từ thực vật,các thức ăn nấu từ thực phẩm có nguôn góc thực vật.
- Rèn một số thói quen,hành vi văn minh trong cuộc sống.
- Ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng.Biết giữ gìn vệ sinh trong việc ăn uống
- Biết được một số loại thức ăn cần thiết cho cơ thể : cơm.thịt,trứng,sữa,rau,trái cây…………
- Biết giữ vệ sinh:rửa tay,rửa trái cây trước khi ăn.
* Thể dục : Thực hiện các vận động :đi,bật,ném….
-Phát triển sự kheo léo của đôi bàn tay,chân qua hoạt động chăm sóc cây.
* Dinh dưỡng
-Trò chuyện về lợi ích của cây xanh, hoa và các chất dinh dưỡng cần thiết trong các loại rau- củ -quả cho con người.
* Phát triển vận động
-VĐCB: bò thấp chui qua cổng,bật sâu 20-25cm,trèo thang hái quả,trèo thang và chạy chậm80m,ném trúng đích thẳng đứng.
-TCVĐ:trời mưa,tung bóng,chuyền bóng,lăn bóng,tung cao hơn nữa……...
Phát triển nhận thức
- Quan sát và hiểu được quá trình phát triển của cây.
- Biết được yếu tố cần thiết cho quá trình phát triển của cây.
- Trẻ biết đếm đến 5,nhận biết các chóm có 5 đối tượng.
- Dạytrẻ so sánh, thêm, bớt để tạo sự bằng nhau trong phạm vi 5.
- Ôn về số lượng trong phạm vi 5.
- Dạy trẻ so sánh chiều cao của 3 đối tượng.
- Ôn các hình :hình tròn,hình tam giác,hình vuông,hình chữ nhật.
* Làm quen với toán
- Trẻ biết đếm đến 5,nhận biết các chóm có 5 đối tượng.
- Dạy trẻ so sánh, thêm, bớt để tạo sự bằng nhau trong phạm vi 5.
- Ôn về số lượng trong phạm vi 5.
- Dạy trẻ so sánh chiều rộng của 3 đối tượng.
- Ôn các hình :hình tròn,hình tam giác,hình vuông,hình chữ nhật.
-Trò chơi:chiếc túi kỳ lạ,tìm cây,về đúng số nhà.
* KPKH
- Trò chuyện về một số loại cây
- Một số loại rau,quả.
- Tết cổ truyền.
- Tìm hiểu về một số loại cây lương thực.
- Một một số loại hoa.
Phát triển ngôn ngữ
-Biết sử dụng vốn từ để nói lên những điều trẻ quan sát được.
-Biết trả lời các câu hỏi về nguyên nhân tại sao,vì sao.
-Có kỹ năng đọc thơ,nghe chuyện một số bài trong chủ điểm.
- Thơ: cây thược dược, từ hạt đến hoa,Hạt gạo làng ta,tết đang vào nhà.
- Kể chuyện:,Bí con thoát nạn.
- Tc:gép tranh,tô màu tranh……..
Phát triển thẫm mỹ
-Trẻ yêu thích cái đẹp và đa dạng phong phú của môi trường,cây xanh,của mùa xuân và tế nguyên đán.
- Thể hiện cảm xúc tình cảm về thế giới thực vật,mùa xuân,qua các sản phẩm tạo hình như vẽ,nặn,tô màu,xé dán………
-Biết nhận xét đánh giá sản phẩm đẹp,xấu.
* Âm nhạc
- Hát bài hát: Lý cây xanh,quả,màu hoa
-Nghe hát bài:mưa rơi,em đi trồng cây,lý cây bông,hoa thơm bướm lượn.
* Tạo hình
- Vẽ cây xanh.
- Vẽ một số loại quả
- Xé dán hoa cúc.
- Tô màu tranh đồng lúa.
- Nặn bánh chưng.
Phát triển tình cảm xã hội
- Yêu thích các loại cây và có ý thức bảo vệ cây,nhận biết được sự cần thiết giũ gìn môi trường xanh,sạch đẹp.
- Có một số thói quen kĩ năng cần thiết bảo vệ chăm sóc cây ở trường,lớp mình học.
- Yêu quý cây trồng,và người trồng cây.
- Biết trân trọng ngày tết truyền thống.
- TCPV: Gia đình, bác sĩ,bán hàng..
- TCXD:vườn cây, vườn cây ăn quả,vườn rau,vườn hoa,xây công viên.
- TCDG: mèo đuổi chuột, lộn cầu vòng,bịt mắt bắt dê, kéo cưa lừa xẻ.
II. Mạng nội dung
Tuần 2 : Một số loại rau 
- Tên gọi các loại rau, các loại quả
- Phân biệt những điểm giống và khác nhau của các loại rau: rau ăn lá, rau ăn củ, rau ăn quả.
- Sự phát triển của cây và mối quan hệ với môi trường sống, cách chăm sóc và bảo vệ
- Lợi ích của rau quả đối với sức khỏe con người
- Cách chế biến các món ăn từ rau. Cách bảo quản, cách sử dụng một số 
Tuần 1 :Cây xanh
- Tên gọi:một số loại cây.
- các bộ phận của cây.
- Sự giống nhau và khác của một số loại cây
- Nơi sống,sự phát triển của cây và lợi ích của nó
- Chăm sóc và bảo vệ cây. 
Thế giới thực vật và mùa xuân
 (5 tuần)
Tuần 3:Một số loại Hoa,quả.
- Tên gọi các loại hoa,quả.
- Phân biệt so sánh và tìm ra những đặc điểm nổi bật của 2 loại hoa,quả.
- Cách chăm sóc, môi trường sống của các loại hoa,quả
- Lợi ích của hoa,quả đối với con người.
- Cách bảo quản một số loại hoa,quả.
Tuần 5:Tết nguyên đán.
- Đặc điểm nổi bật về cây cối,hoa quả trong dịp tết và mùa xuân.
- Phong tục tập quán,các món ăn ngày tết.
- Thời tiết mùa xuân,thứ tự các mùa trong năm.
Tuần4:Cây lương thực
- Tên gọi, phân biệt các loại hạt của một số cây lương thực.
- Sự phát triển của cây, cách chăm sóc và điều kiện sống của cây, đặc điểm nổi bật.
- Ích lợi, sản phẩm của cây.Các món ăn: cơm, bánh mì làm từ bột gạo, khoai…
- Cách bảo quản, sử dụng các loại lương thực.
+ Chuẩn bị
- Một số loại rau,củ,quả,hoa.
- Tranh ảnh về một số loại rau quả,hoa,cây.
- Tranh minh họa truyện thơ.
- Dụng cụ âm nhạc:phách tre,xắc xô,lắc.
- Giấy,Sáp màu,bút chì,đất nặn,giấy vẽ,hồ dán.
- Ghế thể dục,túi cát.Một số bài thơ câu chuyện,bài hát về chủ điểm,một số đồ dùng,đồ chơi phục vụ các môn học.
KẾ HOẠCH CHĂM SÓC GIÁO DỤC TRẺ TRONG TUẦN
Chủ đề:Thực vật
Kế hoạch tuần 1:cây xanh và môi trường sống
Thực hiện từ ngày 12/01-16/01/2015).
Lĩnh vực
Mục tiêu
Nội dung
Hoạt động
Phát triển thể chất
- Giáo dục trẻ phải ăn uống đầy đủ chất để cơ thể khỏe mạnh vận động cơ bản:trẻ bò thấp chui qua cổng
* Dinh dưỡng
-Trò chuyện về lợi ích của cây xanh, hoa và các chất dinh dưỡng cần thiết trong các loại rau- củ -quả cho con người.
* Phát triển vận động
-VĐCB: bò thấp chui qua cổng. 
Phát triển nhận thức
-Biết tên gọi và mô tả được đặc điểm của một số cây quen thuộc, gần gũi với trẻ.
- Nhận ra mối quan hệ giữa cây xanh và môi trường sống,ích lợi của cây xanh đối với đời sống con người.
-Trẻ biết đếm đến 5,nhận biết các chóm có 5 đối tượng.
* Làm quen với toán
- Trẻ biết đếm đến 5,nhận biết các chóm có 5 đối tượng.
* KPKH
- Trò chuyện về một số loại cây
Phát triển ngôn ngữ
- Thơ: cây thược dược..
Phát triển thẫm mỹ
* Âm nhạc
- Hát bài hát: lá xanh.
-Nghe hát bài:mưa rơi,em đi trồng cây.
* Tạo hình
- Vẽ cây xanh
Phát triển tình cảm –xã hội
- TCPV: Gia đình, bác sĩ,bán hàng..
- TCXD:xây vườn cây.
- TCVĐ:Trời mưa.
Kế hoạch tuần 1:cây xanh và môi trường sống
TT
Hoạt động
 Thứ 2
 Thứ 3
Thứ 4
Thư 5
 Thứ 6
1
Đón trẻ- trò chuyện sáng
- Nhắc nhở trẻ cất đồ dùng cá nhân gọn gang,đúng nơi quy định.
- Gợi ý cho trẻ chọn góc hoạt động.
- Trò chuyện với trẻ về các loại cây xanh và đặc điểm của chúng.
- Điểm danh. 
2
Hoạt động ngoài trời
- Quan sát thiên nhiên-xã hội
- Quan sát,trò chuyện theo chủ đề nhánh cây xanh.
- Ôn kiến thức cũ trẻ nhớ lại bài học hôm qua.
- Làm quen kiến thức mới.
- Trò chơi vận động:“cây cao cỏ thấp”.
- Trò chơi tự do: +TCDG: “Lộn cầu vồng”
 + TCHT: Vẽ cây.
 +Chơi với lá cây.
3
Hoạt động chung có mục đích học tập
PTTC:
Bò thấp chui qua cổng
KPKH:
Trò chuyện về một số loại cây.
TOÁN
So sánh chiều cao của 3 đối tượng
LQVH:
Thơ : “cây thược dược”
Â-N:
 Em yêu cây xanh(Hoàng Văn Yến)
Nghe hát:cây sao
 TH:vẽ cây xanh(chiều)
4
Hoạt động góc
- Góc đóng phân vai: Bác sĩ, bán hàng
- Góc xây dựng: xây vườn cây xanh.
- Góc nghệ thuật:hát,đọc thơ các bài theo chủ điểm thực vật.
- Góc học tập:tô màu tranh,nặn cây.
- Góc thiên nhiên:Chăm sóc cây.
5
Vệ sinh ,ăn trưa,ngủ trưa
- Cho trẻ rửa tay dưới vòi nước bằng xà phòng.
- Hướng dẫn trẻ kê bàn ghế chuẩn bị giờ ăn.
- Khuyến khích trẻ ăn hết xuất, không rơi vãi. 
- Ăn xong đánh răng, thu dọn sắp xếp bàn ghế.
- Ngủ đúng giờ đủ giấc. Chỉnh tư thế ngủ cho trẻ.
6
Làm quen tiếng việt
-Cây
-Lá cây
-Cành cây
-Trồng cây
-Thân cây
-Rễ cây
-Bẻ 
-Chặt 
-Ngắt
-Bóng mát
-Cây thược duọc
Ôn tập các từ học trong tuần
 7
Hoạt động chiều
- Vệ sinh sau khi thức dậy,sắp xếp chổ ngủ gọn gàng,rửa mặt,xúc miệng,chải đầu,rửa tay trước khi ăn.
- Vận động nhẹ,ăn quà chiều.
- Vệ sinh sau khi ăn,rửa tay dưới vòi nước nhỏ,súc miệng sau khi ăn.
- Ôn bài học sáng.
- Làm quen bài học mới.
- Chơi tự do và hoạt động theo ý thích ở các góc.
+ nêu gương:cho trẻ nhận xét,bình bầu nêu gương,căm cờ cuối buổi.
8
Vệ sinh trả trẻ
-Vệ sinh:Vệ sinh cho trẻ,gọn gàng.
-Cho trẻ hát,đọc thơ,kể chuyện chờ bố mẹ đến đón.
-Nhắc trẻ chào cô,bố mẹ trước khi ra về
-Trò chuyện tình hình học sinh trong ngày với phụ huynh.
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TRONG MỘT NGÀY TÍCH HỢP
Nhánh 1: Cây xanh.
(Thứ hai ngày 12 tháng 01 năm 2015)
Các hoạt động trong ngày
1. Đón trẻ,trò chuyện đầu giờ,điêm danh,thể dục buổi sáng:
+ Đón trẻ :
-Đón trẻ vào lớp, nhắc trẻ cất đồ dùng đúng nơi quy định.
-Trò chuyện với trẻ về nhóm chơi ở các góc lớp, trò chuyện về chủ điểm.
+ Thể dục buổi sáng : tập theo nhạc,theo chủ điểm
-Tập trung trẻ tập thể dục sáng và thay đổi bài tập thể dục theo chủ điểm.
+ Điểm danh : sau khi tập thể dục buổi sáng
2. Hoạt động ngoài trời
Nội dung 
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị 
 Phương pháp hướng dẫn
Quan sát thiên nhiên,thời tiết,cây cối(theo chủ điểm)
Qua dạo chơi trẻ nhận biệt được sự thay đổi xung quanh mình
Cây cảnh trong sân trường
-hệ thống câu hỏi
Dặn dò trước khi đi:khi đi dạo các con phải như thế nào?(trẻ nói).Cho trẻ vừa đi,vừa hát bài “Đi chơi”.Ai giỏi cho cô biết bây giờ là buổi gì?(sáng).Sáng nay các con thấy thời tiết như thế nào?(trời lạnh).Vậy các con biết đây là mùa gì không?(mùa đông).Mùa đông các con đi học phải như thế nào?(mạc áo ấm).
Các con hãy quan sát xem sân trường mình có những gì?(cây cối..)Vậy các con có biết trường mình trồng cây để làm gì không?(bóng mát..).Vậy cây có lợi ích gì?(trẻ kể).Vậy chúng ta phải như thế nào đối với cây xanh?(bảo vệ chăm sóc…)
- Ôn kiến thức cũ
Trẻ được ôn lại một số kiến thức đã học.
Môn:Â-N: “Con chuồn chuồn”.
- Làm quen kiến thức mới
làm quen với kiến thức mới
Môn PTTC : Bò thấp chui qua cổng
Môn KPKH : Trò chuyện về một số loại cây
Trò chơi vận động
“cây cao cỏ thấp” 
Trẻ biết cách chơi.và thích thú khi chơi.
Sân chơi rộng rãi,sạch,thoáng mát đủ cho cho trẻ đứng chơi.
Cách chơi:
Cho trẻ đứng theo đội hình vòng tròn hoặc đứng theo hàng ngang.khi trẻ nghe hiệu lệnh của cô thì phải thực hiện thật nhanh
Cô nói “cây cao” trẻ phải đứng lên thật nhanh
Còn khi nghe cô nói “cỏ thấp” thì trẻ phải ngồi thật nhanh .
Luật chơi:
Trẻ nào làm sai theo hiệu lệnh của cô thì sẽ bị ra khỏi cuộc chơi.
Chơi tự do
+Trò chơi dân gian
“Lộn cầu vồng”
+Trò chơi học tập “vẽ cây”
+Chơi với lá cây
Trẻ tự chọn cho mình các trò chơi theo sở thích của mình.Trẻ chơi được,và trong khi chơi trẻ thay được vai chơi cho nhau.
Trẻ vẽ được những nét cơ bản thẳng,cong…
Trẻ làm đồ chơi bằng lá cây theo ý thích của mình
Bài đồng dao.
Phấn,nơi chơi sạch sẽ..
Cô chia các nhóm chơi theo sở thích của trẻ.
Cách chơi:Hai bạn đứng với nhau thành từng cặp,quay mặt vào nhau vừa đọc bài đồng dao,vừa vung tay sang hai bên theo nhịp
 Lộn cầu………….vồng
Khi đọc đến cầu cuối cùng của bài đồng dao 2 trẻ cùng chui qua tay nhau về một phía quay lưng,và ngược lại.
Cô cho trẻ vẽ lên sân,trẻ vẽ theo ý tưởng của mình.
Trẻ tự về góc chơi của mình .
3. Hoạt động có chủ đích : 
 Phát triển thể chất
 Đề tài : Bò thấp chui qua cổng
I. Mục đích yêu cầu
1. Kiến thức :
-Trẻ biết bò không chạm cổng,khi bò trẻ biết phối hợp tay,chân nhịp nhàng.
2. Kỹ năng :
-Phát triển cơ tay,cơ chân.rèn sự tự tin,nhanh nhẹn.
3. Phát triển :
-Cơ thể phát triển cân đối,chân tay săn chắc
4.Thái độ: Giáo dục trẻ nề nếp,trật tự,chú ý nghe hiệu lệnh của cô.
III.Chuẩn bị :
- Chuẩn bị một cổng thể dục
- Phòng học thoáng mát,an toàn,sạch sẽ.
III. Tiến trình lên lớp :
Hoạt động của cô
Dự kiến hoạt động của trẻ.
Hoạt động 1:ổn định –trò chuyện
- Cả lớp hát bài:lý cây xanh
-Bạn nào giỏi nói cho cô biết lớp mình vừa hát bài gì ?
-Vậy cây sống nhờ đâu?muốn cây có hoa,có quả chúng ta phải làm gì?
-Để chăm sóc được cây thì chúng ta cần có gì?
-Vậy để được khỏe mạnh,hàng ngày chúng ta phải làm gì?
-À để sức khỏe hàng ngày lớp mình cần phải tập thể dục nữa đấy!
 Hôm này lớp mình sẽ học cách ‘bò thấp chui qua cổng” cùng cô các bạn nhé!các bạn có muốn biết vì sao cô cho các bạn học cách bò thấp chui qua cổng không?bởi vìngày hôm nay cô và các bạn chúng ta sẽ cung đi thăm vườn cây của bạn búp bê đấy.Lớp mình có muốn đến thăm vườn cây của nhà bạn búp bê không?nhưng đường đến thăm vườn cây nhà bạn búp bê gặp rất nhiều khó khăn là các con phải bò thấp chui qua cổng.
Hoạt động 2: Hoạt động trọng tâm
1.Khởi động:Cho trẻ khởi động theo nhạc bài hát “em yêu cây xanh”
- Cho trẻ đi thành vòng tròn kết hợp đi kiễng chân-đi thường-gót chân-đi thường-khom lưng-đi thường-chạy.
- Sau dàn 3 hàng ngang tập BTPTC .
+ Bài tập phát triển chung:
-Cơ hô hấp:làm động tác gà gáy
- Động tác cơ tay vai : Hai tay đua ngang gập bàn tay sau gáy.(3lx8n)
- Động tác cơ chân : Ngồi xổm,đứng lên,ngồi xuống liên tục. (3lx8n)
- Động tác cơ bụng lườn : Ngồi duỗi chân cúi gập người về phía trước(2lx8n)
- Động tác bật nhảy : Bật tiến về phía trước(lx8n)
2. Trọng động
+ Vận động cơ bản: “ bò thấp chui qua cổng”
Cô cho trẻ đứng thanh hai hành ngang quay mặt vào nhau quan sat cô thực hiện,cô thử hỏi trẻ có bạn nào đã biết cách bò thấp chui qua cổng chưa?sau đó cô thực hiện làm mẫu.
+Cô làm mẫu:
-Lần 1:không giải thích
-Lần 2:cô giải thích
Khi cô bò,mắt cô nhìn thẳng,đầu không cúi,tay chân phối hợp nhịp nhàng,bò bằng bàn tay cẳng chân theo hương thẳng.khi đến gần cổng thì bò chui qua cổng,lưng không được chạm vào cổng.
+Trẻ thực hiện:
Mời 1-2 trẻ lên làm mẫu
Cả lớp thực hiện 1-2 lần
Cho các tổ thi đua. 
Vừa rồi cô và các con chúng ta đã thực hiện xong và cô thấy rằng lớp chúng ta bạn nào cũng bò rất tốt,bây giờ để thay đổi không khí thì cô sẽ cho các bạn cùng chơi một trò chơi đó là trò chơi “bỏ lá”
Hoạt động 3:Trò chơi “Bỏ lá”
Cách chơi:
Cô nói “cây cao” trẻ sẽ đứng lên
Khi cô nói “cỏ thấp” trẻ ngồi xuống
Cứ như vậy cô cho trẻ thực hiện nhanh dần ,trẻ nào làm không đúng theo hiệu lệnh cuả cô thì sẽ bị loại khỏi cuộc chơi.
Hồi tĩnh
- Cháu đi nhẹ nhàng theo vòng 1-2 vòng và hít thở sâu.
 Hát “Lý cây xanh”. 
 Cô nhận xét tiết học
- Cả lớp cùng hát.
- Tc:lý cây xanh.
- Tc:nhờ đất,chăm sóc.
- Tc:tập thể dục.
-Sức khỏe
- Cả lớp cùng khởi động.
- 3 lần-8 nhịp.
- 3 lần -8 nhịp.
- 2 lần-8 nhịp.
- 2 lần-8 nhịp.
- Trẻ chý ý quan sát cô làm.
************(trẻ)
*( cô)
************(trẻ)
- 2-3 trẻ lên làm mẫu.
- Lần lượt trẻ thực hiện.
Cả lớp thực hiện.
Trẻ chơi
4. Hoạt động góc
Hoạt động
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Phương pháp hướng dẫn
Góc xây dựng
(xây vườn cây)
- Trẻ biết cách sắp xếp để xây vườn rau,biết bên trang trí bên trong,bên ngoài của vườn cây xanh.
- Cây rau,hàng rào,gạch.
+ Giới thiệu:hát bài “Lý cây xanh”
- Lớp mình vừa hát bài gì?
- Vậy trong bài hát nói đến những gì?
- Cây xanh có lợi ích gì đối với đời sống con người chúng ta?
- Vậy hôm nay các con sẽ xây gì?
 *Thỏa thuận: Con nào giỏi nêu hôm nay các con sẽ xây gì?(trẻ nói).Muốn xây được vườn cây thì phải có ai để giám sát công trình?(bác tổ trưởng),Cần có ai nữa?(bác công nhân).Khi làm bác công nhân phải như thế nào?(cẩn thận,mặc đồ bảo hộ).Vậy chúng ta cần có gì nữa?(vật liệu).Muốn chở được vật liệu thì cần có ai chở?(bác tài xế).Bác tài xế lái xe phải như thế nào?(đi chậm…).Vậy bác tài xế đi chở vật liệu ở đâu?(cửa hàng). 
+ Quá trình chơi:cô bao quát nhắc nhở trẻ trong khi chơi
Góc phân vai
- Trẻ biết cách sắp xếp cửa hàng bán rau,biết phân loại các loại cây.
- Đồ dùng các loại cây xanh,các loại quả
 *Thỏa thuận:Cửa hàng thì có ai?(người bán hàng).Người bán hàng thì phải như thế nào?(chào khách..).Hôm nay người bán hàng bán những gì?(trẻ kể).Bán cho ai?(khách hàng).Khách hàng khi đi mua thì phải như thế nào?(trật tự,chọn những gì cần mua). 
+ Quá trình chơi:cô bao quát nhắc nhở trẻ trong khi chơi
Góc âm nhạc
Trẻ hát được các bài hát về chủ điểm thực vật
Xắc xô,phách tre
 *Thỏa thuận:Để chuẩn bị cho lễ khánh thành các con sẽ chuẩn bị những gì?(bài hát).Vậy hôm nay các con sẽ chuẩn bị những bài hát gì?(trẻ kể)
+ Quá trình chơi:cô bao quát nhắc nhở trẻ trong khi chơi
Góc học tập
- Trẻ tìm hiểu thêm một số loại cây xanh
- Các album các loại cây xanh.
 *Thỏa thuận:Muốn biết thêm về một số loại cây các con sẽ tìm hiểu ở đâu?(sách….)
+ Quá trình chơi:cô bao quát nhắc nhở trẻ trong khi chơi
Góc thiên nhiên
- Trẻ biết chơi với đồ vật thiên nhiên
- Nước,đồ dùng để tưới
Để cây xanh luôn tươi đẹp chúng ta phải như thế nào?(chăm sóc,tưới cây).
Kết thúc
Cô đến các góc chơi trước 4-5 phút nhắc trẻ nhanh chóng hoàn thành sản phẩm, thu dọn dần các đồ dùng, nhận xét sản phẩm đã hoàn thành.
Nhắc trẻ thu dọn đồ dùng, vệ sinh tay chân sạch sẽ.
5. Vệ sinh ăn trưa – ngủ trưa
- Cho trẻ rửa tay dưới vòi nước bằng xà phòng.
- Hướng dẫn trẻ kê bàn ghế chuẩn bị giờ ăn.
- Khuyến khích trẻ ăn hết xuất, không rơi vãi. 
- Ăn xong đánh răng, thu dọn sắp xếp bàn ghế.
- Ngủ đúng giờ đủ giấc. Chỉnh tư thế ngủ cho trẻ.
6. Hoạt động chiều
Cho trẻ hoạt động tạo không khí thoải mái sau một giấc ngủ
Làm quen tiếng việt cho trẻ:
 Các từ: “cây”, “lá cây”, “cành cây”
Mục đích :trẻ hiểu nghĩa được các từ và nói được các 

File đính kèm:

  • docGIAO AN CHU DE THUC VAT 4TUOI.doc
Giáo Án Liên Quan