Giáo án mầm non lớp chồi - Chủ đề: Trường mầm non - Chủ đề nhánh: Trường mầm non của bé

 A-HOẠT ĐỘNG SÁNG TRONG TUẦN

 I. ĐÓN TRẺ:

 - Cô đến sớm mở cửa thông thoáng phòng học.

 - Chuẩn bị đồ chơi cho trẻ chơi.

 - Nghe nhạc thiếu nhi

 - Đón trẻ với thái độ vui vẻ niềm nở

 -Nhắc nhở trẻ chào cha mẹ, chào cô giáo và cất đồ dùng cá nhân vào đúng nơi

II. ĐIỂM DANH:

 - Cô gọi tên trẻ theo sổ chấm công cho những trẻ đi học.

III. HỌP MẶT ĐẦU TUẦN:

I. MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU:

a. Kiến thức:

 - Trẻ biết che miệng khi ho ,khi ngáp ,hắt hơi

 -Có ý thức giữ gìn quần áo gọn gàng ,sạch sẽ

 - Trẻ biết cuộc sống của trẻ ở trường mầm non, biết cô giáo của mình tên là gì , tên các bạn cùng lớp

b. Kỹ năng:

 - Trẻ có ý thức gọn gàng ,giữ gìn vệ sinh .

 - Trẻ biết giữ gìn vệ sinh trường lớp

c. Thái độ:

 - Trẻ có ý thức trong khi trò truyện .

 - Trẻ yêu quý cô giáo ,đoàn kết với bạn bè

 

doc6 trang | Chia sẻ: trunghieu02 | Lượt xem: 1225 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp chồi - Chủ đề: Trường mầm non - Chủ đề nhánh: Trường mầm non của bé, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 2 : CHỦ ĐỀ : TRƯỜNG MẦM NON
Chủ đề nhánh : Trường mầm non của bé
Thời gian :28/9- 02/10 / 2015
Tuần : 4
 Thứ 2 ngày 28 tháng 09 năm 2015
Ngày soạn: 20 / 09 / 2015
Ngày giảng:28 / 09/ 2015
 A-HOẠT ĐỘNG SÁNG TRONG TUẦN
 I. ĐÓN TRẺ:
 - Cô đến sớm mở cửa thông thoáng phòng học.
 - Chuẩn bị đồ chơi cho trẻ chơi.
 - Nghe nhạc thiếu nhi 
 - Đón trẻ với thái độ vui vẻ niềm nở
 -Nhắc nhở trẻ chào cha mẹ, chào cô giáo và cất đồ dùng cá nhân vào đúng nơi
II. ĐIỂM DANH:
 - Cô gọi tên trẻ theo sổ chấm công cho những trẻ đi học.
III. HỌP MẶT ĐẦU TUẦN: 
I. MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU:
a. Kiến thức: 	
 - Trẻ biết che miệng khi ho ,khi ngáp ,hắt hơi 
 -Có ý thức giữ gìn quần áo gọn gàng ,sạch sẽ 
 - Trẻ biết cuộc sống của trẻ ở trường mầm non, biết cô giáo của mình tên là gì , tên các bạn cùng lớp 
b. Kỹ năng:
 - Trẻ có ý thức gọn gàng ,giữ gìn vệ sinh .
 - Trẻ biết giữ gìn vệ sinh trường lớp 
c. Thái độ:	 
 - Trẻ có ý thức trong khi trò truyện .
 - Trẻ yêu quý cô giáo ,đoàn kết với bạn bè
IV.Thể dục sáng trong tuần
1 .Mục đích yêu cầu
-Trẻ tập đúng động tác thể dục 
2. Chuẩn bị 
- Sân bãi bằng phẳng 
- Cháu , cô , trang phục gọn gàng 
3. Cách tiến hành 
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Hoạt động 1: Đoàn tàu của bé: 
- Cho trẻ làm đoàn tàu di vòng tròn kết hợp đi các kiểu, chạy các kiểu. Sau đó xếp hàng theo tổ, dãn cách đều.
* Hoạt động 2: Bé tập thể dục: 
- Cô cho trẻ tập các động tác theo lời bài thơ: “Dậy sớm tập thể dục” hai lần:
+ “Sáng dậy sớm”: Hai tay giơ cao trên đầu, lòng bàn tay úp vào nhau.
+ “Tập thể thao”: Hai tay gập, bàn tay úp vào vai.
+ “Da hồng hào”: Hai tay chỉ vào má.
+ “Người khỏe mạnh”: Hai tay chống hông.
+ “Học tính tốt”: Giơ tay phải lên cao, tay trái chống hông.
+ “Giúp nước nhà”: Giơ nốt tay trái lên cao.
+ “Dang tay ra”: Hai tay dang ngang.
+ “Cúi người xuống”: Cúi người, hai tay chạm chân.
+ “Thẳng người lên”: Thẳng người lên hai tay buông xuôi.
+ “Làm như thế này cho người khỏe mạnh”: Hai tay xoay vòng trước ngực, chân giậm tại chỗ.
- Cô bao quát, động viên trẻ.
- Cho trẻ chơi trò chơi: Con muỗi.
* Hoạt động 3 : Bé cùng đi nhẹ :
- Cho trẻ đi nhẹ nhàng quanh lớp.
- Trẻ khởi động theo sự hướng dẫn của cô
- Trẻ vừa đọc thơ vừa tập thể dục
- Trẻ tập
- Trẻ tập
- Trẻ tập
- Trẻ chơi trò chơi.
- Trẻ cùng đi nhẹ.
B. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
 LVPT: NHẬN THỨC
HOẠT ĐỘNG : KHÁM PHÁ CHỦ ĐỀ 
TÊN ĐỀ TÀI :LÀM QUEN MỘT SỐ ĐỒ DÙNG CỦA LỚP 
I.MỤC ĐÍCH YÊU C ẦU 
1. Kiến thức: 
- Trẻ 4 tuổi : Trẻ được làm quen một số đồ dùng đồ chơi của lớp ,nhó được tên đồ dùng đồ chơi .
- Trẻ 4 tuổi :. Trẻ biết tên gọi ,đặc điểm màu sắc công dụng của đồ dùng đồ chơi 
- Trẻ 5 tuổi : Trẻ biết tên gọi ,màu sắc , chất liệu công dụng của đồ chơi .
 2. Kỹ năng 
- Trẻ 4 tuổi : Rèn cho trẻ kỹ năng quan sát 
- Trẻ 4 tuổi :Trẻ phân biệt têm ,màu sắc của đồ dùng đồ chơi 
- Trẻ 5 tuổi : Trẻ có kỹ năng quan sát ghi nhớ ,phân loại đồ dùng đồ chơi .
3 . Ngôn ngữ : Trẻ trả lời câu hỏi của cô 
4. Giáo dục- Trẻ có ý thức giữ gìn, bảo vệ đồ dùng, đồ chơi, đoàn kết giúp đỡ 
 nhau cùng học tập
II. CHUẨN BỊ: 
1. Địa điểm: - Trong lớp học.
2. Đồ dùng: - Một số đồ dùng, đồ chơi trong trường mầm non.
3. tiếng việt: cái bút, cái khăn, vòng thể dục
4. NDTH: - Âm nhạc: ''Trường chúng cháu là trường mầm non''
III. TIẾN HÀNH
Phương pháp của cô
Hoạt động của trẻ
*Hoạt động 1: ''Vui văn nghệ''
- Cô và trẻ cùng hát bài ''Trường chúng cháu đây là trường mầm non''
+ Các con vừa hát bài gì ?
+ Đến lớp các con thấy lớp mình có những gì ?
+ Các con có yêu trường, lớp của mình không ?
+ Thế các con đang học ở điểm trường gì đây ?
- Đến lớp có rất nhiều đồ dùng, đồ chơi phải không nào, bây giờ cô và các con hãy cùng khám phá các đặc điểm của một số đồ chơi trong lớp học nhé.
*Hoạt động 2: ''Cùng khám phá''
 - Cô cho trẻ quan sát chiếc vòng thể dục.
+ đây là cái gì ?
+ Cho trẻ gọi tên 1 - 2 lần.
+ Chiếc vòng có màu gì ?
+ Chiếc vòng dùng để làm gì nhỉ ?
+ Chiếc vòng được làm bằng chất liệu gì ?
+ Vòng thể dục có dạng hình gì ?
=> Chốt: Đây là chiếc vòng thể dục có màu xanh được làm bằng chất liệu nhựa dùng để học thể dục hàng ngày.
+ Cho trẻ quan sát chiếc khăn.
- Hàng ngày để có gương mặt sạch sẽ thì chúng mình cần có đồ dùng gì ?
+ Các cháu quan sát xem cô có có gì đây ?
đây là cái gì?
- Cho trẻ gọi tên.
+ Chiếc khăn có màu gì ? 
+ Dùng để làm gì ?
+ Được làm bằng gì ?
+ Khi dùng làm thế nào ?
+ Dùng song chúng mình phải cất vào đâu ?
=> Cô chốt lại.
- Quan sát Cái bút , cái ghế tương tự.
=> Tất cả những đồ dùng, đồ chơi cô vừa cho các con quan sát đều để phục vụ cho các con chơi và học chúng được làm từ những chất liệu khác nhau rất là đẹp đấy.
+ Mở rộng: Ngoài những đồ dùng, đồ chơi các con vừa được quan sát ra bạn nào kể cho cô nghe xem lớp mình còn có những đồ dùng, đồ chơi gì nữa ?
- Hỏi tên bài.
- Giáo dục: Các con ạ tất cả những đồ dùng, đồ chơi mà hôm nay cô cháu mình vừa khám phá đều để phục vụ cho chúng ta vừa học vừa chơi. Vì vậy các con phải biết giữ gìn và bảo vệ đồ dùng đồ chơi nhé.
*Hoạt động 3: ''Bé tập làm hoạ sĩ''
 - Cho trẻ về góc học tập nặn những đồ dùng, đồ chơi mà trẻ thích.
- Các con hãy nặn những đồ dùng thật đẹp để tăngh cho bạn búp bê nhé.
- Kết thúc giờ học.
- Trẻ hát.
- Trẻ trả lời.
- Có nhiều đồ dùng, đồ chơi.
- Điểm Trường mùa lệnh
- Lắng nghe.
- Chiếc vòng thể dục.
- Trẻ phát âm.
- Màu xanh.
- Tập thể dục.
- Làm bằng nhựa.
- Hình tròn.
- Trả lời cô.
- Chiếc khăn.
- Màu vàng.
- Trẻ trả lờì
- Trẻ trả lời.
- Trẻ kể.
- Trẻ trả lời.
- Lắng nghe.
- Bé làm hoạ sĩ.
C. Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe: 
- + Nhắc trẻ biết măc quần áo sạch sẽ, phù hợp với thời tiết
+ Có ý thức đi vệ sinh đúng nơi quy định.
D: HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
QUAN SÁT : CÂY CẢNH 
TCVĐ: MÈO ĐUỔI CHUỘT
CHƠI TỰ DO THEO CHỦ ĐIỂM
I.Mục đích yêu cầu:
- Trẻ nêu tên, các đặc điểm của cây, ích lợi của cây với môi trường xung quanh, và con người.
- Trẻ hứng thú chơi trò chơi 
- Chơi tự do nhẹ nhàng cẩn thận.
II. Chuẩn bị: 
- Địa điểm cho trẻ quan sát và sân chơi để cho trẻ chơi trò chơi. 
III. Tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
*Hoạt động 1 :. Trước khi hoạt động 
- Cô giới thiệu nội dung buổi hoạt động ngoài trời:
 HĐCMĐ: Quan sát cây cảnh 
 TCVĐ: Kéo co
 Chơi tự do: Đu quay cầu trượt
- Dặn dò trẻ trong khi đi hoạt động phải đi theo hàng chú ý quan sát nghe lời cô giáo. Khi chơi trò chơi phải nhẹ nhàng cẩn thận
*Hoạt động 2 :. Trong khi hoạt động
* Quan sát cây cảnh 
- Cô dẫn trẻ đi dạo chơi ra sân trường cho trẻ quan sát ngắm nhìn nói nói tên cây, đặc điểm của cây : 
+ Cây gì đây ? 
+ Cây có bộ phận gì ?
=> Cô chốt lại
+ Cây có ích lợi gì đối với môi trường ?
+ Với con người cây đem ích lợi gì ?
=> Cô khái quát lại
- Cô cho nhiều trẻ kể, trẻ nêu những gì trẻ quan sát được. Nếu trẻ không nêu được thì cô gợi ý cho trẻ để trẻ nêu.
- Sau đó chốt lại lời của trẻ.
- Hỏi trẻ có yêu cây không ? Yêu phải làm gì ? 
- Cho trẻ hát bài: Em yêu cây xanh
*TCVĐ:Kéo co
- Cô giới thiệu trò chơi, cách chơi, luật chơi và cho trẻ chơi
- Cho trẻ chơi 3- 4 lần 
- Động viên khuyến khích trẻ chơi	* Chơi tự do: Đu quay cầu trượt, bập bênh
- Cho trẻ chơi cô bao quát trẻ nhắc trẻ chơi nhẹ nhàng
*Hoạt động 3 : Sau khi hoạt động 
- Cho trẻ về lớp và nhắc lại nội dung buổi hoạt động ngoài trời
+ Hôm nay cô cho lớp mình quan sát gì ?
- Cô nhận xét chung
- Trẻ lắng nghe
- Cây cảnh 
- Thân, cành, lá
- Trẻ hát
- Trẻ chơi 
- Trẻ chơi tư do
- Quan sát trường mầm non
E.HOẠT ĐỘNG GÓC 
- Góc học tập : xem tranh ảnh trường mầm non
- Góc xây dựng : Lắp ghép đồ chơi 
- Góc nghệ thuật ; hát múa theo chủ đề
1. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết giao tiếp với nhau,biết thỏa thuận trong khi chơi.
- Trẻ biết chơi đoàn kết với bạn
- Trẻ biết lắp ghép đồ chơi.
 - Trẻ chú ý lắng nghe, có sự sáng tạo.Có khả năng ghi nhớ tốt.
- Rèn luyện kỹ năng múa hát cho trẻ. 
- Cung cấp vốn từ cho trẻ.
- Trẻ biết nghe lời cô giáo,đoàn kết với các bạn để thực hiện được yêu cầu của cô.
- Trẻ biết múa hát theo ý thích.
2. Chuẩn bị :
- Góc XD-LG: Cô chuẩn bị các bộ đồ chơi lắp ghép để trẻ ghép
- Góc nghệ thuật : 
-Góc học tập; cô chuẩn bị tranh ảnh về trường mầm non
3. Cách tiến hành : 
* Hoạt động 1: Trước khi hoạt động :
- Cô giáo giới thiệu nội dung của giờ hoạt động,phổ biến nội dung ở từng góc chơi.
- Cô và trẻ thỏa thuận với nhau để nhận vai chơi, phân nhóm chơi,bầu nhóm trưởng,cô hướng dẫn trẻ cách tự lấy đồ dùng đồ chơi. Hướng dẫn cho trẻ về các góc chơi của mình đã nhận,đã được phân.
* Hoạt động 2: Trong khi hoạt động :
- Cô cho trẻ đi về các góc chơi,cho trẻ ở từng góc lấy đồ dùng,đồ chơi ra cùng thực hiện với các bạn cùng nhóm.
- Khi trẻ hoạt dộng cô đi quan sát từng nhóm, nếu trẻ nào chưa thực hiện được vai của mình cô hướng dẫn lại cho trẻ,cô có thể nhập vai chơi cùng trẻ.
- Cô có hướng dẫn trẻ liên kết các nhóm chơi với nhau.
* Hoạt động 3: Sau khi hoạt động :
- Cô cho tập chung trẻ lại từng góc gợi ý cho trẻ nhận xét.
- Sau đó cô nhận xét,tuyên dương,khen ngợi,giáo dục trẻ.
- Cô cho hướng dẫn trẻ thu dọn đồ dùng,đồ chơi vào đúng nơi quy định.
 B. HOẠT ĐỘNG CHIỀU : 
 1.Đón trẻ
2.Hoạt động tự chọn
 3. Trò chuyện với trẻ: 
- Hôm nay các cháu ăn cơm có ngon miệng không ?
- Các cháu ăn những món gì ?
-món ăn có ngon không ?

File đính kèm:

  • docchu_diem_truong_mam_non.doc
Giáo Án Liên Quan