Giáo án mầm non lớp Chồi - Chủ điểm: Gia đình - Chủ đề: Bé và họ hàng của bé

A. ĐÓN TRẺ - ĐIỂM DANH - TRÒ CHUYỆN ĐẦÙ TUẦN

1. Đón trẻ

- cô đến sớm 15 phút mở cửa và quét dọn vệ sinh phòng nhóm sạch sẽ, thoáng mát.

- Cô đón trẻ với thái độ vui vẻ, tạo không khí thoải mái, trẻ hứng thú đi học.

- Cô nhắc trẻ chào bố mẹ, cô giáo và cài ký hiệu, cất đồ dùng cá nhân vào nơi quy định.

- Cô trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khoẻ và học tập của trẻ.

2. Hoạt động tự chọn

- Cô dạy trẻ lễ giáo biết chào hỏi ông bà, bố mẹ, cô giáo và mọi ngư¬ời xung quanh. Trẻ biết kính trọng, lễ phép với ng¬ười lớn tuổi.

- Cô trò chuyện cùng trẻ về gia đình

- Cô gợi ý, hư¬¬ớng trẻ vào các góc chơi Và cho trẻ tự lấy đồ chơi ra chơi.

- Cô dạy trẻ giữ gìn và bảo vệ đồ dùng trong gia đình, biết sắp xếp ngăn nắp gọn gàng.

 

doc17 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 1785 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp Chồi - Chủ điểm: Gia đình - Chủ đề: Bé và họ hàng của bé, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 9
CHỦ ĐIỂM: GIA ĐÌNH (4 TUẦN )
CHỦ ĐỀ: BÉ VÀ HỌ HÀNG CỦA BÉ
Ngày soạn: 09/10/2015
Ngày dạy: Thứ 2 ngày 11/10/2015
A. ĐÓN TRẺ - ĐIỂM DANH - TRÒ CHUYỆN ĐẦÙ TUẦN 
1. Đón trẻ 
- cô đến sớm 15 phút mở cửa và quét dọn vệ sinh phòng nhóm sạch sẽ, thoáng mát.
- Cô đón trẻ với thái độ vui vẻ, tạo không khí thoải mái, trẻ hứng thú đi học. 
- Cô nhắc trẻ chào bố mẹ, cô giáo và cài ký hiệu, cất đồ dùng cá nhân vào nơi quy định.
- Cô trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khoẻ và học tập của trẻ. 
2. Hoạt động tự chọn 
- Cô dạy trẻ lễ giáo biết chào hỏi ông bà, bố mẹ, cô giáo và mọi người xung quanh. Trẻ biết kính trọng, lễ phép với người lớn tuổi. 
- Cô trò chuyện cùng trẻ về gia đình
- Cô gợi ý, hướng trẻ vào các góc chơi Và cho trẻ tự lấy đồ chơi ra chơi.
- Cô dạy trẻ giữ gìn và bảo vệ đồ dùng trong gia đình, biết sắp xếp ngăn nắp gọn gàng. 
3. Điểm danh - báo ăn 
 Cô gọi tên trẻ – Chấm cơm – Báo ăn
4. Họp mặt đầu tuần 
- Bắt nhịp cho trẻ hát bài: “ Ba ngọn nến lung linh ” 
- Cô trò chuyện với trẻ về 2 ngày nghỉ ở nhà, trẻ được gia đình cho đi chơi những đâu, trẻ giúp đỡ bố mẹ những việc gì ? 
+ Trong gia đình con có nhiều anh em họ hàng không ? 
+ Em của bố con gọi là gì ?
+ ai sinh ra bố con ? Ai sinh ra mẹ con ?
- Qua buổi trò chuyện giáo dục trẻ biết yêu quý kính trọng các anh em họ hàng trong gia đình .
b. HOẠT ĐỘNG CHUNG 
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
Hoạt động: Thể dục
Đề tài: Bé ném xa bằng một tay - Chạy nhanh 10m
I. Mục đích, yêu cầu 
 1. Kiến thức 
- Trẻ biết cách đứng chân trước chân sau, cầm túi cát đưa tay từ trước xuống dưới lên cao và ném ở đi xa ở điểm đưa tay cao nhất, biết chạy thẳng hướng về phía đích theo hiệu lệnh của cô. 
- Hiểu biết thêm một số từ mới
 2. Kỹ năng 
- Rèn luyện kỹ năng ném và kĩ năng định hướng cho trẻ 
 3. Giáo dục 
- Trẻ yêu thích thể dục thể thao. Giáo dục trẻ có tính mạnh dạn, tự tin, có ý thức tổ chức trong khi học cũng như khi chơi.
II. Chuẩn bị 
 - Địa điểm
+ Sân tậi rộng rãi thoáng mát
- Đồ dùng của cô
+ Giáo án
+ Túi cát (10-12 túi), đích để chạy 
+ Trang phục của cô gọn gàng, dễ tập 
- Đồ dùng của trẻ
+ Như cô đã chuẩn bị
+ Trang phục của trẻ gọn gàng, dễ tập 
- Phương tiện dạy học 
	+ Phương pháp dùng lời và đồ dùng trực quan
* NDTH : ÂN + Hát: “ Chú gà trống gọi ”
III . Tiến hành
 Phương pháp của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Bé ca hát
- Cho trẻ cùng hát bài hát “Chú gà trống gọi”
- Trò chuyện với trẻ về việc dậy sớm luyện tập thể dục giúp cho cơ thể khỏe mạnh,phát triển hài hòa,cân đối.
2. Hoạt động 2: Bé cùng làm đoàn tàu
* Cho trẻ thực hiện Các kiểu đi
- Cho trẻ đi theo cô kết hợp đi các kiểu đi thể dục (Đi bằng mũi chân, đi bằng gót chân), xen kẽ với đi thường, chạy chậm,chạy nhanh, đi thường rồi về hàng theo tổ
Bài tập đội hình và đội ngũ
- Cô hô cho trẻ chỉnh đốn hàng, dãn cách đều.
- Sau đó hô cho trẻ quay về các phía: Bên phải, bên trái, đằng sau.
3. Hoạt động 3 : Bé tập thể dục 
 - Cho trẻ tập các động tác thể dục theo lời bài hát “ Thật đáng yêu”. 
- Động tác tay: 2 tay đưa ra trước rồi lên cao.
- Động tác chân 1: ngồi khuỵu gối: ngồi xổm đứng lên liên tục .
- Động tác bụng1: Đứng quay người sang 2 bên 
- Động tác bật: Bật tại chỗ. 
4. Hoạt động 4: Bé thi tài ném xa 1 tay và chạy nhanh
- Các bé nhìn xem cô có gì đây? (túi cát)
- Cô giới thiệu tên bài: “ Ném xa 1 tay và chạy nhanh 10m ”
+ Cô tập mẫu lần 1 (không phân tích động tác)
+ Cô tập mẫu lần 2 (Kết hợp phân tích động tác)
TTCB: Cô đứng chân trước chân sau. tay cầm túi cát ( cùng phía với chân sau) Khi có hiệu lệnh "Ném" cô đưa tay từ trước xuống dưới lên cao và ném ở đi xa ở điểm đưa tay cao nhất, sau đó cô nhằn thẳng hướng đích và thật nhanh . sau đó cô nhẹ nhàng quay về nhặt túi cát cất vào nơi quy định và đi về chỗ.
- Cho 1 trẻ khá lên tập.
- Sau đó cho lần lượt 2 trẻ lên tập. Trong khi trẻ tập cô chú ý quan sát, nhắc nhở động viên trẻ đưa tay từ trước ra sau rồi ném ở điểm cao nhất và chú ý sửa sai cho trẻ 
- Cô hỏi trẻ vừa cùng nhau làm gì?.
- Cô tổ chức cho 2 đội thi đua với nhau.
- Cho 1 trẻ khá thể hiện lại.
- Cô hỏi trẻ tên bài tập và nhận xét trẻ qua giờ học , tuyên dương những trẻ thực hiện tốt, động viên những trẻ chưa thực hiện được lần sau cố gắng
Hoạt động 5: Bé cùng đi dạo
- Cho trẻ đi nhẹ nhàng cùng cô 1-2 vòng.
* Kết thúc: Cho trẻ ra ngoài vừơn ngắm hoa.
- Cả lớp hát cùng cô và trò chuyện về chủ điểm
- Trẻ đi theo hiệu lệnh của cô
- Trẻ về 2 hàng dọc
- Trẻ chỉnh đốn hàng và quay theo hiệu lệnh của cô.
- Trẻ tập cùng cô 4 lần X 4 N. 
- Trẻ tập cùng cô 6 lần X 4 N. 
- Trẻ tập cùng cô 4 lần X 4 N. 
- Trẻ tập cùng cô 4 lần X 4 N. 
- Trẻ cùng trả lời
- Trẻ quan sát cô tập mẫu
- Chăm chú xem cô tập, lắng nghe cô phân tích động tác
- 1 trẻ khá lên tập
- 2 trẻ tập/ lần
- Trẻ trả lời câu hỏi
- 2 đội thi đua với nhau
- 1 trẻ khá lên thực hiện
- Lắng nghe
- Trẻ đi nhẹ nhàng cùng cô
Trẻ ra ngoài
C. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI 
1. Hoạt động có chủ đích 
- Quan sát các kiểu nhà xung quanh trường
- Thăm quan mô hình gia đình búp bê 
2. Trò chơi dân gian: “ bịt mắt bắt dê ”
3. Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoài trời 
I. Mục đích, yêu cầu
- Trẻ gọi tên, nhận biết phân biệt các kiểu nhà khác nhau: Nhà 1 tầng, nhà cao tầng, nhà ngói...
- Biết một số nghề làm nên ngôi nhà
- Phát triển khả năng quan sát, nhận biết cho trẻ.
- Cô chức cho trẻ đi thăm quan mô hình gia đình búp bê cùng trò chuyện tìm hiểu về gia đình búp bê.
- Qua trò chơi dân gian rèn cho trẻ phản xạ nhanh nhẹn, khéo léo
- Giáo dục trẻ yêu quý giữ gìn các đồ dùng trong gia đình
II. Chuẩn bị 
- Địa điểm cho trẻ đến quan sát.
- Một số câu hỏi gợi mở của cô
- Mô hình gia đình búp bê.
- 1 cái khăn tay để bịt mắt trẻ.
III. Tiến hành 
1. Hoạt động 1: Hoạt động có chủ đích
* Quan sát các kiểu nhà xung quanh.
 - Cô cho trẻ đi dạo quan sát các kiểu nhà xung quanh trường, đặt một số câu hỏi gợi mở hướng trẻ quan sát gọi tên và nhận xét đặc điểm của các kiểu nhà: Nhà 1 tầng, nhà 2 tầng, nhà ngói...Có những đặc điểm gì giống và khác nhau...- Cùng trẻ trò chuyện về một số nghề làm nên ngôi nhà. Giáo dục trẻ yêu quý, bảo vệ ngôi nhà mình ở
 * Thăm quan mô hình gia đình búp bê.
 - Cô cho trẻ đi thăm quan mô hình gia đình búp bê và trò chuyện về gia đình nhà búp bê, và một số đồ dùng trong gia đình nhà búp bê.
 - Qua đó giáo dục trẻ kính trọng yêu quý các thành viên trong gia đình, giữ gìn và bảo vệ đồ dùng trong gia đình
2. Hoạt động 2: Trò chơi dân gian 
* TC: Bịt mắt bắt dê 
- Cô giới thiệu tên trò chơi
- Cô phổ biến luật chơi cách chơi
+ Luật chơi: Cháu làm dê phải kêu “be, be, be” để cho bạn bắt dê định hướng.
+ Cách chơi: Cho cả lớp đứng thành vòng tròn. Mỗi lần chơi chọn hai trẻ, 1 trẻ làm “dê”, 1 trẻ làm ngưới bắt ”dê”. Cô bịt mắt hai trẻ lại. Khi chơi, cả 2 trẻ cùng bò trong vòng tròn. Trẻ làm ”dê” vừa bò vừa kêu “be, be, be”, còn trẻ kia phải chú ý lắng nghe để tìm bắt được “con dê”. Nếu trẻ bắt được dê là thắng cuộc. Trò chơi tiếp 
3. Hoạt động 3: Chơi tự do
* Chơi với đồ chơi ngoài trời 
- Cô bao quát trẻ chơi.
D. HOẠT ĐỘNG GÓC
1. Góc phân vai: Cửa hàng bách hóa - Nấu ăn.
2. Góc xây dựng: Xây dựng lắp ghép các kiểu nhà - Xây vườn cây ăn quả.
3. Góc học tập: Nặn một số đồ dùng trong gia đình - Vẽ người thân trong gia đình
4. Góc nghệ thuật: Biểu diễn các bài hát về gia đình. 
I. Mục đích, yêu cầu 
- Biết phản ánh đúng công việc của người bán hàng và mua hàng, biết tỏ thái độ: Tôn trọng lẫn nhau, lịch sự, niềm nở. 
 - Phản ánh vai chơi nấu và chế biến các món ăn có đủ chất dinh dưỡng mà trong gia đình thường nấu cho trẻ ăn...
 - Trẻ biết dùng các nguyên vật liệu khác nhau để xây dựng lắp ghép các kiểu nhà, biết bố cục công trình đẹp, hợp lý.
 - Trẻ biết dùng các nguyên vật liệu khác nhau để xây dựng dược vườn cây ăn quả. 
 - Biết sử dụng các kỹ năng đã học để nặn một số đồ dùng trong gia đình.
 - Dùng các kỹ năng dã học đơn giản để vẽ được người thân trong gia đình.
 - Trẻ thuộc các bài hát múa trong chủ điểm. hào hứng tự tin khi lên biểu diễn.
 - Biết đoàn kết và giúp đỡ nhau trong khi chơi.
II. Chuẩn bị 
- bộ đồ chơi bán hàng.
- Bộ đồ chơi nấu ăn, rau, củ, quả...quần áo, giầy dép, khăn, mũ, bộ đồ xây dựng, âm nhạc... 
- Bộ đồ xây dựng, lắp ghép và một số đồ dùng, đồ chơi, cây xanh, cây ăn quả... 
- Đất nặn, bảng con cho trẻ.
- Giấy vẽ, xáp màu. 
- Một số đạo cụ âm nhạc: Xắc xô, phách trẻ...
III. Tiến hành
1. Hoạt động 1: Gây hứng thú
- Cho trẻ hát bài: “ Nhà của tôi 
- Trò chuyện với trẻ về gia đình trẻ có bao nhiêu người, gồm những ai? 
2. Hoạt động 2: Bé cùng chơi
a. Thoả thuận trước khi chơi
- Cô giới thiệu lần lượt các góc chơi và tên trò chơi của mỗi góc
- Giới thiệu đến góc nào cô gợi hỏi đẻ trẻ tự nói cách chơi của góc đó
- Cho trẻ tự nhận vai chơi, phân nhóm trưởng và lên lấy ký hiệu về góc chơi của mình 
b. Thực hiện quá trình chơi 
- Trẻ chơi ở các góc mình đã chọ
- Cô bao quát các góc chơi, hướng dẫn, gợi hỏi 
+ Các con đang chơi ở góc nào?
+ Chơi gì?
+ Chơi như thế nào?...và chơi cùng trẻ giúp trẻ phản ánh đúng vai chơi.
- Động viên trẻ biết giúp đỡ nhau trong khi chơi và biết liên kết các nhóm chơi với nhau.
- Cuối giờ cô tổ chức cho các nhóm đi thăm quan góc xây dựng, nghe nhóm trưởng nhóm đó giới thiệu về công trình của nhóm mình.
c. Nhận xét giờ chơi
- Cô nhận xét chung, động viên khen trẻ
- Tổ chức 1 - 2 tiết mục biểu diễn văn nghệ - Cho trẻ cất đồ dùng, đồ chơi vào nơi quy định
E. VỆ SINH - ĂN TRƯA - NGỦ TRƯA
1. Vệ sinh
- Nhắc trẻ đi rửa tay sạch sẽ trước khi ăn.
2. Ăn trưa
- Cô giới thiệu các món ăn, chia cơm cho từng trẻ. Trong quá trình ăn nhắc trẻ ăn gọn gàng, không làm rơi vãi, không nói chuyện gây mất vệ sinh...Động viên trẻ ăn hết xuất.
- Trẻ ăn xong cho trẻ đi làm vệ sinh sạch sẽ chuẩn bị vào ngủ trưa.
3. Ngủ trưa 
- Cô chải sẵn chiếu, gối cho trẻ. Nhắc trẻ nằm ngay ngắn không nói chuyện trong giờ ngủ trưa. 
- Cô kiểm tra trước khi trẻ vào ngủ xem trẻ có mang theo vật dụng hoặc đồ chơi gì hay không?
- Trong khi trẻ ngủ cô bao quát trẻ, tạo cho trẻ có cảm giác ngủ an toàn giúp trẻ ngủ ngon, sâu giấc.
Ngày soạn: 09/10/2015
Ngày dạy: Thứ 3 ngày 12/10/2015
A. ĐÓN TRẺ – ĐIỂM DANH – THỂ DỤC SÁNG
- Thực hiện tương tự như thứ 2 
B. HOẠT ĐỘNG CHUNG
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
C.LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
Hoạt động: Trò chơi đóng kịch
Đề tài: Truyện cây khế
I . Yêu cầu 
1. Kiến thức 
- Trẻ nhớ tên truyện, tên tác giả, nhớ tên các nhân vật trong truyện. Phân biệt tính cách của từng nhân vật. Trẻ tập kể và đóng kịch theo sự gợi ý của cô. 
- Nói rõ ràng, trả lời đầy đủ các câu hỏi của cô 
 2. Kỹ năng 
- Rèn kỹ năng quan sát, chú ý ghi nhớ có chủ định. 
 3. Giáo dục 
- Giáo dục trẻ biết yêu thương, kính trọng ông bà, cha mẹ và mọi trong gia đình và người xung quanh. 
II. Chuẩn bị 
1. Đồ dùng cô: Tranh truyện hoặc mô hình “ Cây khế”
2. Đồ dùng của trẻ: Đồ dùng đóng kịch: mũ chim, cây khê, túi ba gang
3. Nội dung tích hợp: Bài hát: “Thiên đàng búp bê”, trò chuyện về người thân trong gia đình trẻ	
 Câu đố về quả 
III. Hướng dẫn 
Phương pháp của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt Động 1 
Cô giới thiệu cuộc thi bé yêu tác phẩm văn học 
Giới thiệu ba đội tham gia cuộc thi.
Giới thiệu các phần thi cho các đội tham gia nghe.
2. Hoạt Động 2: bé và tác phẩm văn học
* Giới thiệu câu chuyện “ Cây khế “ của tác giả Kim Tuyến sưu tầm.
+ Cô kể lần 1: kèm hình ảnh minh họa, giới thiệu tên chuyện, tên tác giả.
3. Hoạt động 3: kiến thức văn học
Khi nghe câu hỏi đội nào trả lời nhanh đúng sẽ được một bông hoa
+ Cô vừa kể cho các cháu nghe câu chuyện gì ? của tác giả nào?
+ Trong câu chuyện có những nhận vật nào ?
+ Câu chuyện còn có con gì ?
+ Người em là người như thế nào ? Và người anh là người là người có tốt bụng không ?
+ Khi ra ở riêng người em đã được người anh chia cho những gì ?
+ Khi chim Phượng Hoàng đến ăn khế người em đã nói gì?
+ Chim dặn người em như thế nào ? người em có làm đúng như lời chim dặn không ?
Cô nhận xét lời nói đúng của trẻ và nói cho cho trẻ hiểu về tính cách của người em chăm chỉ, thật thà, tốt bụng.
- Còn người anh thì sao ? khi nghe tin về người em giàu có nhanh chóng và đã có ý định gì?
+ Người anh có nghe lời chim dặn không?
+ Cuối cùng số phận của người anh ra sa0?
Cô nói cho trẻ hiểu về tính cách của người anh và kết cục ra sao.
+ Nội dung câu chuyện như thế nào ? 
* Giảng nội dung: Câu chuyện kể về hai anh em. Người anh rất tham lam độc ác nên đã bị trừng trị, còn người em hiền lành, tốt bụng, chăm chỉ nên được hưởng cuộc sống sung sướng, hạnh phúc.
+ Các cháu ở nhà đã biết giúp đỡ bố mẹ, ông bà chưa?
- Trong câu chuyện các cháu yêu ai nhất?Vì sao?
- Qua câu chuyện tác giả muốn nắc nhở chúng ta điều gì ?
+ Giáo dục: Các cháu phải biết đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ, đùm bọc lẫn nhau. Và biết giúp đỡ bố mẹ những công việc nhỏ vừa sức.
4. Hoạt Động 4 : bé thi tài
Các đội thi đóng kịch tác phẩm cây khế
Nhận xét trao phần thưởng kết thúc cuộc thi.
- Trẻ chú ý lắng nghe cô đọc câu đố.
- Quả khế ạ
- Trẻ trả lời
Các đội trả lời câu hỏi để đạt điểm cao
- các đội nghê câu hỏi và trả lời
đội 1
đội 2
đội 3
- Trẻ nghe cô nhận và khái quát lại ý trẻ.
- Trẻ trả lời.
- Chú ý lắng nghe cô giảng nội dung câu chuyện.
- Trẻ trả lời.
các đội lắng nghe cô giáo dục.
Các đội tham gia phần thi đóng kịch 
C. HOẠT ĐỘNG NGOàI tRỜI 
 1. Hoạt động có chủ đích: Quan sát các kiểu nhà xung quanh trường
 2. Trò chơi dân gian: Bịt mắt bắt dê 
 3. Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoài trời 
- Thực hiện tương tự như thứ 2 
D. HOẠT ĐỘNG GÓC
1. Góc phân vai: Cửa hàng bách hóa.
2. Góc xây dựng: Xây dựng lắp ghép các kiểu nhà.
3. Góc học tập: Nặn một số đồ dùng trong gia đình.
4. Góc nghệ thuật: Biểu diễn các bài hát về gia đình.
 - Thực hiện tương tự như thứ 2 
E. VỆ SINH – ĂN TRƯA – NGỦ TRƯA
Ngày soạn: 11/10/2015
Ngày dạy: Thứ 4 ngày 13/10/2015
A. ĐÓN TRẺ - ĐIỂM DANH - THỂ DỤC SÁNG
- Thực hiện tương tự như thứ 2 
B. HOẠT ĐỘNG CHUNG 
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
Hoạt động: Làm quen với toán
Đề tài: ôn "Bé nhận biết sự giống và khác nhau về chiều dài của 2 đối tượng"
I. Mục đích, yêu cầu 
1. Kiến thức 
- Trẻ nhận biết được sự khác biệt rõ nét về chiều dài giữa 2 đối tượng. Sử dụng đúng từ dài hơn ngắn hơn
- Nói rõ ràng, trả lời đầy đủ các câu hỏi của cô 
 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng nhận biết, So sánh bằng trực giác.
 3. Giáo dục: Giáo dục trẻ yêu thích môn học và có ý thức trong giờ học
II. Chuẩn bị 
- Trẻ : trang phục gọn gàng tâm thế thoải mái
- Đồ dùng của cô
- Vườn hoa ( hoa cao hoa thấp)
- 2 dây len màu (xanh, đỏ) có độ dài ngắn khác nhau
- 2 cái thước có độ dài ngắn khác nhau
+ Đồ dùng trẻ
- Mỗi trẻ 2 dây len màu (xanh, đỏ) có độ dài ngắn khác nhau 
- 2 dây băng bìa (xanh, đỏ) có độ dài ngắn khác nhau
* NDTH : ÂN Bài hát “ Tổ ấm gia đình”	
 III. Tiến hành
Phương pháp của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Bé cùng trò chuyện
- Cô bắt nhịp cho trẻ hát bài: “ Tổ ấm gia đình” và đàm thoại về chủ điểm
- Cô cho trẻ quan sát các món quà mà gia đình bạn Kim anh được tặng
2. Hoạt động 2: Bé đoán nào 
- Cô cho trẻ dùng dây len buộc vòng cho nhau.(từng đôi buộc vòng)
+ Trẻ buộc dây len đỏ và giơ lên (dây đỏ buộc được vòng không?)
+ Cô cho trẻ buộc dây len xanh (dây xanh buộc được vòng không?)
+ Vì sao dây đỏ buộc được vòng? Vì sao dây xanh không buộc được vòng?
- Cô cho trẻ cầm 2 dây trùng khít 1 đầu giơ lên nhận xét 
- Cô chỉ phần thừa của dây đỏ và phần còn thiếu của dây xanh
* Chính xác hoá: Dây đỏ dài hơn dây xanh, dây xanh ngắn hơn dây đỏ
(Cả lớp nói cá nhân nói)
- Cho trẻ tìm xung quanh đồ dùng có kích thước như thế nào với nhau (2 – 3 trẻ tìm)
* Khái quát: Tất cả các đối tượng có phần thừa ra đối tượng đó dài hơn. Đối tượng nào có phần còn thiếu đối tượng đó ngắn hơn 
3. Hoạt động 3: Cùng vui chơi
 Cô phát cho trẻ mỗi trẻ 2 băng bìa (1 bìa đỏ, 1 bìa vàng) Cô hỏi trẻ: 
+Bìa vàng và bìa đỏ bìa nào dài hơn? vì sao bìa vàng dài hơn bìa đỏ?
+ Bìa đỏ và bìa vàng bìa nào ngắn hơn? vì sao bìa đỏ ngắn hơn bìa vàng?
* Trò chơi: Thi nói nhanh
- Cô nói mầu sắc của bìa trẻ chỉ và nói kích thước của bìa và ngược lại
VD: Cô nói băng bìa màu đỏ (Dài hơn)
- Cho trẻ chơi 3-4 lần
* Trò chơi: Kết bạn 
+ Cách chơi: Cô phát cho mỗi trẻ 1 dây len vừa đi vừa hát. Khi nghe hiệu lệnh “Kết bạn” Trẻ có dây len dài tìm đến bạn có dây len ngắn để kết thành đôi đứng cạnh nhau
+ Luật chơi: Trẻ tìm đúng bạn có 1 dây len dài (ngắn) để thành đôi 
- Cho trẻ chơi 3-4 lần
* Kết thúc 
- Củng cố - Giáo dục.
- Nhận xét chung giờ học.
- Trẻ hát và trò chuyện cùng cô
 - 2 trẻ tự buộc vòng cho nhau
- Buộc được vòng
- Không buộc được vòng
- Trẻ trả lời
- Dây đỏ dài hơn đây xanh, dây xanh ngắn hơn dây đỏ
- Trẻ nghe.
- 1 trẻ tìm thước vàng dài hơn thước đỏ , thước đỏ ngắn hơn thước vàng 
- Trẻ tự so sánh bằng mắt
- Bìa vàng dài hơn bìa đỏ. Vì bìa vàng có phần thừa ra
- Bìa đỏ ngắn hơn bìa vàng. Vì bìa đỏ có phần còn thiếu
 - Trẻ chỉ nói ngắn hơn
 - Băng bìa màu vàng
- Nghe cô hướng dẫn
- Trẻ hứng thú chơi
C. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI 
 1. Hoạt động có chủ đích: Thăm quan mô hình gia đình búp bê 
 	2. chơi tự do: Nhặt lá rụng 
- Thực hiện tương tự như thứ 2 
D. HOẠT ĐỘNG GÓC
1. Góc phân vai: Nấu ăn
2. Góc xây dựng: Xây vườn cây ăn quả
3. Góc học tập: Vẽ người thân trong gia đình
4. Góc nghệ thuật: Biểu diễn các bài hát về gia đình
- Thực hiện tương tự như thứ 2 
E. VỆ SINH – ĂN TRƯA – NGỦ TRƯA 
*******************************
Ngày soạn: 12/10/2015
Ngày dạy: Thứ 5 ngày 14/10/2015
A ĐÓN TRẺ - ĐIỂM DANH - THỂ DỤC SÁNG
- Thực hiện tương tự như thứ 2 
B. HOẠT ĐỘNG CHUNG 
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
Hoạt động : Âm nhạc
Đề tài: DH "chỉ có một trên đời" ( TT )
 NH: Đưa cơm cho mẹ đi cày
 TC: Đoán tên bạn hát
I. Mục đích, yêu Cầu
1. Kiến thức
- Trẻ thuộc lời bài hát, hiểu nội dung của bài hát
- Trẻ hát đúng giai điệu, thể hiện được tính vui tươi của bài hát
- Cung cấp các kiến thức về cách luyến láy âm sắc khi trẻ hát
2. Kỹ năng
- Rèn kỹ năng chú ý lắng nghe của trẻ
- Trẻ biết thể hiện mình trước các bạn
- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ
3. Giáo dục
- Giáo dục trẻ về tình cảm gia đình
- Giáo dục trẻ biết mình phải làm gì để đền đáp công ơn của bố mẹ
II. Chuẩn bị
* Đồ dùng của cô
- Giáo án
- Các bài nhạc dùng trong tiết dạy
* Đồ dùng của trẻ
- Mũ âm nhạc
- Phòng học rộng, thoáng
* NDTH
- Tạo hình: Gấp hoa tặng mẹ
- Toán : Đếm số bạn hát
III. Tiến hành
 Hoạt động của cô
 Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Quà tặng mẹ
- Cô cho trẻ gấp hoa tặng mẹ
- Hỏi trẻ mẹ thường làm những công việc gì?
- Giáo dục trẻ yêu quý và thương mẹ. Luôn ngoan và học giỏi để mẹ vui
2. Hoạt động 2: Bé hát mẹ nghe
 Các con ạ, mẹ vát vả sinh ra chúng ta và nuôi chúng ta khôn lớn. Hàng ngày mẹ phải vất vả làm công việc nhà và chăm sóc các con. Đã có rất nhiều các bài hát viết về mẹ và hôm nay cô muốn giới thiệu với các con bài hát” Chỉ có một trên đời” . Cô hy vọng sau khi học bài hát này các con sẽ về hát cho mẹ nghe. Cô tin chắc rằng mẹ các con sẽ rất vui và hạnh phúc.
* Dạy hát 
- Cô hát lần 1: Giới thiệu tên bài, tên tác giả
Cô vừa hát cho các con nghe bài hát: Chỉ có một trên đời của nhạc sĩ: Phạm tuyên
- Cô hát lần 2: Giảng nội dung
Bài hát “ Chỉ có một trên đời” Là bài hát nói về tình cảm của người con với mẹ. Tình cảm và công lao của mẹ được ví như nước trong nguồn, như tiếng chim hót trong rừng, như tia nắng mặt trời.
* Trẻ thực hiện
- Cả lớp hát 2 lần
- Từng tổ, nhóm, cá nhân xen kẽ thực hiện ( cô chú ý sửa sai cho trẻ, động viên trẻ kịp thời)
- Cả lớp hát 1 lần
3. Hoạt động 3: Bé nghe hát
- Cô hát trẻ nghe lần 1: Giới thiệu tên bài, tên tác giả
- Cô hát lần 2: Giảng nội dung
Bài hát “ Đưa cơm cho mẹ đi cày” là bài hát nói về một bạn nhỏ biết giúp đỡ mẹ những công việc nhỏ trong gia đình. Mẹ phải vất vả làm việc, bạn nhỏ đã đưa cơm cho mẹ.
4, Hoạt động 4: Đoán tên bạn hát
- Cô nói cách chơi, luật chơi
- Cho trẻ chơi nhiều lần. Trong khi chơi hát các bài hát về

File đính kèm:

  • docchu_diem_gia_dinh.doc
Giáo Án Liên Quan