Giáo án Mầm non Lớp 5 tuổi - Chủ đề 6: Thế giới thực vật - Mùa xuân - Nhánh 5: Ngày Tết quê em - Lý Kim Dung

- Trẻ biết đặc điểm của thực vật vào mùa xuân và các mùa khác. Kể về hoa, quả ngày Tết. Phong tục tập quán – các món ăn ngày tết.

- Trẻ biết trèo lên xuống 7 gióng thang.

- Trẻ hiểu nội dung truyện: Bánh chưng bánh dày

- Trẻ nhận biết và phát âm đúng 2 nhóm chữ cái: b – d – đ, h – k.

- Trẻ biết đo độ dài các vật, so sánh và diễn đạt kết quả đo.

- Thích chăm sóc cây cối, con vật quen thuộc.

- Thích khám phá các sự vật, hiện tượng xung quanh.

- Phân biệt hôm qua, hôm nay, ngày mai qua các sự kiện hàng ngày.

 

doc16 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 4672 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp 5 tuổi - Chủ đề 6: Thế giới thực vật - Mùa xuân - Nhánh 5: Ngày Tết quê em - Lý Kim Dung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ 6: THẾ GIỚI THỰC VẬT– MÙA XUÂN 
NHÁNH 5: NGÀY TẾT QUÊ EM
KẾ HOẠCH TUẦN - NGÀY
TUẦN 23
(Từ ngày 09/02 - 13/ 02 / 2015)
I/ Yêu cầu: 
- Trẻ biết đặc điểm của thực vật vào mùa xuân và các mùa khác. Kể về hoa, quả ngày Tết. Phong tục tập quán – các món ăn ngày tết.
- Trẻ biết trèo lên xuống 7 gióng thang.
- Trẻ hiểu nội dung truyện: Bánh chưng bánh dày
- Trẻ nhận biết và phát âm đúng 2 nhóm chữ cái: b – d – đ, h – k.
- Trẻ biết đo độ dài các vật, so sánh và diễn đạt kết quả đo.
- Thích chăm sóc cây cối, con vật quen thuộc.
- Thích khám phá các sự vật, hiện tượng xung quanh.
- Phân biệt hôm qua, hôm nay, ngày mai qua các sự kiện hàng ngày.
II/ Kế hoạch tuần:
TT
HOẠT ĐỘNG
NỘI DUNG
1
Đón
trẻ, trò chuyện, thể dục sáng, điểm danh, ăn sáng
 * Đón trẻ: 
+ Cô đón trẻ vào lớp, nhắc trẻ để đồ dùng cá nhân đúng nơi qui định. Cùng trẻ chọn tranh trò chuyện về chủ đề. Trẻ biết:
- Trẻ biết đặc điểm của thực vật vào mùa xuân và các mùa khác. Kể về hoa, quả ngày Tết. Phong tục tập quán – các món ăn ngày tết.
*Thể dục sáng:
a Khởi động : 
- Cho trẻ đi vòng tròn, đi các kiểu chân, chạy chậm, chạy nhanh, sau đó về 3 tổ dãn cách đều, tập kết hơp với bài: “Nắng sớm” với các động tác:
b.Trọng động: 
- Hô hấp: Thổi nơ bay
- Tay vai 2: Đưa 2 tay ra phía trước, sang ngang.
 Đánh xoay tròn 2 cánh tay (cuộn len)
- Lưng bụng 3: Nghiêng người sang bên 
- Chân 1: Khuỵu gối 
 Bật đưa chân sang ngang 
c. Hồi tĩnh: 
- Tập động tác hồi tĩnh trên nền nhạc bài “con công” 
* Điểm danh:
- Cho tre điểm danh theo tổ, tổ trưởng báo cáo lại với cô bạn vắng mặt.
* Ăn sáng: - Cô cho trẻ đi rửa tay, ngồi vào bàn ăn.
 - Giới thiệu món ăn và tiến hành cho trẻ ăn sáng, động viên trẻ ăn hết xuất.
2
Hoạt động
học
Thứ hai
09/02/2015
ÂM NHẠC:
- VĐ: Nhịp: Tết à tết ơi!
NH: Mùa xuân ơi
TCAN: Hãy bắt chước âm thanh trong thiên nhiên 
Thứ ba
10/02/2015
THỂ DỤC:
- Trèo lên xuống 7 gióng thang
TC: Kéo co.
Thứ tư
11/02/2015
LQCC:
- Ôn: b – d – đ, 
 h – k.
Thứ năm
12/02/2015
LQVT:
- Đo độ dài các vật, so sánh và diễn đạt kết quả đo.
Thứ sáu
13/02/2015
LQVH:
- Truyện: Bánh chưng bánh dày
3
Hoạt động góc
*Yêu Cầu: 
- Biết về nhóm để chơi, biết phân vai chơi và thỏa thuận vai chơi.
- Biết thể hiện các hành động chơi như : Mẹ đi chợ, nấu cơm, 
- Biết đóng vai cô bán hang bán hoa quả ngày tết.
- Biết sử dụng các nguyên liệu khác nhau để xây công viên ngày tết.
- Biết nhận xét ý tưởng sản phẩm khi xây dựng.
- Biết sử dụng màu tô phù hợp, biết sử dụng các kỹ năng tạo hình : nặn dọc, xoay tròn, xé dải  (tùy theo các hoạt động của bài học trong tuần).
- Nghe nhạc và hát các bài hát về chủ đề nhánh “ Ngày tết quê em”
-Yêu thiên nhiên chăm sóc cây, tưới nước cho cây..
1. GÓC PHÂN VAI: Cửa hàng bán hoa quả ngày tết + Gia đình
2. GÓC XÂY DỰNG - LẮP GHÉP: Xây công viên ngày tết.
3. GÓC ÂM NHẠC: Trẻ múa hát theo nhạc: Tết à tết ơi!; Mùa xuân; Bánh chưng xanh...
4. GÓC TẠO HÌNH: Vẽ, nặn, xé, cắt dán 1 số loại hoa quả ngày tết.
5. GÓC SÁCH, TRUYỆN: Đọc chữ cái học rồi. Đọc truyện, xem tranh ảnh, kể chuyện về chủ đề .
6. GÓC THIÊN NHIÊN/KHOA HỌC : 
- Đo độ dài các vật, so sánh và diễn đạt kết quả đo.
- Chăm sóc cây xanh.
- Bổ sung tập toán.
4
Hoạt động ngoài trời
Thứ hai
09/02/2015
Quan sát : Tranh chủ đề.
Hoạt động tập thể: 
Trò chơi dân gian : Rồng rắn lên mây
Chơi tự do với đồ chơi ngoài trời. 
- Nhặt lá rụng.
- Chăm sóc góc thiên nhiên.
Thứ ba
10/02/2015
Quan sát : Quan sát tranh hoa quả ngày tết 
Hoạt động tập thể: 
Trò chơi vận động: Chạy tiếp cờ
Thứ tư
11/02/2015
- Trò chuyện: Về một số thức ăn tốt cho sức khỏe ngày tết.
- Hoạt động tập thể: 
 Trò chơi vận động : Chạy tiếp cờ
Thứ năm
12/02/2015
- Quan sát : Tranh 1 số loại hoa.
- Hoạt động tập thể: 
Trò chơi vận động : Chạy tiếp cờ
Thứ sáu
13/02/2015
- Quan sát : Tranh 1 số loại hoa ngày tết.
- Hoạt động tập thể: 
Trò chơi dân gian : Rồng rắn lên mây
5
Vệ sinh
Ăn trưa
*Trước khi ăn:
- Cô chuẩn bị chén, muỗng, dĩa đựng cơm rơi, dĩa đựng khăn lau tay.
- Chuẩn bị bàn, ghế cho trẻ ngồi.
- Trước khi chia thức ăn cô rửa tay sạch sẽ, đầu tóc quần áo gọn gàng, đeo khẩu trang. Cho trẻ rửa tay, lau tay và ngồi vào bàn ăn
- Cô chia thức ăn và mang đến từng bàn cho trẻ.
*Trong khi ăn:
- Cô giới thiệu món ăn và lợi ích của các món ăn.
- Trẻ mời cô và các bạn cùng ăn, cô theo dõi và động viên trẻ ăn hết suất.
*Sau khi ăn:
- Ăn xong cho trẻ đi đánh răng, rửa mặt, lau mặt và đi vệ sinh.
6 
Ngủ trưa 
- Cô chuẩn bị nơi ngủ sạch sẽ, ánh sáng vừa phải.
- Có đủ nệm gối cho trẻ.
- Cô có mặt suốt trong quá trình trẻ ngủ.
- Chú ý đến tốc độ quạt.
- Giữ yên lặng trong quá trình trẻ ngủ.
- Cho trẻ thức dậy từ từ sau đó làm vệ sinh sạch sẽ nơi ngủ của trẻ.
7 
Vệ sinh-Ăn xế 
- Cho trẻ làm một vài động tác nhẹ nhàng.
- Trẻ đi vệ sinh, cô cho trẻ thay quần áo và chải đầu tóc gọn gàng cho trẻ.
- Tiến hành cho trẻ ăn xế.
8
Sinh hoạt chiều
(tăng cường tiếng Việt cho trẻ
Thứ hai
- Cung cấp từ mới: Bánh/ Bánh chưng, bánh dày; Hoa/ Hoa mai; Dưa/ Dưa hấu
- Làm quen với trò chơi dân gian: “Rồng rắn lên mây”
- Làm quen với kĩ năng: Trèo lên xuống 7 gióng thang
- Ôn kiến thức cũ
Thứ ba
- Cung cấp từ mới: Mứt/ Mứt gừng dẻo; Pháo/ Pháo hoa; Tết/ Tết Ất Mùi.
- Ôn: b – d – đ, h – k.
- Cho trẻ chơi Kidsmart
- Ôn kiến thức cũ
Thứ tư
- Cung cấp từ mới: Chơi/ Đi chơi tết; Tuổi/ Bé thêm 1 tuổi; Chúc tết/ Bé chúc tết ông bà.
- Trò chơi học tập: “Ai giỏi nhất?” 
- Làm quen với kĩ năng: Đo độ dài các vật, so sánh và diễn đạt kết quả đo.
- Ôn kiến thức cũ
Thứ năm
- Cung cấp từ mới: Bưởi/ Bưởi Năm Roi; Hồng/ Quả hồng chín đỏ; Táo/ Táo đỏ.
- Cho trẻ chơi Kidsmart
- Làm quen với nội dung truyện: Bánh chưng bánh dày
- Ôn kiến thức cũ.
Thứ sáu
- Cung cấp từ mới: Gói bánh/ Nhà bé gói bánh tét; Giao thừa/ Đón giao thừa; Mừng/ Chúc mừng năm mới.
- Trò chơi dân gian: “Rồng rắn lên mây”
- Trò chuyện về: Ngày quốc tế phụ nữ 8 / 3
- Ôn kiến thức cũ
- Biểu diễn văn nghệ cuối tuần
9
Vệ sinh, nêu gương, trả trẻ 
- Sửa sang lại quần áo, đầu tóc cho trẻ.
- Cho trẻ đi vệ sinh.
*Nêu gương cuối ngày.
- Trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ.
- Cô tiến hành trả trẻ tận tay phụ huynh.
- Trước khi về cô kiểm tra điện nước và khóa cửa cẩn thận.
HOẠT ĐỘNG HỌC
Thứ hai ngày 09 tháng 02 năm 2015
HỌP MẶT ĐẦU TUẦN:
I/ YÊU CẦU:
 - Cháu biết kể lại việc làm 2 ngày nghĩ.
 - Nắm được tiêu chuẩn bé ngoan trong tuần
 - Biết được chủ đề mới trong tuần mình sắp học.
II/ TIẾN HÀNH:
- Trẻ kể lại việc làm của 2 ngày nghĩ, cô nhận xét.
- Cô giáo dục nhẹ cháu làm những công việc nhỏ giúp cha mẹ.
- Nhắc trẻ những việc trẻ không nên làm.
- Đọc thơ : “Cháu hứa với cô”
- Trẻ đoán thời tiết trong ngày?
- Hỏi trẻ hôm nay thứ mấy?
- Hát bài “sáng thứ hai”
- Cô nêu tiêu chuẩn bé ngoan:
 + Đi học đều, đúng giờ.
 + Móng tay chân cắt ngắn, chà sạch.
 + Không xả rác trong lớp và ngoài sân.
 + Chú ý lên cô. Không nói leo.
 + Trả lời to, rõ, tròn câu.
 + Biết đoàn kết nhóm chơi. Chơi không làm ồn
 + Biết lấy cất đồ dùng đúng chỗ.
 + Ăn hết suất, ngủ đủ giấc.
- Hát “Sắp đến tết rồi”
- Cô giới thiệu chủ đề nhánh mới: “Ngày tết quê em”
HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THẨM MĨ
Đề tài : DẠY VẬN ĐỘNG: VỖ TAY THEO NHỊP “TẾT À TẾT ƠI”
TCAN: Bắt chước âm thanh trong thiên nhiên
Nghe hát: Mùa xuân ơi!
I/ YÊU CẦU
- Cháu thuộc trọn vẹn bài hát.
- Cháu hát đúng giai điệu, thể hiện sự thích thú khi trình bày.
- Giáo dục cháu nét đẹp truyền thống của ngày tết cổ truyền dân tộc.
II/ CHUẨN BỊ
- Giáo án trình chiếu
- Tích hợp: Môi trường xung quanh.
III/ TIẾN HÀNH
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
DỰ KIẾN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
HOẠT ĐỘNG 1: Ổn định, giới thiệu bài
- Cháu ngồi hình chữ u, chơi trò chơi: “ bốn mùa”
- Lớp mình vừa chơi trò chơi nói về những mùa nào?
- Vây ai biết bây giờ là mùa gì?
- Đúng rồi đó các con! Mùa xuân đến báo hiệu sắp đến ngày gì rồi?
- Các con cảm thấy không khí của những ngày sắp tết như thế nào?
- Các con biết không, vào những ngày tết đến mọi người náo nức chuẩn bị rất nhiều thứ. Bây giờ các con hãy nhìn lên màn hình xem mọi người chuẩn bị những gì nhé!
- Cô cho cháu xem hình ảnh trên màn hình
- Vậy ngày tết đến các con được mặc quần áo mới, được cha mẹ chở đi chơi ở đâu?
HOẠT ĐỘNG 2: Vận động theo nhịp “Tết à tết ơi” – Phạm Minh Tuấn
- Việc thăm viếng ông bà là nét đẹp truyền thống của dân tộc ta, nó thể hiện sự hiếu kính của con cháu đối với ông bà của mình. Và điều đó đã được thể hiện qua một bài hát rất hay, các con có biết đó là bài hát gì không? Hát cho cô nghe đi.
- Bài hát này khi hát kết hợp với vận động sẽ càng vui hơn nữa. Ai biết cách vận động lên vận động cho cô và các bạn xem nào?
- Cô mời 3-4 trẻ lên vận động tự do.
- Cô thấy các con bạn nào cũng hát và vận động rất hay. Ngoài những cách vận động của các con cô thấy cách vận động “vỗ tay theo nhịp” rất phù hợp với giai điệu bài hát này. Vậy hôm nay mình cùng vỗ tay theo nhịp bài hát này nhé!
- Cô làm mẫu 1 lần cho trẻ xem., phân tích vận động.
- Cả lớp vận động cùng cô.
- Trẻ hát kết hợp vận động bằng nhiều hình thức: Vỗ tay, vỗ vai, dậm chân
- Cô mời xen kẽ tổ, nhóm, cá nhân.(cô mở băng)
- Cô chú ý sửa sai.
- Hỏi cháu tên bài, Nhạc và lời? Tên vận động ?
HOẠT ĐỘNG 3 :Nghe hát “ Mùa xuân ơi!” – Nguyễn Ngọc Thiện
- Ngày tết đến, khắp nơi tràn ngập niềm vui, và sau đây các con sẽ được nghe bài hát nói lên niềm vui của mọi người khi mùa xuân đến nhé!
- Cho cháu đến ngồi gần cô.
- Cô hát cháu nghe lần 1.
- Nêu nội dung: Bài hát nói lên niềm vui và lới chúc phúc của mọi người khi ngày tết đến.
- Cô hát lần 2, kết hợp minh họa.
- Lần 3 cô cho trẻ nghe và xem minh họa trên màn hình.
HOẠT ĐỘNG 4: Trò chơi âm nhạc “Hãy bắt chước âm thanh trong thiên nhiên”
- Tiếp theo, sau đây cô sẽ tổ chức cho các con tham gia một trò chơi âm nhạc rất vui, trò chơi mang tên: “ Hãy bắt chước âm thanh trong thiên nhiên”
- Cách chơi: Xung quanh chúng ta hàng ngày có rất nhiều âm thanh khác nhau, nếu để ý lắng nghe các con sẽ nhận ra rằng mỗi âm thanh rất khác nhau, âm thanh của đồ vật, âm thanh của gió, của mưa, của cây cối, tiếng kêu của các loại động vậtVí dụ như: Âm thanh của chó sủa thì “gâu gâu..”, của nước chảy thì “róc rách..”Nhiêm vụ của các con là nhớ lại và bắt chước một âm thanh trong thiên nhiên mà con biết. Con hiểu cách chơi chưa?
- Cho cháu chơi vài lần. 
- Cháu chơi cùng cô
- Trẻ trả lời
- Mùa xuân
- Vui
- Trẻ xem màn hình
- Trẻ hát bài “Tết à, tết ơi!”
- Trẻ lên vận động tự do theo ý thích
- Trẻ xem cô làm mẫu.
- Trẻ vận động.
- Tổ, nhóm, cá nhân hát xen kẽ nhau
- Trẻ nhắc.
- Trẻ chú ý nghe cô hát
- Cháu nghe cô phổ biến cách chơi.
- Cháu chơi theo yêu cầu của cô.
IV/ HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: Cùng đi chúc tết các cô trong trường.
Thứ ba ngày 10 tháng 02 năm 2015
HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT 
Đề tài : TRÈO LÊN XUỐNG 7 GIÓNG THANG
Trò chơi vận động: “Kéo co”
I/ YÊU CẦU:
- Trẻ trèo lên xuống 7 gióng thang đúng tư thế.
- Rèn tố chất mạnh dạn, tự tin cho trẻ.
- Biết tuân theo hiệu lệnh của cô.
II/ CHUẨN BỊ:
- Thang leo. Còi. 
- Sợi dây (to, mềm)cho trẻ chơi kéo co (khoảng 5m)
 x x x x x x x x x x x x
 x x x x x x x x x x x x
- Băng nhạc, máy casset.
- Sân rộng thoáng mát. 
- Tích hợp: Âm nhạc.
III/ TIẾN HÀNH:	
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
DỰ KIẾN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động
- Cô mở băng.
- Cho trẻ xếp thành 3 hàng dọc chuyển thành vòng tròn (kết hợp các kiểu đi, chạy) rồi di chuyển thành 3 hàng ngang dãn cách đều.
HOẠT ĐỘNG 2: Trọng động.
*Bài tập phát triển chung:
- Động tác tay vai 3: Đánh xoay tròn 2 cánh tay (2x8)
- Động tác lưng bụng 2 : Đứng quay người sang bên (2x8)
- Động tác chân 2: Bật, đưa chân sang ngang (3x8) 
- Động tác bật nhảy 5: Bật về các phía (2x8) 
*Vận động cơ bản: “Trèo lên xuống 7 gióng thang”
- Các con xem cô có gì nè? 
- Đếm xem thang leo này có bao nhiêu gióng thang?
- Hôm nay cô sẽ cho các con thực hiện vận động “trèo lên xuống 7 gióng thang” nhé!
- Cô làm mẫu lần 1.
- Đố các con cô vừa làm gì? 
- Lần 2 phân tích: 
 Tư thế chuẩn bị: 2 tay cô bám vào gióng thang thứ 3
 Thực hiện: Khi có hiệu lệnh cô đặt chân phải lên gióng thang đầu tiên và trèo lên,tiếp tục chân trái đặt lên gióng thanh tiếp theo. Cô thực hiện trèo 7 gióng thang thì dừng ở đó rồi trèo xuống cũng thực hiện chân nọ tay kia.
(Lúc đầu trẻ chưa quen cô có thể cho trẻ bám 2 tay và trèo luân phiên từng chân, khi trẻ thạo hơn thì thực hiện trèo chân nọ tay kia).
- Cô mời 1-2 trẻ khá thực hiện cho lớp xem 
- Cho lần lượt cả lớp thực hiện (mỗi lần 2 cháu).
- Cô bao quát, động viên, sửa sai.
- Mời trẻ yếu, trẻ khá tập lại.
- Cho trẻ chơi “uống nước chanh”.
- Giáo dục: cháu uống nhiều nước chanh để tăng cường vitamin C, bỏ vỏ chanh vào thùng rác
*Trò chơi vận động “Kéo co”.
- Tiếp theo các con sẽ được tham gia một trò chơi rất vui, trò chơi mang tên “Kéo co”. 
- Cô nêu cách chơi. Cho trẻ chơi vài lần.
HOẠT ĐỘNG 3: Hồi tĩnh.
- Cho trẻ chơi “hái hoa”
- Cháu “xếp hàng”
- Trẻ thực hiện theo yêu cầu của cô.
- Trẻ tập theo cô.
- Thang leo
- 7
- “Trèo lên xuống 7 gióng thang”.Trẻ nhắc lại tên bài.
- Trẻ xem cô làm mẫu.
- Trẻ khá thực hiện cho bạn xem.
- Trẻ thực hiện.
- Cháu chơi cùng cô.
- Trẻ chơi theo yêu cầu của cô.
- Trẻ chơi cùng cô
- Trẻ chơi theo yêu cầu của cô.
IV/ HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP :
 Cháu đi nhẹ nhàng, làm chim bay về chỗ ngồi.
Thứ tư ngày 11 tháng 02 năm 2015
HOẠT ĐỘNG: PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
Đề tài : NHỮNG CHỮ CÁI BÍ ẨN
( ÔN TẬP: B – D – Đ, H – K )
I/ YÊU CẦU:
- Trẻ ôn tập phát âm lại 2 nhóm chữ cái đã học: b – d - đ, h – k. 
- Nhận biết 2 nhóm chữ cái đã học: b – d - đ, h – k. qua các trò chơi.
- Giáo dục cháu nề nếp trật tự, tôn trọng luật chơi khi tham gia trò chơi.
II/ CHUẨN BỊ:
- Giáo án trình chiếu.
- 5 vòng tròn to có dán chữ cái: b – d - đ, h – k.
- Bảng gắn 1 số thẻ chữ cái b – d - đ, h – k. cho trẻ chọn.
- Bảng cài có gắn chữ cái: b – d - đ, h – k.
- 2 nhóm thẻ chữ cái to b – d - đ, h – k. gắn trên các “ngôi nhà” xung quanh lớp
- Tích hợp: Xung quanh, âm nhạc, thể dục.
III/TIẾN HÀNH:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
DỰ KIẾN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
HOẠT ĐỘNG 1: Ổn định – gây hứng thú
- Cô và trẻ hát + vận động bài: “Tết à tết ơi!”. 
- Các con vừa hát bài hát nói về gì ?
- Tết đến các con thấy thế nào? Vì sao?
- Giáo dục cháu biết chúc tết ông bà để làm cho ông bà vui lòng.
- Các con xem cô vẽ được gì nè? Hôm nay, cô sẽ tổ chức hội thi mang tên “Nhảy vòng”, để xem trong lớp lá 3 của chúng ta bạn nào nhanh chân và tinh mắt nhất nhé!
HOẠT ĐỘNG 2: Trò chơi với chữ cái
* Trò chơi động: “Nhảy vòng”
- Trò chơi của chúng ta mang tên “Nhảy vòng”
- Cách chơi: Phía trước cô có 5 vòng tròn to ở giữa lớp, bên trên mỗi vòng tròn có gắn các chữ cái các con đã học, trên bảng cô có gắn một số thẻ chữ cái, cô mời 6 - 7 lên chọn 1 thẻ chữ cái mà con thích cầm trên tay. 
 Các con vừa đi vừa hát xung quanh các vòng tròn này, khi nghe hiệu lệnh của cô các con sẽ nhảy vào vòng tròn có chứa chữ cái giống chữ cái con cầm trên tay, và nhớ là mỗi vòng tròn chỉ chứa 1 bạn thôi nhé! Cô sẽ đến kiểm tra từng vòng tròn và khi đó các con sẽ phát âm thật to chữ cái con đang giữ.
 Ai nhảy vào không đúng vòng tròn thì sẽ bị phạt nhảy lò cò xung quanh lớp. Các con hiểu cách chơi chưa?
- Cho cháu chơi 2-3 lần
- Cô cháu cùng kiểm tra lại
 Các con ơi thời gian dành cho trò chơi đã hết rồi... 
* Trò chơi tĩnh: “Nghe phát âm tìm chữ cái?”
 Cô cho cháu đi lấy bảng cài và chơi theo yêu cầu của cô.
* Trò chơi động: “Tìm nhà?”
- Cách chơi: Mỗi bạn trên tay cầm 1 thẻ chữ cái, cô cho trẻ đi xung quanh lớp. Khi cô nói “Tìm nhà”Trẻ nói “ Nhà nào”. Tìm về đúng ngôi nhà theo địa chỉ con cầm trên tay.
- Cháu chơi vài lần, cô và cả lớp kiểm tra lại.
* Trò chơi tĩnh: “Vòng quay kỳ diệu”
- Cách chơi: Cho cháu ngồi 3 hàng ngang trước màn hình có vòng tròn chứa nhiều chữ cái b – d - đ, h – k và mũi tên phía trên vòng tròn. Cô click chuột vào vòng tròn, vòng tròn tự quay và dừng lại, cháu sẽ phát âm chữ cái mũi tên đang chỉ.
- Cho cháu chơi nhiều lần.
- Cháu hát vận động cùng cô.
- Ngày tết...
- Trẻ tự trả lời
- Trẻ nghe cô nói cách chơi.
- Trẻ chơi theo yêu cầu của cô.
- Trẻ chơi theo yêu cầu của cô.
- Trẻ nghe cô nói cách chơi.
- Trẻ chơi theo yêu cầu của cô.
- Trẻ nghe cô nói cách chơi.
- Trẻ chơi theo yêu cầu của cô.
IV/ HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP:
- Về góc chữ cái chơi trò chơi tìm chữ cái đã học trong từ, ghép từ với chữ cái đã học.
- Cho trẻ hát: “tết à tết ơi”- dẹp đồ dùng.
Thứ năm ngày 12 tháng 02 năm 2015
HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
Đề tài : ĐO ĐỘ DÀI CÁC VẬT, SO SÁNH VÀ 
DIỄN ĐẠT KẾT QUẢ ĐO
I/ YÊU CẦU: 
 - Cháu biết so sánh độ dài 2 đối tượng, biết diễn đạt kết quả đo.
 - Luyện cho trẻ kỹ năng so sánh và diễn đạt kết quả.
 - Giáo dục trẻ biết lấy cất đồ dùng gọn gàng.
II/ CHUẨN BỊ:
 - Mỗi trẻ có 3 que tính màu đỏ, xanh, vàng (que đỏ dài nhất, que vàng dài nhất). 
 - Đồ dùng của cô giống của trẻ, kích thước to hơn
 - Một số đồ dùng để xung quanh lớp.
 - Tích hợp: Âm nhạc, Xung quanh.
III/ TIẾN HÀNH:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
DỰ KIẾN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
HOẠT ĐỘNG 1: Luyện tập so sánh chiều dài 2 đối tượng
- Lớp hát bài “mùa xuân”.
- Các con vừa hát bài hát nói về gì?
- Thế mùa xuân có những hoa gì nở rộ nè?
- À! Mùa xuân có rất là nhiều hoa, quảvà tất cả mọi người rất là bận rộn dọn dẹp nhà cửa để đón mừng năm mới đó các con. Được thêm 1 tuổi mới các con có thích không?
- Trốn cô!
- Khi trẻ nhắm mắt lại thì cô gắn 2 dây nơ lên bảng (dây đỏ dài hơn dây xanh)
- Bạn nào cho cô biết dây nơ nào dài hơn?
- Vậy còn dây nơ nào ngắn hơn?
- Cô thấy các con trả lời rất hay, cô quyết định tặng cho các con một món quà các con có thích không?
HOẠT ĐỘNG 2: Đo độ dài các vật, so sánh và diễn đạt kết quả đo.
- Các con xem cô tặng gì cho các con vậy?
- Bây giờ các con hãy xếp que tính màu đỏ và que tính màu xanh ra, các con nhớ xếp 2 que tính trùng nhau 1 đầu nhe!
- Bạn nào cho cô biết que tính màu đỏ và que tính màu xanh, que tính nào dài hơn?
- Cho lớp nhắc lại: que tính màu đỏ dài hơn que tính màu xanh
- Vậy còn que tính nào ngắn hơn?
- Cho lớp nhắc lại: que tính màu xanh ngắn hơn que tính màu đỏ.
- Bây giờ các con hãy cất que tính màu đỏ vào và lấy que tính màu vàng ra xếp (1 đầu trùng với que tính màu xanh)
- Cho trẻ quan sát 2 que tính để trả lời câu hỏi
- Que tính màu xanh và que tính màu vàng, que tính nào dài hơn?
- Cho trẻ nhắc lại.
- Que tính nào ngắn hơn?
- Cho trẻ nhắc lại.
- Bây giờ các con hãy xếp que tính màu đỏ ra (xếp 1 đầu trùng với que tính màu xanh và que tính màu vàng)
- Các con hãy quan sát 3 que tính và trả lời câu hỏi của cô nhe!
- Que tính màu đỏ như thế nào so với que tính màu xanh và que tính màu vàng?
- À, que tính màu đỏ dài hơn que tính màu xanh và que tính màu vàng, điều này có nghĩa là gì?
- Cho trẻ nhắc lại
- Vậy bạn nào cho cô biết, que tính màu vàng như thế nào so với que tính màu xanh và que tính màu đỏ?
- Que tính màu vàng ngắn hơn que tính màu xanh và que tính màu đỏ, điều này có ý nghĩa gì?
- Cho trẻ nhắc lại
- Vậy còn que tính màu xanh như thế nào so với que tính màu đỏ và que tính màu vàng?
- Có nghĩa là que tính màu xanh ngắn hơn que tính màu đỏ và dài hơn que tính màu vàng đó các con.
- Cho trẻ nhắc lại: que tính màu đỏ dài nhất, que tính màu xanh ngắn hơn và que tính màu vàng ngắn nhất.
- Cho trẻ đi cất đồ dùng.
HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập. 
- Chơi trò chơi “Ai giỏi nhất”
- Cô giới thiệu cách chơi: cô mời 3 trẻ lên bật xa, khi 3 bạn bật xong cô sẽ yêu cầu 1 bạn khác đi lấy dây nơ dài nhất (ngắn nhất) để tặng cho bạn bật xa nhất (gần nhất).
- Trẻ chơi.
- Cô nhận xét trẻ chơi.
- Trẻ hát.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ kể.
- Trẻ trả lời
- Que tính màu đỏ, màu xanh, màu vàng.
- Trẻ xếp
- Que tính màu đỏ dài hơn
- Que tính màu xanh
- Trẻ xếp
- Que tính màu xanh dài hơn
- Que tính màu vàng
- Trẻ xếp
- Que tính màu đỏ dài hơn que tính màu xanh và màu vàng
- Que tính màu đỏ dài nhất
- Trẻ nhắc
- Que tính màu vàng ngắn hơn que tính màu đỏ và màu xanh
- Que tính màu vàng ngắn nhất
- Que tính màu xanh ngắn hơn que tính màu đỏ, dài hơn que tính màu và

File đính kèm:

  • docTet Nguyen DanTuan 23.doc