Giáo án mầm non lớp mầm - Chủ đề: Bản thân - Ngày 20 / 10

1. Phát triển thể chất:

* Vân động:

- Nhanh nhẹn, khéo léo khi thực hiện vận động bò trong đường hẹp

- Kiểm soát được vận động khi thay đổi tốc độ đi, chạy

- Có thể phối hợp tay, mắt trong tung/ đập, bắt bóng

- Có thể phối hợp tay, mắt để sử dụng kéo hoặc cài, cởi cúc áo

* Vệ sinh – dinh dưỡng:

- Biết tên một số thực phẩm, món ăn quen thuộc và chấp nhận ăn các loại thức ăn khác nhau

 

doc86 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 3856 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án mầm non lớp mầm - Chủ đề: Bản thân - Ngày 20 / 10, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC TIÊU- NỘI DUNG - HOẠT ĐỘNG CHỦ ĐỀ: BẢN THÂN- NGÀY 20/10 ( 4 TUẦN)
(Bắt đầu từ ngày 26 tháng 9/ 2016 đến ngày 21 tháng 10 năm 2016)
Mục tiêu
Nội dung
Hoạt động
1. Phát triển thể chất:
* Vân động:
- Nhanh nhẹn, khéo léo khi thực hiện vận động bò trong đường hẹp
- Kiểm soát được vận động khi thay đổi tốc độ đi, chạy
- Có thể phối hợp tay, mắt trong tung/ đập, bắt bóng
- Có thể phối hợp tay, mắt để sử dụng kéo hoặc cài, cởi cúc áo
* Vệ sinh – dinh dưỡng:
- Biết tên một số thực phẩm, món ăn quen thuộc và chấp nhận ăn các loại thức ăn khác nhau
- Thực hiện được một số việc tự phục vụ trong sinh hoạt với sự giúp đỡ của người lớn
* Giữ gìn sức khỏe và an toàn
- Biết tránh một số vật dụng, nơi nguy hiểm khi được nhắc nhở
- Trườn về phía trước
- Đi kiễng gót liên tục 3m
- Bật về phía trước
- Ném xa bằng 1 tay
- Xếp chồng các hình khối khác nhau
- Sử dụng bút, kéo
- Nhận biết được các bữa ăn trong ngày và ích lợi của việc ăn uống đủ lượng, đủ chất
- Nhận biết sự liên quan giữa ăn uống giữa bệnh tật (ỉa chảy, sâu răng, suy dinh dưỡng)
- Tập rửa tay bằng xà phòng
-Tập luyện một số thói quen tốt về giữ gìn sức khỏe 
- Lợi ích của việc giữ gìn vệ sinh thân thể, vệ sinh môi trường đối với sức khỏe con người
- Nhận biết một số biểu hiện khi ốm
* Tổ chức cho trẻ hoạt động thể chất trong và ngoài lớp học một cách thường xuyên và liên tục nhằm phát triển các kỹ năng vận động: 
- Trườn về phía trước
- Đi kiễng gót liên tục 3m
- Bật về phía trước
- Ném xa bằng 1 tay
* Thông qua mọi lúc mọi nơi cô tổ chức cho trẻ chơi: Ai bật xa nhất, ai ném xa nhất, để rèn kỹ năng cho trẻ, thông qua thể dục sáng cô rèn kỹ năng đi kiễng gót cho trẻ
- Qua hoạt động góc, đặc biệt là góc xây dựng tổ chức cho trẻ xếp chồng các khối, xếp tháp...
- Thông qua hoạt động góc nghệ thuật hướng dẫn cho trẻ sử dụng kéo để cắt giấy, sử dụng bút để tô, vẽ
- Thông qua giờ ăn cô trò chuyện cho trẻ biết các bữa ăn trong ngày như: Sáng, trưa, tối, cho trẻ biết ăn uống đủ chất, đủ lượng giúp cơ thể chóng lớn, khỏe mạnh
-Thông qua giờ ăn cô giáo dục cho trẻ biết nếu ăn ít sẽ mắc bệnh suy dinh dưỡng, ăn nhiều quá mắc bệnh béo phì, ăn uống không hợp vệ sinh gây bệnh ỉa chảy...
- Qua hoạt động chiều cô rèn kỹ năng sống qua tập rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước cho trẻ
- Luyện tập cho trẻ có thói quen giữ gìn sức khỏe cho bản thân. Thông qua HĐNT cho trẻ có thói quen ra sân mang dép, đội mũ...
- Thông qua giờ đón, trả trẻ cô trò chuyện cho trẻ biết vệ sinh thân thể và vệ sinh môi trường sạch sẻ giúp cơ thể thoải mái, khỏe mạnh và không gây bệnh cho con người
- Thông qua giờ đón, trả trẻ cô trò chuyện và nhắc nhở trẻ khi nào con thấy mệt mỏi trong người con phải nói với cô với mẹ.. để người lớn biết và giúp đỡ cho con
2. Phát triển nhận thức
 - Nhận biết tay phải - tay trái của bản thân.
- Biết họ và tên của bản thân
- Nói được đặc điểm của các ngày lễ hội.
- Nhận biết phía trên- phía dưới, phía trước- phía sau, tay phải- tay trái của bản thân
- Ghép đôi
- Chức năng của các giác quan và 1 số bộ phận khác của cơ thể
- Tên tuổi giới tính của Bản thân
- Một số ngày lễ hội của địa phương
* Hoạt động học: Làm quen với toán
- Nhận biết phía trên, phía dưới của bản thân
 + Thông qua giờ đón trả trẻ cô cho trẻ biết: Dưới chân con có gì, trên đầu con có gì, cô tạo cơ hội cho trẻ cùng nhau trải nghiệm để xác định (Trên, dưới của bản thân) 
 + Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi: Đội mũ, che dù trên đầu, mang dép, giày dưới chân
- Ghép đôi
 + Thông qua mọi lúc mọi nơi cô cho trẻ chơi trò chơi: Tìm đúng đôi giày, đôi dép, thông qua thể dục sáng, chơi ngoài trời tổ chức cho trẻ chơi măng dày, dép đúng đôi vào chân
* Hoạt động học: KPKH
- Thực phẩm bé cần
 + Cô tạo cơ hội cho trẻ trải nghiệm 4 về nhóm thực phẩm, gợi ý cho trẻ nhận xét về 4 nhóm thực phẩm đó
 + Tổ chức trò chơi: Đi siêu thị mua thực phẩm
- Thông qua giờ đón, trả trẻ cô trò chuyện cho trẻ biết về tên, tuổi của trẻ, là bé gái hay bé trai
- KPXH: Trò chuyện về ngày 20/10
 + Tạo cơ hội cho trẻ cùng nhau thảo luận nhóm về một số hoạt động diễn ra trong ngày 20/10. Tổ chức cho trẻ tô màu tranh để tặng cô giáo, bà, mẹ
3. Phát triển ngôn ngữ:
- Nghe, hiểu nội dung câu chuyện, thơ, đồng dao chủ đề: Bản thân
- Nghe hiểu được lời nói trong giao tiếp đơn giản.
- Đọc thơ, ca dao, đồng dao, tục ngữ, hò vè
- Nghe hiểu nội dung truyện kể, truyện đọc phù hợp với độ tuổi
- Hiểu các từ chỉ tên người, tên đồ vật sự vật, hành động, hiện tượng gần gũi quen thuộc
- Hiểu và làm theo yêu cầu đơn giản
- Làm quen với cách đọc và viết tiếng Việt
 + Hướng đọc, viết: Từ trái sang phải, từ dòng trên xuống dòng dưới
 + Hướng viết của các nét chữ: Đọc, ngắt, nghĩ sau các dấu
* Qua họat động học: LQVH cô cho trẻ làm quen các bài thơ, câu chuyện
- Thơ: Đôi mắt của em, rửa tay, cháu yêu bà
- Cô cho trẻ thảo luận về nội dung các bài thơ. Cho trẻ đọc thuộc các bài thơ rõ lời, diễn cảm
- Vào mọi lúc mọi nơi cô cho trẻ đọc bài đồng dao: Tay đẹp
- Vào sinh hoạt chiều cô cho trẻ nghe các bài thơ, ca dao đồng dao như bài: Tay đẹp, tay ngoan
- Kể chuyện cho trẻ nghe và cho trẻ thảo luận về câu chuyện: Gấu con bị đau răng
- Tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi : Đoán giọng nhân vật; dán tranh theo trình tự nội dung câu truyện, bắt chước giọng nói nhân vật
- Trò chuyện với trẻ về tên, tuổi các bạn trong lớp, một số đồ dùng đồ chơi , sự vật, hành động, hiện tượng gần gũi quen thuộc
- Thông qua giờ đón, trả trẻ cô nhắc nhở trẻ thực hiện một số qui định của lớp như: Cất dép, đồ dùng cá nhân đúng nơi qui định
- Thông qua hoạt động chiều cô hướng dẫn cho trẻ cách cầm sách đọc từ trái sang phải, từ dòng trên xuống dòng dưới, cô cho trẻ sử dụng vỡ chữ cái
4. Phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội:
- Chấp nhận yêu cầu và làm theo chỉ dẫn đơn giản của người khác
- Biết chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi, xin phép
- Thích chơi cùng bạn, không tranh giành đồ chơi
- Biết bỏ rác đúng nơi qui định, cất dọn đồ dùng, đồ chơi
- Tên, tuổi, giới tính
- Những điều bé thích, không thích 
- Chờ đến lượt
- Biểu lộ trạng thái cảm xúc qua nét mặt, cử chỉ, giọng nói, trò chơi, hát, vận động. 
- Cử chỉ, lời nói lễ phép ( Chào hỏi, cảm ơn)
- Chơi hòa thuận
- Giữ gìn vệ sinh môi trường
- Thông qua giờ đón, trả trẻ cô gợi ý cho trẻ nói tên, tuổi của trẻ, cháu là bạn trai, hay bạn gái
- Thông qua giờ đón trả trẻ cô trò chuyện với trẻ để biết được bé thích và không thích cái gì
- Rèn thói quen có thói quen chờ đến lượt khi tham gia các trò chơi ngoài trời như: Chơi với cầu trượt, xích đu, các trò chơi khác
- Thông qua chơi ngoài trời, cô cho trẻ ra sân thể hiện thái độ tình cảm như: Qua nét mặt, cử chỉ, hát, vận động khi nghe các âm thanh, biết ngắm nhìn vẽ đẹp của các sự vật hiện tượng thiên nhiên
- Thông qua góc phân vai nhắc nhở trẻ biết chào hỏi, cảm ơn khi mua hàng, khi được Bác Sĩ khám bệnh...
 - Thông qua giờ chơi ở các góc, cô nhắc nhở trẻ biết chơi hòa thuận cùng bạn, chia sẻ đồ chơi cho bạn, không tranh giành nhau khi chơi
- Nhắc nhở trẻ biết vệ sinh môi trường như: Không vứt rác bừa bãi, nhặt rác bỏ vào đúng nơi qui định thông qua giờ chơi ngoài trời
5. Phát triển thẫm mỹ: 
 - Thích hát, nghe hát, nghe nhạc
- Biết hát kết hợp với vận động đơn giản: Nhún, nhảy, giậm chân, vỗ tay
- Biết sử dụng màu sắc, đường nét, hình dạng tạo ra các sản phẩm dơn giản
triễn th
- Hát đúng giai điệu, lời ca về chủ đề “Bản thân” 
- Vận động đơn giản theo nhịp điệu của bài hát, bản nhạc
- Tiết tổng hợp cuối chủ đề
- Sử dụng một số kỹ năng nặn, tô màu, dán để tạo ra các sản phẩm
* Hoạt động âm nhạc cô tổ chức cho trẻ hát, vận động minh họa, nghe hát, nghe nhạc các bài hát về chủ đề bản thân : 
 - Hát “ Mời bạn ăn” 
 - Nghe hát: Chúc mừng sinh nhật
 - Vận động minh họa: Cùng đi đều
 * Tiết tổng hợp
 + Thông qua ở mọi lúc mọi nơi, lồng ghép các hoạt động khác, hoạt động chiều cô ôn luyện, cũng cố các bài đã học như: Mời bạn ăn, vận động minh họa bài: Cùng đi đều bạn
 + Tổ chức trò chơi âm nhạc: Ai đoán giỏi, ai nhanh nhất, nghe tiếng hát tìm đồ vật 
- Nghe nhạc, nghe hát bài: Năm ngón tay ngoan
- Thông qua giờ ngũ cô cho trẻ nghe nhạc bài: Cò lả, mừng sinh nhật
* Vào giờ học: hoạt động tạo hình
 - Tô màu mũ bé trai, bé gái
 - Trang trí khăn mùi xoa
 - Nặn củ cà rốt
 - Dán hoa tặng mẹ
- Thông qua mọi lúc mọi nơi cô tạo cơ hội cho trẻ tô mào về bé trai, bé gái, trang , mũ bé trai, bé gái
- Thông qua hoạt động ở góc nghệ thuật cô gợi ý cho trẻ lấy màu nước in hình bàn tay, bàn chân
CHUAÅN BÒ
 1. Ñoà duøng của cô:
 - Tranh aûnh về bé trai, bé gái, các bộ phận cơ thể, mắt, mũi, miệng, tai
 - Tranh ảnh về 4 nhóm thực phẩm: Gạo, ngô, khoai sắn, tô, cua, cá, rau, củ, quả, dầu ăn, đậu phộng
 - Tranh thô : “ Rửa tay, đôi mắt cảu em”
 - PP về truyện: Gấc con bị đau răng
 - Làm 5 đôi dép, mũ bé trai, 5 đôi dép, mũ bé gái
 - Đĩa nhạc bài: Chúc mừng sinh nhật. mời bạn ăn, cùng đi đều
 - Tranh tô màu mũ bé trai, bé gái
 - Tranh mẫu cô: Trang trí khăn m ùi xua
 - Mẫu nặn 3 củ cà rốt
 - Sưu tầm một số đồ chơi có liên quan đến chủ đề quần áo, giày dép cũ. Một số đồ dùng cá nhân: tất, mũ, nón, dầu gội đầu
 2. Đồ dùng của trẻ:
 - Mủ, dép, áo, quần bé trai, bé gái đủ cho trẻ
 - Một số đồ dùng đã qua sử dụng như: cúc áo, các loại chai lọ bằng nhựa đã dùng và vệ sinh sạch sẻ, hột hạt .
 - Giấy, bút màu, tranh để trẻ tô màu về mũ bé trai, bé gái
 - Tranh nhỏ truyện: Gấu con bị đau răng
 - Tranh ảnh, sách chuyện về bé trai, bé gái
 - Bóng, cờ, nơ cho trẻ trang trí nhánh tuẫn lễ sức khỏe
 3. Huy động phuï huynh:
 - Các loại chai, lọ đã qua sử dụng như: Dầu gội đội, chai sữa, nút, giày, dép cũ
 - Ảnh của trẻ
KẾ HOẠCH CHỦ ĐỀ: BẢN THÂN- NGÀY 20/10 ( 4 TUẦN)
(Bắt đầu từ ngày 26 tháng 9 đến ngày 21 tháng 10 năm 2016)
THỨ
Tuần 1: Tôi là ai
 ( 26 - 30/9/2016)
 Tuần 2: Cơ thể tôi
( 3- 7/ 10/2016)
 Tuần 3: Tuần lễ sức khỏe
(10- 14/10/2016)
Tuần 4: Mừng ngày 20/10
( 17- 21/ 10/2016)
2
HĐTH
Tô màu mũ bé trai, bé gái
( ĐT)
HĐTD
Đi kiễng gót liên tục 3m
HĐTH
Nặn củ cà rốt
( Mẫu)
HĐTD
Bật về phía trước
3
HĐTD
Trườn về phía trước
KPKH
Khuôn mặt bé có gì
HĐTD
Ném xa bằng 1 tay
KPXH
Trò chuyện về ngày 20/10
4
HĐLQVT
Nhận biết phía trên, phía dưới của bản thân
HĐÂN
VĐMH : Cùng đi đều
LQVH
Thơ: Rửa tay
HĐÂN
Tiết tổng hợp
5
HĐTH
Chuyện: Gấu con bị đau răng
LQVT
Ghép đôi
KPKH
Thực phẩm bé cần
HĐTH
Trang trí khăn mùi soa (Mẫu)
 6
HĐÂN
Nghe hát bài : Chúc mừng sinh nhật
LQVH
Thơ: Đôi mắt của Em
HĐÂN
 Dạy hát bài: Mời bạn ăn
LQVH
Cháu yêu bà
KẾ HOẠCH TUẦN
CHỦ ĐỀ NHÁNH 2: CƠ THỂ TÔI
Tuần thứ 5 (Bắt đầu từ ngày 3/10 đến ngày 7/10/2016)
I. MỤC TIÊU
 1.Thái độ:
 - Trẻ thể hiện một số hành vi văn minh trong giao tiếp, trong sinh hoạt
 - Tự hào về bản thân 
 - Luôn giữ gìn cơ thể sạch sẻ, gọn gàng 
 - Phối hợp cùng bạn để tham gia vào các hoạt động
 - Giữ gìn sản phẩm của mình và của bạn
 2. Kỷ năng :
 - Rèn kỷ năng ghép thành đôi dép (giày)
 - Rèn kỹ năng đi kiễng gót cho trẻ
 - Rèn kỹ năng vận động minh họa bài : Cùng đi đều
 - Rèn cho trẻ kỹ năng đọc thơ to, rõ lời, diễn cảm
 - Rèn kỹ năng quan sát, ghi nhớ có chủ định khi quan sát mắt, mũi, miệng, tai
 3. Kiến thức:
 - Trẻ biết đi kiễng gót liên tục 3m
 - Trẻ nói đúng tên các bộ phận trên khuôn mặt như: Mắt, mũi..., biết tác dụng của các bộ phận đó đối với cơ thể
 - Trẻ vận động minh họa theo lời bài hát : “ Cùng đi đều”
 - Trẻ biết so sánh phân biệt để ghép hai đối tượng dép ( giày) để tạo thành một đôi 
 - Trẻ nhớ tên bài thơ : Đôi mắt của em, hiểu nội dung, đọc thuộc bài thơ
II. CHUẨN BỊ:
 1. Đồ dùng của cô
 - Tranh aûnh về về các bộ phận trên khuôn mặt: Tai, mũi, miệng, mắt
 - PP về khuôn mặt bé
 - PP, tranh bài thơ: Đôi mắt của em
 - Nhạc không lời bài: Cùng đi đều
 2. Đồ dùng của trẻ
 - Tranh ảnh các bộ phận trên cơ thể
 - Dép mang trong lớp đủ cho trẻ
 - Một số vật liệu như: Họa báo củ, lá khô
 - Phô tô một số tranh ảnh về các bộ phận trên cơ thể bé
 - Tranh : Tai mắt, mũi, miệng đủ 3 tổ
 3. Vận động phụ huynh 
 - ảnh trẻ, một số đồ dùng cá nhân củ 
KẾ HOẠCH TUẦN 5
Chủ đề nhánh 2: Cơ thể tôi
( Bắt đầu từ ngày 3/10 kết thúc ngày 7/10/2016)
Thứ
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Thể dục sáng
Hô hấp : Thổi bóng bay
Tay: Từng tay đưa lên cao, hai tay dang ngang - Chân: Đứng khuỵu gối
 - Bụng: Đứng cúi về trước - Bật : Bật tách, chụm chân tại chổ
Hoạt động học
HDTD
Đi kiễng gót liên tục 3m
KPKH
Khuôn mặt bé có gì
HĐÂN
VĐMH bài: Cùng đi đều
LQVT
Ghép đôi
LQVH
Thơ: “ Đôi mắt của em”
Hoạt động ngoài trời
Quan sát cây lá tím
-TC
+ Chạy tiếp cờ
+ Lộn cầu vồng
- TC
+ Chuyền bóng qua đầu
 + Mèo đuổi chuột
- Dạo chơi ngoài trời
- TC
 + Tìm bạn 
 + Trời mưa
 QS cây lộc vừng
-TC
 + Về đúng nhà
 + Kéo cưa lừa xẻ 
Hoạt động góc
- Góc phân vai : Gia đình, cửa hàng bán đồ dùng cá nhân cho trẻ, phòng khám nhi.
- Góc xây dựng : Xây dựng nhà của bé và lắp ghép hình em bé
- Góc học tập: Xem tranh về các bộ phận trên cơ thể, dán các bộ phận còn thiếu trên khuôn mặt, ghép đôi 2 chiếc dép
- Góc nghệ thuật: Vẽ, tô màu, nặn, dán các bộ phận
- Góc thiên nhiên: Chơi với cát, nước, in hình bàn tay, bàn chân
Hoạt động chiều
- Hướng dẫn trò chơi: Về đúng nhà
- Ôn bài hát: Mời bạn ăn
- Làm quen bài hát: Cùng đi đều
- Tổ chức buổi chơi
- Nghĩ họp hội đồng
- Làm quen bài thơ: Đôi mắt của em
- Tổ chức buổi chơi
- Rèn kỹ năng rửa tay bằng xà phòng
- Sử dụng vở toán trang 16
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
NỘI DUNG
MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
CHUẨN BỊ
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
THỂ DỤC SÁNG
- Trẻ thích tập thể dục và chú ý tập
- Di chuyển đội hình theo hiệu lệnh của cô.
- Tập đúng các động tác thể dục theo nhịp hô của cô
- Sân bãi sạch sẽ, bằng phẳng.
- Xắc xô
 * Hoạt động 1: Khởi động
 - Cô cho trẻ đi vòng tròn trên nền nhạc bài “ Cùng đi đều”, kết hợp các kiểu đi chạy khác nhau (thường, đi chậm, đi bằng. gót chân, mũi bàn chân... ) theo yêu cầu của cô. Sau đó về đội hình 3 hàng ngang để tập bài tập phát triển chung.
 * Hoạt động 2: Trọng động
 (Cô hô và cho trẻ tập mỗi động tác 4 lần x 2 nhịp)
Hô hấp : Thổi bóng bay.
Tay: Từng tay đưa lên cao, 2 tay dang ngang
Bụng: Đứng cúi về trước
Chân: Đứng khụyu gối
 - Bật : Bật tách, chụm chân tại chổ
 * Hoạt động 3: Hồi tĩnh 
 - Cho trẻ đi lại nhẹ nhàng 1-2 vòng quanh sân
HOẠT ĐỘNG GÓC
1. Góc phân vai
- Trẻ thích tham gia vào các vai chơi.
- Rèn kỹ năng giao tiếp cho trẻ.
- Trẻ biết thể hiện mối quan hệ qua lại giữa các vai chơi, biết trưng bày mủ, dép, áo để bán, biết khám, phát thuốc cho bệnh nhân, biết chế biến món ăn, tắm, rửa cho con
 - Bộ đồ chơi nấu ăn, mủ, dép, áo, quần, ống khám, hộp thuốc, sổ khám bệnh
- Gia đình của bé, 
- Cửa hàng bán đồ dùng của bé, 
- Phòng khám nhi
 + Cô gợi ý cho trẻ thảo luận để phân nhóm chơi vai chơi. 
 + Hướng dẫn trẻ về các nhóm của mình, cô nhập vai chơi cùng trẻ.
 + Nhận xét quá trình chơi của trẻ
 + Cho trẻ cất đồ chơi lên giá
2. Góc xây dựng
- Trẻ hợp tác cùng bạn để tạo thành công trình, không ném đồ chơi
- Rèn kỹ năng ghép chồng, ghép cạnh để tạo thành hình em bé
- Trẻ biết xây nhà, lắp ghép hình em bé
- Gạch, đồ chơi lắp ghép, cây hoa
- Xây dựng nhà của bé và lắp ghép hình em bé
+ Cô cho trẻ về góc chơi của mình, cho trẻ cùng thảo luận phân nhóm chơi vai chơi .
+ Cô gợi ý cho trẻ chơi: Hôm nay các chú xây gì? Xây nhà cao tầng hay 1 tầng? để khuôn viên nhà đẹp cần xây thêm gì?.....
+ Để lắp ghép em bé các chú công nhân phải làm gì ?
+ Cô nhận xét trẻ chơi. Cho trẻ cất đồ chơi lên giá
3. Góc học tập
- Trẻ giữ gìn sách, tranh ảnh
- Luyện kỹ năng cầm giở sách, rèn kỹ năng bôi hồ vào mặt đỏ
- Trẻ biết mở sách để xem, dán mắt, mũi, miệng tạo thành các bộ phận trên khuôn mặt, biết ghép 2 chiếc dép tạo thảnh một đôi
- Họa báo , sách tranh về các bộ phận như: Mắt, mũi, miệng, chân, tay..., ,..hồ dán , vỡ 
- Sách về bài thơ: Đôi mắt của em
- Xem sách về các bộ phận trên cơ thể, dán các bộ phận mắt, mũi, miệng và khuôn mặt còn thiếu, ghép 2 chiếc dép thành 1 đôi
 + Cô đến và hướng dẫn gợi ý cho trẻ cách mở sách, chỉ vào tranh để đọc thơ
 + Hướng dẫn trẻ bôi hồ vào mặt trái để dán mắt, mũi, miệng còn thiếu ở khuôn mặt
 + Nhận xét quá trình chơi của trẻ
 + Cho trẻ cất đồ chơi lên giá
4. Góc nghệ thuật
- Trẻ thích tô tranh, vẽ, nặn
- Rèn kỹ năng vẽ, nặn, dán, tô màu cho trẻ
- Trẻ biết vẽ, nặn, dán về các bộ phận trên cơ thể trẻ
- Hồ dán, tai, mắt, mũi, miệng chưa tô màu
- Đất nặn
- Vẽ, tô màu, nặn, dán về các bộ phận trên cơ thể bé
 + Cô đến và gợi ý cho trẻ tô màu không lem ra ngoài
 + Rèn kỹ năng xoay tròn tạo thành khuôn mặt em bé, rèn kỹ năng lăn dọc tạo thành mũi, miệng
 + Nhận xét quá trình chơi của trẻ
 + Cho trẻ cất đồ chơi lên giá
5. Góc thiên thiên
- Giáo dục trẻ không vung cát, nước
- Rèn luyện kỹ năng đặt bàn tay, bàn chân xuống cát để in hình
- Trẻ biết in hình bàn tay, bàn chân lên cát
- Bộ đồ chơi in hình, cát, nước
- Chơi với cát, nước, in hình bàn tay, bàn chân
+ Cô gợi ý cho trẻ in hình bàn tay, bàn chân
+ Trong quá trình trẻ chơi cô gợi ý cho trẻ giao lưa các nhóm chơi, góc chơi
+ Nhận xét quá trình chơi cảu trẻ
+ Cho trẻ thu xếp đồ dùng đồ chơi vào nơi quy định
Thứ 2 ngày 28 tháng 9 năm 2015
HOẠT ĐỘNG HỌC
NỘI DUNG
MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
CHUẨN BỊ
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
 HĐTD
Đi kiễng gót liên tục 3m
- Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động.Giáo dục trẻ chú ý khi đứng trong hàng 
- Rèn kỹ năng đi kiễng gót cao trên đầu bàn chân
- Trẻ biết đi nhón trên đầu bàn chân, kiễng gót cao, đi kiếng gót 3m, đi thường 1m
- Sân tập bằng phẳng sạch sẽ.
- 3 quả bóng
*Hoạt động 1: Luyện các kiểu chân cho bé
 - Cho trẻ đi vòng tròn trên nền nhạc bài “ Cùng đi đều” kết đi các kiểu chân: đi thường-gót chân-mủi chân. Chạy chậm chạy nhanh, sau đó về đội hình 3 hàng ngang.
*Hoạt động 2: Bé tập bài tập phát triển chung
 - Cô hô và tập cho trẻ tập theo từng động tác.
+ Tay: Từng tay đưa lên cao, 2 tay dang ngang ( 4lần x 2 nhịp)
+ Bụng: Đứng cúi về trước ( 4 lần x 2 nhịp)
+ Chân: Đứng khụy gối (6 lần x 2 nhịp)
 + Bật : Bật tách, chụm chân tại chổ ( 4 lần x 2 nhịp)
* Hoạt động 3: Đi kiễng giót liên tục 3m
 - Gọi tên vận động: Đi kiễng gót liên tục 3m
 - Cô làm mẩu: cô làm mẩu cho trẻ xem 3 lần
 + Lần 1:Làm mẫu toàn phần.
 + Lần 2: Làm mẫu phân tích động tác : Từ đầu hàng cô bước ra đứng trước vạch xuất phát. Tư thế chuển bị: Hai tay cô chống hông, mắt nhìn về trước, khi có hiệu lệnh đi: Cô nhón trên đầu bàn chân, kiễng gót cao , khi đến đên vạch xanh cô đi thường, đến vạch đỏ cô lại đi kiễng gót cao, rồi đến đi thường, sau đó về cuối hàng đứng
 + Lần 3: Khi đi cô kiễng gót cao, mắt nhìn về trước
 - Trẻ thực hiện: Cô cho trẻ thực hiện. Cô quan sát và nhắc nhở trẻ thực hiện đúng kỹ năng. Cho trẻ thực hiện 1 lần. 
 - Lần 2 cô tổ chức cho 2 đội thi đua nhau .Cô bao quát lớp
 - Cho trẻ nhắc lại tên vận động
* Hoạt động 4: TCVĐ: Chuyền bóng qua đầu
 - Cô cho trẻ nhắc luật chơi- cách chơi
 - Cô nhắc lại và tổ chức cho trẻ chơi 3 lần. Cô bao quát lớp
* Hoạt động 5: Bé cùng hít thở
 - Cho trẻ đi lại hít thở nhẹ nhàng 1-2 vòng
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
NỘI DUNG
MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
CHUẨN BỊ
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
- QS cây lá tím
- TC:
 +Chạy tiếp cờ
+ Lộn cầu vồng
- Trẻ hứng thú tham gia các trò chơi do cô tổ chức. Thích chăm sóc và bảo vệ cây cảnh
- Rèn kỹ năng quan sát, kỹ năng diễn đạt khi nhận xét đặc điểm của cây. Rèn sự 
nhanh nhẹn khi chơi trò chơi: Chạy tiếp cờ
- Trẻ biết tên, đặc điểm nổi bật của cây lá tím.
- Sân bải bằng phẳng. 
- Cây lá tím cho trẻ quan sát.
- Một số đồ chơi: lá cây, đồ chơi lắp ghép, hoa, dây
- 3 lá cờ màu đỏ
* Cô cho trẻ đi ra sân quan sát bầu trời
*Hoạt động 1: Quan sát cây lá tím
Cho trẻ cùng nhau quan sát cây lá tím
 - Đây là cây gì?
 - Cây lá tím có những đặc điểm gì?( tên gọi, một số đặc điểm nổi bật)
 - Lá cây lá tím như thế nào? ( To hay nhỏ,Có màu gì?)
 - Trồng cây lá tím để làm gì?
 - Cô khái quát lại và giáo dục trẻ chăm sóc, bảo vệ cây cảnh.
*Hoạt động 2 : Chơi trò chơi “ Chạy tiếp cờ”
 - Cô nêu nội dung chơi và cho trẻ nhắc lại tên trò chơi.
 - Cho trẻ nhắc lại cách chơi, luật chơ

File đính kèm:

  • docphat_trien_ngon_ngu_3_tuoi.doc
Giáo Án Liên Quan