Giáo án Mầm non Lớp Mầm - Chủ đề: Bé ngoan - Tuần 3: Đồ dùng sinh hoạt hàng ngày của bé - Năm học 2020-2021 - Trường Mầm non Trường Chinh

I.ĐÓN TRẺ:

1.Đón trẻ:

- Cô đến sớm thông thoáng phòng học chuẩn bị đồ dùng đồ chơi cho trẻ.

- Cô niềm nở đến trẻ vào lớp, nhắc trẻ đứng ngay ngắn chào cô, chào bố

 mẹ và cất đồ dùng vào đúng nơi quy định.

- Cho trẻ chơi với đồ chơi của lớp.

- Cô trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khoẻ cũng như¬ học tập

của trẻ.

- Khi cho trẻ chơi cô bao quát trẻ.

- Khi trẻ chơi xong nhắc trẻ cất đồ chơi đúng nơi qui định.

2. Hoạt động tự chọn:

Cho trẻ chơi các trò chơi hoặc chơi theo ý thích, hoặc cho trẻ khám phá, quan sát tranh về chủ đề, trò chuyện về chủ đề.

3. Điểm danh:

- Cô điểm danh trẻ theo sổ,chấm những trẻ đi học vào sổ.

4. Trò chuyện đầu tuần

- Cô và trẻ cùng trò chuyện về chủ đề

- Hai ngày nghỉ ở nhà các cháu như thế nào.

- Các cháu đã làm được những gì?

- Các cháu có giúp được bố mẹ những công việc gì?

- GD: Hai ngày nghỉ ở nhà các cháu phải ngoan nghe lời bố mẹ những công việc nhỏ vừa sức khi đi chơi phải biết xin phép bố mẹ nhé.

* ND lồng ghép tích hợp:

+ Vệ sinh dinh dưỡng: Thể hiện bằng lời nói về nhu cầu ăn, ngủ, vệ sinh

+ Kỹ năng sống: biết và không nên uống một số thứ có hại cho sức khỏe.

 

docx10 trang | Chia sẻ: thuylinhpt28 | Ngày: 08/06/2022 | Lượt xem: 668 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Mầm - Chủ đề: Bé ngoan - Tuần 3: Đồ dùng sinh hoạt hàng ngày của bé - Năm học 2020-2021 - Trường Mầm non Trường Chinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ: BÉ NGOAN (3 Tuần)
Tuần 3: Đồ dùng sinh hoạt hàng ngày của bé
	(Thời gian thực hiện: 19/10- 23/10/2020)
	Ngày soạn: ngày 12 tháng 10 năm 2020
	Ngày dạy: Thứ 2 ngày 19 tháng 10 năm 2020
A. HOẠT ĐỘNG SÁNG:
I.ĐÓN TRẺ:
1.Đón trẻ:
- Cô đến sớm thông thoáng phòng học chuẩn bị đồ dùng đồ chơi cho trẻ. 
- Cô niềm nở đến trẻ vào lớp, nhắc trẻ đứng ngay ngắn chào cô, chào bố 
 mẹ và cất đồ dùng vào đúng nơi quy định. 
- Cho trẻ chơi với đồ chơi của lớp. 
- Cô trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khoẻ cũng như học tập 
của trẻ. 
- Khi cho trẻ chơi cô bao quát trẻ. 
- Khi trẻ chơi xong nhắc trẻ cất đồ chơi đúng nơi qui định. 
2. Hoạt động tự chọn:
Cho trẻ chơi các trò chơi hoặc chơi theo ý thích, hoặc cho trẻ khám phá, quan sát tranh về chủ đề, trò chuyện về chủ đề.
3. Điểm danh:
- Cô điểm danh trẻ theo sổ,chấm những trẻ đi học vào sổ. 
4. Trò chuyện đầu tuần
- Cô và trẻ cùng trò chuyện về chủ đề 
- Hai ngày nghỉ ở nhà các cháu như thế nào.
- Các cháu đã làm được những gì?
- Các cháu có giúp được bố mẹ những công việc gì?
- GD: Hai ngày nghỉ ở nhà các cháu phải ngoan nghe lời bố mẹ những công việc nhỏ vừa sức khi đi chơi phải biết xin phép bố mẹ nhé. 
* ND lồng ghép tích hợp: 
+ Vệ sinh dinh dưỡng: Thể hiện bằng lời nói về nhu cầu ăn, ngủ, vệ sinh
+ Kỹ năng sống: biết và không nên uống một số thứ có hại cho sức khỏe.
5. Thể dục sáng:
	Hô hấp: 2; Tay: 4; Lưng- bụng: 4; Chân: 2; Bật: 3.
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết tập các động tác theo cô giáo. 
- Trẻ được hít thở không khí trong lành của buổi sáng.
- Rèn kĩ năng tập và thói quen tập thể dục sáng cho trẻ.
- Trẻ năng tập thể dục sáng cho người khỏe mạnh.
II.Chuẩn bị:
- Địa điểm tập: Sân sạch sẽ
- Xắc xô
- Kiểm tra sức khỏe trẻ
- Trang phục cô và trẻ gọn gàng, thoải mái, dễ vận động;
III.Tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Ổn định tổ chức
1. Hoạt động 1:Bé khởi động
- Cô cho trẻ làm đoàn tàu đi vòng tròn kết hợp các kiểu đi ,chạy
- Đội hình :2 hàng dọc
- Thực hiện bài tập đội hình đội ngũ
2. Hoạt động 2: Bé tập thể dục
* Bài tập phát triển chung
+ Động tác hô hấp 2: Hai tay dang ngang, đưa tay ra phía trước, giơ lên cao.
 + Động tác tay 4: Hai tay dang ngang hai bên, gập khuỷu tay, bắt chéo hai tay trước ngực
+ Động tác lưng, bụng, lườn 4: Hai tay đưa ra phía trước, quay người sang phải, sang trái.
+ Động tác chân 2: Bật tại chỗ.
+ Động tác bật 3: bật tách khép chân 
* Trò chơi vận động: "Rửa tay"
- Cô cho trẻ chơi 2-3 lần
- Cô động viên khuyến khích
- Giáo dục trẻ biết chăm luyện tập thể dục cho người mạnh khỏe.
3. Hoạt động 3: Bé thư giãn
- Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1-2 vòng
- Trẻ đi vòng tròn kết hợp thực hiện các kiểu đi ,chạy
- Quay phải,trái
- 3 lần x 8 nhịp
- 2 lần x8 nhịp
- 2 1ần x 8 nhịp
- 2 lần x 8 nhịp
- 2 lần x 8 nhịp
- Trẻ chơi hứng thú
- Trẻ đi nhẹ nhàng
II.VỆ SINH ĂN TRƯA:
1.Vệ sinh cá nhân:
- Cho lần lượt từng nhóm trẻ rửa tay trước khi ăn;
- Cô hướng dẫn để trẻ kê bàn ghế để ăn trưa.
2.Ăn trưa:
- Cô chia cơm cho trẻ
- Hình thành cho trẻ thói quen vệ sinh trong ăn uống: biết mời cơm; khi ăn không nói chuyện; ăn không rơi vãi...
- Trẻ ăn xong nhắc trẻ cất bát, ghế đúng nơi quy định;
- Trẻ cùng cô thu dọn bàn ghế, vệ sinh nơi ăn.
III.NGỦ TRƯA
- Cô chuẩn bị phòng ngủ cho trẻ;
- Cô bao quát trẻ ngủ: đảm bảo trẻ có giấc ngủ sâu.
	--------------------------***---------------------------------
	B- HOẠT ĐỘNG CHIỀU:
I.VỆ SINH CÁ NHÂN- THỂ DỤC CHỐNG MỆT MỎI- ĂN QUÀ CHIỀU:
- Trẻ ngủ dậy đi vệ sinh, buộc tóc cho bé gái.
- Cho trẻ chơi TC: Gieo hạt
- Cho trẻ ăn quà chiều.
II.CHƠI, HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH:
* Chơi với góc tạo hình: 
1.Chuẩn bị:
- Đồ dùng tại góc tạo hình: bút màu, vở tạo hình
- Trẻ tâm lý thoải mái.
2.Nội dung:
- Chủ đề chơi: tô màu các đồ dùng sinh hoạt của bé
- Cô phát đồ dùng cho trẻ
- Trẻ chơi:cô quan sát và trò chuyện với trẻ
+ Động viên, khuyến khích trẻ chơi vui vẻ.
3.Kết thúc:
- Nhận xét giờ chơi.
- Trẻ ra chơi.
* Đánh giá trẻ cuối ngày:
1.Tình trạng sức khỏe của trẻ:
.....
2.Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ:
3.Kiến thức, kỹ năng của trẻ:
..*****..
	Ngày soạn: ngày 12 tháng 10năm 2020
	Ngày dạy: Thứ 3 ngày 20 tháng 10 năm 2020
A. HOẠT ĐỘNG SÁNG:
I.ĐÓN TRẺ:
II.VỆ SINH ĂN TRƯA:
III.NGỦ TRƯA
	--------------------------***---------------------------------
	B- HOẠT ĐỘNG CHIỀU:
I.VỆ SINH CÁ NHÂN- THỂ DỤC CHỐNG MỆT MỎI- ĂN QUÀ CHIỀU:
II.CHƠI, HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH:
	* Nhận biết chữ số tương ứng với số lượng trong phạm vi 4. Nhận dạng chữ số 4:
1.Chuẩn bị:
* Đồ dùng của cô
- 4 chú thỏ, 4 củ cà rốt, thẻ số 1,2,3,4
- Mô hình vườn bách thú, có nhóm động vật có số lượng 1;2;3
* Đồ dùng của trẻ
- Mỗi trẻ 1 rổ: 4 chú thỏ, 4 củ cà rốt, thẻ số 4.
2.Nội dung:
* Gây hứng thú
- Cô và trẻ hát và vận động theo nhạc bài hát « Đố bạn ». Trò chuyện với trẻ.
- Các con vừa hát bài hát gì ?
- Trong bài hát có nhắc đến những con vật nào ? (Khỉ, hươu, voi, gấu).
- Các con vật này sống ở đâu các con?
Giáo dục trẻ : Con khỉ, con hươu, con voi, con gấu đều là các con vật sống trong rừng. Chúng đều là những động vật quý hiếm cần được bảo vệ. Các con hãy tuyên truyền với mọi người để cùng bảo vệ chúng nhé.
- Cô cho trẻ đi thăm vườn bách thú.
* Ôn số lượng trong phạm vi 3
- Các con ơi đã đến vườn bách thú rồi, trong vườn bách thú có những con vật gì?
- Các con hãy tìm cho cô con vật có số lượng là 1 và gắn thẻ số tương ứng
- Các con hãy tìm cho cô nhóm con vật có số lượng là 2.
+ Cho trẻ đếm số lượng và gắn thẻ số tương ứng.
- Các con hãy tìm cho cô nhóm con vật có số lượng là 3?
+ Cho trẻ đếm số lượng và gắn thẻ số tương ứng.
- Tiếp tục cho trẻ đi quan sát vườn bách thú
Chúng mình đã đi thăm vườn bách thú. Đã đến giờ chúng mình phải trở về trường rồi.
* Đếm đến 4. Nhận biết các nhóm có 4 đối tượng. Nhận biết chữ số 4.
- Cho trẻ lấy rổ đồ dùng.
- Các con nhìn xem trong rổ có gì? (Những chú thỏ, những củ cà rốt và thẻ số).
Các con xếp những chú thỏ ra trước mặt thành một hàng ngang, khi xếp các con xếp từ trái qua phải.
Các con xếp 3 củ cà rốt trong rổ ra. Các con xếp tương ứng với mỗi một chú thỏ ở trên là một củ cà rốt ở dưới. Khi xếp các con nhớ là xếp từ trái qua phải và xếp tương ứng 1:1
- Trẻ xếp xong, cô cho trẻ đếm:
+ Cho trẻ đếm nhóm cà rốt? (1,2,3, tất cả là 3 củ cà rốt)
- Các con thấy 2 nhóm này như thế nào với nhau? (Hai nhóm không bằng nhau)
- Vì sao ?
+ Nhóm nào nhiều hơn. Nhiều hơn là mấy?
+ Nhóm nào ít hơn. Ít hơn là mấy?
* Tạo nhóm số lượng bằng nhau
- Vậy muốn nhóm cà rốt bằng nhóm thỏ thì các con phải làm thế nào? (Bớt đi 1 chú thỏ hoặc thêm 1 củ cà rốt)
- Cô chính xác lại: để số thỏ và số cà rốt bằng nhau thì có thể bớt đi 1 con thỏ hoặc thêm vào 1 củ cà rốt
- Nhưng bây giờ cô muốn số cà rốt nhiều bằng số thỏ thì phải làm thế nào? (thêm 1 củ cà rốt)
- Cho trẻ thêm 1 củ cà rốt và xếp xuống phía dưới chú thỏ chưa có cà rốt.
+ Cô cho trẻ đếm nhóm cà rốt.
+ Cô cho trẻ đếm nhóm thỏ.
- Bây giờ các con thấy nhóm cà rốt và nhóm thỏ như thế nào với nhau? (Bằng nhau)
* Cô chốt: Số lượng cà rốt và thỏ bây giờ đều bằng 4.
- 3 củ cà rốt thêm 1 củ cà rốt bằng mấy củ cà rốt? (4 củ cà rốt)
- Cô khẳng định lại: 3 thêm 1 bằng 4.
- 3 thêm 1 bằng 4, các con nói cùng cô nào.
- Để biểu thị cho nhóm đối tượng có số lượng là 4 người ta dùng thẻ chữ số 4.
+ Cô giơ chữ số 4 và đọc “Số 4”
+ Cô mời cả lớp đọc, tổ, cá nhân đọc.
- Các con hãy lấy thẻ số 4 đặt vào giữa nhóm thỏ và cà rốt nào.
- Bây giờ, các con cất nhưng củ cà rốt đi nào, chú ý cất từ phải sang trái, vừa cất vừa đếm.
- Tiếp đến các con cất những chú thỏ vào rổ, các con cất từ phải sang trái, vừa cất vừa đếm nhé.
- Trước mặt các con còn cái gì nhỉ? (Thẻ số 4)
- Các con hãy cất thẻ số 4 vào rổ.
Hôm nay cô và các con vừa học bài : Đếm đến 4. Nhận biết các nhóm có 4 đối tượng, nhận biết chữ số 4.
* Luyện tập
+Trò chơi: Kết bạn
- Cách chơi: Các con vừa đi vừa hát bài hát “Tìm bạn thân”. Khi có hiệu lệnh “Kết bạn, kết bạn”: Các con hỏi “Kết mấy, kết mấy”. Cô nói “Kết 4” thì các con hãy chọn 4 bạn để kết lại với nhau.
- Luật chơi: Nhóm nào không đủ 4 bạn sẽ phải nhảy lò cò.
- Tổ chức cho trẻ chơi 1 lần.
- Cô nhận xét kết quả chơi.
+ Trò chơi : Thi tài
- Trên đây cô đã chuẩn bị 2 chiếc bảng có gắn các nhóm con vật có số lượng khác nhau . Lớp được chia làm 2 đội.
- Cách chơi: Nhiệm vụ của các đội đó là lần lượt các thành viên của 2 đội bật liên tục vào các vòng, lên tìm nhóm con vật có số lượng là 4 và tìm thẻ số tương ứng gắn vào
- Luật chơi: Thời gian được tính là một bản nhạc. Đội nào tìm được nhiều nhóm con vật có số lượng 4 và gắn thẻ số đúng sẽ giành chiến thắng.
- Tổ chức cho trẻ chơi 1 lần.
- Cô nhận xét kết quả chơi.
3.Kết thúc:
- Cô nhận xét chung
- Trẻ ra chơi
* Đánh giá trẻ cuối ngày:
1.Tình trạng sức khỏe của trẻ:
.....
2.Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ:
..
3.Kiến thức, kỹ năng của trẻ:
..
..*****..
	Ngày soạn: ngày 12 tháng 10 năm 2020
	Ngày dạy: Thứ 4 ngày 21 tháng 10 năm 2020
A. HOẠT ĐỘNG SÁNG:
I.ĐÓN TRẺ:
II.VỆ SINH ĂN TRƯA:
III.NGỦ TRƯA
	--------------------------***---------------------------------
	B- HOẠT ĐỘNG CHIỀU:
I.VỆ SINH CÁ NHÂN- THỂ DỤC CHỐNG MỆT MỎI- ĂN QUÀ CHIỀU:
II.CHƠI, HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH:
	*Bé nghe cô kể chuyện: Cún con với chiếc bóng của mình
1.Chuẩn bị:
- Địa điểm: tại lớp học
- Tranh minh họa câu chuyện
- Hệ thống câu hỏi đàm thoại
- Tâm sinh lý thoải mái
- NDTH: âm nhạc, khám phá xã hội
2.Nội dung:
* Gây hứng thú:
- Cho trẻ hát BH: Cùng múa vui
- Trò chuyện về bài hát
- GD trẻ: biết giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ.
* Cô đọc bé nghe:
- Giới thiệu bài: Truyện “Cún con với chiếc bóng của mình”- tác giả: Đỗ Lan Phương
- Cô kể lần 1
- Cô kể lần 2: kèm tranh minh họa
* Giúp bé hiểu nội dung tác phẩm
- Cô vừa kể cho chúng mình nghe câu chuyện gì? Của tác giả nào?
- Trong truyện có những nhât vật nào?
- Cún con đi chơi lang thang và nhìn thấy ai?
- Người bạn này được tác giả miêu tả thế nào?
- Hai bạn đi chơi ở những đâu?
- Có chuyện gì đã xảy ra?
- Người bạn của cún con là ai nhỉ?
- Giảng Nội dung:
Câu chuyện nói về bạn cún con chơi lang thang một mình , buồn thiu và thấy ngay dưới chân có một bạn cún. Bạn này cao, to như nó và cún con làm gì thì bạn đều bắt chước theo, giống y xì mà bạn này không nói gì cả. Cún con yêu bạn cún này lắm cả ngày đi chơi, la hét ầm ĩ.
- Cô kể lần 3
- Hướng dẫn 2-3 trẻ khá kể lại chuyện.
3.Kết thúc:
- Nhận xét, tuyên dương trẻ
- Ra chơi.
* Đánh giá trẻ cuối ngày:
1.Tình trạng sức khỏe của trẻ:
......
2.Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ:
3.Kiến thức, kỹ năng của trẻ:
..*****..
	Ngày soạn: ngày 12 tháng 10 năm 2020
	Ngày dạy: Thứ 5 ngày 22 tháng 10 năm 2020
A. HOẠT ĐỘNG SÁNG:
I.ĐÓN TRẺ:
II.VỆ SINH ĂN TRƯA:
III.NGỦ TRƯA
	--------------------------***---------------------------------
	B- HOẠT ĐỘNG CHIỀU:
I.VỆ SINH CÁ NHÂN- THỂ DỤC CHỐNG MỆT MỎI- ĂN QUÀ CHIỀU:
II.CHƠI, HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH:
	* Nặn những quả bé thích:
1. Chuẩn bị:
* Đồ dùng của cô:
- Một số quả nặn sẵn (Quả cam, chùm nhãn, quả chuối).
- Giỏ đựng quả.
- Bàn trưng bày sản phẩm.
- Máy vi tính, loa, bài hát “ Qủa gì”.
- Nhạc không lời bài “Vườn cây của ba”.
* Đồ dùng của trẻ:
- Đất nặn 25 hộp, bảng con 25 cái. khăn lau tay 8 cái ,dĩa 25 cái có tên trẻ,khay đựng đất nặn 6 cái.
- Bàn ghế.
2.Nội dung:
* Quan sát mẫu
+ Cho trẻ hát bài : Qủa gì?
- Lớp mình vừa hát bài gì?
- Cho trẻ kể một số loại quả mà trẻ biết.
- Giáo dục trẻ quả có nhiều giá trị dinh dưỡng, ăn nhiều quả giúp đẹp da, khỏe mạnh...
+ Quan sát mẫu
- Cho trẻ xem mẫu nặn của cô (Quả cam, quả chuối, chùm nhãn).
- Cho trẻ chuyền tay nhau xem dĩa quả.
*  Cô cho trẻ quan sát mẫu nặn quả cam:
- Quả gì đây các con?
- Bằng cách nào cô nặn được quả cam? (Chọn đất, nhào đất, chia đất, xoay tròn,lăn dọc làm cuống, lăn dọc ấn dẹt làm lá).
=> Muốn nặn được quả cam trước hết các con phải chọn đất, nhào đất, chia đất, xoay tròn để làm quả, lăn dọc để làm cuống, ấn dẹt để làm lá.
+ Cho trẻ quan sát mẫu nặn chùm nhãn :
- Bằng cách nào cô nặn được chùm nhãn? (Chọn đất, nhào đất, chia đất thành  nhiều miếng nhỏ, xoay tròn).
=> Để nặn được chùm nhãn cô chọn đất, nhào đất, chia đất ra làm từng miếng nhỏ, xoay tròn làm quả. Sau đó gắn quả vào cành để tạo thành chùm nhãn.
*Cho trẻ quan sát mẫu nặn quả chuối:
- Còn đây là quả gì cả lớp?
- Để nặn được quả chuối cô làm gì? (Chọn đất, nhào đất, lăn dọc, uốn cong, vuốt nhọn).
=> Để nặn được quả chuối trước tiên cô chọn đất, nhào đất cho mềm, sau đó chia đất, cô lăn dọc, uốn cong và vuốt nhọn một đầu sau đó cô lấy một phần đất nhỏ cô lăn dọc làm cuống quả chuối.
+ Hỏi ý định trẻ nặn quả gì?
+ Nặn như thế nào? (2 - 3 trẻ)
- Cho trẻ  đọc  thơ : “Nặn quả” về nhóm hoạt động
- Cô cùng trẻ chơi trò chơi  và cho trẻ lấy đồ dùng  đi về chỗ.
* Trẻ thực hiện
- Chúng mình hãy cùng nhau nặn các loại quả thật đẹp nhé nhưng khi nặn xong chúng mình nhớ lau tay sạch sẽ.
- Cô gợi ý, đến từng nhóm hướng dẫn trẻ nặn quả.
- Cô mở nhạc nhẹ nhàng cho trẻ thực hiện.
* Trưng bày và nhận xét sản phẩm .
- Cho trẻ lên trưng bày sản phẩm, hỏi trẻ con thích sản phẩm nào? Vì sao con thích? (Hướng trẻ nhắc lại kỹ năng nặn một số loại quả).
- Con nặn quả như thế nào?( Gọi 2-3 trẻ)
- Cô nhận xét sản phẩm đẹp.
- Nhận xét sản phẩm có cố gắng.
- Nhận xét sản phẩm chưa hoàn thiện.
3.Kết thúc:
- Trẻ ra chơi.
* Đánh giá trẻ cuối ngày:
1.Tình trạng sức khỏe của trẻ:
......
2.Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ:
3.Kiến thức, kỹ năng của trẻ:
..*****..
	Ngày soạn: ngày 12 tháng 10 năm 2020
	Ngày dạy: Thứ 6 ngày 23 tháng 10 năm 2020
A. HOẠT ĐỘNG SÁNG:
I.ĐÓN TRẺ:
II.VỆ SINH ĂN TRƯA:
III.NGỦ TRƯA
	--------------------------***---------------------------------
	B- HOẠT ĐỘNG CHIỀU:
I.VỆ SINH CÁ NHÂN- THỂ DỤC CHỐNG MỆT MỎI- ĂN QUÀ CHIỀU:
II.CHƠI, HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH:
* Chơi với góc phân vai: 
1.Chuẩn bị:
- Đồ dùng tại góc phân vai
- Trẻ tâm lý thoải mái.
2.Nội dung:
- Chủ đề chơi: Bán các đồ dùng sinh hoạt của bé
- Cô phát đồ dùng cho trẻ
- Trẻ chơi:cô quan sát và trò chuyện với trẻ
+ Động viên, khuyến khích trẻ chơi vui vẻ.
3.Kết thúc:
- Nhận xét giờ chơi.
- Trẻ ra chơi.
* Đánh giá trẻ cuối ngày:
1.Tình trạng sức khỏe của trẻ:
......
2.Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ:
..
3.Kiến thức, kỹ năng của trẻ:
.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_mam_non_lop_mam_chu_de_be_ngoan_tuan_3_do_dung_sinh.docx
Giáo Án Liên Quan