Giáo án Mầm non Lớp Mầm - Chủ đề: Hiện tượng tự nhiên. Đề tài: Vẽ mây, mưa - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Kim Ngân

I. Mục đích, yêu cầu:

1. Kiến thức:

- Trẻ biết vẽ mây bằng những nét cong, và vẽ mưa bằng những nét xiên.

- Trẻ biết cầm bút bằng tay phải, bằng 3 đầu ngón tay.

2. Kỹ năng:

- Rèn cho trẻ khả năng ghi nhớ,, óc tưởng tượng, sự khéo léo của đôi bàn tay, tập trung chú ý.

3. Giáo dục:

- Trẻ biết giữu gìn sản phẩm của mình, của bạn.

II. Chuẩn bị

* Đồ dùng của cô

- Máy vi tính trình chiếu về trời mưa.

- Que chỉ, đàn, bảng, giá treo tranh

- Tranh về trời mưa to, trời mưa nhỏ

- Giấy trắng, sáp màu

* Đồ dùng của trẻ

- Giấy A4, sáp màu

III. Tổ chức hoạt động:

1. Gây hứng thú

- Cho trẻ chơi trò chơi “ Trời nắng trời mưa”.

- Các con vừa chơi trò chơi gì?

- Các con thấy mưa rơi tí tách là mưa gì?

- Mưa rơi lộp độp là mưa to hay nhỏ?

- Khi trời mưa các con phải làm gì?

* Giáo dục: Giáo dục trẻ biết bảo vệ cơ thể khi gặp trời mưa.

 

docx8 trang | Chia sẻ: hungbach2 | Ngày: 10/07/2023 | Lượt xem: 477 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Mầm - Chủ đề: Hiện tượng tự nhiên. Đề tài: Vẽ mây, mưa - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Kim Ngân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN: THANH TRA TOÀN DIỆN
Lĩnh vực: Phát triển thẩm mỹ
Chủ đề: Hiện tượng tự nhiên
Đề tài: Vẽ mây, mưa
Đối tượng: 3 - 4 tuổi (Lớp 3 tuổi A)
Thời gian: 20 – 25 phút
Ngày dạy: 29/04/2022
Người dạy: Nguyễn Thị Kim Ngân
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết vẽ mây bằng những nét cong, và vẽ mưa bằng những nét xiên.
- Trẻ biết cầm bút bằng tay phải, bằng 3 đầu ngón tay.
2. Kỹ năng:
- Rèn cho trẻ khả năng ghi nhớ,, óc tưởng tượng, sự khéo léo của đôi bàn tay, tập trung chú ý.
3. Giáo dục:
- Trẻ biết giữu gìn sản phẩm của mình, của bạn.
II. Chuẩn bị
* Đồ dùng của cô
- Máy vi tính trình chiếu về trời mưa.
- Que chỉ, đàn, bảng, giá treo tranh
- Tranh về trời mưa to, trời mưa nhỏ
- Giấy trắng, sáp màu
* Đồ dùng của trẻ
- Giấy A4, sáp màu
III. Tổ chức hoạt động:
1. Gây hứng thú
- Cho trẻ chơi trò chơi “ Trời nắng trời mưa”.
- Các con vừa chơi trò chơi gì?
- Các con thấy mưa rơi tí tách là mưa gì?
- Mưa rơi lộp độp là mưa to hay nhỏ?
- Khi trời mưa các con phải làm gì?
* Giáo dục: Giáo dục trẻ biết bảo vệ cơ thể khi gặp trời mưa.
2. Bài mới
* Quan sát tranh mẫu và đàm thoại
- Trốn cô, trốn cô!
- Cô đâu, cô đâu?
- Cô có bức tranh vẽ gì đây? (mây, mưa)
- Bạn nào giỏi kể cho cô và các bạn biết trời mưa có những đặc điểm gì?
- Đám mây có màu gì? 
- Đám mây được vẽ bằng những nét gì?
- Ngoài ra còn có gì nữa?
- Mưa được vẽ bằng nét gì?
- Chúng mình có muốn vẽ mây và mưa giống cô không? Để vẽ được mây mưa giống như cô thì bây giờ cả lớp mình cùng chú ý xem cô vẽ nhé.
* Cô vẽ mẫu.
- Lần 1: Cô vẽ mẫu không giải thích.
- Lần 2: Cô vẽ và giải thích: Đầu tiên cô cầm bút bằng tay phải và cầm bút bằng ba đầu ngón tay. Cô vẽ những nét cong nối với nhau tạo thành đám mây ở góc trên tờ giấy, ở phía dưới cô vẽ những nét xiên để tạo thành mưa. Thế là cô đã vẽ được mây và mưa rồi đấy. Vẽ xong các con lấy màu đen tô cho đám mây nhé.
- Ngoài ra các con có thể vẽ thêm cây cối, hoa cỏ với nhiều màu khác nhau như màu xanh, đỏtùy theo sở thích của các con, các con có muốn vẽ những bức tranh trời mưa thật đẹp không ? Con vẽ như thế nào nhỉ ?
- Bây giờ chúng mình cùng nhau vẽ mây và mưa với để trưng bày ở lớp nhé.
* Trẻ thực hiện.
- Cho trẻ vẽ trên không: Bây giờ chúng mình cùng vẽ những nét cong nối với nhau tạo thành đám mây, ở phía dưới cô vẽ những nét xiên để tạo thành mưa
- Cô cho trẻ làm bài trên nền nhạc không lời và gợi ý cho từng trẻ cách vẽ, tô màu, các nét tô và phối hợp màu sắc bức tranh sao cho đẹp. 
- Cô khuyến khích và động viên trẻ sáng tạo và nhắc trẻ tô màu gọn, đẹp, nhanh tay hoàn thiện bài.
* Trưng bày sản phẩm:
- Cô cho trẻ mang tranh lên treo và cho trẻ đứng xung quanh sản phẩm .
- Con thích bài vẽ nào nhất? Vì sao?
- Bạn vẽ mây, mưa như thế nào ?
- Bức tranh tô màu có chườm ra ngoài không?
- Cô nhận xét chung, động viên khen ngợi trẻ lần sau cố gắng hơn.
3. Kết thúc:
- Cho trẻ hát bài “Cho tôi đi làm mưa với” và thu dọn đồ cùng cô.
GIÁO ÁN: CHƠI NGOÀI TRỜI
Hoạt động có chủ đích: Sắc màu kì diệu
Trò chơi vận động : Kéo co
Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoài trời 
Đối tượng: 3-4 tuổi
Thời gian: 40- 45 phút
Người thực hiện: Nguyễn Thị Kim Ngân
I. Mục đích yêu cầu.
1. Kiến thức:
- Trẻ biết từ những màu cơ bản xanh, đỏ, vàng pha lẫn với nhau có thể tạo ra rất nhiều màu sắc
- Biết cách chơi, luật chơi của trò chơi: Kéo co
2. Kỹ năng:
- Giúp trẻ khả năng ghi nhớ có chủ định 
- Rèn cho trẻ sự vận động nhanh nhẹn khi chơi trò chơi 
3. Thái độ:
- Giáo dục trẻ yêu thiên nhiên
- Trẻ biết chia sẻ hợp tác khi chơi trò chơi .
II. Chuẩn bị:
- Sân bằng phẳng, sạch sẽ.
- Cốc nước, màu nước, khăn lau tay
- Dây, vạch cho trẻ chơi trò chơi
III. Tổ chức hoạt động
1. Hoạt động có chủ đích: Sắc màu kì diệu
- Xúm xít, xúm xít!
- Hôm nay cô đã chuẩn bị rất nhiều những hộp màu kì diệu. Chúng mình có muốn làm thí nghiệm từ những hộp màu này không nhỉ? 
- Cô có hộp màu gì đây? ( đỏ, xanh, vàng, trắng )
- Còn cốc nước này của cô có màu gì? ( Không có màu)
- Vậy để cốc nước không màu này có màu đỏ cô làm thế nào?( Pha màu đỏ vào nước)
- Giờ thì cốc nước của cô có màu gì? 
- Tiếp theo cô định cho 1 ít màu trắng vào cốc nước này đấy, không biết điều gì sẽ xảy ra nhỉ? Các con đoán xem nào
- Sau khi pha màu trắng vào thì cốc nước chuyển sang màu gì? ( hồng)
- Chúng mình thấy màu nước có đẹp không? 
- Trên bàn cô đã chuẩn bị màu, cốc nước, thìađể chúng mình pha thành những sắc màu tuyệt đẹp đấy.
- Bây giờ cô sẽ chia lớp mình thành 3 nhóm, Cô mời các con về bàn của mình và làm thí nghiệm nhé
- Cô cho trẻ thực hiện, cô bao quát, hướng dẫn trẻ, động viên khuyến khích trẻ 
- Kết thúc: Cô nhận xét từng nhóm.
- Từ những hộp màu xanh đỏ vàng trắng, cô đã thấy các con đã pha thành rất nhiều màu khác nhau và đẹp rồi đấy. Lần sau cô sẽ cho chúng mình làm thí nghiệm khác thú vị hơn nhé.
2. Trò chơi vận động: Kéo co
- Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi.
+ Cách chơi: Cô chia các con thành 2 đội bằng nhau. Hai đội đứng đối diện nhau trước vạch vàng và cùng cầm lấy dây. Khi có hiệu lệnh “Kéo” cả 2 đội nắm chắc dây và cùng ra sức kéo về đội mình, đội nào kéo được người đứng đầu của đội kia sang bên sân đội mình là đội chiến thắng.
+ Luật chơi: Bên nào giẫm vào vạch chuẩn trước là thua cuộc
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 2 - 3 lần, sau mỗi lần chơi cô cho trẻ nhận xét và cô
nhận xét chung.
- Trong khi chơi cô bao quát khuyến khích trẻ.
3. Chơi tự do:
- Hôm nay các con chơi trò chơi rất giỏi, các con có muốn chơi nữa không?
- Các con ơi hôm nay cô giáo đã chuẩn bị thêm rất nhiều đồ chơi ngoài trời như bóng, vòng, xích đu, cầu trượt.... chúng mình có muốn chơi không nào?
- Khi chơi các con phải như thế nào chúng mình cùng đi chơi với đồ chơi nào?
- Cô nhận xét
- Kết thúc cô cho trẻ đi rửa tay vào lớp. 
GIÁO ÁN: KHẢO SÁT CUỐI NĂM
Lĩnh vực: Phát triển ngôn ngữ
Chủ đề: Quê hương – Đất nước – Bác Hồ
Đề tài: Thơ “Về quê”
Đối tượng: 3 - 4 tuổi (Lớp 3 tuổi A)
Thời gian: 20 – 25 phút
Ngày dạy: 10/05/2022
Người dạy: Nguyễn Thị Kim Ngân
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức :
- Trẻ thuộc thơ, hiểu nội dung bài thơ nói về một bạn nhỏ nghỉ hè về quê thăm ông bà, bạn được đi lên rẫy, được thả diều, câu cá, tắm sông bạn ấy rất là thích. Và bạn rất là yêu quý quê hương của mình.
2. Kỹ năng :
- Rèn kỹ năng đọc thơ diễn cảm
- Diễn đạt rõ ràng mạch lạc, phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
3. Giáo dục :
- Giáo dục trẻ biết yêu quí quê hương, biết giúp đỡ mọi người.
II. Chuẩn bị:
- Hình ảnh minh họa nội dung bài thơ.
- Bài hát trong chủ đề.
- Máy tính.
III. Tổ chức hoạt động:
1. Gây hứng thú, giới thiệu bài: 
- Trẻ hát " Quê hương tươi đẹp"
- Bạn nào giỏi cho cô biết chúng mình vừa hát bài hát gì?
- Có bao giờ các con về quê chơi chưa?
- Khi được về quê chơi con cảm thấy như thế nào?
- Quê hương là chùm khế ngọt cho con chèo hái mỗi ngày, quê hương là đường đi học con về rợp bóng vàng bay.
=> Tác giả Nguyễn Lãm Thắng đã sáng tác một bài thơ rất hay nói về các bạn nhỏ với mong ước nghỉ hè được về quê chơi, đó là bài thơ “ Về quê ” đấy chúng mình cùng nghe cô đọc nhé.
2. Bài mới
* Cô đọc mẫu
- Lần 1: Thể hiện được âm điệu, ngữ điệu của bài thơ, kết hợp các động tác minh hoạ
- Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì ?
-> Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ “Về quê” của tác giả Nguyễn Lãm Thắng. Bài thơ nói về một bạn nhỏ nghỉ hè về quê thăm ông bà, bạn được đi lên rẫy, được thả diều, câu cá, tắm sông bạn ấy rất là thích. Và bạn rất là yêu quý quê hương của mình đấy.
- Để bài thơ hay hơn cô sẽ đọc kết hợp với hình ảnh minh hoạ
- Lần 2: Kết hợp đồ dùng trực quan (hình ảnh minh họa)
* Đàm thoại, giảng giải, trích dẫn, giúp trẻ hiểu nội dung tác phẩm
- Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì?
- Bài thơ nói nghỉ hè bé được đi đâu? 
- Về quê bé được đi những đâu?
Trích : “Nghỉ hè bé lại thăm quê
Được đi lên rẫy, được về tắm sông”
- Em bé về quê thăm ai?
- Em bé được làm gì khi về quê?
- Ông đã kể chuyện gì cho bé nghe?
Trích: “Thăm bà, rồi lại thăm ông
Thả diều, câu cá... sướng không chi bằng
 Đêm về ngồi ngắm ông trăng
Nghe ông kể chuyện chị Hằng ngày xưa
- Bà đã rang gì cho bé ăn?
- Mọi người cùng nhau làm gì?
Trích: “Bà rang đậu lạc thơm chưa
Mời ông bà, bé say sưa chuyện trò.”
- Các con có yêu quê hương không? Yêu quê hương chúng mình phải làm gì?
-> Giáo dục trẻ biết yêu quí quê hương, biết giúp đỡ mọi người xung quanh
* Dạy trẻ đọc thơ : 
- Cả lớp đọc thơ cùng cô 2 -3 lần
- Tổ đọc: 3 tổ
- Nhóm: 2-3 nhóm
- Cá nhân: 1-2 trẻ
- Cô chú ý sửa sai và dạy trẻ cách đọc thơ diễn cảm.
- Hỏi trẻ: tên bài thơ vừa học
- Cả lớp đọc lại cùng cô 1 lần
* Trò chơi : Đội nào nhanh nhất
- Cô giới thiệu cách chơi, luật chơi
+ Cách chơi: Cô chia lớp thành 2 đội. Nhiệm vụ của mỗi thành viên là lên lấy 1 bức tranh gắn lên bảng đúng theo thứ tự của bài thơ. Bạn đầu tiên gắn xong tranh quany về cuối hàng thì bạn tiếp theo mới được lên. Các thành viên cứ thế tiếp tục lên tìm và gắn tranh cho đến khi gắn hết tranh lên bảng.
+ Luật chơi: Trong thời gian 1 bản nhạc đội nào gắn tranh đúng thứ tự và nhanh nhất sẽ giành chiến thắng.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi
- Động viên, khích lên trẻ
- Kiểm tra kết quả và nhận xét
3. Kết thúc:
- Cô nhận xét và chuyển hoạt động.
GIÁO ÁN: CHƠI NGOÀI TRỜI
Hoạt động có chủ đích: Dán diều giấy 
Trò chơi vận động : Thả đỉa ba ba 
Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoài trời 
Đối tượng: 3-4 tuổi
Thời gian: 40- 45 phút
Người thực hiện: Nguyễn Thị Kim Ngân
I. Mục đích yêu cầu.
1. Kiến thức:
- Trẻ biết dán các dải giấy màu vào tờ giấy để thành chiếc diều
- Biết cách chơi, luật chơi của trò chơi: Thả đỉa ba ba
2. Kỹ năng:
- Giúp trẻ khả năng ghi nhớ có chủ định 
- Rèn cho trẻ sự vận động nhanh nhẹn khi chơi trò chơi 
3. Thái độ:
- Giáo dục trẻ yêu quê hương đất nước 
- Trẻ biết chia sẻ hợp tác khi chơi trò chơi .
II. Chuẩn bị:
- Sân bằng phẳng, sạch sẽ.
- Giấy màu, hồ dán, khăn lau tay
- 2 vạch làm bờ cho trẻ chơi trò chơi
III. Tổ chức hoạt động
1. Hoạt động có chủ đích: Dán diều giấy
- Xúm xít, xúm xít!
- Vừa rồi các con đã học bài thơ gì?
- Trong bài thơ về quê em bé được làm gì nhỉ?
- Các con đã được làm diều giấy bao giờ chưa?
- Trốn cô, trốn cô!
- Cô đưa diều giấy và hỏi:
+ Đây là cái gì? 
+ Cái diều có những phần gì? (Thân diều, Đuôi diều)
+ Để dán được chiếc diều giấy các con cùng quan sát lên cô nhé!
- Cô lấy mảnh giấy hình thoi làm thân diều. Sau đó cô lấy những dải giấy màu dán vào các góc của thân diều để làm những cái đuôi diều. Vậy là cô đã dán được chiếc diều giấy rồi.
- Các con có thích dán diều giấy cùng cô không?
- Cô cho trẻ về bàn thực hiện (Cô bao quát giúp đỡ trẻ khi cần)
- Cô nhận xét và động viên trẻ
* Giáo dục trẻ: Biết giữ gìn đồ chơi
2. Trò chơi vận động: Thả đỉa ba ba
- Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi.
+ Cách chơi: Cho trẻ đứng thành vòng tròn cùng đọc bài đồng dao "thả đỉa ba ba":
Thả đỉa ba ba
Chớ bắt đàn bà
Phải tội đàn ông
Cơm trắng như bông
Gạo tiền như nước
Đổ mắm đổ muối
Đổ chuối hạt tiêu
Đổ niêu nước chè
Đổ phải nhà nào
Nhà đó phải chịu
 Cứ mỗi từ lại vỗ nhẹ vào vai một bạn. Từ “chịu” rơi vào ai thì bạn đó phải làm đỉa. “Đỉa” đứng vào giữa sông, người chơi tìm cách lội qua sông. Đỉa phải chạy đuổi bắt người qua sông. Nếu đỉa chạm vào bạn nào chưa lên bờ thì bạn đó phải làm đĩa thay, trò chơi lại tiếp tục 
+ Luật chơi: Đỉa chỉ được ở dưới sông và bắt người ở dưới sông mà không được lên bờ để bắt người
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 2 - 3 lần, sau mỗi lần chơi cô cho trẻ nhận xét và cô
nhận xét chung.
- Trong khi chơi cô bao quát khuyến khích trẻ.
3. Chơi tự do:
- Hôm nay các con chơi trò chơi rất giỏi, các con có muốn chơi nữa không?
- Các con ơi hôm nay cô giáo đã chuẩn bị thêm rất nhiều đồ chơi ngoài trời như bóng, vòng, xích đu, cầu trượt.... chúng mình có muốn chơi không nào?
- Khi chơi các con phải như thế nào chúng mình cùng đi chơi với đồ chơi nào?
- Cô nhận xét
- Kết thúc cô cho trẻ đi rửa tay vào lớp. 

File đính kèm:

  • docxgiao_an_mam_non_lop_mam_chu_de_hien_tuong_tu_nhien_de_tai_ve.docx
Giáo Án Liên Quan