Giáo án mầm non lớp Mầm - Bé trải nghiệm với chai nhựa

Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Trẻ biết phân biệt một số loại chai nhựa: Chai to, chai nhỏ và chai nắp đi đôi với nhau.

- Trẻ biết 1 số tính chất của chai nhựa: mềm, trơn, dày.

- Trẻ biết công dụng của chai nhựa: Để đựng nước, đựng sữa, dầu ăn, làm đồ chơi

3. Kỹ năng:

- Trẻ có kỹ năng quan sát, ghi nhớ, phân loại.

- Trẻ biết phối hợp với nhau trong quá trình hoạt động.

- Rèn sự khéo léo của đôi bàn tay.

2. Thái độ:

- Giáo dục trẻ có ý thức tiết kiệm và bảo vệ môi trường.

- Đoàn kết trong khi chơi.

 

doc4 trang | Chia sẻ: thienanh95 | Lượt xem: 4269 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp Mầm - Bé trải nghiệm với chai nhựa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN: BÉ TRẢI NGHIỆM VỚI CHAI NHỰA
Đối tượng: MGB
Số lượng: 15 – 20 trẻ
Thời gian: 15 – 20 phút
Ngày dạy: 15/11/2018
Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thị Thúy
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: 
- Trẻ biết phân biệt một số loại chai nhựa: Chai to, chai nhỏ và chai nắp đi đôi với nhau.
- Trẻ biết 1 số tính chất của chai nhựa: mềm, trơn, dày.
- Trẻ biết công dụng của chai nhựa: Để đựng nước, đựng sữa, dầu ăn, làm đồ chơi 
3. Kỹ năng: 
- Trẻ có kỹ năng quan sát, ghi nhớ, phân loại.
- Trẻ biết phối hợp với nhau trong quá trình hoạt động.
- Rèn sự khéo léo của đôi bàn tay.
2. Thái độ: 
- Giáo dục trẻ có ý thức tiết kiệm và bảo vệ môi trường.
- Đoàn kết trong khi chơi.
II. Nội dung
*Nội dung 1: Phân loại chai và nắp chai.
* Nội dung 2:Cho trẻ đong nước vào chai.
*.Nội dung 3: Trang trí cho chiếc chai. 
* Nội dung 4: Thả sỏi, giấy, các loại hạt vào chai để lắc.
III. Chuẩn bị
Giáo viên
- Chai nhựa: Chai lavie, chai sữa, chai dầu ăn
- Nhạc bài hát: Vui tới trường; Em vẽ môi trường xanh.
Trẻ
- Quần áo gọn gàng, tâm thế thoải mái.
IV.Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Ổn định tổ chức:
+ Các bạn ơi ngày mai là chủ nhật tớ được bố mẹ cho đi thăm quan Lăng Bác đấy. Các bạn biết khi đi tớ đã chuẩn bị những gì không? Bây giờ không để các bạn đợi lâu tớ sẽ bật mí cho các bạn biết nhé.
+ Đây là chai gì đây?
+ Chai nước được làm từ gì?
+ Ngoài nước tớ còn mang cả sữa đấy các bạn ạ. Vì nước và sữa rất cần thiết cho cơ thể đấy. Vậy khi uống nước và sữa xong các bạn biết tớ để vào đâu không? Tớ sẽ mang đến lớp để cho cô giáo cùng các bạn khám phá các loại chai nhựa này nhé!
+ Hôm nay cô đã chuẩn bị các loại chai nhựa cô đã thu thập về sau đó cô vệ sinh sạch sẽ và phơi khô rồi đấy. Và cô đã chia thành các nhóm chơi: Phân loại chai và nắp chai, đong nước vào chai, trang trí cho chiếc chai, thả sỏi, giấy, các loại hạt vào chai để chúng mình khám phá những điều kỳ diệu của chai nhựa, bây giờ cô mời các con về nhóm chơi mình thích để cùng khám phá nhé!
2. Phương pháp, hình thức tổ chức:
* Nhóm 1: Phân loại chai nhựa
- Trong quá trình trẻ chơi, cô đàm thoại với trẻ trong nhóm:
+ Con đang làm gì?
+ Con phân thành những loại chai nào?
+ Tại sao con lại phân như vậy?
+ Sau khi phân chia như vậy con sẽ làm gì? 
- Kết luận: Có rất nhiều loại chai nhựa, tùy theo mục đích của người dùng có thể phân thành các loại chai và nắp nhựa khác nhau, chúng đi đôi với nhau. Các con có thể dùng nắp chai để sắp xếp theo qui tắc 1-1 trong giờ học toán đấy.
* Nhóm 2: Cho trẻ đong nước vào chai
- Trong quá trình trẻ làm, cô đàm thoại với trẻ trong nhóm:
+ Con đang làm gì?
+ Con dùng gì để đong?
+ Con đong nước như thế nào?
- Kết luận: Chai nhựa có nhiều kích cỡ và hình dáng khác nhau, có chai cao, chai thấp, to, nhỏ khác nhau để phù với nhu cầu của người dùng. Ngoài ra sau khi đong nước xong con có thể làm đích để chơi trò chơi ném vòng đấy.
* Nhóm 3: Trang trí cho chiếc chai và in hình bông hoa từ đáy chai.
- Trong quá trình trẻ thực hiện, cô đàm thoại với trẻ trong nhóm:
+ Con đang làm gì?
+ Con dùng gì để in?
+ Con in như thế nào?
+ Sau khi in và trang trí cho chiếc chai con cảm thấy như thế nào?
Ngoài ra trẻ có thể sáng tạo từ vỏ chai sữa chua để làm con lợn, con bướm, con chim cánh cụt.
- Kết luận: Từ những chai lọ phế thải chúng ta có thể sử dụng làm đồ dùng, đồ chơi học tập ở lớp. Sau khi uống sữa, hay uống nước các con không nên vứt vỏ chai nhựa làm ô nhiễm môi trường mà các con hãy mang đến lớp để cùng cô và các bạn sáng tạo ra nhiều đồ chơi ngộ nghĩnh dễ thương nhé. 
* Nhóm 4: Thả sỏi giấy, các loại hạt vào chai
- Trong quá trình trẻ thực hiện, cô đàm thoại với trẻ trong nhóm:
- Con đang chơi gì vậy?
- Con chơi như thế nào?
- Ngoài dùng tay để thả sỏi con có thể dùng gì để thả sỏi nữa không? 
3. Kết thúc:
- Cô nhận xét, khuyến khích, động viên trẻ.
- Chuyển hoạt động
Trẻ lắng nghe
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời

File đính kèm:

  • doc8.doc
Giáo Án Liên Quan