Giáo án Mầm non Lớp Mầm - Chủ đề: Gia đình. Đề tài: Âm nhạc Dạy hát Cả nhà thương nhau - Năm học 2022-2023 - Phạm Thị Phương

I. Mục đích

1. Kiến thức

- Trẻ nhớ tên bài hát, tên tác giả, hát đúng giai điệu và hiểu nội dung bài hát“Cả nhà thương nhau”

- Trẻ biết chú ý lắng nghe, hưởng ứng khi nghe bài hát “Cho con”

- Trẻ biết cách chơi, luật chơi chơi trò chơi “Vũ điệu băng giá” .

2. Kỹ năng

- Trẻ hát đúng giai điệu, lời bài hát, thể hiện cảm xúc khi hát và nghe hát

- Rèn kỹ năng nghe hát, cảm thụ âm nhạc khi nghe hát.

3.Thái độ

- Trẻ tích cực, hứng thú, nhiệt tình tham gia các hoạt động trong giờ học

- Giáo dục trẻ biết yêu quý gia đình và những người thân của mình.

II. Chuẩn bị

- Phòng học thông thoáng, sạch sẽ.

- Giáo án

- Tranh gia đình

- Nhạc bài hát: + Cả nhà thương nhau

 + Cho con

 + Nhạc trò chơi âm nhạc

- Trang phục gọn gàng, sạch sẽ, dễ dàng vận động

 

docx3 trang | Chia sẻ: hungbach2 | Ngày: 11/07/2023 | Lượt xem: 486 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Mầm - Chủ đề: Gia đình. Đề tài: Âm nhạc Dạy hát Cả nhà thương nhau - Năm học 2022-2023 - Phạm Thị Phương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN HỘI THI “GIÁO VIÊN DẠY GIỎI” CẤP TRƯỜNG
 Năm học 2022 - 2023
Chủ đề: Gia đình
Lĩnh vực: Phát triển thẩm mỹ
Đề tài: Âm nhạc: Dạy hát “Cả nhà thương nhau”
 NDKH: + Nghe hát “Cho con”
 + TCÂN: Vũ điệu băng giá
Thời gian: 20 - 25 phút
 Đối tượng: Trẻ 3 - 4 tuổi
Người soạn và dạy: Phạm Thị Phương
Ngày dạy: / 10 /2022
I. Mục đích
1. Kiến thức 
- Trẻ nhớ tên bài hát, tên tác giả, hát đúng giai điệu và hiểu nội dung bài hát“Cả nhà thương nhau”
- Trẻ biết chú ý lắng nghe, hưởng ứng khi nghe bài hát “Cho con” 
- Trẻ biết cách chơi, luật chơi chơi trò chơi “Vũ điệu băng giá” .
2. Kỹ năng 
- Trẻ hát đúng giai điệu, lời bài hát, thể hiện cảm xúc khi hát và nghe hát
- Rèn kỹ năng nghe hát, cảm thụ âm nhạc khi nghe hát.
3.Thái độ
- Trẻ tích cực, hứng thú, nhiệt tình tham gia các hoạt động trong giờ học 
- Giáo dục trẻ biết yêu quý gia đình và những người thân của mình.
II. Chuẩn bị
- Phòng học thông thoáng, sạch sẽ.
- Giáo án
- Tranh gia đình	
- Nhạc bài hát: + Cả nhà thương nhau
 + Cho con
 + Nhạc trò chơi âm nhạc
- Trang phục gọn gàng, sạch sẽ, dễ dàng vận động
III. Tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Hoạt động 1: Gây hứng thú
- Chào mừng các con đến với chương trình“ Nốt nhạc vui”
Đến với chương trình hôm nay cô xin trân trọng giới thiệu các gia đình tham gia chương trình: 
+ Gia đình hoa vàng
+ Gia đình hoa xanh
 + Gia đình hoa đỏ
Xin một tràng pháo tay thật lớn dành cho 3  gia đình.
Cô giáo sẽ là người đồng hành trong suốt chương trình cùng 3 gia đình.
- Các gia đình sẽ trải qua 3 phần :
 + Thể hiện tài năng
+ Hưởng thụ âm nhạc
 + Trò chơi âm nhạc
- Cô cho trẻ quan sát tranh “Gia đình” 
- Cô cho trẻ trò chuyện và dẫn dắt vào bài 
* Hoạt động 2: Trọng tâm
* Chào mừng các bé đến với phần 1:“ Thể hiện tài năng”
- Ở phần chơi này các con sẽ được nghe và thể hiện bài hát “ Cả nhà thương nhau”
- Để hiểu nội dung bài hát thì sau đây cô mời các con lắng nghe bài hát “ Cả nhà thương nhau”.
* Cô hát lần 1: 
+ Cô hỏi trẻ tên bài hát, tên tác giả?
+ Giảng giải nội dung bài hát: Bài hát nói về tình cảm gia đình khi đi xa thì rất nhớ nhau, gặp nhau là cười.
* Cô hát lần 2: 
+ Cô hỏi trẻ tên bài hát, tên tác giả?
+ Bài hát nói về điều gì?
- Dạy trẻ hát: 
+ Cả lớp hát
+ Từng đội hát
+ Nhóm hát
+ Cá nhân trẻ hát.( Cô khuyến khích động viên trẻ và sửa sai cho trẻ)
- Cô hỏi tên bài hát?
- Cô giáo dục trẻ: Trong một gia đình các con phải biết yêu thương giúp đỡ lần nhau.
- Cô cho cả lớp hát hát 1 lần.
* Chào mừng các bé đến với phần 2: “Hưởng thụ âm nhạc”
* Nghe hát bài ‘‘Cho con”
+ Cô hát lần 1: 
- Cô hỏi trẻ tên bài hát, tên tác giả?
+ Giảng giải nội dung bài hát: Bố mẹ là người đã sinh ra các con, bố mẹ không quản ngày đêm vất vả chăm sóc các con từng bữa ăn, giấc ngủ để nuôi chúng ta khôn lớn trưởng thành. Vì vậy các con phải ngoan ngoãn vâng lời bố mẹ để bố mẹ vui.
+ Cô vừa hát cho các con nghe bài hát gì?
+ Cô hát lần 2: Cho trẻ hưởng ứng cùng cô
+ Cô vừa hát cho các con nghe bài hát gì?
* Chào mừng các bé đến với phần 3: “ Trò chơi âm nhạc”
- Cô sẽ cho 3 gia đình mình chơi 1 trò chơi mang tên “Vũ điệu băng giá”. 
+ Cách chơi: Cô mở có các giai điệu nhanh, chậm khác nhau. Nếu giai điệu nhạc nhanh thì các con sẽ nhún nhảy mạnh nếu nhạc chậm thì các con sẽ nhún nhẹ nhàng. Nếu nhạc dừng lại thì các con sẽ phải dừng lại. Khi nhạc nổi lên thì các con lại tiếp tục nhún nhảy. 
+ Luật chơi: Nếu nhạc dừng bạn nào vẫn nhún nhảy thì bạn đó sẽ phải nhảy lò cò hoặc hát tặng cả lớp 1 bài hát.
+ Cô tổ chức và bao quát trẻ chơi.
- Cô bao quát, khuyến khích trẻ chơi.
* Hoạt Động 3: Kết thúc:
- Kết thúc chương trình cô nhận xét và tuyên dương trẻ.
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ hào hứng
- Trẻ nghe
- Trẻ quan sát
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Cả lớp hát
- Đội hát
- Nhóm hát
- Cá nhân hát
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ hát
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời cô
- Trẻ trả lời
- Trẻ hưởng ứng cùng cô
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chơi
- Trẻ hưởng ứng cùng cô

File đính kèm:

  • docxgiao_an_mam_non_lop_mam_chu_de_gia_dinh_de_tai_am_nhac_day_h.docx
Giáo Án Liên Quan