Giáo án Mầm non Lớp 5 tuổi - Chủ đề nhánh 2: Một số động vật sống trong rừng

- Thường xuyên cầm bút đúng bằng ngón trỏ và ngón cái, đỡ bằng ngón giữa.

- Tự tô màu đều không chờm ra ngoài

- Vẽ và tô màu các bài tạo hình trong chủ đề những con vật sống trong rừng.

 

doc22 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 6009 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mầm non Lớp 5 tuổi - Chủ đề nhánh 2: Một số động vật sống trong rừng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH TUẦN II
Chủ đề nhánh 2: Một số động vật sống trong rừng
(Từ ngày 29/12/2014 đến ngày 03/01/2015)
Mục tiêu giáo dục
Nội dung giáo dục
Mạng hoạt động
1. Lĩnh vực phát triển thể chất
CS 3: Ném và bắt bóng bằng hai tay từ khoảng cách xa 4m
- Tung bóng lên cao và bắt.
- Tung , đập bắt bóng tại chỗ.
- VĐCB:Truyền bóng qua đầu, qua chân.
- TC: Cáo ơi ngủ à
CS6: Tô màu kín không chờm ra ngoài đường viền các hình vẽ.
- Thường xuyên cầm bút đúng bằng ngón trỏ và ngón cái, đỡ bằng ngón giữa.
- Tự tô màu đều không chờm ra ngoài
- Vẽ và tô màu các bài tạo hình trong chủ đề những con vật sống trong rừng.
- HĐG: Vẽ , tô màu các con vật trong chủ đề.
2. Lĩnh vực phát triển tình cảm và quan hệ xã hội
CS 50: Thể hiện sự thân, thiện đoàn kết với bạn bè
- Chơi với bạn vui vẻ
- Biết dùng cách để giải quyết mâu thuẫn giữa các bạn 
- Trong các hoạt động vui chơi.
CS 52: Sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ đơn giản cùng người khác
- Chủ động bắt tay vào công việc cùng bạn.
- Phối hợp với bạn để thực hiện và hoàn thành công việc vui vẻ, không xảy ra mâu thuẫn.
- Hoạt động thảo luận nhóm
CS 57: Có hành vi bảo vệ môi trường trong sinh hoạt hàng ngày.
- Thể hiện 1 số hành vi bảo vệ môi trường.
- Giữ vệ sinh chung, bỏ rác đúng nơi quy định, cất đồ chơi , đồ dùng đúng nơi, ngăn nắp, gọn gàng . Tham gia quét, lau chùi nhà cửa.
- Sử dụng tiết kiệm điện , nước trong sinh hoạt. Tắt điện khi ra khỏi phòng.
- Chăm sóc cây trồng, bảo vệ vật nuôi  trong gia đình.
- HĐNT: Nhặt lá rụng trên sân trường.
- QSGD trẻ trong sinh hoạt hàng ngày
3. Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ và giao tiếp
CS63: Hiểu nghĩa một số từ khái quát chỉ sự vật, hiện tượng đơn giản, gần gũi.
- Thường xuyên nhận ra và nói được một số từ khái quát trong chủ đề một số con vật sống trong rừng.
- HĐCMĐ: Tìm hiểu một số con vật sống trong rừng
CS64: Nghe hiểu nội dung câu chuyện, thơ, đồng dao, ca dao dành cho lứa tuổi của trẻ.
- Nghe, hiểu nội dung chính của câu chuyện, bài thơ.
- Nội dung của các bài thơ, ca dao, đồng dao dành cho tuổi mầm non.
- Truyện “Chú dê đen”
- Đồng dao “Rồng rắn lên mây” 
CS65: Nói rõ ràng
- Phát âm đúng theo các âm phụ, âm đầu, âm cuối và các điệu
- Phát âm đúng các chữ cái tiếng việt.
- Phát âm rõ ràng; sử dụng lời nói rõ ràng, dễ dàng, thoải mái, nói với âm lượng vùa đủ
- Mọi lúc, mọi nơi.
CS 91: Nhận dạng được chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt
- Giới thiệu chữ cái
- Cách phát âm chữ cái
- Cấu tạo của chữ cái
- Cách phát âm hoặc mô tả để nhận dạng chữ cái.
- Làm quen chữ cái b, d, đ(T2)
4. Lĩnh vực phát triển nhận thức
CS99: Nhận ra giai điệu của bài hát, bản nhạc
- Nghe bản nhạc, bài hát gần gũi và nhận ra được bản nhạc là vui hay buồn, nhẹ nhàng hay mạnh mẽ, êm dịu hay hùng tráng, chậm hay nhanh.
- Nghe hát: “Chú voi con ở bản Đôn”; 
CS101: Thể hiện cảm xúc và vận động phù hợp với nhịp điệu của bài hát hoặc bản nhạc
- Cảm thụ được giai điệu và lời của bái hát
- Vận động nhịp nhàng theo giai điệu, nhịp điệu và thể hiện sắc thái phù hợp với các bài hát bản nhạc.
- Tự nghĩ ra các hình thức để tạo ra âm thanh, vận động, hát theo các bản nhạc, bài hát yêu thích.
- Hát VĐ minh họa: Đố bạn
- TC: Nghe nốt đô thỏ đổi lồng
CS 103: Nói được ý tưởng thể hiện trong sản phẩm tạo hình của mình
- Bày tỏ ý tưởng của mình khi làm sản phẩm, cách làm sản phẩm dựa trên ý tưởng của bản thân.
- Nặn các con vật gần gũi
- HĐG (góc tạo hình): vẽ và tô màu các bài liên quan đến chủ đề một số con vật sống trong rừng.
CS104: Nhận biết con số phù hợp với số lượng trong phạm vi 10.
- Đếm và nói đúng số lượng trong phạm vi 10.
- Chọn thẻ số tương ứng(hoặc viết) với số lượng đếm được
- Số 7(T2)
CS 112: Hay đặt câu hỏi
- Sự hiểu biết , tò mò trước việc lạ
- Thể hiện sự khám phá, tìm tòi học hỏi sự vật xung quanh.
- Nói rõ ràng, trọn câu.
- Quan sát các sự vật, hiện tượng, người...xung quanh
- HĐCCĐ: Tìm hiểu về động vật sống trong rừng.
- Các HĐNT
 I . THỂ DỤC BUỔI SÁNG
* Tập theo động tác kết hợp với lời ca “Tiếng chú gà trống gọi”
- Hô hấp: Gà gáy
- Tay: Chèo thuyền
- Chân: 2 tay dang ngang đưa trước khuỵu gối.
- Thân: Vặn mình
- Bật: Tách chụm.
1. Mục đích – yêu cầu
- Trẻ tập kết hợp với lời ca “Tiếng chú gà trống gọi”.
- Trẻ có nề nếp thói quen tập thể dục buổi sáng.
- Tập nhanh nhẹn, dứt khoát các động tác.
- Phát triển tốt các cơ vận động tinh thần thoải mái.
2. Chuẩn bị : 
- Bài hát: “Tiếng chú gà trống gọi”. “Đố bạn”
 - Sân tập sạch sẽ, kiểm tra sức khỏe trẻ.
- Trang phục cô và trẻ gọn gàng.
- Cờ, nơ, xắc xô, loa đài.
3. Hướng dẫn :
* Khởi động :
 - Cho trẻ thực hiện một số kiểu vận động của một số con vật (Đi nhẹ như mèo, đi gót như gấu, lạch bạch như vịt, vẫy cánh tay như chim bay về tổ). Cuối cùng tập bài: “Đi đều”Và về 3 hàng theo tổ
 * Trọng động :
- Cô giới thiệu bài tập.
- Cô cho trẻ tập cùng cô các động tác kết hợp với lời ca bài “Tiếng chú gà trống gọi”.
 (cô khuyến khích trẻ tập).
* Hồi tĩnh :
- Cô cùng trẻ hát bài “Đố bạn”
- Đi lại nhẹ nhàng xung quanh sân trường.
 II . HOẠT ĐỘNG GÓC
1. Các góc chơi.
a. Góc xây dựng: Xây dựng vườn bách thú
b. Góc học tập-sách: xem truyện tranh, sách về các động vật nuôi sống trong rừng như truyện: Chú dê đen, tranh môi trường xq có hình ảnh các con vật sống trong rừng
b. Góc âm nhạc: biểu diễn các bài hát: Chú voi con ở bản đôn, Đố bạn; Voi làm xiếc
 d. Góc tạo hình: Vẽ và tô màu một số động vật sống trong rừng.
 e. Góc phân vai: Chơi bác sỹ thú y
2. Mục đích yêu cầu.
a. Góc xây dựng: 
- Trẻ biết sử dụng các nguyên vật liệu để xây dựng vườn bách thú, cách bố trí khu vườn bách thú.
- Trẻ biết phân công nhiệm vụ của các thành viên trong nhóm.
b. Góc học tập: 
 - Trẻ biết thảo luận, trò chuyện về chủ đề đang thực hiện, hay đặt câu hỏi vì sao? Tại sao?
- Trẻ biết xếp các chữ cái đã học từ các hột, hạt.
c. Góc âm nhạc: 
- Trẻ biết sử dụng dụng cụ âm nhạc, biết thể hiện giai điệu của bài hát theo cách riêng của mình.
d. Góc tạo hình: 
- Trẻ biết sử dụng các kĩ năng vẽ đã học để tạo ra sản phẩm đẹp, bố cục, màu sắc hợp lý; 
- Trẻ biết tô màu tranh, vẽ những con vật sống trong rừng.
e. Góc phân vai: Trẻ biết thao tác một số công việc của bác sĩ thú y
3. Chuẩn bị.
- Chỗ chơi. Đồ dùng đồ chơi ở các góc.
- Góc xây dựng: gạch, nút, cây xanh, các con vật sống trong rừng
- Góc học tập: bộ số, tranh truyện, tranh ảnh lô tô các con vật sống trong rừng.
- Góc âm nhạc: dụng cụ âm nhạc, mũ múa,các bài hát trong chủ đề.
- Góc tạo hình: giấy vẽ, bút màu
- Góc phân vai: đồ chơi bác sĩ, thú nhỏ
4. Tiến hành.
a. Thỏa thuận vai chơi (hình thành góc chơi)
 - Cô cùng trẻ lại gần cả lớp hát bài “Đố bạn”. Trò chuyện với trẻ về nội dung bài hát. Hỏi trẻ kể tên những con vật sống ở trong rừng mà con biết? con thường nhìn thấy những con vật này ở đâu? Những con vật này hiền lành hay hung dữ?(3-4 trẻ kể)
=> Cô chốt lại nội dung-GD trẻ không tự ý lại gần những con vật sống trong rừng
- Hỏi trẻ các góc chơi ở lớp? với chủ đề này các con sẽ chơi ở những góc chơi nào?
+ Góc xây dựng: Con sẽ xây dựng gì trong chủ đề này? Ai là chủ công trình? Ai là thợ cả? con xây gì trước? bạn nào đã được đến vườn bách thú? Vườn bách thú thiết kế như thế nào? Khi xây dựng vườn bách thú chú ý điều gì? Để vườn bách thú có bóng mát các con phải làm gì?
+ Góc học tập: ai thích chơi ở góc học tập? góc học tập sẽ tìm hiểu gì trong chủ đề này? Các con xem tranh chuyện gì?
+ Góc âm nhạc: bạn nào thích hát? Với chủ đề này con sẽ hát những bài hát gì?
+ Góc tạo hình: ai thích vẽ những con vật đáng yêu? Các con sẽ chơi ở góc nào?con vẽ con vật gì? Con vẽ như thế nào? Tô màu ra sao?
+ Góc phân vai: Ai làm bác sĩ thú y? Bác sĩ làm những công việc gì để điều trị cho con thú bị ốm?
b. Quá trình chơi (cô bao quát chung).
- Cô đi từng các góc chơi, gợi mở chủ đề, nếu trẻ còn lúng túng trong quá trình chơi.
- Khuyến khích trẻ liên kết các góc chơi.
3. Nhận xét, đánh giá.
- Nhận xét ngay trong quá trình chơi. Kết thúc buổi chơi cho trẻ về 1 góc chính tham quan.
- Cô gợi ý buổi chơi lần sau.
- Cho trẻ cất đồ dùng, đồ chơi đúng nơi quy định và ra chơi.
 III. TRÒ CHƠI TRONG TUẦN
- Trò chơi mới : “Cáo ơi ngủ à”; “Đua ngựa”.
- Trò chơi cũ :“Bắt vịt trên cạn”; “Mô phỏng tiếng kêu của một số con vật”; “truyền tin”; “dung dăng dung dẻ”; “trời nắng, trời mưa
Thứ hai, ngày 29 tháng 12 năm 2014
A. LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC( MTXQ )
Tìm hiểu một số con vật sống trong rừng
I. Mục đích-yêu cầu
 1. Kiến thức 
- Trẻ biết tên gọi, đặc điểm, môi trường sống, sinh sản, tiếng kêu một số con vật sống trong rừng
- Biết nhận xét, phân biệt đặc điểm giống và khác nhau của các con vật.
- Trẻ biết được ý nghĩa của động vật sống trong rừng đối với con người.
2. Kĩ năng 
- Trẻ trả lời câu hỏi rõ ràng
- Rèn khả năng quan sát, ghi nhớ có chủ định. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
3. Thái độ 
- Trẻ càng thêm yêu quý có thái độ bảo vệ những con vật.
- Trẻ biết được ý nghĩa của những động vật làm phong phú thêm cho thế giới động vật.
II. Chuẩn bị 
- Bài hát: “Đố bạn” “Chú voi con ở bản Đôn”
- Tranh môi trường xung quanh có những con vật sống trong rừng
 - Máy tính có hình ảnh các các con vật sống trong rừng: hươu cao cổ, hổ, gấu, khỉ, voi, sư tử,...
- Một số video về những con vật sống trong rừng.
- Lô tô các các con vật sống trong rừng
III. Hướng dẫn.
*HĐ1:Ổn định tổ chức- Gây hứng thú.
 - Cô cùng trẻ xúm xít lại gần, cùng trẻ hát bài “Chú voi con ở bản Đôn” . Trò chuyện với trẻ về nội dung bài hát. Cho trẻ tên các con vật sống trong rừng (4-5 trẻ kể). 
=> Cô chốt lại nội dung – GD trẻ sau đó dẫn dắt trẻ vào bài.
*HĐ2:Tìm hiểu về các con vật sống trong rừng
- Cho trẻ hoạt động theo nhóm. Trẻ quan sát, thảo luận đưa ra ý kiến nhận xét.
- Cho trẻ về 4 nhóm: 
+ Nhóm 1: quan sát thảo luận về con Voi
+ Nhóm 2: quan sát thảo luận về con Khỉ
+ Nhóm 3: quan sát thảo luận về con Hổ
+ Nhóm 4: quan sát thảo luận về con con Sư tử
- Cô gợi ý cho trẻ nói tên gọi, đặc điểm cấu tạo, hình dáng, môi trường sống, sinh sản, thức ăn của các con vật sống trong rừng,...
- Mời đại diện từng nhóm lên nói những hiểu biết của đội mình về con vật đó.
- Đàm thoại:
a. Tìm hiểu về con Voi.
+ Đây là con gì?
+ Con có nhận xét gì về con Voi? Con thường nhìn thấy con voi ở đâu?
+ Con Voi có những đặc điểm gì?
+ Con Voi có những bộ phận nào? Tác dụng của các bộ phận? 
+ Hình dáng của con Voi có gì đặc biệt? Con Voi có mấy chân? 
+ Voi sống ở đâu? vì sao con biết?
+ Thức ăn của Voi là gì?
+ Voi lấy thức ăn như thế nào?
+ Voi sinh sản ra sao?
 => Cô cô chốt lại đặc điểm của con. Voi giáo dục trẻ yêu quý có ý thức bảo vệ.
b. Tìm hiểu về con Khỉ (đặt câu hỏi tương tự, khuyến khích trẻ TL)
* So sánh sự giống và khác nhau giữa con Voi và con Khỉ?
 - Giống nhau: Là động vật hiền lành, sống trong rừng, thích ăn các loại thực vật, và đẻ con.
- Khác nhau: về tên gọi, đặc điểm cấu tạo, tiếng kêu, và thức ăn
=> Đặt câu hỏi tương tự, khuyến khích trẻ trả lời.
c. Tìm hiểu về con Hổ 
d. Tìm hiểu con Sư tử
* So sánh sự giống và khác nhau giữa con Hổ và con Sư tử?
- Giống nhau: Là động vật hung dữ, sống trong rừng, thích ăn các loại động vật, và đẻ con.
- Khác nhau: về đặc điểm cấu tạo, hình dáng, tiếng kêu, ích lợi...
* So sánh sự giống và khác nhau giữa con Khỉ và con Hổ?
- Giống nhau: sống trong rừng, đều đẻ con
- Khác nhau: 
+ Khỉ là con vật hiền lành biết trèo cây, ăn các loại quả thực vật, hình dáng nhỏ.
+ Hổ là con vật hung dữ, thích ăn thịt động vật nhỏ hơn mình, hình dáng to.
* Mở rộng:
 - Ngoài các con vật cô vừa cùng các con tìm hiểu con con còn biết những con vật nào sống trong rừng?
 - Cô cho trẻ quan sát một số con vật sống trong rừng trên máy tính: Hươu cao cổ, Chó sói, con Công, Ngựa, chim Đại Bàng,con Sóc, con Nhím, con Trăn, rắn,...
 - Các con vật sống trong rừng có nhiều ích lợi, nhưng hiện nay nhiều động vật đang có nguy cơ tuyệt chủng, các con phải làm gì góp phần bảo vệ chúng?
=> Cô chốt lại nội dung bài học- Cô cho trẻ biết trên đây là những con vật quý hiếm. Mọi người không được săn bắt những con thú, không được phá hoại rừng để các loài động vật đó được sống và sinh sản tốt.
* HĐ3: Luyện tập, củng cố
* TC1:Chơi: “Con gì biến mất”
 * TC2: “Thi xem ai chọn nhanh”: Theo yêu cầu của cô
 * TC3: “Thả các con vật về rừng ”
- Cách chơi, luật chơi: Cô chia lớp thành 2 đội, nhiệm vụ của các đội chơi bật qua chướng ngại vật mang các con vật về rừng, cô quy định đội “Những con vật hiền lành”và đội: “Những con vật hung dữ”
Nhận xét tiết học, hỏi lại trẻ bài học hôm nay. Cho trẻ ra chơi.
* Kết thúc: Cô cùng trẻ hát vận động bài "Đố bạn"
-----------------------------------------
B. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI 
QSCMĐ: Quan sát tranh con Thỏ
Trò chơi: 
 Trò chơi mới: Cáo ơi ngủ à
 Trò chơi: Dung dăng dung dẻ
Chơi tự do.(Theo 4 nhóm)
1. Mục đích-yêu cầu. 
* Kiến thức.
- Trẻ biết nhận xét tên gọi, đặc điểm cấu tạo, môi trường sống của con Hươu, con Công.
- Nhớ tên trò chơi, cách chơi, luật chơi.
- Trẻ biết chơi tự do theo ý thích.
* Kĩ năng.
- Rèn khả năng ghi nhớ có chủ định, trẻ lời câu hỏi rõ ràng mạch lạc.
* Thái độ.
- Trẻ thêm yêu quý các con vật sống trong rừng, có ý thức bảo vệ các con vật đó.
 - Mạnh dạn tự tin nói ý kiến của mình.
- Trẻ hứng thú tham gia chơi trò chơi tốt.
- Chơi đoàn kết với bạn.
2. Chuẩn bị : 
- Tranh con thỏ, câu đố về con thỏ
- Câu hỏi đàm thoại, chỗ ngồi.
- Sân rộng sạch sẽ, thoáng mát. Mũ cáo,“chuồng cáo „
- Trang phục của cô và trẻ gọn gàng, dễ vận động.
- Một số đồ dùng đồ chơi phục vụ trò chơi: xắc xô, bài đồng dao.
- Đồ chơi, chỗ chơi cho 4 nhóm
 3. Hướng dẫn 
*HĐ1: Ổn định tổ chức- Gây hứng thú cho trẻ
Cô dẫn trẻ ra sân cho trẻ hít thở không khí trong lành.
Cô dùng câu đố:
Con gì lông mượt
Hai tai thẳng dài
Ngọc hồng đôi mắt
Có tài nhảy nhanh(Con thỏ)
 TC về con thỏ.Sau đó dẫn dắt trẻ vào nội dung hoạt động
*HĐ2: Quan sát tranh con thỏ
- Đàm thoại:
+ Đây là con gì?
+ Các con có nhận xét gì đặc điểm của con Thỏ? (2-3 trẻ kể)
+ Tai của thỏ như thế nào? Có mấy cái tai?
+ Lông thỏ như thế nào?
+ Con thỏ gồm những bộ phận nào? Tác dụng của các bộ phận đó?
+ Thức ăn của con thỏ là gì?
+ Thỏ thường sống ở đâu?
+ Thỏ đẻ ra con hay đẻ ra trứng?v...
=> Cô chốt lại đặc điểm của con Thỏ - GD trẻ yêu quý, có ý thức bảo vệ các con vật gần gũi
*HĐ3: Trò chơi
- TC1: Cô giới thiệu tên trò chơi mới “Cáo ơi ngủ à”, phổ biến luật chơi, cách chơi của trò chơi. Cô chơi mẫu 1 lần sau đó tiến hành cho trẻ chơi 5-6 lần (động viên trẻ).
+ Luật chơi: Ai bị cáo chạm vào người coi như bị bắt và phải về nhà cáo đứng chờ bạn đến cứu. Ai đến cứu bạn chỉ cần chạm tay vào người bị bắt là được
 + Cách chơi: Chọn một trẻ làm cáo, ngồi trong vòng tròn (Chuồng cáo), giả vờ ngủ, trẻ còn lại làm thỏ, bầy thỏ tung tăng chạy nhảy xung quanh chuồng cáo, vừa nhảy vừa hát:“cáo ơi ngủ à „“cáo ơi ngủ à „. Thỏ chỉ nhảy bên ngoài chuồng cáo, nếu nhảy vào chuồng mà bị cáo bắt nhốt vào“chuồng“
 - Trò chơi 2: “Dung dăng dung dẻ’’ yêu cầu trẻ nhắc lại luật chơi, cách chơi của trò chơi. Sau đó cho trẻ chơi 3-4 lần (khuyến khích trẻ chơi)
*HĐ4: Chơi tự do: Cô bao quát trẻ chơi theo 4 nhóm.
--------------------------------------
C. HOẠT ĐỘNG CHIỀU (Dạy bài thứ 5)
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ (Chữ cái)
Chữ b, d, đ (T2)
Nêu gương cuối ngày
I. Mục đích yêu cầu.
1. Kiến thức 
- Trẻ nhận biết và phát âm đúng chữ cái u, ư thông qua các trò chơi.
- Trẻ khắc sâu nhóm chữ cái thông qua các trò chơi.
- Nhận biết đúng các màu cơ bản
2. Kĩ năng 
- Nói rõ ràng. 
- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc
- Rèn khả năng ghi nhớ có chủ định.
- luyện cho trẻ kỹ năng tô màu
3. Thái độ 
- Có ý thức trong giờ học, hăng hái tham gia phát biểu xây dựng bài.
II. Chuẩn bị 
Đồ dùng của cô.
- Tranh dạy tập tô
- Bài hát: “Voi làm xiếc”
- Bài giảng thiết kế trên máy tính.
- Các con vật có gắn chữ cái đã được làm quen, chướng ngại vật
2. Đồ dùng của trẻ.
- Bảng gài, 
- Thẻ chữ cái b, d, đ đủ cho mỗi trẻ.
III. Hướng dẫn.
*HĐ1: Ổn định tổ chức- Gây hứng thú
- Cô cùng trẻ xúm xít lại gần. Trò chuyện chủ đề đang thực hiện hỏi trẻ hôm nay là thứ mấy? Chúng ta sẽ học môn gì? Giờ học trước các con đã được làm quen với chữ cái nào? Sau đó dẫn dắt trẻ vào bài.
*HĐ2: Nhận biết chữ cái thông qua trò chơi
- Hỏi trẻ các con đã được làm quen với những chữ cái nào?
- TC1: “Thi xem ai nhanh”
+ Luật chơi, cách chơi: cô nói chữ cái trẻ chọn và giơ lên theo yêu cầu (lần 2 cô nói đặc điểm trẻ gọi tên chữ cái).
- TC2: “Cánh cửa kỳ diệu”
Cửa thần mở khi người chơi nói đúng chữ cái trong “cửa thần”
- TC3: “Mang con vật về vườn bách thú”
+ Luật chơi, cách chơi: cô chia lớp thành 3 đội chơi đội xanh, đội vàng và đội đỏ. Nhiệm vụ của các đội chơi bật qua chướng ngại vật chọn con vật có chứa chữ cái b, d, đ mang về đúng vườn bách thú. Trong vòng một bản nhạc đội nào mang được nhiều con vật về là đội thắng cuộc.
* HĐ3: Hướng dẫn trẻ tập tô:
**Với chữ b:
 - Cô đưa tranh dạy Tập tô ra cho trẻ khám phá về nội dung bức tranh
 - Cho trẻ phát âm B b b
- Cho trẻ đọc cùng cô:
Đẹp nhất đàn bò
Đuôi dài hông to
Lông dài óng mượt
Vươn cổ “ùm bò”
- Cho trẻ đọc từ: con bò
- Bé hãy tìm chữ b trong từ: con bò
- Tô màu bó cỏ có chứa chữ b
- Bé hãy gọi tên các hình vẽ: chim bồ câu, con bọ dừa, con bọ ngựa, con bướm
- Tô màu chữ b ở giữa và nối với cbữ b có trong các từ
- Tô màu chữ b rỗng
** Tương tự hướng dẫn trẻ chữ d, đ
** Nhận xét tiết tập tô
*HĐ4: Kết thúc
- Cả lớp hát vận động “Voi làm xiếc”giúp cô cất đồ chơi vào đúng nơi quy định.
* Nêu gương cuối ngày
---------------------o0o-------------------
Thứ ba, ngày 30 tháng 12 năm 2014
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT (Thể dục)
VĐCB: Truyền bóng qua đầu, qua chân
 TC: Cáo ơi ngủ à
I. Mục đích yêu cầu.
1. Kiến thức 
- Trẻ biết chuyền bóng, bắt bóng qua đầu, qua chân.
- Khi chuyền bóng trẻ biết chuyền liên tục và bắt bóng bằng hai tay và không làm rơi bóng.
- Trẻ biết tập các động tác theo cô.
2. Kĩ năng
- Rèn luyện cho trẻ sự khéo léo, sự hợp tác trong luyện tập.
3. Thái độ 
- Trẻ chú ý tập luyện và tham gia trò chơi tốt.
II. Chuẩn bị 
 - Mũ cáo,“Chuồng cáo“
 - Sân tập sạch sẽ , bằng phẳng.
- 02 quả bóng to, xắc xô.
- Kiểm tra sức khỏe trẻ, trang phục cô và trẻ gọn gàng.
- Nhạc bài hát “Đố bạn”
III. Hướng dẫn.
*HĐ1: Ổn định tổ chức- Gây hứng thú.
 - Cô cùng trẻ hát bài “Đố bạn”Trò chuyện cùng trẻ về nội dung bài hát, yêu cầu trẻ kể tên một số con vật sống trong rừng (2-3 trẻ kể) 
=> Cô chốt lại nội dung-GD trẻ Sau đó dẫn dắt trẻ vào bài.
*HĐ2: Nội dung.
a. Khởi động.
 - Cho trẻ đi vòng tròn vừa đi vừa hát bài “Đố bạn” thực hiện một số kiểu vận động của các con vật và các kiểu đi về chân: đi thường, đi bằng mũi bàn chân, gót chân, mé bàn chân, chạy nhanh, chạy chậm, dàn hàng về ba tổ.
b. Trọng động.
* Bài tập phát triển chung:
+ Tay: 2 tay đưa trước lên cao.
+ Chân: 2 tay dang ngang đưa trước khuỵu gối.
+ Thân: Cúi gập người
+ Bật: Tách chụm.
* Vận động cơ bản : “Chuyền bóng qua đầu, qua chân ” (chia lớp thành 2 đội)
- Cô giới thiệu với trẻ về bài tập “ Chuyền bóng qua đầu qua chân ”
+ Lần 1: cô làm mẫu cho trẻ quan sát.
+ Lần 2: cô làm mẫu + phân tích động tác.
- TTCB: Cô cầm bóng bằng hai tay, khi có hiệu lệnh “truyền bóng” cô đưa quả bóng lên cao ra phía sau và chuyền cho bạn đứng sau. Trẻ đứng sau đón bóng bằng 2 tay và đưa lên cao chuyền qua đầu...tiếp tục thực hiện đến hết hàng. Trẻ cuối hàng cầm bóng quay lên và thực hiện chuyền bóng qua chân cho trẻ đứng sau
=>Cô chú ý sửa sai, động viên khích lệ trẻ trẻ.
- Cho 2-3 trẻ lên làm thử (sửa sai cho trẻ)
- Cô cho cả lớp thực hiện (mỗi trẻ 2 lần)
- Lần 3 cho trẻ truyền phối hợp
- Mời một nhóm trẻ thực hiện bài tập
* Trò chơi “Cáo ơi ngủ à” cô phổ biến luật chơi, cách chơi của trò chơi sau đó tiến hành cho trẻ chơi 2-3 lần (khuyến khích trẻ chơi).
c. Hồi tĩnh.
- Cho trẻ làm động tác “Chim bay” đi lại nhẹ nhàng quanh sân trường.
-----------------------------------------
B. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI 
HĐCMĐ: Làm quen với câu chuyện: "Chú dê đen" của TG: Thu Thủy (ST)
Trò chơi:
 Trò chơi: Bắt vịt trên cạn(TT)

File đính kèm:

  • docgiao an chu de nhung con vat song trong rung.doc