Giáo án Mầm non Lớp Mầm - Chủ đề: Mùa xuân tưới đẹp - Năm học 2022-2023
I. Mục đích - yêu cầu
- Trẻ biết múa các động tác theo nhạc
- Trẻ múa đúng các động tác theo nhạc cùng cô
- Trẻ có thái độ yêu thích mùa xuân.
II. Chuẩn bị
- Tranh vườn hoa mùa xuân, bướm, các bạn.
- Đĩa nhạc bài hát "Mùa xuân ơi, mùa xuân đến rồi"
- Hoa, nơ.
III. Tiến hành hoạt động
* Hoạt động 1 : Dạy vận động
- Chơi trò chơi: Bốn mùa
- Trò chơi nói về những mùa gì trong năm ? (trẻ kể).
- Mỗi mùa có 1 thời tiết khác nhau.
- Các con thích mùa nào nhất ?(Trẻ trả lời)
- Cô cũng thích nhất là mùa xuân, vì mùa xuân đến trăm hoa đua nở rất đẹp, mọi vật và con người đều vui.
- Cô sẽ cho các con xem một số hình ảnh về mùa xuân mà cô đã sưu tầm được.
- Các con vừa xem những hình ảnh gì về mùa xuân.
- Mùa xuân đến cảnh vật rất mát mẻ mọi người nghĩ ngơi các con vui hát, có một bài hát nói về mùa xuân rất hay hôm nay cô tập cho các con hát và múa đó là bài “Mùa xuân đến rồi” Nhạc và lời “Phạm Thị Sửu”
- Cô và trẻ hát vài lần bài hát
- Cô mời tổ nhóm hát cô chú ý sửa sai.
- Cô múa lần 1 cho trẻ xem.
- Cô tiếp tục múa lần hai.
- Cô cho cả lớp múa vài lần. (Cô chú ý sửa sai cho trẻ).
- Mời tổ nhóm cá nhân múa, cô sửa sai.
* Hoạt động 2: Trò chơi âm nhạc: "Ai đoán giỏi"
- Cô chia lớp hai nhóm.
- Cô nhắc lại luật chơi và cách chơi.
+ Cách chơi: Cô mời một bạn lên đội mủ chóp kín, và cô chỉ định một bạn đứng lên hát, bạn hát xong ngồi xuống, bạn ở trên lấy mủ chóp kín ra và đoán đúng tên bạn hát là ai, trò chơi tiếp
CHỦ ĐỀ: MÙA XUÂN TƯỚI ĐẸP Thời gian thực hiện: 2 Tuần (Từ ngày 16 tháng 01 năm 2023 đến ngày 03 tháng 02 năm 2023) Lĩnh vực Mục tiêu Nội dung Hoạt động học và các hoạt động khác trong ngày I. Phát triển thể chất a) Phát triển vận động 2.Trẻ giữ được thăng bằng trong vận động đi, bước. - Đi trong đường ngoằn ngoèo, đi theo hiệu lệnh - Đi trong đường hẹp có mang vật trên tay - Bước co 1 chân, bước lên xuống bục - Đi bước vào vòng. - Đi trong đường ngoằn ngoèo 4. Trẻ biết phối hợp vận động tay – mắt khi tung - bắt bóng với cô ở khoảng cách 70cm, phối hợp tay chân mắt nhịp nhàng. - Tung bóng bằng hai tay khoảng cách 70 cm - Tung bóng qua dây - Tung bóng về phía trước. + CNT: Tham quan khu thể chất. + Chơi HĐG: Xây dựng, lắp ghép hàng bán hoa tết + TC: chuyền bóng, tung bóng. 6. Trẻ thể hiện được sức mạnh của cơ bắp trong vận động ném. - Ném xa bằng 1 tay - Ném vào đích - Ném vào đích + TCVĐ: Đuổi bắt, đuổi bóng, ai đi nhẹ hơn, đội nào giỏi, tìm bóng, nắng và mưa, đôi bạn. + TCDG: chi chi chành chành, Tập tầm vông, nu na nu nống, lộn cầu vòng b) Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe 15. Trẻ biết được trang phục theo thời tiết. - Nhận biết trang phục theo thời tiết - Trò chuyện với trẻ về cách mặc trang phục theo mùa + HĐG: Mẹ đưa con đi chợ mua sắm quần áo tết. - Xây gian hàng chợ tết. II. phát triển nhận thức a) Khám phá khoa học 25. Trẻ biết sờ, nắn, nghe, nhì, gõ để nói lên được tên, đặc điểm nổi bật, công dụng, cách sử dụng đồ dùng, đồ chơi quen thuộc. - Nhận biết, gọi tên, đặc điểm, công dụng, cách sử dụng đồ dùng, đồ chơi quen thuộc. - Sờ, nắng, lắc, gõ đồ dùng, đồ chơi và nói lên đặc điểm - Nghe âm thanh, tìm và nói lên âm thanh phát ra - Tìm đồ chơi vừa được cất dấu Nhận biết tập nói mứt dừa – mứt bí – mứt gừng - Trò chuyện về cách sử dụng đồ dùng đồ chơi quen thuộc - Chơi tự do ở các góc - Trò chuyện với trẻ về các công việc chuẩn bị cho ngày tết ngày tết - Trò chuyện với trẻ về các loại bánh kẹo trong ngày tết 26. Trẻ nhận biết tên, đặc điểm nổi bật, ích lợi của các loại hoa, rau, củ quả quen thuộc. - Nhận biết tên, đặc điểm nổi bật, ích lợi của các loại hoa, rau, củ quả quen thuộc. Nhận biết tập nói hoa mai – hoa đào + CNT: Quan sát hàng tạp hóa + Chơi HĐTYT: Nặn bánh kẹo 32. Trẻ biết được một số nguồn ánh sáng trong sinh hoạt hàng ngày. - Một số nguồn ánh sáng trong sinh hoạt hằng ngày: mặt trời, điện, đèn, nến... - Xem video trò chuyện vối trẻ về một sô nguồn ánh sáng trong sinh hoạt - Phân biệt đèn, nến, mật trăng và mặt trời b) Làm quen với toán 36. Trẻ nhận biết, phân biệt so sánh hai đối tượng về kích thước: to hơn/ nhỏ hơn; dài hơn/ ngắn hơn; cao hơn/ thấp hơn; bằng nhau. - Nhận biết, phân biệt. So sánh 2 đối tượng về kích thước: to hơn/ nhỏ hơn; dài hơn/ ngắn hơn; cao hơn/ thấp hơn; bằng nhau - Nhặt sỏi tập đếm số lượng từ 1 – 3 - Chơi chiếc túi kỳ diệu - HĐG: Làm quen VLQVT nhận biết phân biệt to - nhỏ - Nhận biết phân biệt cao thấp 39. Trẻ biết được số lượng một – nhiều - Số lượng một – nhiều và nhận biết 1 – nhiều - Tô màu số lượng theo yêu cầu - Nhận biết số lượng 1 và nhiều + Chơi HĐTYT: Thực hiện vở LQVT 40. Trẻ biết xếp tương ứng 1-1, ghép đôi. xếp đơn giản - Xếp tương ứng 1 – 1, ghép đôi, xếp xen kẻ - Nhặt lá, hoa xếp xen kẻ, ghép đôi theo ý thích c) Khám phá xã hội 42. Trẻ nói được tên lớp mẫu giáo, tên và công việc của cô giáo khi được hỏi, trò chuyện. - Tên lớp mẫu giáo, tên và công việc của cô giáo + CNT: Cô và trẻ cùng trang trí hoa mai, hoa đào đón tết nguyên đán. + HĐG: Gói bánh kẹo ngày tết 43. Trẻ nói được tên, tuổi, giới tính của bản thân - Tên, tuổi, giới tính của bản thân trẻ - Trẻ nhận biết đặc điểm, sự khác biệt giữa nam và nữ - Trò chuyện với trẻ về tên tuổi, giới tính của bản thân - trò chuyện vơi trẻ về đặc điểm, sự khác biệt giữa nam và nữ 3. phát triển ngôn ngữ 47. Trẻ thích nghe các bài thơ, câu chuyện, ca dao, đồng dao, hò vè - Trẻ biết lắng nghe cô đọc các bài thơ, câu chuyện, ca dao, đồng dao, hò vè Truyện “ sự tích cây nêu ngày tế” Thơ: “Tết đang vào nhà” - Đọc đồng dao dung dăng dung dẻ. - Chơi xếp tranh theo nội dung thơ, chuyện. + HĐG: Xem tranh ảnh ở góc sách 51. Trẻ biết sử dụng các từ chỉ đồ vật, con vật, đặc điểm, hành động quen thuộc trong giao tiếp. - Trẻ sử dụng các từ chỉ đồ vật, con vật, đặc điểm, hành động quen thuộc trong giao tiếp. + CNT: Tham quan cây cảnh, vườn rau. + TC: Chọn rau quả, chơi tự do. 4. phát triển thẩm mĩ a) Âm nhạc 56. Trẻ biết hát và vận động đơn giản một số bài hát, bản nhạc quen thuộc - Hát và vận động đơn giản một số bài hát, bản nhạc quen thuộc - Hát: Sắp đến tết rồi - Hát bài “Mùa xuân đến rồi, sắp đến tết rồi”. + Nghe hát: Bánh chưng xanh, ngày tết quê em.. 59.Trẻ biết hát kết hợp với vận động theo nhịp bài hát, bản nhạc. - Vận động đơn giản theo nhịp điệu của các bài hát, bản nhạc (vỗ tay theo phách, nhịp, vận động minh họa) - Biểu diễn văn nghệ - Hát phối hợp dụng cụ âm nhạc như: thanh gõ, lắc xắc xô - Trẻ hát, múa, những bài hát về tết mùa xuân, sử dụng các nhạc cụ để thể hiện bài hát b) Tạo hình 62. Trẻ biết vẽ các nét thẳng, xiên, ngang, tạo thành bức tranh đơn giản. - Sử dụng một số kỹ năng vẽ để tạo ra sản phẩm đơn giản Dán lá cho hoa - Dán lá cho cây hoa - Làm thiệp chúc tết. - Tô màu hoa mai, hoa đào - Biết sáng tạo phối hợp nguyên vật liệu để tạo sản phẩm cho mình. + Chơi HĐTYT: Thực hiện vở tạo hình, xếp mâm quả ngày tết. 5. phát triển tình cảm – xã hội 67. Trẻ tập sử dụng đồ dùng, đồ chơi khi mình cần. - Tập sử dụng đồ dùng đồ chơi khi mình cần - Trò chuyện, hướng dẫn trẻ cách sử dụng đồ dùng đồ chơi khi mình cần. 69. Trẻ biết quan tâm đến vật nuôi, cây trồng - Quan tâm đến vật nuôi trong gia đình như: cho gà ăn, cho cá ăn... - Trò chuyện với trẻ về các vật nuôi trong gia đình. - Trò chuyện với trẻ về cách chăm sách các con vật gần gủi trong gia đình CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG HỌC LIỆU CHO CHỦ ĐIỂM (Mùa xuân tươi đẹp) I. TRANH ẢNH ĐỒ DÙNG - Giáo án điện tử: + LQVH “ Tết đang vào nhà” + NBTN “ Hoa mai hoa đào”. - Tranh ảnh về chủ điểm tết mùa xuân và tranh ảnh về gia đình. - Tranh vẽ một số loại hoa mai, đào, cúc, vạn thọ, hoa giấy - Tranh vẽ một loại quả trong ngày tết. - Tranh cắt dán các loại bánh mứt ngày tết. - Tranh photo các loại hoa quả, bánh mứt... - Truyện tranh, sách, ảnh về mùa xuân. - Hình ảnh clips các lễ hội của ngày tết. - Đĩa nhạc các bài hát về chủ điểm mùa xuân tươi đẹp. - Giấy thủ công, giấy A4. - Đất nặn, kéo, hồ dán, bút màu, bút chì. - Các loại sách, báo, tạp chí cũ. - Các loại vật liệu có sẵn: giấy các loại, vải vụn, len vụn các màu,... - Đồ chơi xây dựng. - Đồ chơi gia đình. - Các loại bánh kẹo, mứt tết làm bằng xốp. - Hoa các loại. - Một số nguyên vật liệu để trẻ làm đồ dùng. - Đồ dùng hoa quả nhựa, bánh kẹo bằng xốp màu, nước uống các loại, cành mai, cành đào II. NGUYÊN VẬT LIỆU - Trao đổi với phụ huynh, về lịch cũ, bìa và các nguyên vật liệu cũ để sử dụng các hoạt động. - Một số cây hoa, cây xanh các loại... - Hột hạt đủ loại hạt khác nhau. - Hột hạt cát nước cây cảnh. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TUẦN 1: BÉ VUI ĐÓN TẾT Thực hiện từ ngày: 16/01/2023 đến 20/01/2023 Lớp: Nhà trẻ 25 – 36 tháng. GV: Nguyễn Thị Phương Trâm Thứ Hoạt động Thứ hai Thứ ba Thứ tư Thứ năm Thứ sáu Đón trẻ Thể dục sáng - Trò chuyện về cách sử dụng đồ dùng đồ chơi quen thuộc - Xem video trò chuyện vối trẻ về một sô nguồn ánh sáng trong sinh hoạt - Trò chuyện với trẻ về các vật nuôi trong gia đình. - Trò chuyện với trẻ về các công việc chuẩn bị cho ngày tết ngày tết. - Trò chuyện với trẻ về các loại bánh kẹo trong ngày tết. * Khởi động: Trẻ đi theo vòng tròn và kết hợp các kiểu đi, chạy khác nhau theo hiệu lệnh của cô (đi thường, đi kiễng gót..) sau đó chuyển hàng ngang * Trọng động: BTPTC - Hô hấp: Thổi bóng - Động tác tay : Giơ tay lên cao đưa ra trước - Động tác bụng : cuối người về phía trước - Động tác chân : ngồi xổm, đứng lên - Động tác bật : Bật chụm, tách chân - Mỗi động tác tập 2l x2n * Hồi tĩnh: Trẻ đi, hít thở nhẹ nhàng Hoạt động học Ném vào đích Nhận biết tập nói hoa mai – hoa đào Nhận biết số lượng 1 và nhiều Thơ: “Tết đang vào nhà” Hát: Sắp đến tết rồi Chơi hoạt động ở các góc * Góc xây dựng: Xây dựng, lắp ghép hàng bán hoa tết, chơi ghép hình. * Góc phân vai: Mẹ đưa con đi chợ mua sắm quần áo tết.bán hàng. * Góc âm nhạc: Trẻ hát, múa, những bài hát về tết mùa xuân, sử dụng các nhạc cụ để thể hiện bài hát. (sắp đếm tết rồi, mùa xuân đến rồi.) * Góc tạo hình: di màu theo ý thích, tô màu câu mai, caaqu đào, nặng bánh kẹo ngày tết * Góc học tập : Làm quen VLQVT nhận biết phân biệt to nhỏ * Sách: Xem tranh, lật sách, kể chuyện qua tranh * Khám phá: làn thí nghiệm hạt tiêu chạy trốn Chơi hoạt động ngoài trời * Tham quan khu thể chất. * Chơi: - Đuổi bắt *Chơi tự do * Chơi: - Đuổi bóng - chi chi chành chành *Chơi tự do * Chơi: - Ai đi nhẹ hơn - Tập tầm vông *Chơi tự do * Cô và trẻ cùng trang trí hoa mai, hoa đào đón tết nguyên đán. * Chơi: - Đội nào giỏi - Nu na nu nống *Chơi tự do * Chơi: - Đuổi bóng - Lộn cầu vòng *Chơi tự do Ăn, ngủ - Tập trẻ có thói quen vệ sinh trong ăn, uống và đi vệ sinh. - Tập trẻ mời cô và cac bạn trước khi ăn cơm - Tập một số động tác TD sau khi ngủ dậy Chơi hoạt động theo ý thích - Đọc đồng dao dung dăng dung dẻ. - Nặn bánh kẹo - Nhặt sỏi tập đếm số lượng từ 1 – 3 - Phân biệt đèn, nến, mật trăng và mặt trời - Nghe hát: bánh chung chưng xanh - Nêu gương cuối tuần Trả trẻ - Chơi tự do theo ý thích - Vệ sinh trả trẻ Thứ hai, ngày 16 tháng 01 năm 2023 TD: NÉM VÀO ĐÍCH I. Mục đích yêu cầu - Trẻ biết cầm túi cát bằng 1 tay ném mạnh vào đích. - Trẻ thực hiện được vận động ném vào đích. - Trẻ không xô đẩy bạn khi thực hiện vận động. II. Chuẩn bị - 2 rổ đựng túi cát, đích, túi cát đủ cho số trẻ, vạch xuất phát - Đội hình 2 hàng ngang đối diện. X X X X X X X X X X X 1m X X X X X X X X X X X III. Tiến hành hoạt động 1. Khởi động: Cô và trẻ cùng đi chạy các kiểu đi theo hiệu lệnh. 2.Trọng động: Tập BTPTC - ĐT Tay: 2 tay đưa ra trước, đưa sang ngang (3l x 2n) - ĐT bụng: Hai tay đưa lên cao cúi người chạm xuống đất (2l x 2n) - ĐT Chân: Ngồi xổm xuống đất đứng lên (2l x 2n) - ĐT bật: Bật chụm tách chân (2lx2n) * VĐCB: Ném vào đích - Cô giới thiệu tên vận động “ Ném bóng vào đích” - Cô làm mẫu: lần 1: làm mẫu toàn phần - Lần 2: làm mẫu + giải thích: cô đứng chân trước chân sau trước vạch xuất phát, cầm túi cát bằng 1 tay, tay cầm túi cát cùng bên với chân sau, mắt nhìn thẳng về đích, tay cầm túi cát giơ cao và ném mạnh vào đích, kết thúc về cuối hàng. - Cô mời 1- 2 trẻ lên thực hiện. Cả lớp nhận xét, cô khái quát lại: ném vào đích, tay cầm túi cát cùng phía với chân sau, mắt nhìn thẳng vào đích và ném mạnh túi cát vào đích. - Cho lần lượt các trẻ thực hiện - Cho trẻ thực hiện theo cá nhân, nhóm (2-3) lần - Trong quá trình trẻ thực hiện cô quan sát nhắc nhở trẻ cầm túi cát giơ cao lên và ném mạnh túi cát vào đích, giáo dục trẻ không chen lấn, tranh giành nhau. * TCVĐ: Chạy đổi hướng - Cô chạy trước trẻ chạy sau theo cô, khi đổi hướng chạy cô vừa thực hiện vừa ra lệnh cho trẻ chạy theo cô - Cho trẻ thực hiện đổi hướng 2-3 lần 3. Hồi tĩnh: - Cho trẻ đi hít thở nhẹ nhàng xung quanh lớp. - Nhận xét, tuyên dương trẻ. ĐÁNH GIÁ HÀNG NGÀY ........................................................................................................ Thứ ba, ngày 17 tháng 01 năm 2023 NBTN: HOA MAI – HOA ĐÀO I. Mục đích - yêu cầu - Trẻ biết gọi tên hoa mai – hoa đào. - Trẻ gọi được tên màu sắc của hoa mai – hoa đào - Trẻ ý thức yêu hoa, chăm sóc hoa không ngắt hoa, bẻ cành. II. Chuẩn bị - Tranh lô tô - Hoa mai- đào bằng vải, slide hoa mai – đào, cúc, hồng III. Tiến hành hoạt động * Hoạt động 1: Nhận biết tập nói “Hoa mai – hoa đào” - Cô trò chuyện với trẻ về mùa xuân có nhiều bông hoa đua nở. - Cô dẫn dắt cho trẻ xem slide về hoa mai, hoa đào. Đàm thoại * Hoa mai - Quan sát hoa mai, hỏi trẻ: đây là hoa gì? Cô giới thiệu cho trẻ biết, cho trẻ gọi tên, hoa mai có màu gì? + Hoa mai có nhiều cánh hay ít cánh? - Cánh hoa mai như thế nào? - Hoa mai nở vào mùa nào? (màu vàng, nở vào mùa xuân, miền nam có hoa mai) * Hoa đào - Cô cho trẻ quan sát hoa đào, hỏi trẻ: đây là hoa gì? Cô giới thiệu cho trẻ biết, cho trẻ gọi tên. - Hoa đào có màu gì? Nở vào mùa nào? (hoa đào có màu hồng, nở vào mùa xuân, miền bắc có hoa đào) - Mỗi chi tiết cho trẻ nói tập thể cùng cô, sau đó mời cá nhân trẻ. Cô chú ý sửa sai, luyện phát âm cho trẻ. - Cô khái quát câu trả lời của trẻ, cô củng cố lại: hoa mai và hoa đào nở vào mùa xuân, là 2 loại hoa đặc trưng cho 2 miền Bắc – Nam; giáo dục trẻ hoa mai hoa đào nở là đón Tết về không được hái hoa, bẻ cành, phải giữ gìn hoa cho đẹp vào ngày Tết. - Ngoài ra ngoài vườn có nhiều loại hoa khác, cho trẻ xem slide hoa cúc, hồng * Hoạt động 2: Trò chơi “Ai chọn nhanh” - Cho trẻ quan sát, gọi tên loại hoa có trong tranh lô tô, chọn theo yêu cầu của cô - Trẻ chơi tìm hoa. Khi cô nói tìm hoa nào thì trẻ về đúng ngay chậu hoa đó - Trẻ chơi 2 – 3 lần - Kết thúc hoạt động, cô nhận xét tuyên dương trẻ. ĐÁNH GIÁ HÀNG NGÀY ........................................................................................................... Thứ tư, ngày 18 tháng 01 năm 2023 LQVT: NHẬN BIẾT SỐ LƯỢNG 1 VÀ NHIỀU I. Mục đích - yêu cầu - Trẻ biết số lượng 1 và nhiều. - Trẻ gọi đúng tên các loại bánh, chỉ và nói được số lượng 1 và nhiều. - Trẻ trật tự trong giờ học. II. Chuẩn bị - Đồ chơi siêu thị các loại bánh. - Một số hình ảnh các loại bánh khác nhau có số lượng 1 và nhiều. - Lô tô các loại bánh có số lượng 1 và nhiều. III. Tiến hành hoạt động * Hoạt động 1: Nhận biết số lượng 1 và nhiều - Cô và trẻ chơi đi siêu thị. Các con vừa chọn mua gì vậy? - Cô cho trẻ mang bánh về và đếm xem mỗi loại bánh có số lượng bao nhiêu. - Bây giờ các con quan sát cô có bao nhiêu cái bánh chưng? (1 cái bánh chưng) - Vậy có bao nhiêu cây bánh tét? (3 cây bánh tét) - Tập cho trẻ đếm và trả lời (Có tất cả là 3 cây bánh tét) * Hoạt động 2: Cho trẻ xem tranh trên slide biểu tượng 1 và nhiều. - Để biết rõ hơn những loại bánh có 1 và nhiều cô cháu mình cùng xem nào. - Một bánh bông lan và nhiều bánh đậu xanh. - Các con nhìn xem đây là bánh gì? (trẻ trả lời). - Đây là 1 bánh bông lan và nhiều bánh đậu xanh. Cả lớp nhắc lại theo cô “1 bánh bông lan và nhiều bánh đậu xanh”. (cho trẻ nhắc lại 1 – 2 lần). - 1 bánh kem và nhiều bánh quy. - Các con nhìn xem đây là bánh gì nào? (trẻ trả lời). - Đây là 1 bánh kem và nhiều bánh quy. Cả lớp nhắc lại theo cô nào: “1 bánh kem và nhiều bánh quy”. (cho trẻ nhắc lại 1 – 2 lần). - Cô tuyên dương, khen ngợi trẻ. - Giáo dục trẻ vào những ngày tết có rất nhiều bánh kẹo các con ăn bánh kẹo vừa phải chứ ăn nhiều thì bị sâu răng, khi ăn xong thì nhớ uống nước, đánh răng sạch sẽ. * Hoạt động 3: Cũng cố trò chơi “Ai nhanh hơn” - Phát cho trẻ lô tô các loại bánh ở slide với số lượng 1 và nhiều. - Cô gọi tên bánh nào và số lượng nào thì trẻ cầm lô tô đó giơ lên. - Cho trẻ chơi 2 – 3 lần - Nhận xét – kết thúc, chuyển hoạt động. ĐÁNH GIÁ HÀNG NGÀY ... Thứ năm, ngày 19 tháng 01 năm 2023 LQVH: THƠ : "TẾT ĐANG VÀO NHÀ" Tác giả “Nguyễn Hồng Kiên” I. Mục đích – yêu cầu - Trẻ biết tên bài thơ "Tết đang vào nhà" của tác giả Nguyễn Hồng Kiên - Trẻ đọc được bài thơ cùng cô. - Trẻ có thái độ tham gia tích cực vào giờ học. II. Chuẩn bị - Clip minh họa bài thơ, - Bài hát "Sắp đến tết rồi" - Tranh rỗng hoa quả ngày tết. - Bàn ghế, màu tô đủ cho trẻ. III. Tiến hành hoạt động * Hoạt động 1 : Đọc thơ trẻ nghe - Cô cho trẻ nghe bài hát “ Ngày tết quê em” - Bài hát nói về gì ? (Nói về tết) + Khi tết đến thì mọi người nhà nhà như thế nào ? ( Trẻ kể ) + Không khí ngày tết ra sao ? ( Trẻ kể ) - Vào những ngày tết đến thì không khí rất vui mọi người, mọi nhà mua sắm sửa sang trang trí nhà cửa rất nhộn nhịp. Và đó cũng là nội dung của bài thơ " Tết đang vào nhà " của Tác giả : Nguyễn Hồng Kiên, bây giờ cô và các con cùng đọc - Cô đọc thơ cho trẻ nghe lần 1. - Cô đọc thơ cho trẻ nghe lần 2 kết hợp xem tranh. - Giải thích từ “rung rinh” là gió lay nhè nhẹ cây hoa. - Giải thích từ “đất trời nở hoa” là rất nhiều hoa. - Mùa xuân đến người và cảnh vật điều vui, mọi người phấn khởi đón tết cổ truyền của dân tộc, chuẩn bị nào quần áo đẹp, trang trí nhà cửa, làm các loại bánh. * Đàm thoại + Cô vừa đọc cho lớp nghe bài thơ gì ? Tác giả là ai ? + Tết đến có những loại hoa nào ? (Hoa đào, hoa mai...) + Ngoài ra còn có hoa gì nữa ? (Trẻ kể) + Mọi người chuẩn bị đón tết như thế nào ? (Mẹ phơi áo hoa, bạn nhỏ dán tranh gà, ông treo câu đố ...) + Mùa xuân về thiên nhiên như thế nào ? + Ở nhà cháu thường làm viêc gì giúp đở ông bà, ba mẹ khi tết đến ? (Trẻ kể) * Hoạt động 2: Dạy trẻ đọc thơ. - Mời lớp đọc cả bài thơ cùng cô vài lần. - Mời tổ, nhóm, cá nhân đọc thơ ( Cô theo dõi sữa sai ) - Cô cho trẻ đọc thơ dưới nhiều hình thức. * Hoạt đông 3: Trò chơi “Tô màu tranh hoa quả ngày tết” - Cô cho hai nhóm trang tô màu - Cô nhận xét sau lần chơi. * Kết thúc: Cô nhận xét tuyên dương lớp. ĐÁNH GIÁ HÀNG NGÀY ........................................................................................................ Thứ sáu, ngày 20 tháng 01 năm 2023 ÂM NHẠC: DẠY HÁT "SẮP ĐẾN TẾT RỒI" I. Mục đích - yêu cầu - Trẻ biết tên bài hát “ Sắp đến tết rồi ” (tết đến rồi có nhiều áo mới, ai cũng vui mừng). - Trẻ hát được theo cô hết bài “ Sắp đến tết rồi ” - Trẻ ngoan, vâng lời bố mẹ ông bà, anh chị. II. Chuẩn bị - Các slide về ngày tết, chúc tết. - Nhạc bài hát: Sắp đến tết rồi, Bánh chưng xanh. - Máy tính, loa. III. Tiến hành hoạt động * Hoạt động 1: Dạy hát “ Sắp đến tết rồi ” - Cô cho trẻ xem những hình ảnh về slie ngày tết. Đàm thoại: + Trong slie có những gì? Ngày Tết rất nhộn nhịp bé có vui không? + Ngày Tết mẹ chuẩn bị gì cho bé? Bé được đi chơi và chúc tết ai? - Mỗi câu trả lời của trẻ cô khái quát lại, dẫn dắt giới thiệu bài hát. - Cô giới thiệu tên bài hát “Sắp đến tết rồi” và hát cho trẻ nghe. - Cô hát lần 2. Hỏi trẻ: cô vừa hát bài gì? bài hát nói về ngày gì? ngày tết mẹ mua cho bé cái gì? bé được đi đâu? - Cô khái quát lại câu trả lời của trẻ: bài hát nói về ngày tết, ai cũng vui mừng. Kết hợp giáo dục trẻ biết chúc tết ông bà, bố mẹ, anh chị. - Cho trẻ hát cùng cô 2-3 lần - Cho lớp, cá nhân hát theo cô - Cô mở nhạc cho cả lớp cùng hát theo, 2 -3 lần. - Trong quá trình trẻ hát cô chú ý quan sát, động viên trẻ hát cùng cô. * Hoạt động 2: Nghe hát “Bánh chưng xanh” - Cô trò chuyện với trẻ về ngày tết : có bánh chưng xanh, có dưa hấu đỏ, có hoa mai vàng, hoa đào tươi, mọi người đều chúc xuân: chúc ông bà, cha mẹ, anh chị nhiều sức khỏe. - Cô giới thiệu bài hát “Bánh chưng xanh” - Hỏi trẻ: ngày tết các con chúc ba mẹ điều gì? - Cô mở nhạc cho trẻ nghe 2 lần, khuyến khích trẻ hưởng ứng theo lời bài hát - Giáo dục trẻ biết kính trọng, yêu quý, lễ phép với ông bà, cha mẹ - Kết thúc hoạt động, cô nhận xét, tuyên dương trẻ. NÊU GƯƠNG CUỐI TUẦN ĐÁNH GIÁ CUỐI TUẦN KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TUẦN 2: TẾT NGUYÊN ĐÁN Thực hiện từ ngày: 30/01/2023 đến 03/02/2023 Lớp: Nhà trẻ 25 – 36 tháng. GV: Nguyễn Thị Phương Trâm Thứ Hoạt động Thứ hai Thứ ba Thứ tư Thứ năm Thứ sáu Đón trẻ Thể dục sáng - Trò chuyện với trẻ về cách mặc trang phục theo mùa - Trò chuyện vơi trẻ về đặc điểm, sự khác biệt giữa nam và nữ - Trò chuyện, hướng dẫn trẻ cách sử dụng đồ dùng đồ chơi khi mình cần. - Trò chuyện với trẻ về cách chăm sách các con vật gần gủi trong gia đình - Trò chuyện với trẻ về tên tuổi, giới tính của bản thân. * Khởi động: Trẻ đi theo vòng tròn và kết hợp các kiểu đi, chạy khác nhau theo hiệu lệnh của cô (đi thường, đi kiễng gót..) sau đó chuyển hàng ngang * Trọng động: BTPTC - Hô hấp: Thổi bóng - Động tác tay : Giơ tay lên cao đưa ra trước - Động tác bụng : cuối người về phía trước - Động tác chân : ngồi xổm, đứng lên - Động tác bật : Bật
File đính kèm:
- giao_an_mam_non_lop_mam_chu_de_mua_xuan_tuoi_dep_nam_hoc_202.doc