Giáo án Mầm non Lớp Mầm - Chủ đề: Những con vật bé yêu - Tuần 1: Con vật nuôi trong gia đình - Năm học 2020-2021 - Trường Mầm non Trường Chinh
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
- 3 tuổi: Trẻ biết hát và vận động bài hát theo cô, biết chơi trò chơi
- 4 tuổi: Trẻ thuộc bài hát và biết vận động vỗ tay theo lời bài hát, biết chơi trò chơi thành thạo
2. Kĩ năng:
- 3 tuổi: Rèn kĩ năng vận động theo nhạc
- 4 tuổi: Rèn kĩ năng vận động đúng nhịp theo lời bài hát
3. Thái độ:
- Giáo dục trẻ yêu thích môn học, có nề nếp học tập.
II. Chuẩn bị:
- Địa điểm: Trong lớp
- Xắc xô, phách tre, mũ âm nhạc
- Tâm thế trẻ thoải mái
+ NDTH: KPKH, toán
CHỦ ĐỀ: NHỮNG CON VẬT BÉ YÊU (5 TUẦN) Tuần 1: Con vật nuôi trong gia đình (Thời gian thực hiện: 21/12- 25/12/2020) Ngày soạn: ngày 14 tháng 12 năm 2020 Ngày dạy: Thứ 2 ngày 21 tháng 12 năm 2020 A. HOẠT ĐỘNG SÁNG: I.HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH: Lĩnh vực phát triển thẩm mĩ HĐ: Âm nhạc Đề tài: Gà trống mèo con và cún con NDTT: Vận động. Vỗ tay theo nhịp TC: Ai đoán giỏi I. Mục đích yêu cầu: 1. Kiến thức: - 3 tuổi: Trẻ biết hát và vận động bài hát theo cô, biết chơi trò chơi - 4 tuổi: Trẻ thuộc bài hát và biết vận động vỗ tay theo lời bài hát, biết chơi trò chơi thành thạo 2. Kĩ năng: - 3 tuổi: Rèn kĩ năng vận động theo nhạc - 4 tuổi: Rèn kĩ năng vận động đúng nhịp theo lời bài hát 3. Thái độ: - Giáo dục trẻ yêu thích môn học, có nề nếp học tập. II. Chuẩn bị: - Địa điểm: Trong lớp - Xắc xô, phách tre, mũ âm nhạc - Tâm thế trẻ thoải mái + NDTH: KPKH, toán III. Tiến hành: Hoạt động của cô Hoạt động của cô * Ổn định tổ chức 1. Hoạt động 1: Bé thăm quan. - Cô cho trẻ thăm quan mô hình nhà gà trống - Nhà gà trống có những con vật gì? - Cô trò truyện với trẻ về chủ đề - Giáo dục trẻ biết yêu quý các con vật nuôi ở gia đình. 2. Hoạt động2: Bé trổ tài a. Dạy hát: - Cô giới thiệu tên bài hát: “Gà trống, mèo con và cún con” tác giả, Thế Vinh + Cô hát lần 1: giới thiệu tên bài hát ,tác giả + Cô hát lần 2: Kèm theo động tác minh họa * Giảng nội dung bài hát: Bài hát nói về con gà trống, mèo con và cún con mà nhà bạn nhỏ nuôi, gà trống thì gáy, mèo con luôn dình bắt chuột, cún con chăm canh gác nhà. + Cô hát lần 3: - Cho cả lớp hát cùng cô 2-3 lần - Cho từng tổ hát - Cho 1-2 nhóm trẻ hát - Cá nhân hát - Cô cho trẻ đếm - Cô bao quát và sửa sai b. Vận động vỗ tay theo nhịp - Cô vỗ tay mẫu theo nhịp 1-2 lần - Cho cả lớp vận động theo nhịp 2, 3lần - Cho tổ vận động bằng nhiều hình thức khác nhau - Cho nhóm vận động - Cá nhân vận động - Trong khi trẻ vận động cô chú ý sửa sai cho trẻ động viên trẻ vận động - Hỏi tên bài? Tên tác giả? - Giáo dục trẻ yêu thích môn học 3. Hoạt động 3: Bé vui chơi. * Cô giới thiệu trò chơi (Ai đoán giỏi) * Cách chơi: Cô gọi 1 trẻ lên chơi đội mũ chóp kín, gọi 1 trẻ đứng tại chố hát và gõ một loại dụng cụ , trẻ bịt mắt sẽ đoán xem bài hát gì và loại nhạc cụ gì, đoán đúng được khen, đoán sai sẽ chơi lại - Cô cho trẻ chơi 2-3 lần - Cô bao quát và động viên trẻ chơi. - Cô hỏi trẻ tên trò chơi? - Giáo dục trẻ yêu thích trò chơi - Trẻ thăm quan - Trẻ trả lời - Trẻ trò chuyện cùng cô - Trẻ nghe - Trẻ nghe - Trẻ nghe - Trẻ nghe - Trẻ nghe - Cả lớp hát - Các tổ hát - Nhóm hát - Cá nhân hát - Trẻ đếm - Trẻ quan sát - Cả lớp vận động - Tổ vận động - Nhóm vận động - Cá nhận vận động - Trẻ 4 tuổi trả lời, 3 tuổi nhắc lại - Trẻ nghe - Trẻ nghe - Trẻ chơi hứng thú - Trẻ trả lời II. CHƠI NGOÀI TRỜI: Dạo chơi trò chuyện một số con vật sống trong gia đình TCVĐ: Mèo đuổi chuột I. Mục đích yêu cầu: - Trẻ nhận biết một số con vật nuôi, biết tên gọi và tiếng kêu và lợi ích của chúng, đẻ trứng, đẻ con. - Biết chăm sóc và bảo vệ các con vật nuôi - Trẻ chơi trò chơi hào hứng cùng cô và các bạn - Trẻ trả lời các câu hỏi của cô rõ ràng mạch lạc II. Chuẩn bị: - Địa điểm quan sát: Ngoài trời - Mũ mèo, mũ chuột -Tâm sinh lý trẻ thoải mái - Chuẩn bị TV: từ “con gà” III. Tiến hành: 1. Trước khi chơi: - Cô giới thiệu nội dung chơi + Dạo chơi trò chuyện một số con vật sống trong gia đình + TCVĐ: Mèo đuổi chuột - Cô dặn dò trẻ 2. Trong khi chơi: a. Dạo chơi trò chuyện một số con vật sống trong nhà - Cô cho trẻ dạo chơi quanh sân trường - Cô hỏi trẻ trong gia đình các cháu nuôi những con vật gì? - Những con vật này có những đặc điểm gì? - Chúng có lợi ích ntn? - Cho trẻ đọc từ “con gà” 3-4 lần với các hình thức khác nhau. - Cô cho trẻ bắt trước tiếng kêu của các con vật nuôi trong gia đình b. Trò chơi vận động: Mèo đuổi chuột + Cô hướng dẫn cách chơi: Một người được chọn làm mèo và một người được chọn làm chuột. Hai người này đứng vào giữa vòng tròn, quay lưng vào nhau: Khi cô hô "Mèo đuổi chuột", chuột bắt đầu chạy, mèo chạy đuổi theo đằng sau (mèo phải chạy đúng chỗ chuột đã chạy). Nếu mèo bắt được chuột thì mèo sẽ thắng. Rồi hai người đổi vai trò mèo chuột cho nhau, 2 trẻ đổi vai cho nhau trò chơi lại được tiếp tục. - Cho trẻ chơi 3, 4 lần - Trong khi trẻ chơi cô luôn động viên trẻ chơi hào hứng cùng cô và các bạn 3. Sau khi chơi: - Cô cho trẻ đi theo hàng về lớp - Cô hỏi trẻ nội dung chơi? - Cô nhận xét, giáo dục III. HOẠT ĐỘNG GÓC:( Soạn dạy cả tuần) Góc phân vai: Cửa hàng bán gia cầm, gia súc Góc xây dựng: Xây trại chăn nuôi Góc học tập: dán các con vật vào ô thích hợp Góc nghệ thuật: chơi nhạc cụ nghe âm thanh I. Mục đích yêu cầu: - Trẻ biết thể hiện hành động vai chơi của mình ở các góc.Biết liên kết với các bạn cùng chơi. - Quan sát ghi nhớ và bắt trước. - Trẻ nói rõ ràng mạch lạc. -Trẻ có ý thức giữ gìn và bảo vệ đồ dùng, đồ chơi. Đoàn kết với các bạn. II.Chuẩn bị: + Địa điểm:Trong lớp tại các góc chơi. + Đồ dùng : đ/d, đ/c đủ cho trẻ chơi ở các góc. III. Hướng dẫn Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Thỏa thuận trước khi chơi : - Cô giới thiệu nội dung các góc chơi: Góc phân vai: Cửa hàng bán gia cầm, gia súc Góc xây dựng: Xây trại chăn nuôi Góc học tập: dán các con vật vào ô thích hợp Góc nghệ thuật: chơi nhạc cụ nghe âm thanh - Cho trẻ nhận góc chơi mà trẻ thích - Cho trẻ lấy kí hiệu và về góc chơi trẻ nhận 2. Thực hiện quá trình chơi: - Nhắc trẻ bầu nhóm trưởng để bao quát nhóm chơi của mình. - Cho trẻ lấy đồ chơi ra chơi - Khi trẻ chơi cô bao quát trẻ cô đi từng góc hỏi trẻ đang chơi gì chơi ntn? Cô gợi ý cho những nhóm trẻ còn lúng túng. Tạo tình huống để trẻ phối hợp với góc chơi khác. -Ví dụ: Ở góc chơi phân vai là cửa hàng bách hóa, nhóm trưởng sẽ phân vai chơi cho các bạn: ai là người bán hàng , ai là người mua hàng, người mua hàng sẽ trả giá như thế nào và người bán hàng sẽ có thái độ ra sao... - Cứ như thế cô giáo hướng dẫn tương tự cho góc xây dựng, học tập, nghệ thuật. Khuyến khích trẻ sáng tạo khi chơi có mối liên kết với các bạn cùng chơi. 3. Sau khi chơi - Cô nhận xét từng nhóm nhỏ về ưu và nhược điểm. Sau đó tập trung trẻ ở góc chơi xây dựng để tham quan . Cô nhận xét chung cả lớp tuyên dương trẻ. - Cho trẻ thu dọn đồ chơi để đúng vào nơi quy định => Kết thúc: Trẻ chơi tự do - Nghe cô giới thiệu đồ chơi và chủ đề chơi ở các góc. - Trẻ thỏa thuận góc chơi của mình - Trẻ lấy ký hiệu góc chơi - Trẻ bầu nhóm trưởng - Trẻ chơi trò chơi đoàn kết với các bạn. - Trẻ tham quan gócxây dựng và nghe cô nhận xét. - Trẻ cất đ/c đúng nơi quy định. --------------------------***--------------------------------- B- HOẠT ĐỘNG CHIỀU: I.TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG: Những chú gà đáng yêu I. Mục đích yêu cầu: - Trẻ biết tên trò chơi và hứng thú tham gia chơi. - Rèn luyện phản xạ nhanh nhẹn cho trẻ - Tạo không khí vui chơi sôi nổi, đoàn kết - Trẻ biết chơi đoàn kết, hợp tác và chia sẻ với các bạn. II. Chuẩn bị: - Địa điểm: Trong lớp - Tâm thế trẻ thoải mái III. Tiến hành: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ * Ổn định 1. Trước khi chơi: - Cô trò chuyện với trẻ về chủ đề * Cô giới thiệu tên trò chơi (Chú gà đáng yêu) * Cách chơi: Cô giáo quy định thực hiện động tác kèm theo từng lời hô như sau: - Con gà (trẻ chắp 2 tay để trên đầu làm mào gà) - Vỗ cánh (trẻ đưa 2 tay xuống, chuyển động lên xuống 2 bên hông làm động tác vỗ cánh) - Rướn cổ ( người chơi giữ nguyên động tác vỗ cánh và ngược lại đầu lên) - Gà gáy (người chơi để 2 tay lên miệng bắc loa kêu ò ó o) - Chơi từ chậm đến nhanh * Luật chơi: Trẻ nào thực hiện động tác chậm hoạc phạm quy sẽ bị nhảy lò cò. 2. Trong khi chơi: - Cô cho trẻ đứng thành vòng tròn - Cô cho cả lớp chơi kết hợp động tác - Cô là người điều khiển - Sau mỗi lần chơi nhận xét 3. Sau khi chơi: - Cô hỏi trẻ tên trò chơi? - Cô nhận xét, giáo dục. - Trẻ trò chuyện cùng cô - Trẻ nghe - Trẻ nghe - Trẻ nghe - Trẻ đứng thành vòng tròn - Trẻ chơi hứng thú - Trẻ trả lời - Trẻ nghe. II. NÊU GƯƠNG CẮM CỜ- VỆ SINH TRẢ TRẺ 1. Nêu gương cắm cờ - Cho trẻ đọc tiêu chuẩn bé ngoan - Cho trẻ tự nêu ưu khuyết điểm của mình, cho từng tổ nhận xét - Cô nhận xét - Trẻ ngoan đủ tiêu chuẩn được lên cắm cờ. 2. Vệ sinh trả trẻ - Cho trẻ đi vệ sinh cá nhân, lấy đồ dùng cá nhân - Cho trẻ chơi đồ chơi - Cô trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập và sức khoẻ của trẻ trong ngày. - - - - - - - - - - - - - - - - - * * * * - - - - - - - - - - - - - - - Ngày soạn: ngày 14 tháng 12 năm 2020 Ngày dạy: Thứ 3 ngày 22 tháng 12 năm 2020 A. HOẠT ĐỘNG SÁNG: I.HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH: Lĩnh vực phát triển nhận thức HĐ: Toán Đề tài: Dạy trẻ xếp tương ứng 1-1 các đối tượng của 2 nhóm đồ vật I. Mục đich yêu cầu: 1. Kiến thức: - 3 tuổi: Trẻ biết xếp tương ứng 1-1 theo khả năng - 4 tuổi: Trẻ biết xếp tương ứng 1-1 từng đôi của 2 nhóm đồ vật. 2. Kĩ năng: - 3 tuổi: Rèn cho trẻ kĩ năng xếp tương ứng 1-1 - 4 tuổi: Rèn cho trẻ kĩ năng xếp tương ứng 1-1 có chủ định 3. Thái độ: - Trẻ yêu thích môn học, có ý thức tham gia hoạt động tập thể môn học. - GD trẻ: yêu quý các con vật trong gia đình. II. Chuẩn bị: - Địa điểm: Trong lớp - 2-3 nhóm đồ chơi có kích thước to hơn nhỏ hơn quanh lớp - Rổ đựng đồ dùng, mỗi trẻ 5 gà, 5 con vịt, 5 bướm - Đồ dùng đồ chơi xung quanh lớp có số lượng 5 - Vở toán, bút chì - Tâm thế trẻ thoải mái. - Chuẩn bị TV: từ “tương ứng” * NDTH: Nhận biết các bữa ăn trong ngày và ích lợi của việc ăn uống đủ lượng, đủ chất. + TH: Âm nhạc, Gà trống mèo con và cún con III. Tiến hành: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ * Ổn định: 1. Hoạt động 1: Bé ca hát. - Cô cho cả lớp hát bài “Gà trống, mèo con và cún con” - Đàm thoại về bài hát, trò chuyện về củ đề - Giáo dục trẻ nhận biết các bữa ăn trong ngày và ích lợi của việc ăn uống đủ lượng, đủ chất. - Cô cho trẻ tìm xung quanh lớp đồ chơi nào có số lượng 5 - Trẻ gắn thẻ số tương ứng - Cô cùng cả lớp kiểm tra 2. Hoạt động 2: Bé trổ tài * Ôn: nhận biết to hơn- nhỏ hơn: - Cho 2-3 trẻ tìm đồ chơi có kích thước to hơn- nhỏ hơn. - Cô và cả lớp kiểm tra - Cho trẻ nhắc lại từ “to hơn- nhỏ hơn” 2-3 lần. *Dạy trẻ xếp tương ứng 1-1 các đối tượng của 2 nhóm đồ vật. - Tăng cường TV: cho trẻ đọc từ “tương ứng” 3-4 lần với các hình thức khác nhau. - Cô phát cho trẻ rổ đựng đồ chơi - Các cháu quan sát trong rổ có gì? - Cô cháu mình sẽ xếp tương ứng 1-1 + Cô xếp 1 con gà, phía trên cô xếp 1 con vịt thẳng với con gà - Cháu nhớ xếp từ trái qua phải + Cô xếp tiếp 1 con gà nữa, phía trên cô xếp thêm 1 con vịt thẳng hàng + Cô xếp tiếp con gà thứ 3, phía trên cô xếp tiếp 1 con vịt, xếp theo hàng ngang + Cô xếp tiếp con gà thứ 4, phía trên cô xếp thêm 1 con vịt + Cô xếp tiếp con gà thứ 5, phía trên cô xếp tiếp con vịt - Cháu kiểm tra xém có hàng nào thiếu gà hoặc vịt không? - Cô cháu mình cùng đến xem có mấy con gà - Cô và trẻ cùng đếm 1..5, tất cả có 5 con vịt - Đếm gà 1.5 tất cả có 5 con gà - Nhóm gà và nhóm việt có bằng nhau không? Đều có số lượng là mấy? - Cháu xếp gà và vịt ntn? * Cô khái quát lại: Khi xếp 1 con gà và 1 con vịt ghép thành 1 đôi tương ứng 1-1 với nhau là 1 con gà và 1 con vịt đấy - Khi xếp tương ứng 1-1cháu xếp như thế nào? (Gọi 2-3 trẻ) - Có 5 con gà và 5 con vịt tương ứng với số mấy? - Cháu đặt thẻ số 5 vào nhóm gà và vịt - Mắt bạn nào tinh nhìn xung quanh lớp xem có đồ dùng, đồ chơi nào xếp tương ứng 1-1, gọi 2, 3 trẻ - Cô cùng trẻ kiểm tra - Có mấy con mèo, mấy con chuột? Phải gắn thẻ số mấy? * Luyện tập kỹ năng xếp tương ứng 1-1. + Cô cho trẻ nối đồ dùng, đồ chơi trong vở bé làm quen với toán - Phát vở và bút chì - Trẻ cháu nối bàn tay to lại với gang tay to, bàn tay nhỏ với gang tay nhỏ, bàn chân nhỏ với tất nhỏ - Cô cho trẻ thực hiện - Cô bao quát - Nhận xét, tuyên dương trẻ nối đúng, động viên trẻ nối chưa đúng. 3.Hoạt động 3: Bé vui chơi + Cô cho trẻ chơi trò chơi “Kết bạn” + Cách chơi: Cô cho các cháu đi xung quanh lớp vừa đi vừa hát hát (Rửa mặt như mèo) khi cô hô kết bạn, thì chúng mình hãy kết đôi 1 bạn trai với 1 bạn gái nhé. Nhóm nào kết đôi chưa đúng thì sẽ phải nhảy lò cò quanh lớp 1 vòng. - Cô cho trẻ chơi - Cô bao quát và động viên trẻ - Cho trẻ chơi 2-3 lần - Giáo dục trẻ về nhà tập xếp tương ứng 1-1 - Trẻ cất đồ dùng, đồ chơi - Cả lớp hát - Trẻ trò chuyện cùng cô - Trẻ nghe - Trẻ tìm 5 con gà, 5 con vịt - Trẻ gắn thẻ số 5 - Trẻ tìm - Cùng cô kiểm tra kết quả - Trẻ nhắc lại - Trẻ đọc - Trẻ 4 tuổi trả lời, 3 tuổi nhắc lại - Trẻ xếp theo cô 1-1 - Trẻ xếp theo cô - Trẻ xếp theo cô - Trẻ xếp theo cô - Trẻ xếp theo cô - Trẻ trả lời - Trẻ đếm cùng cô - Trẻ đếm cùng cô - Bằng nhau, đều là 5 - Trẻ trả lời - Trẻ nghe - Trẻ trả lời - Số 5 - Trẻ gắn thẻ số 5 vào nhóm gà và vịt - Trẻ tìm, nhóm mèo và chuột - Trẻ cùng cô kiểm tra - 5 con mèo và 5 con chuột, gắn thẻ số 5 - Trẻ nghe - Trẻ nối tất nhỏ với chân nhỏ - Trẻ nghe - Trẻ nghe - Trẻ nghe - Trẻ chơi trò chơi - Trẻ nghe - Trẻ nghe II. CHƠI NGOÀI TRỜI: HĐCCĐ: Quan sát thời tiết TCDG: Bịt mắt bắt dê I. Mục đích yêu cầu: - Trẻ biết cùng cô quan sát thời tiết - Trẻ hứng thú chơi trò chơi và chơi đúng luật. - Trẻ biết trả lời những câu hỏi của cô - Giáo dục trẻ đoàn kết khi chơi II. Chuẩn bị: - Địa điểm: Ngoài trời. - Kiểm tra sức khỏe trẻ - Mũ, gầy dép cho trẻ đầy đủ - Tâm thế trẻ thoải mái III. Tiến hành: 1. Trước khi chơi. - Cô trò chuyện cùng trẻ về chủ đề - Giới thiệu nội dung buổi hoạt động ngoài trời: + HĐCCĐ: Quan sát thời tiết + TCDG: Bịt mắt bắt dê - Dặn dò trẻ trong khi đi hoạt động phải đi theo hàng, chú ý quan sát để trả lời các câu hỏi của cô. Khi chơi phải nhẹ nhàng cẩn thận. 2. Trong khi chơi. a, HĐCCĐ: Quan sát thời tiết - Cô cho trẻ dạo chơi quan sát thời tiết - Các cháu đang quan sát gì? - Thời tiết hôm nay ntn? - Khi trời lạnh các cháu phải mặc quần áo ntn để đi học? - Trời lạnh bầu trời ntn? + Cô chốt lại: b. Trò chơi dân gian: Bịt mắt bắt dê + Cách chơi: Trẻ đóng gỉa làm những con dê, cô dùng khăn bịt mắt và nói “Dê con chạy đi”, chờ cho trẻ chạy tán ra, cô làm động tác quờ tay tìm bắt “dê”. Để trò chơi thêm hứng thú, cô làm động tác tìm bắt dê vừa đọ lời thơ. - Khi bắt được một con “dê” cô tỏ vẻ vui mừng “Cô bắt được con dê nào đây”, bỏ khăn bịt mặt và nói: “A! cô bắt được dê Việt rồi”. - Cô cho trẻ chơi - Cô bao quát 3. Sau khi chơi: - Cô cho trẻ về lớp - Hỏi trẻ nội dung chơi ngoài trời? - Cô nhận xét, giáo dục. III. HOẠT ĐỘNG GÓC:( Đã soạn thứ 2) --------------------------***--------------------------------- B- HOẠT ĐỘNG CHIỀU: I. NÊU GƯƠNG CẮM CỜ- VỆ SINH TRẢ TRẺ (Đã soạn thứ 2) - - - - - - - - - - - - - - - - - * * * * - - - - - - - - - - - - - - - Ngày soạn: ngày 14 tháng 12 năm 2020 Ngày dạy: Thứ 4 ngày 23 tháng 12 năm 2020 A. HOẠT ĐỘNG SÁNG: I. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH: LVPT: Ngôn ngữ HĐ: Văn học Đề tài: Truyện: Tiếng gà cục tác I. Mục đích yêu cầu: 1. Kiến thức - 3 tuổi: Biết nghe cô kể truyện, biết được một số nhân vật trong truyện - 4 tuổi: Biết nghe cô kể truyện, biết tên truyện, tên nhân vật trong truyện và trẻ biết kể truyện theo tranh 2. Kĩ năng - Trẻ 3 tuổi: Rèn cho trẻ kĩ năng ngồi nghe kể truyện - Trẻ 4 tuổi: Rèn cho trẻ kĩ năng nghe và nhớ được nội dung và nhân vật trong truyện, phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3. Thái độ: - Giáo dục trẻ yêu thích môn học và có nề nếp học tập; - GD trẻ: yêu quý các con vật trong gia đình. II. Chuẩn bị: - Địa điểm: Trong lớp - Xác định giọng kể, rõ ràng, diễn cảm theo nội dung câu truyện - Hệ thống câu hỏi mở, dễ hiểu, tranh minh họa - Chuẩn bị: từ “cục tác” * NDTH: Nhận biết các bữa ăn trong ngày và ích lợi của việc ăn uống đủ lượng, đủ chất. + TH: Âm nhạc, Rửa mặt như mèo III. Tiến hành: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ * Ổn định tổ chức 1. Hoạt động 1: Bé ca hát. - Cô cho trẻ hát bài (Rửa mặt như mèo) - Đàm thoại về bài hát. Trò chuyện về chủ đề - Giáo dục trẻ nhận biết các bữa ăn trong ngày và ích lợi của việc ăn uống đủ lượng, đủ chất. 2. Hoạt động 2. Bé nghe cô kể truyện. * Cô giới thiệu tên chuyện (Tiếng gà cục tác). Tác giả Nguyễn Đình Quảng - Tăng cường TV: cho trẻ đọc từ “cục tác” 3-4 lần với các hình thức khác nhau. - Cô kể lần 1 diễn cảm - Nói tên truyện, tên tác giả - Kể lần 2 tranh minh họa 3. Hoạt động 3: Bé tìm hiểu tác phẩm. - Cô vừa kể cho các cháu nghe câu truyện gì? - Chị mái mơ cất lên tiếng gì? - Mèo đnghe tiếng mái mơ có tức dận không? - Lợn đang làm gì có càu nhàu không? - Lơn nói ntn? - Gà mái khoe với lợn ntn? - Chó đốm bảo mái mơ thế nào? - Bồ câu bay xuống nhỏ nhẹ nói mái mơ những gì? - Gà mái mơ có nghe lời khuyên của bồ câu không? - Ngan và vịt có đồng tình với bồ câu không? * Giảng giải nội dung: Câu chuyện kể về cô gà mái sau khi đẻ xong cứ kêu quang quác ầm ĩ khiến mọi người như mèo, lợn, chó, bồ câu đều khó chịu. Mọi người góp ý mới đầu còn giận dữ nói lại nhưng khi chim bồ câu nói làm việc tốt không cần khoe ầm ĩ, gà mái đã biết mình sai và từ đấy mỗi khi đẻ trứng chỉ cục tác nhỏ để gọi cô chủ ra lấy trứng. - Thông qua câu truyện nhắc chúng ta khi làm được việc tốt không cần khoe khoang như mái mơ, chúng ta cảm thấy thật là hạnh phúc - Cô kể lần 3, diễn cảm - Cô vừa kể cho các cháu nghe câu truyện gì? 4. Hoạt động 4: Bé kể truyện theo tranh. - Cô gọi 2 trẻ kể truyện theo tranh - Cô động viện và sửa sai cho trẻ - Cô vừa cho 2 bạn kể truyện gì ? Của tác giả nào? * Giáo dục: Thông qua câu truyện nhắc chúng ta khi làm được việc tốt không cần phải khoe khoang với mọi người tự cảm thấy mình đã làm được việc tốt. - Trẻ hát - Trẻ nghe - Trẻ nghe - Trẻ đọc - Trẻ nghe - Trẻ nghe - Trẻ quan sát tranh minh họa - Trẻ 4 tuổi trả lời, 3 tuổi nhắc lại - Trẻ trả lời - Có - Có - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Không - Có - Trẻ nghe - Trẻ nghe - Trẻ trả lời - 2 trẻ kể truyện theo tranh - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ nghe II. CHƠI NGOÀI TRỜI: Dạo chơi, TCVĐ: Những con vật ngộ nghĩnh Chơi tự do I. Mục đích yêu cầu: - Trẻ biết dạo chơi và chơi thành thạo trò chơi vận động - Trẻ biết chơi tự do xung quanh sân - Trẻ có thể trả lời được một số câu hỏi của cô giáo - Giáo dục trẻ biết đoàn kết khi chơi II. Chuẩn bị: - Địa điểm: Ngoài sân - Chuẩn bị mũ nón - Kiểm tra sức khỏe trẻ III. Tiến hành: 1. Trước khi chơi: - Cô giới thiệu nội dung chơi + Dạo chơi, TCVĐ Những con vật ngộ nghĩnh + Chơi tự do - Cô dặn dò trẻ khi ra sân chơi không được nô đùa, chạy nhảy, khi có hiệu lệnh cần tập chung ngay. 2. Trong khi chơi: a. Dạo chơi, TCVĐ Những con vật ngộ nghĩnh - Cô cho trẻ dạo chơi xung quanh sân trường +Trò chơi vận động: Những con vật ngộ nghĩnh + Cách chơi cô chia lớp thành 2 nhóm, 1 nhóm là những con vật, 1 nhóm là trẻ, lần lượt từng trẻ ở nhóm những con vật phải mô tả, hoặc hành động, tiếng kêu của một con vật nào đó, còn nhóm kia sẽ đoán xem là tiếng kêu của những con vật gì, trẻ đoan đúng sẽ được thưởng một bông hoa, đoán sai phải nhảy lò cò. + Luật chơi: Sau mỗi lần chơi 2 nhóm phải đổi chố cho nhau, sau đó đếm số hoa đội nào được nhiều hoa sẽ thắng cuộc, đội nào thua nhảy lò cò. - Cô cho trẻ chơi 2-3 ;lần - Cô bao quát và động viên 3. Sau khi chơi: - Cô cho trẻ đi về lớp - Cô hỏi trẻ nội dung chơi? - Cô nhận xét giáo dục. III. HOẠT ĐỘNG GÓC:( Đã soạn thứ 2) --------------------------***--------------------------------- B- HOẠT ĐỘNG CHIỀU: I. TRÒ CHƠI HỌC TẬP Ai tô màu khéo I. Mục đích yêu cầu: - Trẻ biết chơi trò chơi, biết tên trò chơi - Nhận biết sự thích nghi giữa màu sắc và nơi sống của con vật - Trẻ biết cầm bút - Trẻ chơi đoàn kết II. Chuẩn bị: - Địa điểm: Trong lớp - Tranh vẽ con vật và nơi sống của con vật không tô màu. - Bút màu - Tâm thế trẻ thoải mái III. Tiến hành: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ * Ổn định 1. Trước khi chơi: - Cô trò chuyện với trẻ về chủ đề. * Cô giới thiệu tên trò chơi: (Ai tô màu khéo) * Cách chơi: Cô cho trẻ tô màu ở góc tạo hình, mỗi trẻ 1 tranh vẽ, trẻ tự
File đính kèm:
- giao_an_mam_non_lop_mam_chu_de_nhung_con_vat_be_yeu_tuan_1_c.docx