Giáo án mầm non lớp lá - Chủ đề: Nghề nghiệp - Đề tài thơ: Bé làm bao nhiêu nghề
I. Mục đích yêu cầu:
* Kiến thức:
- Trẻ nhớ tên bài thơ “ Bé làm bao nhiêu nghề”, tên tác giả “ Yên Thao”
- Hiểu nội dung bài thơ.
- Trẻ hiểu có nhiều nghề khác nhau, mỗi nghề đều có ích cho xã hội.
* Kỹ năng:
- Đọc thuộc thơ, đọc diễn cảm thể hiện ngắt nghỉ theo nhịp thơ.
- Phát triển khả năng ghi nhớ có chủ định.
- Phát triển vốn từ cho trẻ.
* Thái độ:
- Tích cực hứng thú tham gia hoạt động.
- Tôn trọng, biết ơn người lao động và một số ngành nghề ở địa phương.
- Giáo dục trẻ biết chăm chỉ, siêng năng học tập. Để sau này các cháu mới thực hiện được ước mơ của mình.
Chủ đề: Nghề nghiệp Đề tài Thơ : BÉ LÀM BAO NHIÊU NGHỀ Tích hợp: Trò chuyện về một số ngành nghề I. Mục đích yêu cầu: * Kiến thức: - Trẻ nhớ tên bài thơ “ Bé làm bao nhiêu nghề”, tên tác giả “ Yên Thao” - Hiểu nội dung bài thơ. - Trẻ hiểu có nhiều nghề khác nhau, mỗi nghề đều có ích cho xã hội. * Kỹ năng: - Đọc thuộc thơ, đọc diễn cảm thể hiện ngắt nghỉ theo nhịp thơ. - Phát triển khả năng ghi nhớ có chủ định. - Phát triển vốn từ cho trẻ. * Thái độ: - Tích cực hứng thú tham gia hoạt động. - Tôn trọng, biết ơn người lao động và một số ngành nghề ở địa phương. - Giáo dục trẻ biết chăm chỉ, siêng năng học tập. Để sau này các cháu mới thực hiện được ước mơ của mình. II. Chuẩn bị: * Đồ dùng của cô: - Tranh chữ to nội dung bài thơ: “ Bé làm bao nhiêu nghề” (tranh lớn để cô sử dụng) - Một ngôi sao, 4 ô cửa, chữ số 1, 2, 3 gắn sau các ô cửa * Đồ dùng của trẻ: - Tranh lô tô nội dung từng khổ thơ để dán vào các lá cờ, ống cờ. - Mỗi trẻ một bông hoa đeo cổ có gắn số 1, 2, 3. - Đồ dùng trang phục của trẻ: Công nhân thợ nề, thợ mỏ, thợ hàn, cô giáo và một số dụng cụ của các nghề đó. II. Tổ chức hoạt động: * Hoạt động 1: Trò chuyện về một số ngành nghề trong xã hội. - Cô cho trẻ đứng hát vận động bài hát “ Cháu yêu cô chú công nhân” - Các cháu vừa vận động bài hát nói về ai đấy? ( Về các chú công nhân thợ nề, thợ may) Cốc cốc cốc Các cháu im lặng chú ý xem ai vào thăm lớp mình nhé! Trẻ giới thiệu: Hôm nay chúng tôi đến thăm các bạn và muốn thử tài các bạn nhé. - Đố các bạn đoán xem nghề của tôi chuyên xây dựng các công trình, nhà cửa vậy nghề của tôi là nghề gì? ( Nghề thợ nề) - Vậy các bạn nhìn xem trang phục và dụng cụ của tôi nói lên tôi làm nghề gì? ( Nghề thợ mỏ) - Còn tôi, tôi sẽ đọc câu đố các bạn đoán xem tôi là nghề gì nhé. ( Bác sỹ) - Vậy còn tôi các bạn có biết tôi làm nghề gì không nào? ( Thợ hàn) - Vậy còn tôi là ai? ( là cô giáo) - Cô tóm tắt lại các ngành nghề. * Hoạt động 2: Dạy trẻ đọc thơ - Cô giáo thiệu nội dung bài thơ, tên tác giả. - Cô đọc diễn cảm toàn bộ bài thơ 1 lần ( kết hợp cử chỉ, điệu bộ) + Cô vừa đọc bài thơ gì? ( Bé làm bao nhiêu nghề) + Bài thơ do ai sáng tác? ( Yên Thao) - Cô cho trẻ đọc thơ theo cô ( 1 lần) . - Cô giới thiệu bài thơ bằng tranh chữ to. - Lần 2 cô đọc qua tranh chữ to kết hợp đàm thoại, trích dẫn và cho trẻ đọc các từ khó. - Cô đọc xong đoạn 1.( cho trẻ quan sát tranh) Giải thích từ “Thợ nề” là những người thợ xây nhà cửa, các công trình như trường học, bệnh viện. - Muốn biết những người thợ mỏ làm những công việc gì các con chú ý quan sát tranh tiếp theo nhé! - Cô đọc tiếp đoạn 2.( cho trẻ quan sát tranh) Giải thích từ “ Thợ mỏ” là những người thợ đào hầm mỏ để lấy than, lấy khoáng sản ở trong lòng đất. - Thế trong bài thơ nói bé còn chơi làm thợ gì nữa? ( thợ hàn) - Cô giới tranh đoạn thơ bé làm thợ hàn và đọc cho trẻ nghe.( cho trẻ quan sát tranh) Giải thích từ “ Thợ hàn” là người thợ tạo những thanh sắt thành nên chiếc cầu, cửa sắt - Thầy thuốc là ai các cháu? ( Là bác sỹ khám chữa bệnh cho mọi người) - Cô giới tranh đoạn thơ bé làm thầy thuốc và đọc cho trẻ nghe.( cho trẻ quan sát tranh) Giải thích thích từ “ Thầy thuốc” là khám chữa bệnh. - Thế trong bài thơ nói bé còn chơi làm nghề gì nữa? ( cô nuôi) - Cô giới thiệu tranh đoạn thơ bé làm cô nuôi và đọc cho trẻ nghe.( cho trẻ quan sát tranh) Giải thích từ “ Cô nuôi” là còn gọi cô bảo mẫu đấy các con ạ, cô thường cho các bé ăn, ngủ đấy. - Trong bài thơ nói một ngày ở nhà trẻ bé được chơi rất là nhiều nghề. - Cô giới thiệu tranh đoạn thơ 6 và đọc cho trẻ nghe.( cho trẻ quan sát tranh) - Cô giới thiệu tranh đoạn thơ cuối và đọc cho trẻ nghe.( cho trẻ quan sát tranh) Giải thích từ “ cái cún” là từ gọi yêu thương, âu yếm của người mẹ, người bà dành cho con cháu yêu của mình. - Cô tóm tắt lại nội dung bài và cho trẻ đọc các từ khó ( chú ý sửa sai cho trẻ) - Cô dạy cả lớp đọc thơ theo cô ( 2 lần) * Đàm thoại: - Ở lớp bạn nhỏ đã được chơi những nghề gì? ( Thợ nề, thợ mỏ, thợ hàn, thầy thuốc, cô nuôi.) - Khi chơi làm thơ nề bé đã làm những gì? ( Xây nên nhà cửa) - Còn khi làm thợ mỏ, bé đã làm như thế nào? ( Đào lên thật nhiều than) - Khi làm thợ hàn thì bé làm ra những sản phẩm gì? ( Nối nhịp cầu đất nước) - Còn khi làm thầy thuốc? ( Chữa bệnh cho mọi người) - Bé đã làm gì khi được làm cô nuôi? ( Xúc cơm cho cháu bé) - Bé trở lại cái Cún khi nào? ( Chiều mẹ đến đón về) - Còn các con , ở lớp các con thường được chơi những trò chơi nào? ( Thợ xây dựng, bác sỹ, họa sỹ, kỹ sư trồng trọt, bán hàng, nông dân) - Muốn được chơi các trò chơi này các con phải như thế nào? Cô giáo dục trẻ: Ứơc mơ của các con của sau này là gì nhỉ? Là thợ nề, thợ mỏ, thợ hàn, thầy thuốc, làm cô nuôi. Có biết bao nhiêu nghành nghề cho các con lựa chọn. Nhưng trước hết các con phải cố gắng, chăm ngoan học giỏi, đến lớp là trò ngoan, về nhà là con thảo, thì sau này các con mới thực hiện được ước mơ của mình nhé! - Cả lớp đọc, tổ , nhóm bạn trai, bạn gái, cá nhân. Có thể cho trẻ thi: đọc thơ diễn cảm. * Hình thức đọc thơ: - Trò chơi ô cửa bí mật: Trẻ mở ô cửa số 1 thì tổ 1 đọc thơ, ô cửa số 2 thì tổ 2 đọc thơ, ô cửa số 3 tổ 3 đọc thơ, ô cửa không có số cả lớp đọc thơ theo hiệu lệnh của cô.( Cô chú ý sửa sai cho trẻ) - Ngôi sao may mắn: Trẻ chuyền ngôi sao và hát khi hết bài hát ngôi sao ở trên tay bạn nào, bạn đó đứng dậy đọc thơ. ( chơi các lần sau có thể mời thêm bạn cùng đọc với mình) 3. Hoạt động 3: Trò chơi “ Cướp cờ” Cô cho trẻ chia làm 2 đội và cô giải thích cách chơi, luật chơi. Cách chơi: Mỗi đội chọn ra 1 trẻ, khi cô nói nghề nào thì trẻ chạy lên lấy lá cờ có nghề đó chạy về chỗ và mời các bạn trong tổ của mình cùng đọc to nội dung bài thơ của nghề đó. Luật chơi: Nếu đội nào chưa nghe hiệu lệnh của cô mà đã chọn tranh thì bức tranh đó không tính. Trẻ chơi cô quan sát, nhận xét tuyên dương trẻ. Kết thúc cô cho cả lớp đọc lại bài thơ 1 lần. -------------- õ õ õ ---------------
File đính kèm:
- giao_an_bai_tho_be_lam_bao_nhieu_nghe.doc