Giáo án Mầm non Lớp Chồi - Hiện chủ đề nhánh 4: Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11
I. Mục đích- yêu cầu:
1. Kiến thức
- Cung cấp cho trẻ những kiến thức về các hoạt động liên quan đến chủ đề.
- Trẻ biết tên bài thơ, trẻ hiểu nội dung câu chuyện "Tích Chu”
- Trẻ biết tô màu các thành viên trong gia đình
- Trẻ so sánh được chiều dài của 2 đối tượng
- Trẻ biết công việc của các cô giáo.
- Trẻ hát và VTTTTC "Cả nhà thương nhau” theo cô và các bạn.
2. Kỷ năng :
- Trẻ biết trò chuyện về ngày nhà giáo Việt Nam 20/11.
- Biết một số kỹ năng sống như: quét nhà, đổ rác đúng nơi quy định.
- Biết vận dụng các kỹ năng đã học để tạo ra các sản phẩm liên quan đến chủ đề. Trả lời một số câu hỏi khi hoạt động, rèn luyện cho trẻ kỹ năng khéo léo, nhanh nhẹn trong các hoạt động.
- Rèn kẻ năng tô màu, tô không nhem ra ngoài
-Rèn kỷ năng nói tiếng Việt cho trẻ.
- Trẻ biết mối quan hệ của mình với các bạn, với cô giáo,và những người thân trong gia đình.
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ NHÁNH 4: Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11. (Thực hiện tuần 10 từ ngày 7/11-11/11/2016) I. Mục đích- yêu cầu: 1. Kiến thức - Cung cấp cho trẻ những kiến thức về các hoạt động liên quan đến chủ đề. - Trẻ biết tên bài thơ, trẻ hiểu nội dung câu chuyện "Tích Chu” - Trẻ biết tô màu các thành viên trong gia đình - Trẻ so sánh được chiều dài của 2 đối tượng - Trẻ biết công việc của các cô giáo. - Trẻ hát và VTTTTC "Cả nhà thương nhau” theo cô và các bạn. 2. Kỷ năng : - Trẻ biết trò chuyện về ngày nhà giáo Việt Nam 20/11. - Biết một số kỹ năng sống như: quét nhà, đổ rác đúng nơi quy định. - Biết vận dụng các kỹ năng đã học để tạo ra các sản phẩm liên quan đến chủ đề. Trả lời một số câu hỏi khi hoạt động, rèn luyện cho trẻ kỹ năng khéo léo, nhanh nhẹn trong các hoạt động. - Rèn kẻ năng tô màu, tô không nhem ra ngoài -Rèn kỷ năng nói tiếng Việt cho trẻ. - Trẻ biết mối quan hệ của mình với các bạn, với cô giáo,và những người thân trong gia đình. 3. Thái độ: - Trẻ biết chào hỏi kính trọng cô giáo, biết quan tâm cô trong ngày 20/11. - Trẻ biết bảo vệ sản phẩm, đồ dùng của mình và của bạn. - Có tình cảm yêu mến cô giáo và bạn bè , và những người thân trong gia đình. II .Chuẩn bị * Đối với cô: -Tạo hình :Giấy, màu tô -KPXH:Tranh về công việc của người giáo viên. - LQVH:Tranh truyện”Tích Chu” -AN:nhạc bài hát “ Cả nhà thương nhau”, “ Ba ngọn nến lung ling” *Đối với trẻ :- Sưu tầm một số tranh về chủ đề “Ngày 20/11.” *Đối với phụ huynh:Sưu tầm báo củ .chai nhựa để làm đồ dùng đồ chơi KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ NHÁNH 4: Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11. Thứ Hoạt động Thứ hai Thứ ba Thứ tư Thứ năm Thứ sáu Thể dục sang Khi đón trẻ vào lớp, giáo viên nhắc nhở trẻ cất đồ dùng đúng nơi quy định Trao đổi với phụ huynh về tình hình hoạt động trong ngày của bé Thể dục sáng: - Hô hấp: Thổi bóng bay ( 4l) -ĐTT:Tay giang ngang lên cao.(4lx4n) -ĐTB:Hai tay chống hông, nghiêng người sang 2 bên.(4lx4n) -ĐTC:Tay chống hông, đứng khụy gối. (4lx4n) -ĐTB:Bật tách khép chân(4lx4n) Tập theo nhịp hô của cô. Hoạt động học HĐÂN: Hát + VTTTTC: “Cả nhà thương nhau” - NH: Ba ngọn nến lung linh - TC: Ai đoán giỏi KPXH: Trò chuyện về ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 LQVH: Truyện:” Tích Chu” LQVT So sánh chiều dài 2 đối tượng HĐTH: Tô màu các thành viên trong gia đình (đề tài) Hoạt động ngoài trời - Chơi với vật chìm nổi. -TCVĐ: Ô tô và chim sẻ, Nu na nu nóng - Chơi tự do: vẽ trên sân -quan sát hoa mười giờ -TCVĐ;Kéo co.Cây cao cỏ thấp. -Chơi tự do Chơi với đồ dùng cô chuẩn bị. - Quan sát cây bàng. -TCVĐ: Rồng rắn lên mây, gieo hạt. - Chơi tự do: Nhặt lá, vẽ trên sân, - Ca múa hát ngoài trời -TCVĐ: Cáo và thỏ, Xĩa cá mè. - Chơi tự do:, chơi tự do quanh sân - Quan sát cây hoa sữa. -TCVĐ: Bịt mắt bắt dê, vận chuyển cây. - Chơi tự do: Nhặt lá, chơi tự do Hoạt động góc - Góc phân vai: Phân vai bán hàng ,bác sĩ,cô cấp dưỡng,bố mẹ. - Góc xây dựng: Xâynhà búp bê ,lắp ghép đồ chơi trong nhà búp bê. - Góc nghệ thuật: Tô màu các hoạt động trong ngày 20/11 - Góc học tập: Đọc các bài thơ, ca dao đồng dao về chủ đề cô giáo. - Góc thiên nhiên:chới với nước.tưới hoa.chơi với cát. Sinh hoạt chiều - Dạy trò chơi mới: Nhảy vào nhảy ra. - Chơi ở các góc - Làm quen nội dung sắp học:Truyện "Tích Chu” -Tập trò chơi mới: Vuốt hột nổ. - Ôn nội dung đả học:Truyện “ Tích Chu” - Chơi các góc - Làm quen nội dung sắp học:Hát "Cả nhà thương nhau" - Chơi các góc. -Ôn nội dung đã hoc:hát và VTTTTC"Cả nhà thương nhau" - Tập trò chơi mới: Kết bạn. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN HÀNG NGÀY Chủ đề Nhánh4: Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11. ( Từ ngày 7/11-11/11/2016) THỂ DỤC SÁNG 1.Mục đích yêu cầu :(Kiến thức,kỷ năng ,thái độ) -Trẻ biết tập các động tác theo nhịp hô của côvà tập đúng các động tác. -Phát triển các nhóm cơ. -Giáo dục trẻ có có ý thức trong hoạt động. -Rèn cho trẻ có thói quen thể dục sáng để bảo vệ sức khoẻ. 2.Chuẩn bị :Sân tập sạch sẽ ,an toàn cho trẻ. 3.Cách tiến hành1:Bé rèn các kiểu đi -Cô cho trẻ xếp thành 3 tổ và cho trẻ hát bài một đoàn tàu và kết hợp các kiểu chân đi chạy khác nhau sau đó cho trẻ chuyển đội hình thành 3 hàng ngang. 2. Bé tập các động tác *Bài tập phát triển chung. Cô cho trẻ thực hiện theo cô từng động tác -ĐT HH :Thổi bóng bay (4l) -ĐTT:Tay giang ngang lên cao.(4lx4n) -ĐTB:Hai tay chống hông, nghiêng người sang hai bên.(4lx4n) -ĐTC:Tay chống hông, đứng khụy gối. (4lx4n) -ĐTB:Bật tách khép chân(4lx4n) 3.Trò chơi nhẹ nhàng -Cho trẻ đi lại nhẹ nhàng hít thở sâu. * Lưu ý:(Thứ 2,3,4 cô cho trẻ tập các động tác cùng với cô.Thứ 5,6 cô cho trẻ tập các động tác theo nhịp hô của cô HOẠT ĐỘNG GÓC 1.Mục đích yêu cầu:(Kiến thức, kỷ năng ,thái độ) -Trẻ thể hiện được vai chơi của mình bằng cách nhập vai chơi Xây dựng, phân vai, học tập, nghệ thuật, thiên nhiên.... -Trẻ biết hợp tác cùng thoả thuận vai chơi, trong nhóm chơi. -Giáo dục trẻ không tranh dành đồ chơi của nhau,khi chơi xong phải biết thu dọn đồ chơi cất đúng nơi quy định, gọn gàng 2.Chuẩn bị. -Sắp xếp các góc chơi hợp lý.Các góc có đồ dùng ,đồ chơi phù hợp với chủ đề các con vật sống trong rừng. 3.Cách tiến hành: 1. Bắt đầu chơi:Cô báo hiệu lạnh giờ chơi bắt đầu -Cô cho trẻ hát bài hát “Cô giáo như mẹ hiền” 2. Ổn định trẻ đưa vào giờ chơi: Thoả thuận trước khi chơi. -Cô giới thiệu nội dung chơi ở các góc,đồ chơi ở trong các góc. -Cô cùng trò chuyện với trẻ về chủ đề chơi và chơi ở các góc -Cô hỏi trẻ chơi ở góc nào và cho trẻ tự nhận vai chơi của mình. -Cô gợi ý cho trẻ thoả thuận để trẻ tự phân nhóm vai chơi 3. Quá trình bao quát trẻ chơi : - Góc phân vai: Phân vai cô giáo,cô cấp dưỡng,bố mẹ. - Góc xây dựng: Xây nhà búp bê ,lắp ghép đồ chơi trong nhà búp bê. - Góc nghệ thuật:Tô màu tranh hoạt động của cô. - Góc học tập: Đọc các bài thơ, ca dao đồng dao về chủ đề cô giáo. - Góc thiên nhiên:chơi với nước,tưới hoa của ngày 20/11 - Cô cho trẻ về góc chơi của mình và chơi theo vai mà mình đã chọn. - Cô đến tận từng góc chơi để hướng dẩn trẻ chơi cô giúp trẻ thực hiện đúng vai mà mình đã chọn,hướng dẩn trẻ thực hiện đúng hành động chơi. - Cô cùng nhập vai chơi cùng với trẻ để giúp trẻ thiết lập mối quan hệ qua lại giữa các nhóm chơi. -Cô luôn bao quát và theo dõi động viên,nhắc nhỡ trẻ chơi theo đúng vai chơi và sáng tạo trong khi chơi. 4. Kết thúc giờ chơi: Cô báo trước sắp hết giờ cho trẻ 3-4 phút. -Cô cho trẻ đi một số góc nhận xét. -Cho trẻ cất đồ chơi đúng nơi quy định. -Cô cho trẻ đi thăm quan một góc chơi nổi bật của ngày hôm đó và về nhận xét chung của buổi chơi. - Tuỳ theo tình hình của từng buổi chơi để cô gợi ý cho trẻ nhận xét về vai chơi ,hành động chơi .Cho trẻ cất đồ chơi đúng nơi quy định. * Lưu ý: ( Thứ 2,3,4 trẻ chơi các trò chơi phân vai, xây dựng, học tập. Thứ 5,6 trẻ chơi trò chơi nghệ thuật, thiên nhiên, học lập) Thứ hai ngày 7 tháng 11 năm 2016 HOẠT ĐỘNG HỌC HĐÂN:Hát VTTTTC:"Cả nhà thương nhau " NH:Ba ngọn nến lung linh TCAN :Ai đoán giỏi 1.Mục đích yêu cầu : -Biết yêu quý, giúp đỡ bạn. -Nhớ tên bài hát,tên tác giả,hát đúng giai điệu bài hát. -Trẻ biết vổ tay theo nhịp. -Biết chú ý lắng nghe cô hát. 2.Chuẩn bị : -Không gian tổ chức :Tổ chức trong lớp học. -Điều kiện phương tiện: lớp học sạch sẽ,phách,xắc xô,trống. *Tăng cường tiếng Việt:vỗ tay theo tiết tấu chậm 3.Tiến hành tổ chức hoạt động. *.Hoạt động 1:Thu hút trẻ vào hoạt động. -Cho trẻ hát bài "cháu yêu bà" -Trò chuyện về bài hát và dẫn dắt vào bài. *.Hoạt động 2:NDTT:Hát vỗ tay theo TTC “Cả nhà thương nhau” *Tăng cường tiếng Việt:vỗ tay theo tiết tấu chậm(3x3)cô đọc 3 lần sau đó cho trẻ đọc lại(lớp,nhóm,cá nhân) -Cô cho trẻ hát lại bài hát 2 lần theo nhạc . -Cô hướng dẫn trẻ vỗ tay theo TTC:1 2 3 X 1 2 3X....... -Cô hát kết hợp vỗ tay TTTC bài"cả nhà thương nhau" -Cô cho trẻ hát kết hợp vỗ tay theo bài hát 3 lần -Cho trẻ vỗ tay bằng nhiều cách khác nhau Tổ nhóm ,cá nhân... -Cho trẻ kết hợp với các dụng cụ âm nhạc như:trống,phách,xắc xô. *.Hoạt động 3:NDKH:Nghe hát :Ba ngọn nến lung linh -Cô trò chuyện với trẻ về giai điệu ,nội dung bài hát sau đó -Cô hát cho trẻ nghe 2 lần . +Lần 1 cô hát thể hiện tình cảm bài hát. +Lần 2 hát cô kết hợp với các động tác minh hoạ khuyến khích trẻ hưởng ứng cùng cô.cô trò chuyện với trẻ về nội dung bài hát. *.Hoạt động 4:Trò chơi âm nhạc. “Ai đoán giỏi” -Cô nêu cách chơi, luật chơi cho trẻ chơi.sau đó cho trẻ nhắc lại cách chơi,luật chơi. -Cô tổ chức cho trẻ chơi 3 -4 lần. -Cho trẻ hát vỗ tay TTTC lại bài "Cả nhà thương nhau" HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI: - Chơi với vật chìm nổi TC1: Ô tô và chim sẻ.TC2 Nu na nu nóng Chơi tự do 1.Yêu cầu: - Trẻ biết hoạt động và quan sát cùng nhau. - Trẻ biết nhặt những chiếc lá vàng để bỏ vào thùng rác .dể đảm bảo môi trường sạch sẻ. - Trẻ nhận biết vì sao co vật chìm trong nước và có vật lại nổi trên mặt nước. - Trẻ biết tên trò chơi và chơi đúng kỹ thuật 2.Chuẩn bị: - Không gian tổ chức: Địa điểm cho trẻ quan sát sạch sẽ an toàn -Nước,sỏi,xốp - Phương pháp : luyện tập 3. Tiến trình tổ chức *Hoạt động 1: Ổn định,giới thiệu tên hoạt động -Cô tập trung trẻ dặn dò trước lúc ra sân không chạy nhảy, hái lá, bẻ cành, không xô đẩy nhau .Thông qua đó cô giới thiệu giờ hoạt động. *Hoạt động 2: Chơi với vật chìm nổi. - Cô cho trẻ quan sát và thảo luận,đặt câu hỏi khuyến khích trẻ nêu nhận xét về những hiện tượng sảy ra. - Cô cho trẻ quan sát 3-4 p và hởi trẻ, cho trẻ nhận xét chuyện gì sảy ra. + Cho trẻ kể: những viên sỏi như thế nào? + Những miếng xốp như thế nào? + Vì sao lại thế? + Trẻ trả lời cô khái quát và giáo dục trẻ. *Hoạt động 3: Cho trẻ chơi 2 trò chơi : “ Ô tô và chim sẻ” ‘Nu na nu nóng’ * TC1: Ô tô và chim sẻ. - Cô đàm thoại về trò chơi.sau đó cho trẻ chơi nắc lại cách chơi và luật chơi. Và cho trẻ chơi 3-4 lần * TC1:Nu na nu nóng. - Cô nêu cách chơi và đàm thoại về cách chơi. - Trẻ chơi dưới sự hướng dẩn của cô *Chơi tự do quanh sân trường . + cô hướng dẫn cho trẻ chơi ,nhắc nhỡ trẻ không chạy nhảy. *Hoạt động 4:Nhận xét quá trình chơi - Cho trẻ nhận xét thoải mái - Cô bao quat nhận xét lại SINH HOẠT CHIỀU - Dạy trò chơi mới: Nhảy vào nhảy ra. -Chơi ở các góc I.Yêu cầu : - Trẻ biết tên trò chơi ,hiểu cách chơi và nhập vai chơi. - Trẻ biết chơi được trò chơi. - Chú ý trả lời trọn câu hỏi. - Luyện kỹ năng nhặt nhanh nhẹn khi tham gia vào trò chơi. - Rèn kỹ năng chơi đúng kỹ thuật - Trẻ tích cực tham gia vào hoạt động.trẻ hoạt động thoải mái. - Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ:biết vệ sinh môi trường sạch sẻ. - Giáo dục trẻ biết tiết kiệm nước:khi rủa tay nhớ vặn vòi nước đủ để rửa tay. II.Chuẩn bị: - Đồ dùng:Đồ dùng đủ cho các góc. III.Tiến trình tổ chức: * Hoạt động 1:Dạy trò chơi mới: Nhảy vào nhảy ra. -Cô giới thiệu tên trò chơi . - Cô hướng dẩn cách chơi.đàm thoại cách chơi -Cô hướng dẩn luật chơi cho trẻ, Đàm thoại về luật chơi. - Cô chọn trẻ chơi mẩu. -Cô cho trẻ chơi . - Trò chuyện về trò chơi trẻ vừa chơi xong.( Trẻ vừa chơi trò chơi gì? Nhảy vào nhảy ra trò chơi chơi như thế nào? .) * Hoạt động 2: Chơi ở các góc + Trẻ chơi ở các góc theo sự hướng dẩn của cô. - Cô cho trẻ chơi góc phân vai, nghệ thuật, học tập. +Cô quan sát và hướng dẩn trẻ trong khi chơi. +Trẻ chơi xong cô nhắc nhở trẻ cất đồ chơi đúng nơi quy định. *Nêu gương - Cho trẻ hát Bảng bé ngoan- Nhận xét bạn ngoan. - Cho trẻ treo cờ bé ngoan. ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY ................................................................................................................................ ********************************** Thứ ba ngày 8 tháng 11 năm 2016 HOẠT ĐỘNG HỌC: KPXH:Trò chuyện về ngày nhà giáo Việt Nam 20/11. I. Yêu cầu: 1.Thái độ - Biết vâng lời cô giáo,có ý thức trong giờ học.Biết yêu quý những người làm nghề dạy học. - Giáo dục trẻ biết bảo vệ đồ dùng đồ chơi của trường,lớp. 2.Kỹ năng. - Trẻ biết dùng kỹ năng đã học để chơi trò chơi. - Rèn kỹ năng chú ý nghe cô trả lời câu hỏi.. 3,Kiến thức - Trẻ biết được một số công việc của cô giáo - Trẻ biết 20/11 là ngày gì ( Ngày nhà giáo Việt Nam) là ngày mọi người nhớ về các người thầy người cô, nhớ về công ơn của họ. - Trẻ nói được một số công việc nên làm trong ngày nhà giáo? 2. Chuẩn bị: - Trẻ tham gia tích cực vào trò chơi - Đồ dùng : Tranh vẽ về các hoạt động trong ngày 20/11. - Phương pháp: Đàm thoại, quan sát,. *Tăng cường tiếng Việt:ngày nhà giáo Việt Nam, 3. Tiến trình tổ chức hoạt động *Hoạt động 1: Ổn định,gây hứng thú - Cô đọc câu đố: Ai dạy bé hát Chải tóc cho bé Ai thương yêu bé Như mẹ ở nhà? - Câu đố nói về ai? - Cô hỏi trẻ và khái quát lại và giáo dục trẻ. *Hoạt động 2: Hoạt động nhận thức Cho trẻ quan sát tranh các hoạt động của ngày 20/11. *Tăng cường tiếng Việt:ngày nhà giáo Việt Nam(3x3)cô đọc 3 lần sau đó cho trẻ đọc lại(lớp,nhóm,cá nhân) - Cho cả lớp hát bài “ Cô và mẹ” +Các con vừa hát bài hát gì? +Trong bài hát nói về ai? + Nghề giáo viên hàng ngày làm công việc gì? - Cô cho trẻ quan sát bức tranh 3-4 phút về công việc của giáo viên + Ai có nhận xét gì về các hình ảnh trong bức tranh? + Nghề giáo viên cần những dụng cụ gì ? - Cho trẻ kể thoải mái.(Cô bao quát lại) - Cô là giáo viên mầm non. Ngoài ra còn có giáo viên ở các cấp học khác nữa. + Các con có biết trong năm có ngày nào dành riêng cho nghề giáo viên không? - Cô cho trẻ xem tranh vẽ về ngày 20/11 + Cô có tranh vẽ gì đây các con? + Đây là ngày gì mà bạn tặng hoa cho cô giáo? + Ngày tết cho cô giáo là ngày nào trong năm? + Hàng ngày các cô dạy các con làm gì? + Cô làm những việc thay cho bố mẹ ở nhà. Vậy các con cần phải làm gì để thể hiện tình yêu thương của mình đối với cô giáo nào? - Giaos dục trẻ biết yêu thương , kính trọng, thầy cô giáo, biết vâng lời cô - Cô bao quát nhận xét *Hoạt động 3: Trò chơi. * Trò chơi:Ai giỏi hơn. - Cô giới thiệu luật chơi,cách chơi. - Tiến hành chơi. - Trẻ chơi xong : Kiểm tra kết quả cho hai nhóm kiểm tra chéo nhau - Kết thúc kiểm tra kết quả và chuyển hoạt động. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI: - Quan sát hoa mười giờ TC:Kéo co, Cây cao cỏ thấp. Chơi tự do 1.Yêu cầu: - Trẻ biết quan sát hoa mười giờ cùng các bạn - Trẻ biết tên trò chơi và chơi đúng kỹ thuật - Chú ý trả lời trọn câu hỏi.. - Rèn kỹ năng chơi đúng kỹ thuật - Trẻ được hít thở không khí trong lành và vui chơi cùng nhau - Trẻ biết nhặt lá bảo vệ môi trường. - Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ:biết vệ sinh môi trường sạch sẻ. - Giáo dục trẻ biết tiết kiệm nước:khi rủa tay nhớ vặn vòi nước đủ để rửa tay. 2. Chuẩn bị: - Không gian tổ chức: Địa điểm cho trẻ quan sát sạch sẽ an toàn - Phương pháp : luyện tập 3. Tiến trình tổ chức *Hoạt động 1: Ổn định,giới thiệu tên hoạt động Cô tập trung trẻ dặn dò trước lúc ra sân không chạy nhảy, hái lá, bẻ cành, không xô đẩy nhau .giới thiệu với trẻ về buổi ra sân. *Hoạt động 2: Làm vòng đầu bằng cây cỏ. - Cô chuẩn bị dây cây cỏ cho trẻ và hướng dẩn cách làm vòng bằng cây cỏ cho trẻ làm tặng bạn. *Hoạt động 3: Trò chơi vận động: * TC1: Kéo co- Cô đàm thoại về trò chơi sau đó cho trẻ chơi nắc lại cách chơi. Và cho trẻ chơi 2-3 lần. - Nhận xét sau mổi lần chơi. * TC2: Cây cao cỏ thấp. - Cô nêu cách chơi cho trẻ nhắc lại cách chơi và cho trẻ chơi. - Nhận xét sau khi chơi. *Chơi tự do quanh sân trường . + cô hướng dẫn cho trẻ chơi ,nhắc nhỡ trẻ không chạy nhảy. *Hoạt động 4:Nhận xét quá trình chơi - Cho trẻ nhận xét thoải mái - Cô bao quat nhận xét lại SINH HOẠT CHIỀU - Làm quen nội dung sắp học:Truyện “ Tích Chu” -Tập trò chơi mới: Vuốt hột nổ. 1. Yêu cầu: - Trẻ biết tên câu chuyện :” Tích Chu” -Trẻ hiểu nội dung câu chuyện - Trẻ biết chơi trò chơi vuốt hột nổ. - Chú ý trả lời trọn câu hỏi. - Rèn kỷ năng nói tiếng Việt cho trẻ. -Rèn kỷ năng chú ý,lắng nghe - Rèn kỹ năng chơi đúng kỹ thuật - Trẻ biết kết hợp chơi với nhau. - Giáo dục biết yêu thương ,chăm sóc những người thân trong gia đình mình II:Chuẩn bị - Tranh thơ III.Tiến trình hoạt động * Hoạt đông 1:Làm quen nội dung sắp học: Truyện “ Tích Chu” -Cô giới thiệu tên truyện -Cô đọc cho trẻ nghe:2 lần -Hỏi trẻ tên truyện , nội dung câu chuyện -Cho trẻ tập kể chuyện theo cô * Hoạt động 2: Tập trò chơi mới” Vuốt hột nổ” -Cô giới thiệu tên trò chơi . - Cô hướng dẩn cách chơi.đàm thoại cách chơi -Cô hướng dẩn luật chơi cho trẻ, Đàm thoại về luật chơi. - Cô chọn trẻ chơi mẩu. -Cô cho trẻ chơi . - Trò chuyện về trò chơi trẻ vừa chơi xong.( Trẻ vừa chơi trò chơi gì? Vuốt hột nổ trò chơi chơi như thế nào? .) * Hoạt động 3: Cô nhẹ nhàng chuyển hoạt động. *Nêu gương - Hát :Bảng bé ngoan - Nhận xét bạn ngoan . - Cho trẻ treo cờ trên bảng bé ngoan. ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY .............................................................................................................................. ************************************* Thứ tư ngày 9 tháng 11năm 2016 HOẠT ĐỘNG HỌC LQVH:Truyện “ Tích Chu” 1.Mục đích yêu cầu: - Biết tên truyện “ Tích Chu” - Trẻ hiểu nội dung truyện“Tích Chu”: - Rèn kỹ năng đã học để trả lời tròn câu hỏi của cô. -Rèn kỷ năng nói tiếng Việt cho trẻ. - Rèn kỹ năng chơi trò chơi.chơi đúng kỹ thuật - Rèn kỹ năng kể chuyện diển cảm. - Giáo dục trẻ yêu quý, những người thân trong gia đình. *Tăng cường tiếng Việt:cúc cu, hoảng hốt 2. Chuẩn bị : - Điều kiện phương tiện: Tranh minh họa "Tích Chu" 3. Phương pháp: Kể diễn cảm, quan sát, dùng lời, trò chơi 4. Tiến trình tổ chức hoạt động: * Hoạt động 1: Ổn định,gây hứng thú -Cho trẻ hát bài hát ”Cháu yêu bà” - Trò chuyện về bài hát thông qua đó cô giới thiệu bài. * Hoạt động 2: Kể chuyện diển cảm. - Cô giới thiệu tên truyện và kể cho trẻ nghe. - Cô kể diển cảm cho trẻ nghe 2 lần: - Cô kể lần 1: kể diễn cảm. và hỏi trẻ + Cô vừa kể xong câu chuyện gì? + Trong câu chuyện có những nhân vật nào? - Kể lần 2: kết hợp xem tranh. *Trích dẫn đàm thoại. + Cô vừa kể xong câu chuyện gì? + Trong câu chuyện có những nhân vật nào? + Bà đã yêu thương tích chu như thế nào? + Tích chu có thương bà không? Vì sao con biết? + Tại sao bà bị ốm? + Bà gọi tích chu như thế nào? + Khi bà biến thành chim bay đi tích chu co hối hận không?Tích chu đã nói với bà như thế nào?Bà đã trả lời tích chu ra sao? + Bà tiên đã nói gì với tích chu? +Tích chu đã làm gì để bà trở lại thành người? + Từ đó 2 bà cháu sống với nhau như thế nào? *Tăng cường tiếng Việt: cúc cu(3x3) , Hoảng hốt (3x3) cô đọc 3 lần sau đó cho trẻ đọc lại(lớp ,nhóm,cá nhân) - Giáo dục trẻ phải biết yêu thương những người thân trong gia đình, vâng lời ông bà, bố mẹ , anh chị. Biết chăm sóc những người thân trong gia đình khi họ bị ốm. * Hoạt động3: Dạy trẻ kể chuyện - Cho trẻ đọc thơ cùng cô 2 -3 lần - Sau đó cho trẻ kể dưới mọi hình thức ( tổ,nhóm, cá nhân). -Cô quan sát,sửa sai cho trẻ. *Hoạt động 4:Trò chơi củng cố * Trò chơi :ghép tranh - Cô giới thiệu cách chơi .tiến hành chơi - Kết thúc trò chơi,kiểm tra kết quả và tuyên dương trẻ. -Cho cả lớp kể lại câu chuyện “ Tích Chu” - Chuyển hoạt động. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI: - Quan sát cây bàng. - TC1; Rồng rắn lên mây. – TC2 gieo hạt. - Chơi tự do 1. Yêu cầu: - Trẻ biết hoạt động và quan sát cùng nhau. - Trẻ biết. kể tên một số đồ chơi ở trong sân trường. - Trẻ biết tên trò chơi và chơi đúng kỹ thuật - Chú ý trả lời trọn câu hỏi. - Rèn kỹ năng chơi đúng kỹ thuật - Trẻ được hít thở không khí trong lành và vui chơi cùng nhau - Trẻ biết nhạt lá bảo vệ môi trường. - Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ:biết vệ sinh môi trường sạch sẻ. 2. Chuẩn bị: - Địa điểm cho trẻ quan sát sạch sẽ an toàn. 3. Tiến hành hoạt động: * Hoạt động 1:Ổn định ,giới thiệu tên hoạt động -Cô tập trung trẻ dặn dò trước lúc ra sân,giới thiệu với trẻ về buổi ra sân. * Hoạt
File đính kèm:
- lam quen voi toan 4 tuoi_12959630.docx