Giáo án Mầm non Lớp 5 tuổi - Chủ đề: Tết và mùa xuân - Đỗ Thị Mai Hồng Nhung

1. Phát triển nhận thức:

- Có một số kiến thức sơ đẳng về ngày Tết nguyên đán của người việt Nam. (Phong tục, các loại trái cây, hoa quả, các món ăn trong ngày Tết )

- Biết được các đặc điểm đặc trưng của mùa Xuân ( thời tiết, cây cối, con vật)

- Biết được một số lễ hội trong ngày Tết tại các địa phương ( kéo co, đô vật mùa xuân )

2. Phát triển thể chất:

- Phát triển một số vận động cơ bản: Đi lùi, đi bước chéo sang ngang. Đi trên cầu đập và bắt bóng.

- Phối hợp tốt sự vận động và các giác quan (vận động thô và vận động tinh)

- Phát triển tính kiên trì, nhanh nhẹn, thông qua các trò chơi dân gian: Kéo co, thả đỉa ba ba

- Dinh dưỡng: Nhận biết được giá trị dinh dưỡng và cách chế biến một số món ăn trong ngày Tết: Bánh chưng, mứt, dưa món, chả lụa

3. Phát triển ngôn ngữ:

- Biết sử dụng các từ chỉ mùa trong năm.

- Biết cách chúc Tết, chào hỏi mọi người khi có khách đến nhà.

- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc thông qua việc tập kể chuyện sáng tạo theo tranh, kể tiếp đoạn của câu chuyện

- Nhận biết nhóm chữ cái b, d, đ qua từ, câu bài thơ, qua môi trường chữ xung quanh lớp

 

doc24 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 6375 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mầm non Lớp 5 tuổi - Chủ đề: Tết và mùa xuân - Đỗ Thị Mai Hồng Nhung, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Thời gian: 02 tuần ( từ ngày 13/01/2014 đến ngày 24/01/2014)
1. Phát triển nhận thức:
- Có một số kiến thức sơ đẳng về ngày Tết nguyên đán của người việt Nam. (Phong tục, các loại trái cây, hoa quả, các món ăn trong ngày Tết)
- Biết được các đặc điểm đặc trưng của mùa Xuân ( thời tiết, cây cối, con vật)
- Biết được một số lễ hội trong ngày Tết tại các địa phương ( kéo co, đô vật mùa xuân)
2. Phát triển thể chất:
- Phát triển một số vận động cơ bản: Đi lùi, đi bước chéo sang ngang. Đi trên cầu đập và bắt bóng.
- Phối hợp tốt sự vận động và các giác quan (vận động thô và vận động tinh)
- Phát triển tính kiên trì, nhanh nhẹn, thông qua các trò chơi dân gian: Kéo co, thả đỉa ba ba
- Dinh dưỡng: Nhận biết được giá trị dinh dưỡng và cách chế biến một số món ăn trong ngày Tết: Bánh chưng, mứt, dưa món, chả lụa
3. Phát triển ngôn ngữ:
- Biết sử dụng các từ chỉ mùa trong năm.
- Biết cách chúc Tết, chào hỏi mọi người khi có khách đến nhà.
- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc thông qua việc tập kể chuyện sáng tạo theo tranh, kể tiếp đoạn của câu chuyện
- Nhận biết nhóm chữ cái b, d, đ qua từ, câu bài thơ, qua môi trường chữ xung quanh lớp
4. Phát triển tình cảm xã hội:
- Có tình cảm,thái độ kính trọng, lễ phép đối với ông bà, cha mẹ trong ngày Tết.
- Tham gia tích cực vào các hoạt động đón chào ngày Tết của gia đình, trường lóp.
- Tôn trọng các truyền thống di tích văn hóa, lịch sử của địa phương
5. Phát triển thẩm mỹ:
- Cảm nhận được sự gọn gàng, ngăn nắp của nhà cửa khi được dọn dẹp, trang trí mỗi dịp xuân về.
- Thể hiện được vẻ đẹp của cây cối, hoa quả, thời tiết mùa xuân.
Thời tiết mùa xuân.
Mưa xuân
Gió.
Nắng ấm.
Ẩm ướt.
Cây cối và các con vật trong mùa xuân.
Các loại hoa,quả.
Các loại cây.
Các con vật.
TẾT VÀ MÙA XUÂN
Thứ tự các mà trong năm.
Mùa xuân.
Mùa hề.
Mùa thu.
Mùa đông.
Các phong tục Tết truyền thống Việt Nam.
Các loại bánh, hoa quả.
Trang trí nhà cửa
Vui chơi giải trí, lễ hội.
Phong tục chúc tết.
Làm quen với toán
- Đo một đơn vị bằng các phép đo khác nhau
- Thao tác đo độ dài một đối tượng
 Làm quen văn học
- Thơ:" Hoa cúc vàng" 
- Truyện: 
" Sự tích bánh chưng, bánh dày."
Làm quen chữ cái
- Chữ cái b, d, đ.
Thể dục
- Nhảy xa 50 cm.
- Đi trên cầu đập và bắt bóng.
THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT
Tạo hình
- Vẽ hoa mùa xuân
- Cắt dán hoa
MTXQ
- Tết nguyên đán
- Mùa xuân
Âm nhạc:
Hát vố tay nhịp bài “Mùa xuân”.
Nghe: Lý con sáo.
Hát vỗ tay tiết tấu phối hợp “Những khúc nhạc hông”.
Tc: Hát theo nội dung hình vẽ.
	Từ ngày: 13/01/2014 đến ngày: 17/01/2014
Tên hoạt động
Thứ hai
Thứ ba
Thứ tư
Thứ năm
Thứ sáu
Đón trẻ 
- Trò chuyện về ngày tết nguyên đán.
- Quan sát tranh ảnh về một số hoạt động trong ngày tết nguyên đán.
- Trò chuyện, giáo dục trẻ biết ăn uống các loại thực phẩm chế biến trong ngày tết mang lại sức khỏe cho bản thân.
- Trẻ biết gửi lời chúc sức khỏe... Đến với mọi người, biết gửi lời cảm ơn khi nhận được phong bao lì xì.
Thể dục sáng
Hô hấp: Ngửi hoa
Tay vai: Hai tay sang ngang, gập vai
Bụng lườn: Hai tay lần lượt đưa sang hai bên
Chân: Hai tay chống hông, đá chân sang phải, sang trái.
Bật nhảy: Bật tại chỗ.
Tập kết hợp bài hát: “Em thêm một tuổi”
Hoạt động ngoài trời
Thứ 2:
- Đi dạo, quan sát thiên nhiên, thời tiết, bầu trời, cây cối.
- Trò chuyện về chủ đề nhánh tranh ảnh.
- Trò chơi vận động: Nhảy tiếp sức
- Chơi tự do theo nhóm trẻ thích.
Thứ 4:
- Đi dạo, quan sát thiên nhiên, thời tiết, bầu trời.
- Trò chuyện về chủ đề nhánh qua mô hình nhiều gđ gói bánh
- Trò chơi dân gian: Ném còn
- Chơi tự do 
Hoạt động chung
PTNT
 KPKH: 
Tết nguyên đán
PTTM
Âm nhạc:
Hát vố tay nhịp bài “Mùa xuân”.
Nghe: Lý con sáo.
PTTM
Tạo hình
Cắt dán hoa
PTNN
LQCC
LQVH
Thơ:
Truyện: "Sự tích bánh chưng, bánh dày"
PTTC
Thể dục
Nhảy xa 50 cm.
 PTNT
LQVT
Nhận biết mục đích phép đo.
Hoạt động góc
Thứ 3: 
Góc phân vai: 
Chơi đóng vai ông bà và các cháu chúc tết, mừng tuổi, gói bánh, báng cửa hàng bánh kẹo, hoa quả ngày tết.
2. Góc học tập: Chơi đôminô về hoa quả, đọc thơ, kể chuyện về mùa xuân, trang trí mâm quả ngày tết.
Thứ 5: 
1. Góc xây dựng: 
Xây dựng công viên ngày tết, có hàng rào,hoa, cây kiểng, đèn, ghế đá.
2. Góc nghệ thuật: 
Làm thiệp chúc xuân, vẽ tranh về hoa mùa xuân, múa đọc thơ chào mừng mùa xuân.
3.Góc thiên nhiên: Chăm sóc hoa kiểng xung quanh trường, chăm sóc cây xanh, nhặt lá vàng, in hình trên cát.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Tên hoạt động
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Thứ 2 *HĐQS: Cho cháu
QS thiên nhiên thời tiết. *HĐCCĐ
Quan sát tranh ảnh ngày tết nguyên đán.
*Trò chơi vận động: “Nhảy tiếp sức”
* Chơi tự do
- Trẻ thoải mái, hít thở không khí trong lành.
Biết thể hiện tình cảm trước cảnh đẹp. Trẻ trả lời câu hỏi rõ ràng.
- Trẻ biết được luật chơi, cách chơi, chơi đúng luật, đúng cách, đoàn kết với bạn bè trong lúc chơi.
- Đồ dùng quan sát phù hợp với chủ đề: “tranh ảnh ngày tết nguyên đán.
- Đồ dùng phục vụ đồ chơi vận động, chơi tự do đẹp, đầy đủ.
- Câu hỏi đàm thoại cho từng đối tượng quan sát.
- Cô cho các cháu xếp thành hàng dọc vừa đi vừa hát: “Sắp đến tết rồi ”. Tập trung trẻ lại vừa quan sát quang cảnh, thiên nhiên cô vừa đặt câu hỏi gợi ý cho cháu. Hôm nay bầu trời như thế nào? Cháu nhìn bầu trời và nói lên những gì cháu thấy. Dự báo thời tiết trong ngày. (Nắng, mưa)
- Các con có thấy gì trong tranh? 
- Ngày tết nguyên đán thuộc mùa nào trong năm.
- Trong ngày tết nguyên đán có những hoạt động nào mà cháu biết. (Trẻ kể)
- Cho cả lớp chơi trò chơi vận động: “Mèo đuổi chuột”
 - Chơi tự do với những thứ đồ chơi mà cháu thích.
Thứ 6
*HĐQS: Dạo chơi QS thiên nhiên.
*HĐCCĐ
mô hình nhiều gia đình tập trung gói bánh.
* Trò chơi dân gian: Ném còn
* Chơi tự do
- Trẻ hứng thú cùng các hoạt động, biết trả lời các câu hỏi của cô.
- Biết cách chơi, luật chơi.
- Trẻ biết cách chơi theo nhóm, đoàn kết khi chơi.
Sân sạch sẽ , an toàn, tranh ảnh. Đồ dùng, đồ chơi.
- Cô cho các cháu xếp thành hàng dọc vừa đi vừa đọc thơ: "Hoa cúc vàng" vừa quan sát cô vừa đặt câu hỏi gợi ý cho cháu.
- Các cháu thấy mọi vật, cây cối hôm nay như thế nào? Cháu trả lời dưới sự hướng dẫn của cô.
- Cô tập trung trẻ lại cho trẻ quan sát mô hình. Cho trẻ nêu những gì mà trẻ biết về những gì trẻ nhìn thấy. Nêu cảm nhận của trẻ về ngày tết nguyên đán
- Cho cả lớp chơi trò chơi dân gian: Bịt mắt bắt dê. Trò chơi này chơi như thế nào? (Cho một vài trẻ lên chơi thử)
 - Chơi tự do với những thứ đồ chơi mà cháu thích. 
HOẠT ĐỘNG GÓC
Tên hoạt động
Yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành 
Thỏa thuận trước khi chơi
- Tự thỏa thuận: Hát: “Sắp đến tết rồi”, tập trung trẻ trò chuyện bài hát, giới thiệu tên các góc, trò chuyện về chủ đề. Cùng trẻ thảo luận về nội dung chơi, vai chơi và các yêu cầu khi trẻ về góc chơi.
+ Ở góc phân vai, góc xây dựng... Có những ai, làm những công việc gì? Ở góc chơi đó cần có những gì?...
 Cô nhắc nhở trẻ trước lúc về góc chơi.
Góc phân vai
Chơi đóng vai ông bà và các cháu chúc tết, mừng tuổi, gói bánh, báng cửa hàng bánh kẹo, hoa quả ngày tết.
- Trẻ biết chọn góc chơi, biết thể hiện vai chơi và biết phối hợp với bạn trong khi chơi.
- Góp phần giúp trẻ phát triển ngôn ngữ và trí tưởng tượng phong phú.
- Rèn luyện thói quen biết sử dụng và bảo vệ, cất dọn đồ chơi đúng nơi quy định, gọn gàng.
- Quà bánh, kẹo, các loại quả, cửa hàng bánh kẹo.
+ Trẻ về góc chơi: Trẻ phân các vai chơi: Ông bà, cháu trai, cháu gái trẻ chọn đồ chơi và kết hợp chơi cùng bạn.
Cô quan sát và chơi cùng trẻ, hướng dẫn và giúp đỡ để trẻ thể hiện được đúng các vai chơi.
Tạo các tình huống để trẻ tự giải quyết.
Động viên và khuyến khích trẻ mạnh dạn trong giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ mạch lạc.
Chú ý tạo mối liên kết với các nhóm khác.
+ Kết thúc:Trẻ và cô cùng nhận xét vai chơi của bạn và của mình. Trẻ thu dọn đồ dùng đồ chơi.
Góc xây dựng
Xây dựng công viên ngày tết, có hàng rào, hoa, cây kiểng, đèn, ghế đá. 
- Trẻ biết phối hợp với bạn để xây dựng công trình và hăng hái thực hiện vai chơi.
- Phát triển trí tưởng tượng phong phú.
- Trẻ biết phối hợp chơi cùng bạn trong nhóm.
- Hoa, cây xanh, hàng rào, cổng, ghế đá, cây kiểng.
+ Trẻ về góc: Cô gợi ý cho trẻ xây công viên ngày tết. 
Cô gợi ý cho trẻ phân công làm chủ công trình và từng người làm công việc gì? Xây công viên ngày tết có những gì?...Khi trẻ thực hiện, cô nhắc nhở và giúp đỡ trẻ thực hiện công trình của nhóm mình.
+ Kết thúc: Trẻ giới thiệu công trình của nhóm, cô và các bạn cùng nhận xét.
Góc nghệ thuật
Làm thiệp chúc xuân, vẽ tranh về hoa mùa xuân, múa đọc thơ chào mừng mùa xuân.
- Trẻ thích thú khi tham gia hoạt động.
- Rèn kỹ năng cắt, dán, vẽ
- Phát triển tính thẩm mĩ, sự sáng tạo.
- Trẻ mong muốn tạo ra cái đẹp.
- Kéo, hồ, giấy màu, nhạc cụ.
+ Trẻ về góc: Trẻ chọn nội dung chơi và đồ dùng, cô hướng dẫn trẻ vẽ, cắt dán. Khi trẻ thực hiện, cô theo dõi và giúp đỡ trẻ. Chú ý liên kết các nhóm khác.
+ Kết thúc: Nhận xét các sản phẩm.
Góc học tập
Chơi đôminô về hoa quả, đọc thơ, kể chuyện về mùa xuân, trang trí mâm quả ngày tết.
- Rèn kỹ năng quan sát và nêu nhận xét.
- Phát triển nhận thức, ngôn ngữ.
- Trẻ tích cực, chủ động tham gia các hoạt động.
Tranh ảnh về mùa xuân, đominô, các chấm tròn, tranh so hình.
- Trẻ về góc: Trẻ chơi đôminô về hoa quả, đọc thơ, kể chuyện về mùa xuân, trang trí mâm quả ngày tết. Cô theo dõi và trò chuyện cùng trẻ vè nội dung các bức tranh. Tạo tình huống để trẻ cùng giải quyết.
+ Kết thúc: Nhận xét
Góc thiên nhiên
Chăm sóc hoa kiểng xung quanh trường, chăm sóc cây xanh, nhặt lá vàng, in hình trên cát.
- Trẻ biết nhường nhịn nhau trong lúc chơi, tưới nước không để ướt quần áo, nhổ cỏ, xới đất cẩn thận không làm chết cây.
Thùng tưới, đồ chơi cho góc thiên nhiên.
- Cô cùng trẻ quan sát góc thiên nhiên và hỏi trẻ có thích chơi góc này không? Cô giúp trẻ nhận vai chơi sau đó cô giới thiệu cách thực hiện.
- Nhận xét tuyên dương trẻ.
* Cô liên kết các góc chơi lại với nhau và nhận xét các góc chơi
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Thứ 2 (13/1)
Thứ 3 (14/1)
Thứ 4 (15/1)
Thứ 5 (16/1)
Thứ 6 (17/1)
Cùng cô dọn dẹp vệ sinh lớp học.
1. Mục đích- yêu cầu:
 - Trẻ biết giúp cô những công việc đơn giản trong lớp.
- Biết dọn dẹp giúp cho lớp học sạch sẽ, thoáng mát
2. Chuẩn bị:
- Một số dụng cụ cần thiết, chổi, khăn, xô nước
3. Tiến hành
- Ở nhà các con ai là người lau chùi, dọn dẹp nhà cửa, các con có giúp cha mẹ cùng làm công việc đó không?
- Các con thường giúp làm gì?
- Ở lớp thì giúp cô làm gì? Chúng ta cùng làm nhé.
- Các con thấy chúng ta dọn dẹp xong thì lớp học của chúng ta trở nên như thế nào.
- Chơi tự do, nêu gương cuối ngày, vệ sinh, trả trẻ.
Trang trí lớp đón tết
1. Mục đích- yêu cầu:
- Trẻ biết cách trang trí lớp theo ý thích.
2. Chuẩn bị: Các loại hoa, hồ dán.
3. Pp – bp: Luyện tập
4. Tiến hành:
+ Cô và trẻ trò chuyện về ngày tết, hỏi trẻ xem các cháu muốn cắm lọ, trang trí tranh, làm cành đào hay mai,...để đón tết.
+ Hướng dẫn trẻ sử dụng lọ cắm hoa, các cành hoa, dán các loại hoa cho phù hợp.
+ Trẻ thực hiện trang trí.
+ Kết thúc: Nhận xét về cách thức trang trí của trẻ.
- Chơi tự do, nêu gương cuối ngày, vệ sinh, trả trẻ.
Thơ: “Hoa các vàng”
1. Mục đích - yêu cầu:
- Trẻ cảm nhận được âm điệu vui vẻ, chậm rãi của bài thơ
- Trẻ hiểu nội dung bài thơ
2. Chuẩn bị: - Tranh từ các loại hoa: hoa mai, hoa cúc, hoa đào.
- Cô đọc thơ diễn cảm bài thơ, bút chì màu vẽ.
3. Pp – bp: Luyện tập, động viên, khuyến khích.
4. Tiến hành:
- Trò chơi bốn mùa. Dẫn dắt vào bài.
- Cô đọc lần 1 diễn cảm làm động tác minh họa.
+ Giảng nội dung
- Cô đọc lần 2: giảng nội dung từng đọan:
Đàm thoại:	
- Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì?
- Tác giả bài thơ là ai?...
- Kết thúc: nhận xét tuyên dương.
- Chơi tự do, nêu gương cuối ngày, vệ sinh, trả trẻ.
 Chơi trò chơi: “Xếp hình”
1. Mục đích- yêu cầu:
- Rèn luyện sự khéo léo của các ngón tay.
- Phát triển khả năng sáng tạo.
2. Chuẩn bị: Que tính dài, ngắn khác nhau, một số loại hạt (cúc áo, hạt gấc...). Hình mẫu.
3. Pp – bp: Luyện tập
4. Tiến hành:
+ Cô cho trẻ xem hình mẫu và yêu cầu trẻ dùng các vật liệu kể trên để xếp hình theo mẫu..
+ Cô cất hình mẫu.
+ Trẻ nhớ lại hình mẫu và thực hiện xếp.
- Đàm thoại: Các con vừa xếp hình gì? Bằng vật liệu gì?....
+ Kết thúc: Nhận xét, nêu lại tên trò chơi
- Chơi tự do, nêu gương cuối ngày, vệ sinh, trả trẻ
Nêu gương cuối tuần
1. Mục đích - yêu cầu:
- Ôn lại những kiến thức đã học.
- Trẻ biết nhận xét bạn và mình, giúp trẻ tự tin, mạnh dạn khi nhận xét.
2. Chuẩn bị: Hoa, cờ bé ngoan, nhạc cụ.
3. Pp – bp: Biểu diễn, dùng lời.
4. Tiến hành:
- Trẻ hát múa về chủ đề, trò chuyện về chủ đề.
- Trẻ nhận xét về bạn và về mình: ai chăm đi học? ai hay giúp đỡ cô và các bạn? ai hay phát biểu?...
- Cô nhận xét chung. 
- Cô động viên và khích lệ những bạn chưa ngoan sẽ ngoan hơn trong tuần tới.
- Trẻ cắm cờ bé ngoan và nhận phiếu bé ngoan.
+ Kết thúc: Cô dặn dò
- Chơi tự do, nêu gương cuối ngày, vệ sinh, trả trẻ.
Thứ 2, ngày 13 tháng 1 năm 2014
I. Hoạt động học:
Tiết 1: PTNT – KPKH
Đề tài: Tết nguyên đán
1. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ nhận biết được đặc điểm của tết và mùa xuân: có hoa đào, cây quất, bánh chưng,...
- Rèn kỹ năng quan sát, nhận xét.
- Phát triển nhận thức, ngôn ngữ.
- Trẻ yêu thích mùa xuân.
2. Chuẩn bị
Tranh gia đình chuẩn bị đón tết, tranh ảnh về mùa xuân, hoa mùa xuân, giấy, bút màu.
3. Pp –bp: Trực quan, luyện tập.
4. Tiến hành
Cô và trẻ hát bài: "Sắp đến tết rồi".
Cho trẻ xem tranh gia đình chuẩn bị đón tete nguyên đán. Trò chuyện với trẻ về ngày tết.
- Ngày tết có những gì?
- Mọi người chuẩn bị những gì để đón tết?
- Nhà con có gói bánh chưng không?
- Ngày tết mọi người thường đi đâu? Chúc nhau như thế nào?
- Con biết những bài thơ, bài hát nào về ngày tết?
Cô đọc câu đố về mùa xuân cho trẻ đoán.
Cho trẻ xem tranh vẽ về mùa xuân, trẻ nêu nhận xét.
- Tết là mùa nào?
- Mùa xuân có những đặc điểm gì? Cây cối có gì khác lạ?
- Thời tiết mùa xuân như thế nào?
- Mùa xuân có những loại hoa, quả gì?
Cô cho lớp hát múa, đọc thơ, kể chuyện về mùa xuân.
- Trẻ vẽ về mùa xuân
II. Đánh giá cuối ngày
1. Sức khỏe: ...
........................
2. Kiến thức - Kỹ năng: .........................................................................................
....
3. Thái độ và hành vi: ........
....
4. Lưu ý và đề xuất: .......
Thứ 3 ngày 14 tháng 1 năm 2014
I. Hoạt động học: 
Tiết: PTTM – Âm nhạc
Đề tài: Hát vố tay nhịp bài “Mùa xuân”.
 Nghe: Lý con sáo.
1. Yêu cầu
- Trẻ thuộc lời bài hát, hát và vỗ tay (gõ) nhịp theo lời bài hát thành thạo.
- Trẻ hiểu nội dung bài hát và kiến thức chủ đề.
- Phát triển khả năng cảm nhận âm nhạc.
- Trẻ yêu thích màu xuân.
2. Chuẩn bị:
Một cây hoa có tranh ảnh về tết, mùa xuân, bánh chưng, hoa đào, dưa hấu được dán trong những bông hoa.
Dụng cụ âm nhạc các loại.
3. Pp – bp: Trò chuyện, luyện tập.
4. Tiến hành:
Cô đọc câu đố về mùa xuân cho trẻ đoán. Trò chuyện với trẻ về mùa xuân.
Cô bắt nhịp cho trẻ hát bài: "Mùa xuân" 2 lần. Sau đó cho từng tổ hát, cô sửa sai cho trẻ.
Cô hát và vỗ tay theo nhịp 1 lần.
Cô phân tích cách vỗ theo nhịp.
Lớp, tổ, nhóm, cá nhân thực hiện.
* Nghe hát:"Lý con sáo"
Cô hát âm la, trẻ đoán tên bài hát.
Cô hát mẫu:
+ Lần 1: Hát trọn vẹn bài hát.
+ lần 2: Hát kèm động tác minh học
+ Lần 3: Trẻ nghe băng
* Trò chơi: "Hát theo nội dung hình vẽ"
Cách chơi: Từng chọn lên chọn 1 bông hoa và mở ra, trong bông hoa có hình ảnh gì trẻ sẽ phải hát một bài tương ứng với hình ảnh đó.
II. Đánh giá cuối ngày
1. Sức khỏe: ...
........................
2. Kiến thức - Kỹ năng: .........................................................................................
....
3. Thái độ và hành vi: ........
....
4. Lưu ý và đề xuất: .......
Thứ 4 ngày 15 tháng 1 năm 2014
I. Hoạt động học:
Tiết: PTTM – Tạo hình
Đề tài: Cắt dán hoa
1. Yêu cầu
- Trẻ biết cắt, dán các loại hoa.
- Rèn kỹ năng cắt, dán.
- Phát triển tính thẩm mĩ, khả năng sáng tạo.
2. Chuẩn bị Hoa, kéo, hồ dán.
3. Pp –bp: luyện tập, làm mẫu.
4. Tiến hành:
+ Gây hứng thú: 
Trẻ ca hát về mùa xuân. Trò chuyện về bài hát.
+ Trẻ quan sát tranh hoa mùa xuân, trò chuyện về các loại hoa.
Cho trẻ nêu cách cắt dán các loại hoa mà trẻ nhìn thấy trong tranh.
Cô cắt, dán hoa mẫu cho trẻ quan sát. 
Cô nêu cách cắt, dán.
Trẻ thực hiện, cô quan sát, theo dõi và hướng dẫn, giúp đỡ trẻ.
+ Kết thúc: Nhận xét sản phẩm của trẻ.
II. Đánh giá cuối ngày
1. Sức khỏe: ...
........................
2. Kiến thức - Kỹ năng: .........................................................................................
....
3. Thái độ và hành vi: ........
....
4. Lưu ý và đề xuất: .......
Thứ 5 ngày 16 tháng 1 năm 2014
I. Hoạt động học:
Tiết: PTNN – LQCC
Đề tài: Truyện:" Bánh chưng, bánh dày" 
1. Mục đích yêu cầu: 
- Trẻ nhớ tên truyện, tên các nhân vật trong truyện. Hiểu nội dung câu chuyện.
- Rèn kỹ năng ghi nhớ, chú ý.
- Phát triển trí nhớ, ngôn ngữ.
- Trẻ yêu quý các truyền thống của dân tôc.
2. Chuẩn bị:
Tranh truyện, tranh gia đình chuẩn bị đón tết, 10 miếng xốp vuông, lá dong, dây chun, đất nặn trắng, xắc xô, 1 số đồ chơi
3. Pp – bp: Trực quan, luyện tập.
4. Tiến hành:
Cả lớp hát bài: "Bánh chưng xanh". Cho trẻ xem tranh gia đình chuẩn bị đón tết và đàm thoại về nội dung bức tranh.
Cô giới thiệu truyện.
+ Cô kể lần 1: diễn cảm
+ Cô kể lần 2: kèm theo tranh minh họa
+ Đàm thoại trích dẫn
Cô vừa kể chuyện gì?
Trong truyện có những ai?
Hoàng tử Lang Liêu là người như thế nào?
Các hoàng tử đã làm gì để tìm lễ vật dâng vua? Hoàng tử Lang Liêu đã suy nghĩ như thế nào?
Lang Liêu đã làm gì để có lễ vật dâng vua?
Vua Hùng đã dặt tên cho hai thứ bánh là gì?
Cô kể theo bộ tranh rời.
Trò chơi: Thi nặn bánh giay, gói bánh chưng
* Kết thúc: Cô cùng trẻ bày cỗ đón tết 
II. Đánh giá cuối ngày
1. Sức khỏe: ...
........................
2. Kiến thức - Kỹ năng: .........................................................................................
....
3. Thái độ và hành vi: ........
....
4. Lưu ý và đề xuất: .......
Thứ 6 ngày 17 tháng 1 năm 2014
I. Hoạt động học: 
Tiết 1: PTTC – Thể Dục
Đề tài: Nhảy xa 50 cm.
1. Mục đích yêu cầu:
- Phát triển sức mạnh của chân, mạnh dạn tự tin khi bật.
2. Chuẩn bị:
Kẻ sân tập, dây cờ để chơi trò chơi kéo co.
3. Tiến hành
- Trao đổi với trẻ về cuộc thi nhảy xa, đó là một trong những trò chơi ở làng quê mỗi dịp tết đến xuân về, cuộc thi nhảy xa xem ai sẽ nhảy xa hơn, thi kéo co xem đội nào thắng cuộc.
- Khởi động: Cho trẻ đi, chạy, đi kiễng chân, đi, chạy thay đổi hướng. Đứng thành hàng ngang theo tổ.
- Trọng động:
+ Bài tập phát triển chung
Động tác tay: Hai tay sang ngang, đua hai tay về phái trước, vỗ tay.
Động tác chân: Hai tay chống hông, chân phải, chân trái lần lượt co.
Động tác lưng: Hai tay chống hông, cúi người về trước, ưỡn người về sau.
Động tác nhảy: Nhay sang hai bên.
+ Vận động cơ bản
Cho trẻ đứng thành 2 hàng ngang đối diện.
Cho từng nhóm 4 đến 6 trẻ ở 2 hàng ra đứng trước vạch kẻ.
Mời 3 đến 4 trẻ nêu và thực hiện thử động tác.
Cô làm mẫu lần 1 không giải thích, lần 2 giải thích: "Chân đững tự nhiên, mũi chân sát vạch kẻ, 2 tay đưa ra phía trước lăng nhẹ xuống dưới, ra sau đồng thời khuỵu gối, hơi ngả người về trước, nhún bật qua 2 vạch kẻ (0,5 m). Khi chạm đất, gối hơi khuỵu, tay đưa trước để giữ thăng bằng. Sau đó đi đến vạch tiếp theo, thực hiện như trên rồi đi về cuối hàng. "
Cho trẻ thực hiện 3 đến 4 lần. Nhắc trẻ bật qua 2 vạch kẻ, thi đua xem ai bật xa hơn, không chạm vạch
+ Trò chơi
Cho trẻ đứng thành 2 hàng dọc, chơi kéo co 4 lần
+ Hồi tĩnh: Đi nhẹ nhàng 1, 2 phút.
Tiết 2: PTNT – LQVT
Đề tài: Nhận biết mục đích phép đo. 
1. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ nhận biết mục đích của phép đo, biểu diển độ dài củ kích thước một đối tượng qua độ dài của một vật chọn làm đơn vị đo.
2. Chuẩn bị:
- Mỗi trẻ 10 hình chữ nhật bằng nhau, 3 băng giấy khác màu có kích thước khác nhau( gấp 4,5,6 lần kích thước hình chữ nhật).
- Chữ số 1- 10, băng giấy dài ngắn dán dây xúc xích, các hợp bánh mứt có kích thước kh

File đính kèm:

  • docGiao an Chu de Tet va mua xuan khoi la.doc
Giáo Án Liên Quan