Giáo án Mầm non Lớp Lá - Tuần 4, Chủ đề: Trường mầm non. Chủ đề nhánh 1: Tôi là ai - Năm học 2021-2022
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến Thức
- Trẻ biết các cách chia nhóm đối tượng 6 làm 2 phần theo các cách khác nhau <1-5; 2- 4; 3-3>, chọn thẻ chữ số tương ứng với mỗi nhóm .Nhận biết được kết quả của phép chia.
* Tăng cương tiếng việt: Từ “tách ra, gộp vào”.
* Lồng ghép Tháng an toàn giao thông
2. Kỹ Năng
- Rèn kĩ năng tách - gộp trong phạm vi 6, kĩ năng đếm, chọn số.
- Phát triển khả năng quan sát, ghi nhớ, thao tác nhanh nhẹn, khéo léo.
3. Thái độ
- Trẻ có nề nếp thói quen học tập tích cực thâm gia vào các hoạt động, mạnh dạn tự tin tham gia trò chơi.
* Phương Pháp biện pháp: quan sát và thực hành
II. Chuẩn bị:
* Phương tiện, đồ dùng, đồ chơi cho cô và trẻ:
- Thẻ số từ 1 đến 6, 6 cai ô, 6 cái mũ
- Vở LQVT, màu sáp. Đồ dùng đồ chơi trong lớp có số lượng 6. hoa tranh vẽ hồ dán
* Môi trường hoạt động: Trong lớp
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TRONG TUẦN TUẦN 4 : CHỦ ĐỀ NHÁNH 1: TÔI LÀ AI Thực hiện từ ngày: 27/ 09/ 2021 – 01/10/2021 I. ĐÓN TRẺ , CHƠI , THỂ DỤC SÁNG 1.Đón trẻ: - Cô vui vẻ ân cần niềm nở đón trẻ, trò chuyện với trẻ về nội dung chủ đề bản thân. 2. Chơi: - Cho trẻ chơi tự do ở các góc * Điểm danh: - Gọi tên và đánh dấu những cháu nghỉ có lý do và không có lý do vào sổ điểm danh. 3. Thể dục sáng: - Cô bắt nhịp cho tre hát bài quốc ca - Toàn trường tập theo nhạc bài. ( Bài hát “ Năm ngón tay ngoan”.) II. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI 1. Trò chuyện: Trò chuyện với trẻ về bản thân của bé - Lớp hát bài “Bé khỏe bé ngoan” Thứ 2: Trò chuyện về họ tên bé Thứ 3: Trò chuyện về tuổi, giới tính Thứ 4: Trò chuyện về sở thích Thứ 5: Trò chuyện về năng khiếu Thứ 6: Trò chuyện về sống ở đâu 2. Trò chơi - TC Vận động: Chuyền Bóng - TC Dân gian: Kéo Co - TC Tự do: Chơi với phấn, hột hạt III. HOẠT ĐỘNG HỌC : (soạn theo từng ngày trong tuần ) IV. HOẠT ĐỘNG GÓC - Góc phân vai: Mẹ con, bác sĩ - Góc xây dựng: Xây khu vui chơi - Góc thiên nhiên: Chơi với cát, nước - Góc học tập: Tô màu chân dung bé vui - buồn - giận - Góc nghệ thuật: Hát múa đọc thơ về chủ đề. Vẽ chân dung của bé - Góc vận động: Chơi với bóng, đất nặn, xâu vòng, hột hạt V. CHĂM SÓC NUÔI DƯỠNG 1. Vệ sinh. - Cột tóc gọn gàng, cho trẻ mặc đồ phù hợp với thời tiết. VI. HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH - Cho trẻ chơi theo ý thích, chơi với các đồ chơi trong lớp - Cho trẻ chưa thực hiện được ôn lại bài học mà sáng nay đã học * Trò chơi học tập: Truyền tin VII. PHÁT TRIỂN VẬN ĐỘNG:( thời gian tổ chức tùy theo tình hình của lớp) + Ném túi cát + Tung bóng VIII. VỆ SINH BÌNH CỜ CUỐI NGÀY 1.Vệ sinh: - Cột tóc gọn gàng, rửa chân tay sạch sẽ 2. Bình cờ - Trẻ đọc thơ “bé cắm cờ” - Nhắc lại tiêu chuẩn bé ngoan trong tuần. - Cô nhìn vào bình cờ đọc tên những trẻ có từ 3-5 cờ đứng lên, cô phát phiếu bé ngoan. Cả lớp hoan hô. 3. Tuyên truyền: Tuyên truyền đến phụ huynh cách phòng chống các dịch bệnh và chế độ dinh dưỡng hợp lí để nâng cao sức đề kháng cho trẻ. 4. Trả trẻ: Giao trẻ cho phụ huynh Thứ hai ngày 29 tháng 9 năm 2021 Ngày soạn : 28/ 9 /2021 CHỦ ĐỀ NHÁNH 1: TÔI LÀ AI LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT ĐỀ TÀI: BẬT LIÊN TỤC VÀO VÒNG TCVĐ: KẸP BÓNG I. Mục đích - yêu cầu: 1. Kiến Thức - Trẻ biết phối hợp chân tay nhịp nhàng, mắt nhìn về phía trước,và trẻ biết bật liên tục vào vòng khi thực hiện vận động bật liên tục vào vòng. * Tăng cường Tiếng Việt: Kẹp Bóng, Bật liên tục * Tích hợp biến đổi khí hậu: Phòng chống mưa bão 2. Kỹ Năng - Trẻ mạnh dạn tự tin khi bật vào vòng ,bật đúng tư thế rơi xuống nhẹ nhàng bằng mũi bàn chân. kết hợp nhịp nhàng giữa tay và chân - Trẻ biết kẹp bóng khéo léo 3. Thái độ - Giáo dục trẻ có tính kỷ luật trong giờ hoc, yêu thích vận động. * Phương pháp biện pháp: Bài tập quan sát II. Chuẩn bị. * Phương tiện, đồ dùng, đồ chơi cho cô và trẻ: - Sân tâp sạch sẽ thoáng mát, an toan bằng phẳng, phấn vẽ - Vòng thể dục, bóng nhựa. * Môi trường hoạt động: sân tập sạch sẽ, thoáng mát. III. Tiến trình tổ chức các hoạt động: 1. Mở đầu hoạt động: - Cô giới thiệu cuộc thi “Bé khỏe bé ngoan” - Chủ đề của cuộc thi là: Bật liên tục vào vòng. - Cô giới thiệu các đội chơi và các phần chơi. 2. Hoạt động trọng tâm: * Hoạt động 1: Khởi động - Cô cho trẻ đi thành vòng tròn, cô đi cùng trẻ sau đó cô tách ra đi ngược chiều với trẻ để quan sát trẻ đi, kết hợp với các kiểu đi. * Hoạt động 2: Trọng động + Bài tập phát triển chung: - Cô và trẻ cùng tập theo nhạc bài: “Bé khỏe bé ngoan” các động tác 2 lần 8 nhịp, nhấn mạnh động tác chân 3 lần 8 nhịp. + Vận động cơ bản: Bật liên tục vào vòng - Lần 1: Cô khảo sát trẻ - Lần 2: Cô thực hiện toàn bộ động tác không giải thích. - Lần 3: Cô kết hợp phân tích cách thực hiện: TTCB: Đứng hai tay chống hông chân chụm lại khi có hiệu lệnh bật thì hạ thấp đầu gối và lấy đà bật tiến liên tục vào vòng phía trước. - Lần 4: Cô làm trọn vẹn 1 lần nữa . - Cô mời hai trẻ lên thực hiện và sửa sai cho trẻ . Trẻ thực hiện. - Lần 1: Cô lần lượt mời 2 trẻ lên thực hiện vận động. ( Trong quá trình trẻ tập cô quan sát và chú ý sửa sai động viên trẻ thực hiện tốt vận động của mình) - Lần 2: Cô mở nhạc cho trẻ thực hiện - Cho trẻ thi đua : Tổ - Nhóm – Cá nhân + Trò chơi vận động - Trò chơi “ Kẹp bóng” - Cô giới thiệu tên trò chơi, phổ biến cách chơi và luật chơi. - Tổ chức cho trẻ chơi 2 – 3 lần. Trẻ chơi cô bao quát nhắc nhở trẻ chơi đúng luật. - Cô nhận xét, động viên, tuyên dương trẻ. * Hoạt động 3: Hồi tĩnh - Cô cho trẻ đi lại nhẹ nhành , hít thở sâu 2-3 lần . 3. Kết thúc hoạt động: Thứ ba ngày 28 tháng 9 năm 2021 Ngày soạn:27 / 9/ 2021 CHỦ ĐỀ NHÁNH 1: TÔI LÀ AI LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC ĐỀ TÀI: CHIA SỐ LƯỢNG 6 THÀNH 2 PHẦN I. Mục đích yêu cầu: 1. Kiến Thức - Trẻ biết các cách chia nhóm đối tượng 6 làm 2 phần theo các cách khác nhau , chọn thẻ chữ số tương ứng với mỗi nhóm .Nhận biết được kết quả của phép chia. * Tăng cương tiếng việt: Từ “tách ra, gộp vào”. * Lồng ghép Tháng an toàn giao thông 2. Kỹ Năng - Rèn kĩ năng tách - gộp trong phạm vi 6, kĩ năng đếm, chọn số. - Phát triển khả năng quan sát, ghi nhớ, thao tác nhanh nhẹn, khéo léo. 3. Thái độ - Trẻ có nề nếp thói quen học tập tích cực thâm gia vào các hoạt động, mạnh dạn tự tin tham gia trò chơi. * Phương Pháp biện pháp: quan sát và thực hành II. Chuẩn bị: * Phương tiện, đồ dùng, đồ chơi cho cô và trẻ: - Thẻ số từ 1 đến 6, 6 cai ô, 6 cái mũ - Vở LQVT, màu sáp. Đồ dùng đồ chơi trong lớp có số lượng 6. hoa tranh vẽ hồ dán * Môi trường hoạt động: Trong lớp III. Tiến trình tổ chức các hoạt động 1. Mở đầu hoạt động: - Cô tổ chức cho trẻ chơi “Trò chơi lên xe buýt” 2. Hoạt động trọng tâm * Hoạt động1: Ôn cũ: Ôn số lượng 6. - Cô cho trẻ cùng tìm xem xung quanh lớp có những đồ dùng nào có số lượng là 6. - Cô và trẻ cùng kiểm tra và gắn số tương ứng. * Hoạt động 2: Bài mới: Chia nhóm số lượng 6 thành 2 phần. + Đi thăm quan shop thời trang của bé. - Cô cho trẻ kể tên và đếm đồ dùng trong siêu thị nói được màu sắc, công dụng của đồ dùng và tìm thẻ số để đặt vào nhóm có đồ dùng tương ứng. - Các con đếm xem trong có bao nhiêu cái ô ? ( 6 cái ô) - Tách theo ý thích: ( cho trẻ trải nghiệm) - Các con tách 6 cái ô thành 2 nhóm . - Các con có nhận xét gì khi gộp 2 nhóm ô lại và đếm xem tất cả có bao nhiêu cái ô ? - Cô chia ra thành 2 nhóm mỗi nhóm có số lượng mấy mời lớp đếm. Cô gắn thẻ số cho từng nhóm, cô gộp lại thành mấy cho lớp đếm, gắn thẻ số. - Tương tự cô chia nhóm mũ và chia thành 2 nhóm bằng nhau, mời trẻ đếm và cô gắn số. Cô chốt lại “ Các con đã tách 6 cái ô làm 2 phần bằng nhiều cách nhưng khi gộp 2 phần lại với nhau chúng đều có số lượng là 6. *Hoạt động 3: Trẻ Liên hệ và thực hành: Trò chơi: Tìm bạn - Cách chơi: Trẻ được chia các chìa khóa có gắn các hình tròn, vuông, tam giác. Các thẻ có chữ số và hình. Cô yêu cầu các trẻ vừa đi vừa hát một bài khi bài hát kết thúc cô hô tìm bạn tìm bạn thì các trẻ phải tìm được bạn có số hình và số kết hợp với mình cho đủ số lượng 6. * Hoạt động 4: Trò chơi “Thi xem ai nhanh” - Cô giới thiệu tên trò chơi - Cách chơi, luật chơi: Cô chia lớp thành 2 đội, đại diện 2 đội lên bật qua các ô vòng và thực hiện yêu cầu: Đội bạn trai thì tách, đội bạn gái gộp lại thành nhóm đồ dùng có số lượng 6. - Cho trẻ chơi 2 lần. 3.Kết thúc hoạt động: Thứ tư ngày 29 tháng 9 năm 2021 Ngày soạn: 28/ 9 /2021 CHỦ ĐỀ NHÁNH 1: TÔI LÀ AI LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ ĐỀ TÀI: THƠ: TAY NGOAN I. Mục đích yêu cầu: 1. Kiến Thức - Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả sáng tác bài thơ. - Trẻ đọc thuộc bài thơ “tay ngoan”, hiểu được nội dung ý nghĩa của bài thơ. * Tăng cường tiếng việt: Từ “Vòng đón, thụt thò ” * Lồng ghép: Nhắc trẻ rửa tay và sát khuẩn tay để phòng chống các dịch bệnh lây nhiễm 2. Kỹ Năng - Rèn kỹ năng đọc to, rõ ràng, dứt khoát, ngắt đúng nhịp 2/2 - Phát triển tư duy, ngôn ngữ mạch lạc, sự chú ý có chủ định của trẻ 3. Thái độ - Hình thành ở trẻ ý thức bảo vệ an toàn đôi bàn tay, giữ gìn đôi bàn tay luôn sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh mọi lúc mọi nơi. * Phương pháp theo dõi: Quan sát- Trò chuyện II. Chuẩn bị + Phương tiện của cô và trẻ: - Tranh minh hoạ thơ, tranh chữ to, mô hình - phương pháp biện pháp: quan sát, đàm thoại, thực hành + Môi trường hoạt động: Trong lớp học III. Tiến trình tổ chức các hoạt động 1. Mở đầu hoạt động: - Cô giới thiệu câu lạc bộ “Bé yêu thơ”, các đội tham gia. - Chủ đề của câu lạc bộ hôm nay là bài thơ Tay ngoan do cô Vũ Thị Như Chơn sáng tác. 2. Hoạt động trọng tâm * Hoạt động 1: Kiểm tra kiến thức trẻ - Cho lớp đọc bài thơ * Hoạt động 2: Bé Lắng nghe - Lần 1: Cô đọc mẫu - Bài thơ có tên là gì? Của tác giả nào? - Lần 2 cô đọc kết hợp tranh minh hoạ. + Trích dẫn giảng từ khó : Vòng Đón, Thụt Thò - Cô giảng giải nội dung bài thơ: Ai trong chúng ta cũng có đôi bàn tay đẹp xinh, đôi bàn tay đó đó biết làm nhiều việc: Biết đón khách đến chơi nhà, biết xòe ra chơi cùng bạn, biết chải răng trắng tinh, biết xếp hình, biết làm toán, tự biết chăm lo, tay luôn sạch sẽ. - Lần 3 cô đọc theo tranh chữ minh họa: cô hướng dẫn các cháu khi đọc thơ theo tranh chữ. * Hoạt động 3: Bé thi đọc thơ : - Cô cho cả lớp – Tổ -Nhóm – cá nhân đọc theo nhiều hình thức khác nhau - Trong quá trình đọc cô sửa sai * Hoạt động 4: Đàm thoại –giáo dục + Bài thơ nói về bộ phân nào trên cơ thể? + Đôi bàn tay của bạn nhỏ được tác giả miêu tả như thế nào? + Tay bạn nhỏ múa xòe ra giống cái gì? + Đôi bàn tay đã làm gì khi khách đến thăm nhà? + Đôi bàn tay còn làm gì vào buổi sáng? + Ngoài ra đôi tay còn làm gì nữa? - Muốn cho đôi bàn tay của chúng mình luôn sạch sẽ thì con phải làm gì? - Giáo dục trẻ luôn bảo vệ đôi tay của mình bằng cách không nghịch những vật sắc, nhọn, nguy hiểm. Giữ gìn tay luôn sạch sẽ, rửa tay trước khi ăn và bất kỳ khi nào bẩn. - Cho trẻ làm thao tác rửa tay theo nhạc. * Hoạt động 4: Trò chơi “Những bàn tay xinh” - Chia trẻ về 5 nhóm để “đồ bàn tay” của mình - Cô nói luật chơi, cách chơi, tổ chức cho trẻ chơi. - Nhận xét sau chơi, tuyên dương trẻ kịp thời 3. Kết thúc hoạt động Thứ năm ngày 30 tháng 9năm 2021 Ngày soạn: 29/9 /2021 CHỦ ĐỀ NHÁNH 1: TÔI LÀ AI LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MĨ ĐỀ TÀI: VẼ TÔ MÀU CHÂN DUNG BÉ ( TIẾT ĐỀ TÀI ) I. Mục đích yêu cầu: 1. Kiến Thức - Trẻ biết vẽ chân dung bạn trai, bạn gái qua đầu tóc, quần áo, để tạo thành bức chân dung theo ý tưởng của trẻ. * Tăng cường tiếng việt : Phần đầu, phần người * Tích hợp Biến đổi khí hậu: Nắng gió 2. Kỹ Năng - Bằng các kỹ năng đã học cháu vẽ được bạn trai,bạn gái.Biết sáng tạo và tạo dáng cho bạn. Rèn luyện đôi tay khéo léo cho trẻ khi vẽ 3. Thái độ - Trẻ đoàn kết yêu thương nhường nhịn, giúp đỡ bạn. * Phương pháp theo dõi: thực hành,quan sát II. Chuẩn bị * Phương tiện, đồ dùng, đồ chơi cho cô và trẻ: - Hình ảnh các bạn trai, bạn gái - Tranh vẽ của cô: Bạn trai, bạn gái. * Môi trường hoạt động: Trong lớp học III. Tiến trình tổ chức các hoạt động: 1. Mở đầu hoạt động: - Cô giới thiệu cuộc thi “Họa sĩ tí hon”, các phần thi và các đội tham gia 2. Hoạt động trọng tâm: * Hoạt động 1: Quan sát đàm thoại. * Trẻ quan sát bức tranh bạn trai và nhận xét - Cô đàm thoại về tranh * Trẻ quan sát bức tranh bạn gái và nhận xét - Cô và trẻ cùng đàm thoại và nhận xét tranh * Tranh Một số Bạn trai và gái và nhận xét - Cùng đàm thoại về tranh - Giáo dục dù là bạn trai hay bạn gái các con phải biết đoàn kết yêu thương nhau trong cùng một lớp nhé. * Hoạt động 2: Thăm dò ý Tưởng Trẻ - Con sẽ vẽ bạn nào? Con vẽ như thế nào?... - Bố cục tranh ra sao? - Vậy tư thế ngồi và cách cầm bút như thế nào? * Hoạt động 3: Trẻ thực hiện. - Cháu vẽ cô quan sát động viên cháu vẽ đẹp,sáng tạo, - Trẻ thực hiện cô đi quan sát , nhắc nhở trẻ cầm bút và ngồi đúng tư thế. *Hoạt động 4: Nhận xét sản phẩm. - Cô cho trẻ nhận xét sản phẩm và đặt tên cho sản phẩm. Cô hỏi cháu thích tranh nào, vì sao? - Cô nhận xét bổ sung, tuyên dương, động viên trẻ kịp thời. 3. Kết thúc hoạt động: - Cho cháu hát bài: Tìm bạn thân Thứ sáu ngày 01tháng 10 năm 2021 Ngày soạn: 30/9/2021 CHỦ ĐỀ NHÁNH 1: TÔI LÀ AI LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM – KỸ NĂNG XÃ HỘI ĐỀ TÀI: BIẾT NÓI LỜI XIN LỖI I.Mục đích yêu cầu: 1. Kiến Thức - Trẻ biết sử dụng một số từ xin lỗi phù hợp với tình huống - Có thói quen chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi và xưng hô lễ phép với người lớn. Biết bộc lộ cảm xúc bản thân bằng lời nói, cử chỉ và nét mặt * Tăng cường tiếng việt: Lễ phép, Xin Lỗi * Lồng ghép Biển hải đảo 2. Kỹ Năng - Rèn khả năng diễn đạt mạch lạc, sử dụng từ chào hỏi lễ phép phù hợp. Rèn khả năng chú ý có chủ định 3. Thái độ - Trẻ nói lời xin lỗi khi làm việc sai trái * Tích hợp biến đổi khí hậu mùa thu * Phương pháp biện pháp: Thực hành II. Chuẩn bị: - Video “bé học lễ phép”. - Một số hình ảnh chào hỏi - Tranh bé chào hỏi, bé xin lỗi, bé cảm ơn, bút màu III. Tiến trình tổ chức các hoạt động: 1. Mở đầu hoạt động: - Cô cho trẻ xem video gia đình bạn Minh 2. Hoạt động trọng tâm: * Hoạt động 1: Phát triển bài - Chúng mình vừa được quan sát gia đình bạn nào? - Bạn Minh đã có những hành vi lễ phép nào - Đúng rồi biết chào hỏi, cảm ơn và xin lỗi khi có lỗi là những hành vi có lễ phép. - Nhưng để chào hỏi, cảm ơn và xin lỗi như thế nào cho phù hợp hôm nay chúng mìnhcùng tìm hiểu nhé * Hoạt động 2: Bé biết nói lời xin lỗi - Cô cho trẻ chơi và xử lí tình huống thường xảy ra: đánh nhau, dành đồ chơi - Cô tạo tình huống đi va chạm vào bạn khác và nói lời xin lỗi - Tình huống trẻ chạy bị ngã vào bạn và trẻ thực hiện xin lỗi * Hoạt động 3: Trò chơi: Ai thông minh - Luật chơi, cách chơi: Cô cho cháu bật qua các ô vòng, lên chọn hình ảnh về các tình huống mắc lỗi, nói lời xin lỗi. 3. Kết thúc hoạt động: TỔ CHỨC MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG * Môi trường giáo dục 1. Môi trường trong lớp. - Trang trí phòng lớp đảm bảo thẩm mỹ, thân thiện và phù hợp với chủ đề giáo dục. - Có các đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu đa dạng, phong phú, hấp dẫn trẻ. - Sắp xếp và bố trí đồ dùng, đồ chơi hợp lí, đảm bảo an toàn và đáp ứng mục đích giáo dục. - Các góc có thể bố trí cố định hoặc có thể di chuyển, mang tính mở, tạo điều kiện dễ dàng cho trẻ tự lựa chọn và sử dụng đồ vật, đồ chơi, tham gia hoạt động và thuận lợi cho sự quan sát của giáo viên. - Các khu vực hoạt động của trẻ gồm có: Khu vực chơi đóng vai; nghệ thuật; thư viện (sách, tranh truyện); khu vực ghép hình, lắp ráp/xây dựng; khu vực dành cho hoạt động khám phá thiên nhiên và khoa học; và có khu vực yên tĩnh cho trẻ nghỉ ngơi. Khu vực cần yên tĩnh bố trí xa các khu vực ồn ào. Tên các khu vực hoạt động đơn giản, phù hợp với chủ đề và tạo môi trường làm quen với chữ viết. * Khu vực góc phân vai - Bố trí vị trí không gian thích hợp đủ để triển khai các góc nhỏ phù hợp với các vai chơi “Mẹ con, bác sĩ”. Các góc chơi bố trí cho trẻ tự do tham gia vào các trò chơi, khuyến khích trẻ suy nghĩ, tưởng tượng và thể hiện vai chơi một cách tích cực phù hợp. - Tiến hành cho trẻ chơi trong khu vực này, đồ chơi đồ dùng cho trẻ hoạt động cần được đưa ra, bổ sung dần, sắp xếp phù hợp với chủ đề chơi, nội dung chơi, tạo cho trẻ sự mới mẻ hấp dẫn và kích thích tính khám phá tìm tòi. * Khu vực tạo hình: Bố trí đa dạng các phương tiện giáy màu, kéo, giấy a4, đất nặn, hình ảnh về chủ đề, hướng dẫn trẻ chia sẻ về cách làm cách thể hiện theo ý tưởng riêng để tạo ra sản phẩm, không áp đặt trẻ làm theo ý mình * Khu vực góc thư viện: - Chuẩn bị các loại sách, truyện, tranh ảnh, chữ cái chủ đề “Bản thân”.Thỉnh thoảng cất đi một vài truyện trẻ đã xem, bổ sung thêm truyện mới. * Khu vực xây dựng. - Xây khu vui chơi - Đặt ở chỗ cố định hoặc di động tùy theo điều kiện phòng lớp. * Khu vực góc thiên nhiên. - Bố trí ở ngoài hiên lớp học những cây cảnh, các loại hạt giốngtùy theo nội dung của chủ đề và điều kiện của lớp * Khu vực góc nghệ thuật. - Chuẩn bị dụng cụ âm nhạc, băng đĩa nhạc về chủ đề. - Khu vực này cần có không gian và đặt cách xa góc khác. 2. Môi trường ngoài trời. - Sân chơi và sắp xếp thiết bị chơi ngoài trời phù hợp - Khu chơi với cát, đất, sỏi, nước - Bồn hoa, cây cảnh, nơi trồng cây - Chuẩn bị đồ dùng cho các trò chơi như trò chơi vận động, trò chơi dân gian, trò chơi tự do như: Hột hạt, lá cây, phấn . - Môi trường ngoài lớp học rất tốt với sức khỏe của trẻ, tạo cho trẻ cơ hội vận động toàn thân. - Khu vực cây bóng mát; góc thiên nhiên - Hoạt động ngoài trời có thể thực hiện ở các khu vực khác nhau. - Cô giới thiệu các khu vực chơi và ý tưởng chung sau đó để trẻ tùy ý lựa chọn trò chơi, gợi ý cho trẻ chọn các trò chơi. 3. Môi trường xã hội - Môi trường chăm sóc giáo dục trong trường mầm non cần phải đảm bảo an toàn về mặt tâm lí, tạo thuận lợi giáo dục các kĩ năng xã hội cho trẻ. - Trẻ thường xuyên được giao tiếp, thể hiện mối quan hệ thân thiện giữa trẻ với trẻ và giữa trẻ với những người xung quanh. - Cần quan tâm đến sự giao tiếp của cô với cô, cô với trẻ, trẻ với trẻ, cô với phụ huynh - Cần xây dựng môi trường giao tiếp chân tình, cởi mở - Giáo viên quan tâm đều đến các trẻ, yêu thương tôn trọng trẻ, đối xử công bằng với mọi trẻ - Lắng nghe ý kiến của trẻ, tôn trọng trẻ. - Hành vi, cử chỉ, lời nói, thái độ của giáo viên đối với trẻ và những người khác luôn mẫu mực để trẻ noi theo. PHÒNG GD&ĐT HUYỆN CƯ JUT TRƯỜNG MG HOA HƯỚNG DƯƠNG CHỦ ĐỀ: BẢN THÂN KẾ HOẠCH GIÁO DỤC TUẦN TUẦN 5: CHỦ ĐỀ NHÁNH 2: CƠ THỂ BÉ KHỐI: LÁ. THỰC HIỆN TỪ NGÀY 04/10 - 08/10/2021 Thứ thời điểm Thứ hai Thứ ba Thứ tư Thứ năm Thứ sáu Đón trẻ Chơi Điểm danh Thể dục sáng - Đón trẻ - Cho trẻ chơi tự do ở các góc - Điểm danh - Cho trẻ nghe hát Quốc ca - Tập thể dục sáng Hoạt động ngoài trời - Trò chuyện: Các bộ phận trên cơ thể, chức năng của các bộ phận - TC vận động: Chuyền bóng - TC dân gian: Kéo co - TC tự do: Chơi với phấn, hột hạt,.. Hoạt động học PTTC Bật xa 40 – 50cm TCVĐ Ném vòng cổ chai PTNT KPKH Cơ thể bé PTNN LQCC : A, Ă, Â PTTM HĐAN Đường và chân. PTNN Truyện “Tay trái và tay phải” Hoạt động góc - Góc phân vai: Mẹ con, bác sĩ - Góc xây dựng: Xây khu vui chơi - Góc thiên nhiên: Chơi với cát, nước - Góc học tập: Tô màu chân dung bé vui - buồn - giận - Góc nghệ thuật: Hát múa đọc thơ về chủ đề. Vẽ chân dung của bé - Góc vận động: Chơi với bóng, đất nặn, xâu vòng, hột hạt Hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng - Vệ sinh Chơi -Hoạt động theo ý thích - Vệ sinh - Ôn kiến thức cũ với trẻ chưa được, làm quen kiến thức mới - Trò chơi học tập: Truyền tin - Chơi tự do Vệ sinh bình cờ trả trẻ - Vệ sinh - Bình cờ - Trả trẻ - Tuyên truyền - Tăng cường Tiếng Việt cho trẻ trong mọi hoạt động (Phù hợp) - Tích hợp biến đổi khí hậu vào tiết dạy (phù hợp) - Tích hợp phòng chống rác thải nhựa vào tiết dạy (phù hợp) PHT CM DUYỆT Người lên kế hoạch TTCM Hà Thu Phương Lữ Thị Huế KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TRONG TUẦN TUẦN 5: CHỦ ĐỀ NHÁNH 2 : CƠ THỂ BÉ Thực hiện từ ngày: 04/10/ 2021 – 08 /10/2021 I. ĐÓN TRẺ, CHƠI, THỂ DỤC SÁNG 1. Đón trẻ: - Cô vui vẻ ân cần niềm nở đón trẻ, thực hiện đo thân nhiệt, sát khuẩn tay, nhắc trẻ đeo khẩu trang, giữ khoảng cách. 2. Chơi: - Cho trẻ chơi tự do ở các góc * Điểm danh: - Gọi tên và đánh dấu những cháu nghỉ có lý do và không có lý do vào sổ điểm danh 3. Thể dục sáng: - Cô mở nhạc quốc ca cho trẻ nghe trong lớp - Trẻ tập thể dục sáng trong lớp theo bài nhạc của tháng 10. II. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI 1. Trò chuyện: Trò chuyện với trẻ về các bộ phận trên cơ thể, chức năng của các bộ phận Thứ 2: Trò chuyện về đôi mắt Thứ 3: Trò chuyện về đôi tai Thứ 4: Trò chuyện về cái miệng Thứ 5: Trò chuyện về đôi chân Thứ 6: Trò chuyện về cái mũi 2. Làm quen bài mới 3. Trò chơi - TC Vận động: Chuyền Bóng - TC Dân gian: Kéo Co - TC Tự do: Chơi với phấn, hột hạt III. HOẠT ĐỘNG HỌC : (Soạn theo từng ngày trong tuần ) IV. HOẠT ĐỘNG GÓC - Góc thiên nhiên: Chơi với cát, nước - Góc học tập: Tô màu chân dung bé vui - buồn - giận - Góc nghệ thuật: Hát múa đọc thơ về chủ đề. Vẽ chân dung của bé - Góc vận động: Chơi với bóng, đất
File đính kèm:
- giao_an_mam_non_lop_la_tuan_4_chu_de_truong_mam_non_chu_de_n.docx