Giáo án mầm non lớp lá - Thể dục: Chạy liên tục 150 m trong khoảng thời gian 5 - 7 giây

I.YÊU CẦU:

- Trẻ biết chạy liên tục 150 m trong khoảng thời gian 5-7 giây.

- Trẻ chạy được 150 m trong khoảng thời gian 5-7 giây.

- Trẻ có ý thức tập trung vào học.

II. CHUẨN BỊ:

- 2 lá cờ (Cam, xanh).

- 3 quả bóng.

- Đội hình 2 hàng ngang đối diện.

 

doc12 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 2492 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp lá - Thể dục: Chạy liên tục 150 m trong khoảng thời gian 5 - 7 giây, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 29 tháng 01 năm 2018
TD: CHẠY LIÊN TỤC 150 M TRONG KHOẢNG THỜI GIAN 5 - 7 GIÂY.
I.YÊU CẦU:
- Trẻ biết chạy liên tục 150 m trong khoảng thời gian 5-7 giây.
- Trẻ chạy được 150 m trong khoảng thời gian 5-7 giây. 
- Trẻ có ý thức tập trung vào học.
II. CHUẨN BỊ: 
- 2 lá cờ (Cam, xanh). 
- 3 quả bóng.
- Đội hình 2 hàng ngang đối diện. 	
 x x x x x x x x
 x
 150 m
 x
 x x x x x x x x
III.TIẾN HÀNH:
 1. Khởi động: 
	- Để cơ thể mình luôn khỏe mạnh theo các con phải làm gì ? (Giữ gìn vệ 
sinh)
	- Ngoài ra các con còn làm gì nữa ? (Ăn đủ chất, tập thể dục)
	- Vì sao mình phải ăn đủ chất và thường xuyên tập thể dục ? (Khỏe mạnh, 
mau lớn)
=>Đúng rồi các con phải thường xuyên tập thể dục và ăn đủ chất dinh dưỡng để 
cho cơ thể luôn khỏe mạnh.
- Trẻ chạy theo các kiểu chân theo yêu cầu của cô.
2.Trọng động: Tập BTPTC 
- Tay: Hai tay đưa ra trước lên cao (2l x 8n ) 
- Bụng: Hai tay chống hông quay người sang trái sang phải. (2 l x 8n ).
- Chân: Ngồi xổm đứng lên liên tục (4l x 8n ) 
- Bật: Bật tách chân – Khép chân (2 l x 8n ) 
- Chuyển đội hình hai hàng ngang.
* VĐCB: CHẠY LIÊN TỤC 150 M TRONG KHOẢNG THỜI GIAN 5-7 GIÂY.
- Cô giới thiệu tên vận động.
- Cô làm mẫu lần 1 không giải thích.
- Cô làm mẫu lần 2 kết hợp giải thích: Từ đầu hàng bước đến vạch chuẩn, đứng chân trước chân sau, khi có hiệu lệnh chạy thì các con chạy nhanh về đích, khi chạy mắt nhìn thẳng đầu không cúi chạy tới đích rồi các con về cuối hàng đứng.
- Mời 2 trẻ lên thực hiện.
- Lớp thực hiện mỗi lần 2 cháu. (Cô theo dỏi sữa sai) 
- Tổ chức thi đua theo cá nhân.
- Gọi vài trẻ lên thực hiện lại cho lớp xem.
* TCVĐ: “Hái quả” 
- Cô giới thiệu tên trò chơi.
- Cô giới thiệu luật chơi, cách chơi.
- Trẻ chơi. 
- Kiểm tra số quả 2 đội
3. Hồi tĩnh: Cho trẻ đi bộ hít thở nhẹ nhàng. 
 - Nhận xét – Tuyên dương.
********************
ĐÁNH GIÁ HÀNG NGÀY 
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
********************
Thứ ba ngày 30 tháng 01 năm 2018
GDAN: DẠY HÁT BÀI: “SẮP ĐẾN TẾT RỒI” 
 Nhạc và lời: “Hoàng Vân”
I. YÊU CẦU:
 - Trẻ biết hát thuộc lời bài hát: “Sắp đến tết rồi” thể hiện với nhịp điệu vui tươi.
 - Trẻ hát đúng, rõ lời và tham gia tích cực trò chơi.
 - Trẻ có thái độ náo nức, vui tươi chuẩn bị để đón tết.
II.CHUẨN BỊ: 
- Cô thuộc và hát tốt bài hát: “Sắp đến tết rồi”, “Bé chúc xuân”.
- Nhạc bài hát: “Sắp đến tết rồi”, “Bé chúc xuân”.
- Một số slide hình ảnh về ngày tết. 
III.TIẾN HÀNH:
* Ổn định.
- Cho trẻ xem slide hình ảnh nói về ngày tết và trò chuyện. 
- Các con vừa xem hình ảnh gì?(Ngày tết).
- Trong ngày tết có những gì? (Bánh mứt, hoa quả, hạt dưa, hạt dẻ..).
- Tết thường có múa gì? (Múa lân).
- Theo con không khí của ngày tết như thế nào? (Vui tươi, nhộn nhịp).
- Tết đến bố mẹ thường dắt các con đi đâu?(Thăm ông bà, đi chơi).
- Có một bài hát cũng nói về nội dung này đó là bài: “Sắp đến tết rồi” do 
nhạc sĩ: “Hoàng Vân” sáng tác.
* HĐ1: Dạy hát.
- Cô hát cho trẻ nghe 2 lần.
- Cả lớp hát cùng cô vài lần. (Cô theo dõi, sửa sai).
- Mời tổ, nhóm, cá nhân hát. (Cô chú ý sửa sai).
- Cho trẻ hát thi đua dưới nhiều hình thức khác nhau.
* HĐ2: Nghe hát.
- Khi tết đến thì cảnh vật và con người như thế nào?(Nhộn nhịp, vui tươi).
- Khi tết đến là lúc mọi người được nghỉ ngơi, sum họp gia đình, ăn bánh 
mứt, xem lễ hội đặc trưng của ngày tết và nhận nhiều lời chúc có ý nghĩa. 
- Khi mùa xuân đến thì mọi người chúc cho nhau những lời tốt đẹp nhất. 
Các con có muốn biết mọi người chúc như thế nào không? Và mọi người còn làm gì để chúc mừng con thêm một tuổi nữa. 
- Để thưởng cho lớp mình các con chú ý lắng nghe hát bài: “Bé chúc 
xuân”
- Cô mở nhạc cho trẻ nghe lần 1.
- Cô mở nhạc hát trẻ nghe lần 2 kết hợp múa vận động cùng cô.
* HĐ3: TCAN: “Nốt nhạc may mắn”.
 	- Chia lớp chia hai đội.
- Cô phổ biến cách chơi và luật chơi.
+Luật chơi: Mỗi lượt chơi chỉ được chọn một nốt nhạc, đội nào 
chọn nốt nhạc không có hình ảnh gì hoặc không hát được về hình ảnh đó thì bị mất lượt chơi. Cuối trò chơi đội nào nhiều hoa hơn sẽ chiến thắng.
+Cách chơi: Trên màn hình có 6 nốt nhạc tương ứng mỗi nốt nhạc 
là một hình ảnh hoa, quả, hoạt động về ngày tết. Đội nào được quyền trả lời trước sẽ chọn và hát bài hát có hình ảnh, hoa quả đó nếu không hát được sẽ mất lượt chơi dành lượt chơi cho đội bạn, sau mỗi nốt nhạc đúng sẽ được thưởng một bông hoa.
- Trẻ chơi.
- Kiểm tra số hoa 2 đội.
Kết thúc: Nhận xét – Tuyên dương. 
********************
ĐÁNH GIÁ HÀNG NGÀY 
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
*********************
Thứ tư ngày 31 tháng 01 năm 2018
KPKH: TẾT NGUYÊN ĐÁN 
I.YÊU CẦU:
- Trẻ biết ngày tết cổ truyền của dân tộc và một số phong tục tập quán của người Việt Nam.
- Trẻ nói được Tết Nguyên Đán có những hoạt động gì: múa lân, đi lễ chùa, chúc tết ông, bà....
- Trẻ có thái độ về ngày tết cổ truyền của dân tộc và tham gia tích cực 
vào các hoạt động đón chào ngày tết.
II.CHUẨN BỊ: 
- Hình ảnh những hoạt động của ngày tết. (Công việc chuẩn bị đón tết, 
đường phố ngày tết, các hoạt động trong ngày tết )
- Một số hoa mai, hoa đào, 2 cành mai.
- Bài hát: “Sắp đến tết rồi”.
III.TIẾN HÀNH: 
* Ổn định.
- Cô cho trẻ hát bài hát: “Sắp đến tết rồi”.
- Bài hát nói về ngày gì?(Ngày tết)
=> Đúng rồi ngày 1 /1 âm lịch là ngày Tết Nguyên Đán hay còn gọi là ngày 
tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam chúng ta.
* HĐ1: Khám phá về ngày tết.
- Gọi trẻ kể những công việc để chuẩn bị đón tết của gia đình trẻ.
- Con biết có những loại hoa nào đặc trưng của ngày tết? (Hoa đào, hoa 
mai, hoa cúc...)
- Tết đến bố mẹ thường mua cho các con những đồ dùng gì? (Áo quần mới,
giày dép...)
- Ngày tết ở nhà cháu thường có những món ăn gì ?Có những loại bánh 
mức gì ?(Bánh kẹo, hạt dưa..)
- Ngày tết con thường được bố mẹ cho đi những đâu? (Đi chơi, đi thăm ông 
bà)
- Con thấy ngày tết có những hoạt động nào diễn ra? (Múa lân, đốt pháo 
hoa)
@ Giáo dục trẻ không chơi những trò chơi nguy hiểm như: Đốt pháo, bắn 
súng 
- Con thường chúc ông bà, bố mẹ hoặc người thân những câu chúc ntn? 
(Chúc năm mới hạnh phúc).
- Ngày tết con được ông bà, bố mẹ hoặc người thân tặng con những 
gì?(Phong bì mừng tuổi).
- Con có thích ngày tết không? Vì sao?(Có nhiều bánh kẹo).
- Khi tết đến mọi người được thêm điều gì? (Thêm một tuổi).
- Vậy được thêm một tuổi các con đã lớn hơn thì các con phải như thế 
nào?(Ngoan)
@ Cô giáo dục trẻ biết ý nghĩa của ngày tết cổ truyền của dân tộc.
- Cô cho trẻ xem hình ảnh về những hoạt động của ngày tết (Công việc 
chuẩn bị đón tết, đường phố ngày tết, các hoạt động trong ngày tết )
* HĐ2: Bé chuẩn bị đón tết. 
- Cô chia lớp thành 2 đội.
+ Đội 1: Trang trí nhành đào.
+ Đội 2: Trang trí nhành mai.
- Cô giới thiệu cách chơi: Cô đã chuẩn bị hai nhành cây, hoa mai và hoa 
đào, khi có hiệu lệnh của cô thì hai đội bắt đầu trang trí nhành hoa theo yêu cầu khi hết thời gian qui định đội nào trang trí nhanh và đẹp sẽ chiến thắng.
- Trẻ chơi.
- Cô nhận xét kết quả của 2 đội.
* Kết thúc: Nhận xét tuyên dương.
********************
ĐÁNH GIÁ HÀNG NGÀY 
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
********************
Thứ năm ngày 01 tháng 02 năm 2018
LQVH: Thơ: “TẾT ĐANG VÀO NHÀ”
 	 Tác giả: Nguyễn Hồng Kiên 
I. YÊU CẦU: 
- Trẻ biết tên, thuộc và hiểu được nội dung bài thơ: “Tết đang vào nhà
”(Khung cảnh của mùa xuân hoa đào, hoa mai đua nở để đón tết và gia đình chuẩn bị để đón tết)
- Trẻ đọc thơ rõ lời, trả lời được các câu hỏi về nội dung bài thơ.
- Trẻ có thái độ biết ý nghĩa của ngày tết cổ truyền dân tộc Việt Nam.
II. CHUẨN BỊ: 
- Cô thuộc và đọc tốt bài thơ: “Tết đang vào nhà”.
- Giáo án điện tử. Hình ảnh minh họa về nội dung bài thơ.
- Một số loại quả bằng nhựa.
III.TIẾN HÀNH: 
* Ổn định.
	- Cô đố trẻ: “Mùa gì ấm áp 
 	 Mưa phùn nhẹ bay 
 	 Khắp chốn cỏ cây
 Đâm chồi nảy lộc”
	- Đố lớp mình đó là mùa nào? (Mùa xuân)
	- Cô cho trẻ xem hình ảnh và trò chuyện về mùa xuân: Quang cảnh đất trời, 
đặc biệt về hoạt động của con người trong dịp tết đến.
	- Cô giới thiệu bài thơ: “Tết đang vào nhà” của tác giả: “Nguyễn Hồng 
Kiên”
*HĐ1: Bé tìm hiểu bài thơ.
 - Cô đọc cho trẻ nghe bài thơ lần 1.
 - Cô đọc cho trẻ nghe bài thơ lần 2 (Kết hợp xem hình ảnh minh họa).
 - Cô đọc thơ lần 3 giảng giải nội dung.
	 + Đoạn 1: “Hoa đào trước ngõ . Sân nhà đầy nắng”: Các câu thơ này 
tác giả tả về thời tiết cây cối mùa xuân.
	 + Đoạn 2: “Mẹ phơi áo hoa  câu đối ”: Các câu thơ này nói về các 
công việc để chuẩn bị đoán tết.
 + Đoạn 3: Các câu thơ còn lại nói về khung cảnh thiên nhiên trong 
ngày tết. 
@ Đàm thoại:
- Cô vừa đọc bài thơ gì? Của tác giả nào?(Tết đang vào nhà, Nguyễn Hồng 
Kiên)
- Trong bài thơ có những loại hoa nào đặc trưng cho ngày tết? (Hoa đào, hoa 
mai)
- Trong bài thơ mọi người làm những công việc gì để chuẩn bị đón tết?(Mẹ 
phơi áo hoa, em dán tranh gà, ông treo câu đối).
- Ở nhà cháu mọi người thường làm những công việc gì để chuẩn bị đón 
tết?(Chăm sóc hoa, trang trí nhà cửa).
- Tết đến mọi người được thêm điều gì? (Thêm một tuổi)
=>Cô giáo dục trẻ biết được ý nghĩa của ngày tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam giáo dục cháu biết được mình lớn thêm một tuổi phải chăm ngoan học giỏi và biết vâng lời người lớn.
- Cô cho cháu đọc thơ cùng cô vài lần.
- Cô theo dõi sửa sai.
- Tổ, nhóm, cá nhân đọc thơ. Cô theo dõi sửa sai.
*HĐ2: Trò chơi: “Trang trí mâm ngũ quả”
- Cô chia lớp thành 3 đội.
- Cô phổ biến cách chơi: Cô sẽ phát cho 3 đội một đội một rổ trái cây, các thành viên trong đội sẽ trang trí thành mâm quả, khi hết thời gian qui định là một bài hát đội nào trang trí nhanh và đẹp sẽ chiến thắng.
- Trẻ chơi.
- Cô kiểm tra kết quả của 3 đội.
* Kết thúc: Nhận xét tuyên dương trẻ.
********************
ĐÁNH GIÁ HÀNG NGÀY 
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
********************
Thứ sáu ngày 02 tháng 02 năm 2018
LQCV: LÀM QUEN NHÓM CHỮ H,K
I. YÊU CẦU: 
- Trẻ biết phát âm đúng chữ h,k phân biệt được chữ h,k qua trò chơi.
- Trẻ thực hiện phát âm đúng và phân tích so sánh chữ h,k và tích cực trong khi chơi.
- Trẻ có thái độ yêu thích mùa xuân. 
II. CHUẨN BỊ:
- Máy tính, giáo án điện tử.
- Bài hát: “Mùa xuân đến rồi” 
- Hình ảnh: hoa đào, hoa loa kèn kèm theo từ trên máy.
- Câu đố hoa đào, hoa loa kèn.
- Một số hoa, lá có gắn chữ h,k, thẻ chữ h,k.
 III.TIẾN HÀNH:
* Ổn định.
- Lớp hát bài: “Mùa xuân đến rồi” 
- Các con vừa hát bài hát gì?
- Bài hát nói về mùa gì?
- Khi tết đến xuân về thì các con thấy có gì khác với mọi ngày?
- Khi tết đến thì các con được thêm gì ?
=>Đúng rồi khi tết đến các con lớn thêm một tuổi, có rất nhiều hoa đua 
nở, nhiều bánh kẹo, có áo quần mới vì thế các con có thích khi mùa xuân về.
HĐ1: Làm quen chữ h,k.
1.Làm quen chữ h:
	- Cô cho trẻ xem hình ảnh hoa đào.
- Cô xuất hiện hoa đào có kèm từ trên máy.
- Lớp đọc cùng cô “hoa đào”
- Mời trẻ lên kích chuột tìm chữ cái đã học(a,o,đ)
- Cô giới thiệu chữ h.
- Cho lớp, cá nhân phát âm.
- Mời trẻ nhận xét cấu tạo chữ h.
- Cô giới thiệu chữ h: In hoa, in thường, viết thường.
- Cho lớp phát âm lại chữ h. 
2.Làm quen chữ k:
- Cô xuất hiện: “hoa loa kèn”có kèm từ trên máy.
- Lớp đọc cùng cô: “hoa loa kèn”
- Mời trẻ lên kích chuột tìm chữ đứng vị trí thứ 7 (k)
- Cô giới thiệu chữ k.
- Cho lớp, cá nhân phát âm.
- Mời trẻ nhận xét cấu tạo chữ k.
- Cô giới thiệu chữ K: In hoa, in thường, viết thường.
- Cho lớp phát âm lại chữ k. 
*So sánh sự giống và khác nhau giữa chữ h,k.
- Khác nhau:
 + Chữ h: Có một nét thẳng và nét móc bên phải
 + Chữ k: Có một nét thẳng và hai nét xiên
- Giống nhau: Đều có nét thẳng.	
HĐ2: Trò chơi.
1.Trò chơi: “Nhanh tay nhanh mắt”
- Cách chơi: Khi cô phát âm hoặc đọc câu đố về chữ cái gì thì các con có 
nhiệm vụ giơ và phát âm chữ cái đó.
- Trẻ chơi.
- Cô kiểm tra sau mỗi lần chơi.
2.Trò chơi: “Ai nhanh tay”
- Chia lớp làm 2 đội.
- Cô phổ biến luật chơi - Cách chơi.
	+ Luật chơi: Mỗi bạn chỉ chọn một hoa, lá theo yêu cầu của mình, đội 
nào chọn nhanh và đúng đội đó sẽ chiến thắng.
	+ Cách chơi: Khi có hiệu lệnh của cô 2 bạn đầu hàng của 2 đội chạy lên 
phía trên chọn hoa, lá theo yêu cầu của đội mình rồi chạy về bỏ vào rổ của đội mình rồi về cuối hàng đứng bạn thứ hai cũng thực hiện giống như bạn thứ nhất cứ như vậy cho đến hết. 
3.Trò chơi: “Tìm chữ qua tranh”.
- Cách chơi: Trên màn hình cô có 9 ô tương ứng với mỗi ô là một hình ảnh 
về hoa, quả hoặc bánh, mứt cô mời lần lượt từng bạn một lên kích chuột vào hình ảnh mà bạn thích, ẩn dưới mỗi hình là một chữ cái, khi chữ cái này hiện ra bạn đó có nhiệm vụ phát âm lại chữ cái vừa chọn.
- Trẻ chơi.
- Cô theo dõi và cho lớp phát âm lại các chữ cái.
*Kết thúc: Nhận xét – Tuyên dương.
********************
NÊU GƯƠNG CUỐI TUẦN
**********************
ĐÁNH GIÁ CUỐI TUẦN
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
********************

File đính kèm:

  • docLQCC HK_12276442.doc