Giáo án mầm non lớp lá - Chủ điểm: Gia đình - Đề tài: “Xếp bàn - Xếp ghế”
1. Kiến thức:
- Trẻ biết cách xếp chồng các khối gỗ lên nhau thành cái bàn
- Biết cách xếp sát cạnh các khối gỗ thành cái ghế
- Biết gọi tên sản phẩm, hiểu được công dụng sản phẩm. Nhận biết được màu đỏ, màu xanh, màu vàng
2. Kỹ năng:
- Luyện kỹ năng xếp chồng, xếp cạnh tạo thành bộ bàn ghế
3. Giáo dục:
- Trẻ biết giữ gìn đồ chơi, chơi xong biết cất đồ chơi vào nơi quy định, hứng thú chơi với sản phẩm mình tạo ra.
II.CHUẨN BỊ:
*Đồ dùng của cô
- Một rổ đựng 1 khối vuông to, 3 khối vuông nhỏ, 2 khối chữ nhật để xếp bàn - xếp ghế( 1cái bàn, 2 cái ghế) màu đỏ (màu xanh, màu vàng
- Đàn ghi bài hát “ Chúc mừng sinh nhật, em búp bê”
- Mô hình,1 em búp bê,1 bình hoa, bánh sinh hật.
- 1 hộp vuông nhỏ, 1 hộp vuông to, 1 đĩa kẹo,
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG MẦM NON HOA SEN --------------------------------------- GIÁO ÁN Lĩnh vực PTTC, KNXH: Hoạt động với đồ vật Chủ điểm: Gia đình Đề tài: “Xếp bàn - xếp ghế” Độ tuổi: 24 - 36 tháng Thời gian thực hiện: 12 - 15 phút Người thực hiện: Lê Thị Liên NĂM HỌC 2013 – 2014 I- MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: 1. Kiến thức: - Trẻ biết cách xếp chồng các khối gỗ lên nhau thành cái bàn - Biết cách xếp sát cạnh các khối gỗ thành cái ghế - Biết gọi tên sản phẩm, hiểu được công dụng sản phẩm. Nhận biết được màu đỏ, màu xanh, màu vàng 2. Kỹ năng: - Luyện kỹ năng xếp chồng, xếp cạnh tạo thành bộ bàn ghế 3. Giáo dục: - Trẻ biết giữ gìn đồ chơi, chơi xong biết cất đồ chơi vào nơi quy định, hứng thú chơi với sản phẩm mình tạo ra. II.CHUẨN BỊ: *Đồ dùng của cô - Một rổ đựng 1 khối vuông to, 3 khối vuông nhỏ, 2 khối chữ nhật để xếp bàn - xếp ghế( 1cái bàn, 2 cái ghế) màu đỏ (màu xanh, màu vàng - Đàn ghi bài hát “ Chúc mừng sinh nhật, em búp bê” - Mô hình,1 em búp bê,1 bình hoa, bánh sinh hật. - 1 hộp vuông nhỏ, 1 hộp vuông to, 1 đĩa kẹo, * Đồ dùng của trẻ: - Mỗi trẻ một rổ đựng 1 khối vuông to, 3 khối vuông nhỏ, 2 khối chữ nhật để xếp bàn - xếp ghế( 1cái bàn, 2 cái ghế) màu đỏ (màu xanh, màu vàng) - Mỗi trẻ 2 hộp chữ nhật (để xếp ghế) III.TIẾN HÀNH: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ * Hoạt động1: Ổn định tổ chức giới thiệu bài. - Cô cùng trẻ đến thăm nhà búp bê vừa đi vừa hát “em búp bê” đến nơi cô cho trẻ chào em búp bê, búp bê chào lại trẻ. - Hôm nay là ngày sinh nhật của em búp bê, em búp bê chuẩn bị được gì đây? - Bàn ghế của em búp bê màu gì? Mời đông khách nhưng chỉ có một bộ bàn ghế nên không đủ cho khách ngồi, búp bê nhờ lớp mình giúp búp bê xếp bàn, ghế các con đồng ý không? * Hoạt động 2: Xếp bàn, xếp ghế Cô đưa rổ ra cho trẻ xem và hỏi: - Trong rổ cô có gì? ( Khối gỗ vuông nhỏ, khối vuông to và khối chữ nhật) - Những khối gỗ này để chơi xếp gì? + Cô xếp mẫu: + Xếp cái bàn: Cô vừa xếp vừa trò chuyện với trẻ: Cô xếp khối gỗ vuông nhỏ trước làm chân bàn, xếp chồng khối gỗ vuông to hơn lên trên làm mặt bàn. - Cô đã xếp được cái gì? Xếp bàn thì xếp như thế nào? - Cái bàn để làm gì? - Muốn ngồi vào bàn thì phải có gì? + Xếp cái ghế: Cô xếp khối gỗ vuông trước để làm chỗ ngồi, sau đó cô xếp khối gỗ chữ nhật sát cạnh khối gỗ vuông làm chỗ tựa. - Cô đã xếp được cái gì? - Mấy cái ghế? - Mấy cái bàn? - Bộ bàn ghế của cô màu gì? Cô mời 1 trẻ xếp lên xếp cho cả lớp xem => Cho cả lớp lấy rổ về chỗ ngồi để xếp + Trẻ thưc hiện: - Chơi trò chơi “ tay đẹp” Cho cả lớp chơi xếp bàn, xếp ghế (mở đàn cho trẻ nghe nhạc). Nhắc trẻ xếp bàn trước xếp ghế sau, biết cách xếp chồng và xếp cạnh tạo thành cái bàn, cái ghế. Trẻ xếp cô quan sát gợi hỏi: Con đang xếp gì? Con xếp bàn (ghế) màu gì? Bàn, ghế để làm gì? Giáo dục trẻ biết bê, xếp ghế gọn gàng trước và sau khi học, khi ăn ( Cho trẻ xếp 2 lần, lần 2 xếp ở nhà búp bê) *Hoạt động 3: Nhận biết sản phẩm - Hôm nay các con giúp búp bê xếp cái gì? - Bàn ghế để làm gì? - Bạn nào xếp đẹp nhất? - Cô nhận xét - Giáo dục trẻ: biết giữ gìn đồ chơi, chơi xong biết cất đồ chơi vào nơi quy định, hứng thú chơi với sản phẩm mình tạo ra. *Hoạt động 4: Cho trẻ trải nghiệm - Các con đã có chỗ ngồi để giữ sinh nhật búp bê chưa? Cô chuẩn bị rất nhiều hộp từ những hộp này các con hãy xếp cho mình một chiếc ghế để cùng ngồi sinh nhật em búp bê nào! - Cho trẻ chuẩn bị bàn (Mở đàn) - Trẻ xếp ghế ngồi vào => Kết thúc: cả lớp hát vang bài “ Chúc mừng sinh nhật” - Trẻ vừa đi vừa hát - Trẻ chào em búp bê(1 lần) - Trẻ kể: Bánh sinh nhật, hoa, đĩa, quả, bàn ghế.. - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời: có các khối gỗ - Xếp bàn , xếp ghế - Trẻ quan sát cô làm mẫu - Trẻ xem cô xếp - Trẻ trả lời các câu hỏi - Trẻ xem cô xếp - Cô đã xếp cái bàn, cái ghế, màu.... - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ xếp - Trẻ lấy rổ đồ dùng về chỗ ngồi - Trẻ chơi một lần - Trẻ xếp bàn, xếp ghế - Trẻ trả lời câu hỏi của cô - Ngồi học, ngồi ăn... - Xếp bàn , xếp ghế - Để ngồi - Trẻ nói tên một só bạn - 4 trẻ xếp bàn - Trẻ xếp ghế - Trẻ hát kết hợp vỗ tay SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG MẦM NON HOA SEN --------------------------------------- GIÁO ÁN Lĩnh vực: phát triển nhận thức Đề tài: Trận cuồng phong thu nhỏ Chủ đề: Nước và hiện tượng thiên nhiên Độ tuổi: 5 – 6 tuổi Thời gian thực hiện: 25 - 30 phút Người thực hiện: Nguyễn Hồng Thúy NĂM HỌC 2013 - 2014 I- MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: 1. Kiến thức: - Trẻ biết được nguyên nhân và đặc điểm đơn giản của hiện tượng lốc xoáy (do gió mạnh, hay mưa lớn tạo nên) 2. Kỹ năng: - Tập làm thí nghiệm đơn giản. Bằng các giác quan (mắt, tay) trẻ nhận biết khi nước bị xoay tròn thì tạo nên vòng xoáy. - Luyện kỹ năng quan sát, ghi nhớ có chủ định - Kỹ năng phòng tránh và xử lý các tình huống khi gặp nguy hiểm 3. Giáo dục: - Trẻ thích đến lớp, biết không vứt rác bừa bãi, trồng cây để hạn chế sự biến đổi khí hậu, biết cách ứng phó với sự biến đổi khí hậu. - Trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động trải nghiệm II-CHUẨN BỊ: * Đồ dùng của cô: - Chai thủy tinh lớn hơn của trẻ - Nước sạch, Phẩm màu, Nước sạch, Phẩm màu, Dấm chua, Nước rửa chén, Thìa, chổi lông. - Đoạn băng quay cảnh cuồng phong - Đàn ghi bài: Vì sao lại thế * Đồ dùng của trẻ: - Chai thủy tinh có năp đủ cho mỗi trẻ 1 chai , phễu đong nước (mỗi trẻ 1 cái ), Nước sạch, Phẩm màu, Dấm chua, Nước rửa chén, Thìa, chổi lông - Các đồ chơi, giấy xốp. III. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HĐ CỦA TRẺ * Hoạt động1: Ổn định (2-3 phút): - Cô cùng trẻ hát bài “Vì sao lại thế?” - Trò chuyện: + Nếu gió mạnh, mưa to thì có hiện tượng gì xảy ra? * Hoạt động2: :Trò chuyện về lốc xoáy (4-5 phút) - Cho trẻ xem băng - Trò chuyện về hiện tượng trẻ vừa xem: + Các con vừa xem hiện tượng gì? + Các con có biết lốc xoáy được hình thành từ hiện tượng gì không? (cô gợi ý cho trẻ) Cô nhấn mạnht: lốc xoáy là do sự biến đổi khí hậu gây nên. Như gió thổi với vận tốc mạnh , những cơn mưa giông lớn, Ở ngoài biển, đại dương do sự nóng, ấm của nước biển bốc lên gặp hơi ẩm ướt của không khí tạo nên những dòng xoáy lớn giống như vòi rồng. Tiếng ầm ầm giống tiếng tàu chạy, hay thác nước đổ mạnh. Thường có màu trắng, đen, hay những màu sắc khác do lốc xoáy cuốn theo + Lốc xoáy gây thiệt hại gì? + Để hạn chế sự biến đổi khí hậu, hạn chế những cơn lốc xoáy theo các con chúng mình phải làm gì? + Các con đã bao giờ gặp lốc xoáy chưa? Nếu gặp lốc xoáy chúng mình phải làm gì? + Ngoài hiện tượng lốc xoáy các con còn biết những hiện tượng gì nữa? * Hoạt động3 :Làm thí nghiệm (12-15phút) - Bây giờ các con có muốn làm thí nghiệm về hiện tượng các con vừa xem không? hôm nay cô sẽ cùng với các con làm thí nghiệm về trận cuồng phong thu nhỏ . - Cô làm mẫu: cô cho các chất vào trong chai vừa làm vừa trò chuyện cùng trẻ về các chất (nước, dấm, dầu rửa bát, màu). - Trẻ thực hành + Lấy nước đong vào 2/3 chai + Cho màu, dấm, nước rửa chén đẩy nắp chặt lại - Sau khi trẻ đã đong xong nước và đổ các chất vào chai. Cô cùng trẻ lắc mạnh chai nước, cố gắng quay bình để làm cho chất lỏng bên trong xoay tròn + Cho trẻ quan sát chuyện gì xảy ra bên trong bình? + Trẻ sẽ thấy chất lỏng di chuyển và tạo ra 1 trận cuồng phong thu nhỏ trên vỏ bình. Điều này sẽ giúp trẻ hiểu được trên thực tế 1 trận cuồng phong sẽ diễn ra như thế nào. - Cho 3 trẻ cùng lắc xem vòng xoáy của ai tan lâu hơn? - Cho 3 trẻ lên thi đua lắc bình theo yêu cầu: Lắc nhẹ, lắc vừa , lắc mạnh để nhận xét kết quả - Cho trẻ bỏ các đồ chơi, xốp,,, vào trong bình để lắc và xem các vật đó sẽ như thế nào? Cô quan sát gợi hỏi trẻ * Hoạt động 4 :Kết thúc: (2-3 phút) Chơi trò chơi : “Trời mưa” - Trẻ hát cùng cô - Cùng trò chuyện và trả lời câu hỏi của cô - Trẻ xem băng - Trẻ kể lại - Trẻ trả lời theo hiểu biết của trẻ - Trẻ trả lời: Đổ nhà, cuốn đồ, phá hại hoa màu - Trồng cây. - Trẻ trả lời theo ý kiến, kinh nghiệm cá nhân trẻ - Trẻ kể; bão, lụt - Xem cô làm mẫu và trả lời câu hỏi - Trẻ thực hành trải nghiệm và nêu nhận xét - Trẻ quan sát và đưa ra nhận xét - Trẻ thực hiện - 3 trẻ lên thi đua - Cho trẻ bỏ các vật vào chai, cùng thi đua lắc và nhận xét - Cả lớp cùng chơi SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG MẦM NON HOA SEN --------------------------------------- GIÁO ÁN Lĩnh vực phát triển nhận thức Đề tài: “Đôi bàn tay xinh” Chủ điểm: “Bản thân” Độ tuổi: Mẫu giáo bé Thời gian thực hiện: 15 – 20 phút Người thực hiện: Dương Thị Thúy Nghi NĂM HỌC 2013 - 2014 I- MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: 1. Kiến thức: - Trẻ biết được công dụng của đôi bàn tay: cầm bút, cầm thìa, cầm bát, cầm cốc, cầm sũa , cầm gối, ghế, - Biết được bàn tay có thể khám phá và cảm nhận được vật cứng, mềm của sỏi, mút; nóng lạnh của nước. - Trẻ biết được trên đôi bàn có các ngón tay , móng tay 2. Kỹ năng: - Luyện kỹ năng nắn bóp đồ vật của đôi bàn tay - Phát triển xúc giác qua đôi bàn tay. - Trẻ cảm nhận được vật cứng, mềm. nóng, lạnh , đau 3. Giáo dục: - Giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh bàn tay sạch sẽ, thường xuyên cắt móng tay. II CHUẨN BỊ: * Đồ dùng của cô: - 6 túi vải trong đó 3 túi đựng sỏi, 3 túi đựng xốp . - 3 rổ đựng sỏi nhỏ. - Đàn ghi bài hát “Năm ngón tay ngoan” - 4 chậu nước : 2 chậu nước nóng, 2 chậu nước lạnh - Giá để khăn * Đồ dùng của trẻ: - Mỗi trẻ 1 viên sỏi, 1 cái xốp đựng trong 6 chiếc túi vải - Khăn lau tay III TIẾN HÀNH: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ Họat động 1: Ổn định và giới thiệu bài: (2-3p) +Cho trẻ hát bài : ‘Năm ngón tay ngoan” +Cô hỏi :Chúng mình vừa hát bài nói về cái gì? + Hôm nay cô cháu mình cùng nhau chơi với các ngón tay xinh nhé. Hoạt động 2: Trò chuyện về đôi bàn tay (2-3p) +Cô đưa tay của mình lên và hỏi : - Cô có gì đây? Bàn tay của các con đâu?. - Trên bàn tay có những gì? - Đây là ngón gì?( giơ từng ngón tay ra và hỏi trẻ) - Trên các ngón tay có gì? - Móng tay có sạch không, có dài không?, - Ở nhà ai thường cắt móng tay cho các con? + Chơi trò chơi với tay trời mưa to mưa vưà , mua nhỏ) - Khi mưa to các con vỗ tay có đau không? (thổi tay, xoa tay , áp tay lên má) - Bàn tay dùng để làm gì? Hoạt động 3: Cảm nhận của bàn tay khi sờ vào vật cứng và mềm (5-7p) + Cô chia trẻ thành 3 nhóm phát cho mỗi nhóm 1 cái rổ, trong rổ có 2 chiếc túi, cho trẻ sờ bóp và đoán xem trong túi có gì. + Cô hỏi trẻ : - Khi sờ nào túi các con thấy thế nào? - Túi nào có đồ chơi cứng, túi nào có đồ chơi mềm. + Cho trẻ mở túi có đồ chơi cứng ra trước Trong túi có gì? + Cho mỗi trẻ cầm 1 viên sỏi - Đập sỏi xuống nền nghe âm thanh gì? - Bóp thật mạnh xem sỏi có bể không, có đau tay không?Vì sao sỏi không bóp được? vì sao? - Đặt đá lên tay thấy có mát không? + Cô cho trẻ cất sỏi vào túi và lấy túi có đồ chơi mềm và lấy ra miếng xốp mút - Xốp dùng để làm gì? - Cho trẻ lấy tay bóp xem có bóp được không? Vì sao? + Chơi trò chơi xốp mút biến mất. + Cho trẻ cất xốp vào túi - Giáo dục trẻ: - Khi cầm vật cứng bóp mạnh các con có thấy đau không? - Vì vậy khi cầm vật cứng các con không được đánh vào bạn vì sẽ làm bạn đau. + Chơi trò chơi với những ngón tay. Hoạt động 4: Cảm nhận của bàn tay khi sờ vào chậu nước nóng, lạnh.(5-7p) + Cô lấy 4 chậu nước ra và cho trẻ xem cô làm mẫu với 1 chậu nước, cô để 2 bàn tay vào 1 chậu nước khi đưa lên cô vẩy nước nhẹ sau đó lau tay.( chú ý nhắc trẻ xắn ống tay áo trước khi nhúng vào nước) + Cô chia trẻ thành 2 nhóm , 1 nhóm bạn trai và 1 nhóm bạn gái nhúng tay vào chậu nước và cảm nhận xem nước như thế nào, cho nhóm bạn trai lại đổi lại nhóm bạn gái sau đó cho trẻ thực hiện . + Khi trẻ làm xong cô hỏi trẻ : - Các con đăt tay vào 2 chậu nước và các con có cảm nhận gì? - Cô nhấn mạnh: Bàn tay của chúng mình rất kỳ diêu ngoài việc cầm nắm làm việc còn có thể cảm nhận được đau, cứng , mềm, nóng ,lạnh vì vậy chúng mình phải biêt giữ gìn bảo vệ đôi tay và thường xuyên vệ sinh đôi tay luôn sạch sẽ , rửa tay sau khi dọn đồ chơi, trước khi ăn , sau khi đi vệ sinh * Kết thức hoạt động: Cô cho trẻ hát và đi ra ngoài - Trẻ hát - Trẻ trả lời: Các ngón tay - Trẻ thực hiện cùng cô - Trẻ trả lời các câu hỏi. - Cả lớp chơi trò chơi “ Trời mưa” - Trẻ thực hiện: thổi, xoa tay. áp tay vào má - Một số trẻ trả lời : Tay dùng để: Múa, xúc ăn, uống nước, uống sữa, bê ghế, bê gối, chơi đồ chơi, cất đồ chơi.. - Trẻ về 3 nhóm, sờ vào túi và đoán xem trong túi có gì - Trẻ nêu nhận xét khi sờ vào 2 túi - Trẻ mở túi đồ chơi cứng - Trẻ cầm sỏi lên - Nghe tiếng kêu - Trẻ bóp viên sỏi và nêu nhận xét: Bóp không được, đau tay, vì sỏi cứng quá - Trẻ nêu nhận xét khi đặt đá lên tay - Trẻ cất sỏi và lấy xốp mút ra - Trẻ trả lời: Dùng để lau tay khi vẽ màu - Trẻ bóp mút xốp , mút xốp mềm - Trẻ chơi trò chơi - Trẻ cất vào túi - Trẻ ngồi quanh cô Có ạ Dạ Trẻ chơi trò chơi - Trẻ quan sát cô làm mẫu - Trẻ ngồi thành 2 nhóm và thực hiện - Trẻ nêu cảm nhận của mình: 1 chậu nước nóng và 1 chậu nước lạnh - Trẻ hát và đi ra ngoài
File đính kèm:
- giao_an_5_tuoi.doc