Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: Tôi là ai? - Năm học 2021-2022
- Mục đích:
+ Kiến thức:Nhận ra được bản thân trẻ: Tên tuổi giới tính
+ Kỹ năng: Nói tên tên, tuổi giới tính của bản thân, tên bố mẹ .( MT 99).
+ Thái độ: Có ý thức bảo vệ cơ thể, bản thân bé.
- Chuẩn bị:
+ Tranh ảnh về bé trai, bé gái và một số đồ chơi dành cho bé trai, bé gái.
- Tiến hành:
Cô mở nhạc cho trẻ nghe hát bài “Bạn có biết tên tôi” . Trò chuyện:
+ Các cháu vừa nghe bài hát gì? Bài hát nói lên điều gì?
+ Các bạn ạ! Lớp mình năm nay có rất nhiều bạn mới đấy và bây giờ cô các cháu tự giới thiệu cho các bạn biết về mình nhé.
Trước tiên cô tự giới thiệu về họ tên, giới tính, ngày sinh nhật, sở thích của cô cho trẻ bắt chước nói theo.
Sau đó, cô cho lần lượt các trẻ giới thiệu đầy đủ họ tên, giới tính, ngày sinh, sở thích của mình cho các bạn trong lớp làm quen ( MT 94)
+ Con tên gì? Sinh nhật của con là ngày nào?
+ Con là nam hay nữ?
+ Con bao nhiêu tuổi?
+ Con học lớp nào?
- Chúng ta đã làm quen với nhau rồi, giờ các con hãy nói cho cô và các bạn biết sở thích của mình nào?
- Cô mời một số trẻ đứng dậy hỏi về sở thích của trẻ:
+ Con thích chơi trò chơi gì?
+ Thích ăn món ăn gì? Thích học gì nhất?
- Giáo dục trẻ biết yêu thương đoàn kết, biết giúp đỡ các bạn.
Kết thúc: Hát “ Đến trường rất vui”.
* Trò chuyện: Trò chuyện Bé và các bạn ( MT 81)
- Mục đích:
+ Kiến thức: Nhận ra được hình ảnh bản thân và bạn trong nhóm lớp ( MT 81).
+ Kỹ năng: Quan sát hình ảnh và trả lời được câu hỏi của cô.
+ Thái độ: Có ý thức hoàn thành hoạt động cùng cô và bạn.
- Chuẩn bị:
+ Tranh ảnh của các bé trong lớp cô nhờ phụ huynh hỗ trợ.
+ Bài hát “ Đố bạn biết tên tôi”.
KẾ HOẠCH CHĂM SÓC GIÁO DỤC TRẺ TRONG TUẦN Chủ đề: TÔI LÀ AI ? Tuần 1 : Thời gian thực hiện tư ngày 18/ 10 /2021 đến 22 /10/2021 & * Mục tiêu đánh giá: 4,94,81,67,114 Tên hoạt động Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Đón trẻ, điểm danh Đón trẻ, trò chuyện, điểm danh, thể dục sáng: * Đón trẻ: Cô đón trẻ vào lớp hướng dẫn trẻ chào cô, chào mẹ và cất đồ cá nhân đúng nơi quy định * Trò chuyện: - Trò chuyện với trẻ qua một số đặc điểm cá nhân. - Trò chuyện về Tên tuổi, bản thân bé ( MT 94). - Trò chuyện về Bé và các bẠn ( MT 81) - Trò chuyện về sở thích của Bé.. - Trò chuyện về trang phục bạn gái. + Giáo dục: Trẻ biết thưa ông bà, cha ,mẹ khi đi học và chào cô khi đến lớp.Giáo dục trẻ biết yêu thương và chăm sóc bản thân để cơ thể khỏe mạnh. ( Lồng ghép Học tập và làm theo Tư Tưởng Đạo Đức, Phong Cách Hồ Chí Minh) * Điểm danh: Cô điêm danh từng trẻ để biết trẻ học, vắng trong ngày. Thể dục sáng Cô giới thiệu mở nhạc cho trẻ tập theo cô bài thể dục “ Thổi nơ”. *Thể dục sáng: Bài” Thổi nơ”. + Hô hấp:Thối nơ + Tay : Tay ra trước,tay lên cao. ( 2 lần 8 nhịp) + Bụng : Tay lên cao, gập người xuống hai tay chạm mũi chân( 2 lần 8 nhịp + Chân: Nâng cao chân,lần lượt từ chân một( 2 lần 8 nhịp) + Bật : Bật tách khép chân( 2 lần 8 nhịp) Hoạt động học PTTC “Đi trên ghế thể dục , đi trên vạch kẻ thẳng trên PTTC - KNXH - Hát “ Bạn có biết tên tôi”. PTNN -Dạy thơ “ Bé ơi” PTNT “Trò chuyện về bản thân bé”( MT 67) PTTM Tô màu“Bé trai – Bé gái” ( MT 114) Hoạt động góc - Góc nghệ thuật: + Vẽ, tô màu chân dung bạn trai, bạn gái. + Âm nhạc: Biểu diễn âm nhạc. + Ghép tranh về Bé. - Góc phân vai : Chơi cùng đồ chơi nấu ăn. - Góc xây dựng : Xây nhà của tôi. - Góc thư viện : + Xem tranh bạn trai bạn gái. + Làm bộ sưu tập đồ dùng bạn trai bạn gái ( Bản thân). -Góc thiên nhiên: Trồng cây và chăm sóc cây xanh. Hoạt động ngoài trời - Quan sát Bạn trai – Bạn gái - TC: Ném vòng vào cổ chai - Chơi tự do - Quan sát Một ngày của bé qua tranh Trải nghiệm: Cắt dán bạn trai – bạn gái. - Chơi tự do. - Quan sát : “ Trang phục bạn trai – Bạn gái” - TC: Bịt mắt bắt dê - Chơi tự do - Quan sát Những hoạt động vui chơi của Bé qua tranh -Trải nghiệm: “ Thí nghiệm cầu vồng trang cốc” - Chơi tự do. - Quan sát Bạn lớp Lá và Bạn lớp Chồi. - TC: Bắt vịt trên cạn Chơi tự do. Hoạt động vệ sinh, ăn, ngủ * Hoạt động vệ sinh, ăn ngủ . - Cô gọi trẻ,Cho trẻ đi vệ sinh. - Cho trẻ rửa tay trước khi ăn, đi về bàn ngồi đúng qui định. * Hoạt động ăn . - Tập cho trẻ thói quen ăn nhiều loại thức ăn khác nhau. - Cho trẻ đánh rang chuẩn bị ngủ. * Hoạt động ngủ. - Đi về chỗ ngủ, nằm im không khóc, không chọc phá bạn. - GV theo dõi những trẻ bị bệnh và bé có triệu chứng đặc biệt. khi ngủ. Hoạt động chiều -Bé TLNT “Pha nước chanh” Thực hiện vở tạo hình trang TC:” Chó sói xấu tính” Thực hiện vở toán. - Trò chơi “ Một- hai- ba” Thực hiện vở làm quen chữ cái . - Trò chơi “ Ai nhanh nhất” -LĐVS Rửa tay – Lau tay Nêu gương, trả trẻ - Hát bài “Hoa bé ngoan” - Nêu tiêu chuẩn bé ngoan: + Biết chào ba, mẹ, chào cô khi đến lớp và khi ra về. + Vào góc chơi nghiêm túc và trật tự, không dành đồ chơi với bạn. + Không nói chuyện trong giờ học. - Tổ trưởng nhận xét, các thành viên trong tổ nhận xét. - Cô nhận xét. - Cô phát cờ cho trẻ. - Trẻ cắm cờ, cả lớp hát tuyên dương bạn. - Nhắc nhở phụ huynh kí vào sổ giao nhận trẻ - Trao đổi với phụ huynh về những trẻ ngoan, chưa ngoan, học có tiến bộ - Cô giao trẻ tận tay phụ huynh KẾ HOẠCH CHĂM SÓC GIÁO DỤC TRẺ TRONG NGÀY Thứ 2 ngày 18 tháng 10 năm 2021 & I/ ĐÓN TRẺ - TRÒ CHUYỆN – ĐIỂM DANH: 1/ Mục đích: - Trẻ đến lớp biết chào cô, biết cất đồ dùng đúng nơi quy định. - Giáo dục trẻ nhận biết đặc điểm về bản thân mình: Tên, tuổi, giới tính, sở thích... 2/ Chuẩn bị. - Cô đến sớm mở cửa thông thoáng, lớp học sạch sẽ gọn gàng - Trang trí bảng chủ đề, lớp học phù hợp chủ đề Bản thân. - Tranh chủ để Bản thân. * Trò chuyện: Trò chuyện với trẻ qua một số đặc điểm cá nhân - Các bạn có biết chủ đề bản thân nói về ai không? ( Trẻ trả lời theo hiểu biết) - Chủ đề bản thân là chủ đề nói về bản thân mình: về tên, tuổi, giới tính, các bộ phận trên cơ thể... - Trẻ cho trẻ phân biệt với các bạn qua một số đặc điểm cá nhân: Họ và tên, tuổi, ngày sinh, giới tính và những sở thích của trẻ. +Trẻ biết được mình khác với các bạn về hình dáng bên ngoài, khả năng trong các hoạt động và sở thích riêng của từng trẻ. => Cô giáo dục trẻ: Giáo dục trẻ yêu thương bản thân, bạn bè trong nhóm lớp, giữ gìn vệ sinh thân thể.( Lồng ghép tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh). * Trò chuyện: Trò chuyện về Tên tuổi, bản thân bé ( MT 94). - Mục đích: + Kiến thức:Nhận ra được bản thân trẻ: Tên tuổi giới tính + Kỹ năng: Nói tên tên, tuổi giới tính của bản thân, tên bố mẹ.( MT 99). + Thái độ: Có ý thức bảo vệ cơ thể, bản thân bé. - Chuẩn bị: + Tranh ảnh về bé trai, bé gái và một số đồ chơi dành cho bé trai, bé gái. - Tiến hành: Cô mở nhạc cho trẻ nghe hát bài “Bạn có biết tên tôi” . Trò chuyện: + Các cháu vừa nghe bài hát gì? Bài hát nói lên điều gì? + Các bạn ạ! Lớp mình năm nay có rất nhiều bạn mới đấy và bây giờ cô các cháu tự giới thiệu cho các bạn biết về mình nhé. Trước tiên cô tự giới thiệu về họ tên, giới tính, ngày sinh nhật, sở thích của cô cho trẻ bắt chước nói theo. Sau đó, cô cho lần lượt các trẻ giới thiệu đầy đủ họ tên, giới tính, ngày sinh, sở thích của mình cho các bạn trong lớp làm quen ( MT 94) + Con tên gì? Sinh nhật của con là ngày nào? + Con là nam hay nữ? + Con bao nhiêu tuổi? + Con học lớp nào? - Chúng ta đã làm quen với nhau rồi, giờ các con hãy nói cho cô và các bạn biết sở thích của mình nào? - Cô mời một số trẻ đứng dậy hỏi về sở thích của trẻ: + Con thích chơi trò chơi gì? + Thích ăn món ăn gì? Thích học gì nhất? - Giáo dục trẻ biết yêu thương đoàn kết, biết giúp đỡ các bạn. Kết thúc: Hát “ Đến trường rất vui”. * Trò chuyện: Trò chuyện Bé và các bạn ( MT 81) - Mục đích: + Kiến thức: Nhận ra được hình ảnh bản thân và bạn trong nhóm lớp ( MT 81). + Kỹ năng: Quan sát hình ảnh và trả lời được câu hỏi của cô. + Thái độ: Có ý thức hoàn thành hoạt động cùng cô và bạn. - Chuẩn bị: + Tranh ảnh của các bé trong lớp cô nhờ phụ huynh hỗ trợ. + Bài hát “ Đố bạn biết tên tôi”. -Tiến hành Cô và trẻ cùng hát bài “ Đố bạn biết tên cô”. Trò chuyện: + Cô và các bạn vừa nghe hát bài gì ? ( Đố bạn biết tên tôi). + Các bạn đã biết tên bạn cùng lớp mình chưa ? ( Trẻ trả lời). Hôm nay cô sẽ cho lớp mình tham quan cuộc triển lãm ảnh các bạn trong lớp nhé. Cô và trẻ đi tham quan + Đây là ai ? ( Bạn Lợi), Bạn đang làm gì ? ( bạn đang đá bóng) ( MT 81). + Thế đây là ai ? Đang làm gì ? ( Bạn Linh đang đọc sách) ( MT 81). Kết thúc: Cô và trẻ cùng nghe lại bài hát “ Đố bạn biết tên tôi”. *Trò chuyện:Xem video ca nhạc về chủ đề Bản thân. - Cho trẻ nghe một số bài hát về chủ đề Bản thân. + Khi nghe nhạc thì chúng ta phải như thế nào? (Lắc lư theo nhạc) + Mở cho trẻ nghe một số bài hát về chủ đề Bản thân. (Mừng sinh nhật, Bạn có biết tên tôi, Cái mũi) - Bài hát: Chúc Mừng sinh nhật + Bài hát có tên là gì?? (Mừng sinh nhật) + Bài hát có giai điệu như thế nào? (Giai điệu nhẹ nhàng, vui tươi) + Bài hát nói về điều gì? (Bài hát nói về lời Chúc mừng sinh nhật.) + Bạn nào thuộc bài hát này, mời đứng lên hát cho cô và các bạn cùng nghe? (Trẻ xung phong) - Bài hát: Bạn có biết tên tôi + Bài hát có tên là gì? (Bài hát có tên là: Bạn có biết tên tôi) + Bài hát có giai điệu như thế nào? (Giai điệu vui tươi) + Bạn nào thuộc bài hát này, mời đứng lên hát cho cô và các bạn cùng nghe?(Trẻ xung phong) - Bài hát: Cái Mũi + Bài hát có tên là gì? (Bài hát có tên là: Cái mũi) + Bài hát có giai điệu như thế nào? (Giai điệu vui tươi) + Bài hát nói về điều gì? (Bài hát nói về cái mũi) + Bạn nào thuộc bài hát này, mời đứng lên hát cho cô và các bạn cùng nghe?(Trẻ xung phong). * Trò chuyện về cách giữ gìn vệ sinh. Cho trẻ nghe hát bài “ Mời bạn ăn”. Trò chuyện: - Các con vừa nghe bài hát gì ? ( Bài hát Mời bạn ăn). - Muốn cơ thể mình khỏe mạnh thì các con phải như thế nào ? ( Tập thể dục, ăn đủ chất, giữ gìn vệ sinh cơ thể). - Có bạn nào cho cô biết cách các con chăm sóc, giữ gìn vệ sinh cơ thể mình như thế nào ? ( Đánh răng, rửa tay thường xuyên...) ðCô chốt lại: Để cơ thể mình khỏe mạnh ngoài việc ăn đủ chất, tập thể dục thường xuyên thì các con phải giữ gìn vệ sinh cơ thể để chống lại bệnh tật như: Đánh răng, rửa tay thường xuyên bằng xà bông, tắm rửa sạch sẽ... II. Thể dục sáng: Bài thể dục“ Thổi nơ”. a. Mục đích. - Kiến thức: Trẻ nhận ra được yêu cầu của hoạt động “ Thổi nơ”. - Kỹ năng: Sử dụng được tay chân để Bắt chước một số động tác theo cô: Đưa tay về phía trước – sang ngang. - Thái độ: Quan tâm đến yêu cầu của cô khi thực hiện hoặt động. b. Chuẩn bị + Bài thể dục “ Thổi nơ”. + Sân tập thoáng mát, sạch. + Quần áo trẻ gọn gàng. c. Tiến hành. a/ Khởi động. Trẻ đi bình thường sau giáo viên. Khi nghe hiệu lệnh thì dừng lại, chuyển thành hai hàng ngang. b/ Trọng động *Thê dục sáng: Tập thể dục bài “ Thổi nơ” . - Hô hấp: Thổi nơ ( tập 3 – 4 lần): Đứng tự nhiên,hai tay cầm nơ giơ ra phái trước miệng thổi mạnh dây nơ. - Tay: Giơ nơ lên cao ( Tập 3 – 4 lần). Đừng tự nhiên,hai tay nơ thả xuôi”Giơ nơ lên cao-Đưa nơ xuống thấp”. - Bụng: Chạm nơ xuống sàn ( 2 – 3 lần): Đứng tự nhiên,tay cầm nơ thả xuôi.Trẻ giơ hai tay lên cao,cuối gập người,hai tay cầm nơ chạm xuống sàn. - Chân: Giậm chân ( Tập 3 – 4 lần): Trẻ đứng giậm chân tại chỗ, vừa dậm vừa nói “ Giậm chân.. Giậm chân”. c/ Hồi tĩnh: Trẻ nhẹ nhàng thả lỏng cơ thể tập theo cô III. Hoạt động học: - Lĩnh vực PTTC: Thể dục - Đề tài: “Đi trên ghế thể dục, đi trên vạch kẻ thẳng trên sàn.”(MT4). Mục đích yêu cầu. * Kiến thức: - Trẻ nhận ra được cách Bước đi liên tục trên vật kẻ thẳng trên sàn ( MT 4). - Lựa chọn cách để hoàn thành bài vận động “ Đi trên ghế thể dục, đi trên vạch kẻ thẳng trên sàn”. * Kỹ năng: - Trẻ sử dụng được tay chân nhịp nhàng đi thẳng đầu không cúi để “Đi trên ghế thể dục, đi trên vạch kẻ thẳng trên sàn” ( MT 4). - Phân tích được đi phải theo hướng thẳng , giữ thăng bằng cơ thể khi đi. * Thái độ: - Quan tâm đến yêu cầu của cô và hoàn thành bài vận động. 2.1. Hình thức tổ chức: Cá nhân, nhóm, cả lớp. 2.2. Phương pháp cho hoạt động học: Thực hành, trải nghiệm; Trực quan, minh họa: quan sát, làm mẫu, Dùng lời nói. 2.3. Chuẩn bị môi trường cho trẻ hoạt động: * Môi trường vật chất: Trong lớp - Lớp rộng thoáng mát bằng phẳng, đảm bảo an toàn. - Vạch kẻ thẳng 3m, chiều rộng bằng bàn chân trẻ. - Vạch chuẩn. - Bóng trẻ chơi trò chơi. - Sân tập bằng phẳng sạch sẽ. * Môi trường xã hội: Xây dựng môi trường thân thiện giúp trẻ tích cực, hứng thú với hoạt động “Đi trên ghế thể dục, đi trên vạch kẻ thẳng trên sàn” 2.4. Tiến trình tổ chức “họat động học”: * Giai đoạn 1: Trải nghiệm thực tế . Cô và các con cùng vận động một bài hát cho vui nhé. Cô và trẻ cùng hát bài “ Khúc hát dạo chơi”. Trò chuyện: - Các con biết ăn thịt heo thịt bò, thịt gà cung cấp cho chúng ta nhiều chất gì không ? ( Chất đạm), ngoài ra chúng ta còn phải ăn thêm chất gì nữa ? ( Bột đường, chất béo, vitamin). - Các bạn ơi ! Ăn đầy đủ ra, thịt giúp chúng ta khỏe mạnh và mau lớn. Ngoài việc ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, chúng ta còn phải siêng tập thể dục học tập theo gương Bác Hồ lúc sinh thời nhé ( Lồng ghép tư tưởng phong cách đạo đức Hồ Chí Minh). Cả lớp mình cùng tập thể dục để cơ thể khỏe mạnh nhé. - Khởi động: - Cho trẻ đi quanh lớp bằng các kiểu chân , đi bằng mũi chân , đi bằng gót chân , đi bình thường, đi nhanh dần, đi chậm dần theo bài hát về chủ đề, kết hợp với hô hấp - Chuyển thành 3 hàng ngang theo tổ, giãn cách đều . * Giai đoạn 2: Chia sẻ kinh nghiệm. - Bài tập phát triển chung: + Tay- Vai : Tay ra trước,tay lên cao. ( 2 lần 8 nhịp) + Bụng- Lườn : Tay lên cao, gập người xuống hai tay chạm mũi chân( 2 lần 8 nhịp) + Chân- Bật: Nâng cao chân,lần lượt từ chân một( 4 lần 8 nhịp) - Vận động cơ bản: “Đi trên ghế thể dục, đi trên vạch kẻ thẳng trên sàn”. + Cô là mẫu lần 1: (Không giải thích). + Cô là mẫu lần 2: (Kết hợp giải thích phân tích động tác): Cô làm mẫu kết hợp phân tích các động tác: Cô đứng trước vạch chuẩn 2 tay dang ngang để giữ thăng bằng cho cơ thể mắt nhìn thẳng sau đó bước một chân lên trước dẵm vào giữa vạch rồi bước chân tiếp theo lên .Cứ như thế đi trên vạch kẻ thẳng trên sàn cho đến khi hết đoạn đường mà không được đi ra ngoài vạch để giữ thăng bằng cơ thể, người không cúi về phía trước khi đi hết đoạn dây cô đi về cuối hàng đứng tới bạn tiếp theo. - Cô cho lần lượt 2 cháu thực hiện và cho các bạn nhận xét ( MT 4). - Lần lượt cho trẻ thực hiện vận động ( Cả lớp, nhóm trai, nhóm gái) ( MT 4). - Cô quan sát trẻ thực hiện để sửa sai cho trẻ. - Phút thư giãn: Cho trẻ đấm vai cho bạn, đấm tay, đấm chân. ð Cô nâng yêu cầu cho trẻ đi trên vạch kẻ thẳng trên sàn với khoảng cách xa hơn. - Cô tổ chức cho 2 đội thi đua với nhau, luyện tập và vận động vài lần nữa. * Giai đoạn 3: Rút ra kinh nghiệm cho bản thân - Hôm nay các con vừa thực hiện bài tập gì? ?( Đi trên ghế thể dục, đi trên vạch kẻ thẳng trên sàn) ( MT 4). - Và thực hiện như thế nào?( Đứng trước vạch chuẩn 2 tay dang ngang để giữ thăng bằng cho cơ thể mắt nhìn thẳng sau đó bước một chân lên trước dẵm vào giữa vạch rồi bước chân tiếp theo lên .Cứ như thế đi trên vạch kẻ thẳng trên sàn cho đến khi hết đoạn đường mà không được đi ra ngoài vạch) - Vậy thì các bạn làm gì để giúp cơ thể của mình khỏe mạnh và cao lớn ? ( Ăn nhiều chất, tập thể dục). * Giai đoạn 4:Vận dụng kinh nghiệm vào cuộc sống - Trò chơi vận động: “Ném bóng vào sọt” + Cách chơi : Cô chia lớp ra làm 3 đội, 3 đội sẽ đứng hàng dọc thi ném bóng vào rổ, khi có lệnh bắt đầu bạn đầu hàng của 3 đội lên lấy bóng ném vào rổ, rồi chạy về đập vào vai của bạn tiếp đó, cứ như vậy trong thời gian 3 phút đội nào ném được nhiều bóng là đội đó thắng cuộc. + Luật chơi: Mỗi lượt chơi 1 bạn chỉ được lấy một quả bóng, và khi bạn trong nhóm chạy về đến hàng mới chạy lên thực hiện. Cô cho trẻ chơi, cô bao quát lớp, động viên trẻ chơi, xem trẻ chơi có đúng luật không. Trò chơi kết thúc, cô và trẻ cùng kiểm tra kết quả, cô nhật xét tuyên dương và động viên trẻ. Cô cho trẻ chơi 2- 3 lần. Cô nhận xét và tuyên dương đội chiến thắng. * Hồi tĩnh: Cho trẻ đi vòng quanh sân tập vài lần kết hợp hít thở nhẹ nhàng. IV. Hoạt động góc: 1. Góc xây dựng:Xây nhà của tôi. * Yêu cầu : - Trẻ biết nhà là nơi con sinh ra, lớn lên - Biết dùng các khối gỗ làm tường nhà, dùng 2 mãnh cát tông làm mái, xung quanh có cây cỏ hoa, hàng rào. * Chuẩn bị : - Gạch xây dựng, hàng rào, cây, hoa, 2 mảnh cát tông, búp bê, nhà * Cách hướng dẫn: Cho trẻ xem tranh về ngôi nhà - Trò chuyện: + Tranh vẽ gì? (ngôi nhà), trong nhà có những gì, còn ngoài sân? (trẻ trả lời theo ý trẻ).Hôm nay cô sẽ tổ chức cho lớp chúng ta góc xây dung “ Ngôi nhà của tôi” nhé. + Cô tóm lại: : Muốn xây được ngôi nhà cho búp bê các xếp chồng, đặt cạnh và đặt nối tiếp các khối gạch với nhau. dùng các chai mũ và đũa trẻ nối lại xếp thành 4 đường tương ứng với 4 góc của ngôi nhà, các con nhớ chừa khoảng trống làm cửa vào nhà và làm cửa sổ nhé, sau đó các con nhớ đặt thêm cây xanh và búp bê vào nhé - Ai chơi góc này và chơi ở vị trí nào trong lớp? (trả lời theo ý trẻ) - Trước khi vào góc chơi ta phải làm gì? (Phân công nhóm trưởng, nhóm trưởng, trải thảm , đeo thẻ ưu tiên góc, phân công nhiệm vụ các thành viên trong tổ - Khi vào góc chơi ta phải như thế nào? (Trật tự, thực hiện theo sự phân công của nhóm trưởng, không tranh giành đồ chơi với bạn) - Cho trẻ lấy đồ dùng, đồ chơi ở các góc ra vị trí đã chọn để chơi. - Cô quan sát các nhóm chơi, động viên, hỗ trợ trẻ chơi. - Cô gợi hỏi trẻ tên góc chơi. - Cô giúp trẻ gắn tên góc chơi. * Kết thúc: - Khi gần kết thúc cô đến các góc nhận xét. + Hỏi trẻ vừa chơi gì?. + Cô nhận xét - Tuyên dương. - Cô giáo dục trẻ, dặn dò vệ sinh sau khi chơi xong. - Cho các nhóm thu dọn đồ dùng, đồ chơi. 2.Góc nghệ thuật: Vẽ bạn trai bạn gái * Yêu cầu: - Trẻ lựa chọn các nguyên vật liệu khác nhau tạo và tạo ra sản phẩm phù hợp với góc chơi. - Trẻ sử dụng các kỹ năng đã học, hợp tác cùng bạn trong nhóm để hoàn thành sản phẩm chơi. - Trẻ nói được cách tạo ra sản phẩm ở góc chơi. * Chuẩn bị: - Địa điểm chơi sạch sẽ, thoáng mát - Viết bút màu, giấy A4. - Thảm lót, thẻ đeo, bảng tên góc, mũ đội nhóm trưởng. * Cách hướng dẫn: TC “ Trốn cô’. Cô cho trẻ xem tranh bạn trai, bạn gái. - Tranh vẽ gì vậy? (tranh bạn trai, bạn gái) - Cô vẽ gồm những bộ phận nào?(đầu, mình, tay, chân,). Hôm nay cô sẽ tổ chức cho các bạn góc chơi vẽ bạn trai bạn gái nhé. - Để vẽ được các loại tranh bạn trai, bạn gái này thì cô sử dụng những kỹ năng gì?( Vẽ các nét thẳng, nét xiên, các nét cong .) - Khi tô màu các con tô như thế nào?( Tô đều màu, không ra ngoài hình vẽ) - Hôm nay vào góc chơi các con hãy vẽ tranh bạn trai, bạn gái nhe! - Con định vẽ tranh bạn trai hay bạn gái?Và con sử dụng những kỹ năng gì để vẽ?( Trẻ trả lời). Cô tóm lại: Với những dụng cụ này, các con vẽ và tô màu về bạn trai, bạn gái. Khi vẽ các con sẽ sử dụng những nét cong tròn để vẽ đầu, ngang dọc để vẽ thân. Vé xong thì các con tô màu, chú ý khi tô không dược chòm nét ra ngoài để tranh đẹp nhé. - Trước khi vào góc chơi ta phải làm gì? (Phân công nhóm trưởng, nhóm trưởng, đeo thẻ ưu tiên góc, phân công nhiệm vụ các thành viên trong tổ - Khi vào góc chơi ta phải như thế nào? (Trật tự, thực hiện theo sự phân công của nhóm trưởng, không tranh giành đồ chơi với bạn) - Cho trẻ lấy đồ dùng, đồ chơi ở các góc ra vị trí đã chọn để chơi. - Cô quan sát các nhóm chơi, động viên, hỗ trợ trẻ chơi. - Cô gợi hỏi trẻ tên góc chơi. - Cô giúp trẻ gắn tên góc chơi. * Kết thúc: - Khi gần kết thúc cô đến các góc nhận xét. + Hỏi trẻ vừa chơi gì?. + Cô nhận xét - Tuyên dương. - Cô giáo dục trẻ, dặn dò vệ sinh sau khi chơi xong. - Cho các nhóm thu dọn đồ dùng, đồ chơi. 3. Góc phân vai: Mẹ và con * Yêu cầu : - Biết thể hiện vai chơi của từng nhân vật (mẹ tắm em búp bê, đút cơm cho con ăn..) - Rèn kĩ năng nói cho trẻ : ăn nào con ngoan, mẹ mắm mát cho con nhé - Nhờ mẹ có bé, bé biết ơn mẹ. * Chuẩn bị : - Búp bê, thau nhựa, chém muỗng, ca nước, tranh mẹ và bé * Tiến hành : Cô cho trẻ quan sát tranh mẹ chăm sóc em bé và trò chuyện - Tranh vẽ gì vậy các con?Nội dung tranh nói lên điều gì?( Trẻ trả lời) Các con ạ! Khi các con sinh ra còn nhỏ, mẹ vất vả chăm sóc các con các con mới lớn được như ngày hôm nay, các con phải biết thương mẹ nhé! Hôm nay cô sẽ tổ chức cho lớp mình chơi góc phân vai “ Mẹ và con” nhé. - Đây là những đồ chơi gì nè? ( tô, muỗng, thau tắm, khăn, xà bông..) - Bạn nào thích chơi ở góc này? ( trẻ chọn theo ý thích) - Bây giờ đã đến giờ chơi rồi, trong lớp cô đã chuẩn bị rất nhiều đồ chơi, ngoài ra cô còn làm thêm 1 số đồ chơi mới . - Khi chơi các con phải như thế nào? ( không tranh giành đồ chơi, giữ gìn đồ chơi) - Trước khi vào góc chơi ta phải làm gì? (Phân công nhóm trưởng, nhóm trưởng, trải thảm , đeo thẻ ưu tiên góc, phân công nhiệm vụ các thành viên trong tổ ) - Khi vào góc chơi ta phải như thế nào? (Trật tự, thực hiện theo sự phân công của nhóm trưởng, không tranh giành đồ chơi với bạn) - Cho trẻ lấy đồ dùng, đồ chơi ở các góc ra vị trí đã chọn để chơi. - Cô quan sát các nhóm chơi, động viên, hỗ trợ trẻ chơi. - Cô gợi hỏi trẻ tên góc chơi. - Cô giúp trẻ gắn tên góc chơi. * Kết thúc: - Khi gần kết thúc cô đến các góc nhận xét. + Hỏi trẻ vừa chơi gì?. + Cô nhận xét - Tuyên dương. - Cô giáo dục trẻ, dặn dò vệ sinh sau khi chơi xong. - Cho các nhóm thu dọn đồ dùng, đồ chơi. 4. Góc Thiên nhiên: Trồng cây xanh. Yêu cầu: - Trẻ biết hợp tác với bạn để hoàn thành vườn cây xanh. - Trẻ biết trao đổi ý kiến với các bạn trong nhóm. - Trẻ cảm nhận được cái đẹp qua tranh truyện, ả
File đính kèm:
- giao_an_mam_non_lop_la_chu_de_toi_la_ai_nam_hoc_2021_2022.docx