Giáo án Mầm non Lớp Mầm - Chủ đề: Nước và các hiện tượng tự nhiên - Tuần 2: Sự kỳ diệu của nước - Năm học 2020-2021 - Trường Mầm non Trường Chinh

I.ĐÓN TRẺ:

1.Đón trẻ:

- Cô đến sớm thông thoáng phòng học chuẩn bị đồ dùng đồ chơi cho trẻ.

- Cô niềm nở đến trẻ vào lớp, nhắc trẻ đứng ngay ngắn chào cô, chào bố

 mẹ và cất đồ dùng vào đúng nơi quy định.

- Cho trẻ chơi với đồ chơi của lớp.

- Cô trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khoẻ cũng như¬ học tập

của trẻ.

- Khi cho trẻ chơi cô bao quát trẻ.

- Khi trẻ chơi xong nhắc trẻ cất đồ chơi đúng nơi qui định.

2. Hoạt động tự chọn:

Cho trẻ chơi các trò chơi hoặc chơi theo ý thích, hoặc cho trẻ khám phá, quan sát tranh về chủ đề, trò chuyện về chủ đề.

3. Điểm danh:

- Cô điểm danh trẻ theo sổ,chấm những trẻ đi học vào sổ.

4. Trò chuyện đầu tuần

- Cô và trẻ cùng trò chuyện về chủ đề

- Hai ngày nghỉ ở nhà các cháu như thế nào.

- Các cháu đã làm được những gì?

- Các cháu có giúp được bố mẹ những công việc gì?

- GD: Hai ngày nghỉ ở nhà các cháu phải ngoan nghe lời bố mẹ những công việc nhỏ vừa sức khi đi chơi phải biết xin phép bố mẹ nhé.

- Tăng cường tiếng việt cho trẻ

* ND lồng ghép tích hợp:

+ Sử dụng năng lượng hiệu quả tiết kiệm: GD trẻ biết dử dụng nguồn nước sạch, nước bẩn và biết giữ gìn, bảo vệ nguồn nước.

5. Thể dục sáng:

 Hô hấp 1; Tay vai: 2; lưng-bụng-lườn 3; Chân 1; Bật 1.

 

docx11 trang | Chia sẻ: thuylinhpt28 | Lượt xem: 652 | Lượt tải: 6Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Mầm - Chủ đề: Nước và các hiện tượng tự nhiên - Tuần 2: Sự kỳ diệu của nước - Năm học 2020-2021 - Trường Mầm non Trường Chinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ: 	NƯỚC VÀ CÁC HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN (3 TUẦN)
Tuần 2: Sự kỳ diệu của nước
	(Thời gian thực hiện: 26/04- 30/04/2021)
	Ngày soạn: 19/04/2021
	Ngày dạy: Thứ 2 ngày 26/04/2021
A. HOẠT ĐỘNG SÁNG:
I.ĐÓN TRẺ:
1.Đón trẻ:
- Cô đến sớm thông thoáng phòng học chuẩn bị đồ dùng đồ chơi cho trẻ. 
- Cô niềm nở đến trẻ vào lớp, nhắc trẻ đứng ngay ngắn chào cô, chào bố 
 mẹ và cất đồ dùng vào đúng nơi quy định. 
- Cho trẻ chơi với đồ chơi của lớp. 
- Cô trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khoẻ cũng như học tập 
của trẻ. 
- Khi cho trẻ chơi cô bao quát trẻ. 
- Khi trẻ chơi xong nhắc trẻ cất đồ chơi đúng nơi qui định. 
2. Hoạt động tự chọn:
Cho trẻ chơi các trò chơi hoặc chơi theo ý thích, hoặc cho trẻ khám phá, quan sát tranh về chủ đề, trò chuyện về chủ đề.
3. Điểm danh:
- Cô điểm danh trẻ theo sổ,chấm những trẻ đi học vào sổ. 
4. Trò chuyện đầu tuần
- Cô và trẻ cùng trò chuyện về chủ đề 
- Hai ngày nghỉ ở nhà các cháu như thế nào.
- Các cháu đã làm được những gì?
- Các cháu có giúp được bố mẹ những công việc gì?
- GD: Hai ngày nghỉ ở nhà các cháu phải ngoan nghe lời bố mẹ những công việc nhỏ vừa sức khi đi chơi phải biết xin phép bố mẹ nhé. 
- Tăng cường tiếng việt cho trẻ
* ND lồng ghép tích hợp: 
+ Sử dụng năng lượng hiệu quả tiết kiệm: GD trẻ biết dử dụng nguồn nước sạch, nước bẩn và biết giữ gìn, bảo vệ nguồn nước.
5. Thể dục sáng:
	Hô hấp 1; Tay vai: 2; lưng-bụng-lườn 3; Chân 1; Bật 1.
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết tập các động tác theo cô giáo. 
- Trẻ được hít thở không khí trong lành của buổi sáng.
- Rèn kĩ năng tập và thói quen tập thể dục sáng cho trẻ.
- Trẻ năng tập thể dục sáng cho người khỏe mạnh.
II.Chuẩn bị:
- Địa điểm tập: Sân sạch sẽ
- Xắc xô
- Kiểm tra sức khỏe trẻ
- Trang phục cô và trẻ gọn gàng, thoải mái, dễ vận động;
III.Tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Ổn định tổ chức
1. Hoạt động 1:Bé khởi động
- Cô cho trẻ làm đoàn tàu đi vòng tròn kết hợp các kiểu đi ,chạy
- Đội hình :2 hàng dọc
- Thực hiện bài tập đội hình đội ngũ
2. Hoạt động 2: Bé tập thể dục
* Bài tập phát triển chung
+ Động tác hô hấp 1: Hít vào thở ra kết hợp các động tác sau: hai tay dang ngang, đưa tay ra phía trước, giơ lên cao
+ Động tác tay 2 : Hai tay dang ngang hai bên, đưa lên cao
+ Động tác lưng, bụng, lườn 3: Hai tay đưa ra phía trước, quay người sang phải sang trái..
+ Động tác chân 1: Bước chân lên phía trước,bước sang ngang.
+ Động tác bật 1: Bật tại chỗ.
* Trò chơi vận động: "Trời mưa"
- Cô cho trẻ chơi 2-3 lần
- Cô động viên khuyến khích
- Giáo dục trẻ biết chăm luyện tập thể dục cho người mạnh khỏe.
3. Hoạt động 3: Bé thư giãn
- Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1-2 vòng
- Trẻ đi vòng tròn kết hợp thực hiện các kiểu đi ,chạy
- Quay phải,trái
- 4- lần
- 2 lần x8 nhịp
- 2 1ần x 8 nhịp
- 2 lần x 8 nhịp
- 2 lần x 8 nhịp
- Trẻ chơi hứng thú
- Lắng nghe
- Trẻ đi nhẹ nhàng
II.VỆ SINH ĂN TRƯA:
1.Vệ sinh cá nhân:
- Cho lần lượt từng nhóm trẻ rửa tay trước khi ăn;
- Cô hướng dẫn để trẻ kê bàn ghế để ăn trưa.
2.Ăn trưa:
- Cô chia cơm cho trẻ
- Hình thành cho trẻ thói quen vệ sinh trong ăn uống: biết mời cơm; khi ăn không nói chuyện; ăn không rơi vãi...
- Trẻ ăn xong nhắc trẻ cất bát, ghế đúng nơi quy định;
- Trẻ cùng cô thu dọn bàn ghế, vệ sinh nơi ăn.
III.NGỦ TRƯA
- Cô chuẩn bị phòng ngủ cho trẻ;
- Cô bao quát trẻ ngủ: đảm bảo trẻ có giấc ngủ sâu.
- Trẻ ngủ đủ thời gian theo quy định.
	--------------------------***---------------------------------
	B- HOẠT ĐỘNG CHIỀU:
I.VỆ SINH CÁ NHÂN- THỂ DỤC CHỐNG MỆT MỎI- ĂN QUÀ CHIỀU:
- Trẻ ngủ dậy đi vệ sinh, buộc tóc cho bé gái.
* Cho trẻ tập theo bài hát “Nắng sớm”
- Cho trẻ ăn quà chiều.
II.CHƠI, HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH:
	* Mưa rơi
1. Chuẩn bị:
- Địa điểm: tại lớp học
- Băng nhạc, đài đĩa 
- Đàn organ
- Hình ảnh : Trời mưa, trời nắng, hình ảnh minh họa cho quá trình bốc hơi
- Những cái ô để cho trẻ chơi trò chơi
- Tranh về vùng núi Tây Bắc
2.Nội dung:
* Ổn định tổ chức: trò chuyện về mưa
- Cô có một câu đố chúng mình thử đoán xem đó hiện tượng gì nhé
 Nhiều hạt thi nhau
 Rơi mau xuống đất
 Không nhanh tay cất
 Ướt cả áo quần 
 Đố các con đó là hiện tượng gì?
- Các con hãy nhìn xem có đúng là mưa không nào? ( Cho trẻ xem hình ảnh trời mưa)
- Vậy ai giỏi nói cho cô biết những hạt mưa có từ đâu?
- Cho trẻ xem hình ảnh trời nắng , nước bốc hơi, tụ thành những đám mâykết hợp cô dùng lời giải thích : Ánh nắng mặt trời chiếu xuống nhưng dòng sông , suối , nước bốc hơi vào không khí, lên cao hơi nước ngưng tụ thành những đám mây.Những đám mây lên cao nữa gặp lạnh và một tia chớp rạch ngang bầu trời , một tiếng sét inh tai và thế là những hạt mưa rơi xuống đấy
- Vậy trời mưa giúp cho không khí như thế nào?
- Cây cối ra sao?
À đúng rồi những hạt mưa rất có ích cho đời sông của chúng ta đấy các con a. Mưa giúp cho cây cối xanh tươi, thi nhau ra hoa đậu quả, mưa giúp cho không khí trong lành , mát mẻ.
Giáo dục: Nếu khi trời mưa các con phải làm thế nào?
À khi trời mưa chúng mình phải nhanh chóng đi vào nhà , không đứng dưới gốc cây to, cột điện để tránh bị sét đánh đấy
* Nội dung trọng tâm: Nghe hát “ Mưa rơi” Dân ca Xá
Cho trẻ đọc bài thơ “mưa” của tác giả Lê Lâm và chuyển đội hình chữ u
Mưa ở trên trời
      Mưa rơi xuống đất
        Vừa ngồi trong nước
Đã nhào ra sân
         Mưa không có chân 
 Ở đâu cũng đến
Các con ạ mưa không chỉ được nhắc đến trong những bài thơ mà còn có cả trong những bài hát nữa . Mưa rơi cho cây tốt tươi búp chen lá trên cành, đó là nội dung bài hát “ Mưa rơi” dân ca Xá . Các con hãy lắng nghe cô hát nhé!
- Cô hát lần 1: Thể hiện tình cảm , dùng ánh mắt giao lưu với trẻ
+ Cô vừa hát bài gì?
+ Dân ca gì?
- Lần 2: Các con hãy cùng lắng nghe cô hát lại một lần nữa giai điệu bài hát “Mưa rơi” dân ca Xá và nhìn lên màn hình xem hình ảnh minh họa cho bài hát ( Cô đi thay trang phục)
- Từ vùng núi Tây Bắc cô về thăm lớp mình , thấy lớp minh ngoan học giỏi , bây giờ cô sẽ biểu diễn tặng lớp mình bài hát “Mưa rơi” dân ca xá đấy
- Cô hát lần 3: cô hát kết hợp biểu diễn các động tác minh họa
- Đàm thoại:
+ Cô vừa hát bài gi?
+ Bài hát thuộc dân ca gì?
+ Bài hát nói về điều gì?
+ Mưa rơi cho cây cối như thế nào?
+ Trong rừng các loại hoa ra sao?
Các con ạ “ rung rinh theo gió” nghĩa là mưa về nhưng cơn gió đến thì những cánh hoa lay nhẹ
+ Đầu sàn đôi chim cu đang làm gì?
+ Bên nương có tiếng gì vậy các con?
+ Trên nương có hương thơm gì?
+Những cây măng như thế nào?
+ Khi nhìn thấy cảnh vật như vậy con người cảm thấy như thế nào?
Các con ạ ! Bài hát kể về ở vùng núi Tây Bắc khi được đón những con mưa về thì cây tốt tươi, trăm hoa đua nở rung rinh trong gió , các loại chim thi nhau hót . Khi mưa về cảnh vật và con người ở nơi đây vui tươi, phấn khởi như đón một mùa bội thu
- Cô hát lần 4: Hát và khuyến khích trẻ hưởng ứng cùng cô
Nào bây giờ cô cùng các con đến thăm Tây Bắc và vui cùng Tây Bắc nhé ( Cô hát khuyến khích trẻ hát cùng cô)
* Nội dung kết hợp: +,Hát, vận động minh họa “ Cho tôi đi làm mưa với”
 Vừa rồi các con đã nghe cô hát bây giờ các con hãy lắng tai nghe xem cô đàn một đoạn trong bài hát gì nhé
- Cô đàn một đoạn trong bài hát “Cho tôi đi làm mưa với” của nhạc sỹ Hoàng Hà
- Ai nói cho cô biết đoạn nhạc vừa rồi có trong bài hát gì nào?
- Bài hát này do ai sáng tác?
- Cho cháu hát “ Cho tôi đi làm mưa với” cô kết hợp đệm đàn
-Bạn nhỏ trong bai hát nói gì với chị gió ?
- Bạn nhỏ muốn làm hạt mưa để làm gì?
Đúng rồi bạn nhỏ trong bài hát muốn làm hạt mưa , cho cây được xanh lá, cho hoa lá tốt tươi, muốn làm hạt mưa giúp ích cho đời .
- Để bài hát được hay hơn cô cháu mình cùng hát và vận động minh họa nhé
- Mời tổ , nhóm , cá nhân biễu diễn
+, Trò chơi : Ai nhanh nhất:
- Khi đi dưới mưa chúng mình cần có gi để che ? 
- Hôm nay cô chuẩn bị rất nhiều ô để lỡ chúng mình chúng mình gặp mưa sẽ có ô che, nhưng số ô không đủ cho cả lớp mình vì vậy cô cô sẽ cho các con chơi trò “Ai nhanh nhất”. Chúng ta vừa đi xung quanh những chiếc ô vừa hát khi nào cô hô “trời mưa” thì các con hay nhanh chân chọn cho mình một chiếc ô bạn nào chậm sẽ không có ô và phải ra ngoài một lần chơi
- Cho trẻ chơi
- Cô nhận xét quá trình chơi
3. Kết thúc: 
- Cho trẻ vận động bài hát “Bé yêu biển”
- Trẻ ra chơi	.
* Đánh giá cuối ngày:
1.Tình trạng sức khỏe của trẻ:
..
2.Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ:
3.Kiến thức, kỹ năng của trẻ:
......
..*****..
Ngày soạn: 19/4/2021
	Ngày dạy: Thứ 3 ngày 27/4/2021
A. HOẠT ĐỘNG SÁNG:
I.ĐÓN TRẺ: (Đã soạn thứ 2)
II.VỆ SINH ĂN TRƯA: (Đã soạn thứ 2)
III.NGỦ TRƯA: (Đã soạn thứ 2)
	--------------------------***---------------------------------
	B- HOẠT ĐỘNG CHIỀU:
I.VỆ SINH CÁ NHÂN- THỂ DỤC CHỐNG MỆT MỎI- ĂN QUÀ CHIỀU
II.CHƠI, HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH:
	*Trò chuyện về vai trò của nước:
1.Chuẩn bị:
- Bốn chai nước bằng thủy tinh có lượng nước khác nhau.
- Tranh ảnh nói về hoạt động sử dụng nước của con người và động vật, thực vật.
- Cây khô, đất khô.
- Trẻ: tâm sinh lý thoải mái.
2.Nội dung:
* Trò chuyện chủ điểm
- Trò chơi: Cây cao, cỏ thấp
- Vừa chơi trò chơi gì?
- Cây muốn xanh tốt thì cần phải làm gì?
- Nước có ở những đâu?
* Cô giới thiệu những chai nước. Trẻ quan sát. Cô hỏi: Những chai nước có mực nước khác nhau? Vì sao gỏ vào chai nước có những âm thanh khác nhau?
- Trẻ trả lời theo suy nhỉ của mình.
- Cô hỏi: Nước dung để làm gì?
- Cho trẻ xem hình về cảnh sử dụng nước đối với con người, sinh vật, thực vật
- Cô hỏi: Trong tranh mọi người sử dụng nước để làm gì?
- Những phương tiện gia thong nào đi ở dưới nước? Để làm gì?
- Những con vật nào sống dưới nước? Nếu không có nước thì điều gì sẽ xảy ra với chúng?
- Cho trẻ xem cây khô, đất khô. Cho trẻ sờ vào cây, vào đất, lấy tay ấn vào đất vào cây khô, đất khô như thế nào?
- Vì sao cây khô, đất khô?
- Nước có cần thiết đối với cây cối không? Vì sao?.
* Giáo dục trẻ
- Làm gì để bảo vệ nguồn nước?
- Nước có nhiều tác dụng, ngoài ra còn có những tác hại gì?
- Làm gì để phòng tránh lại các tác hại của nước?
3. Kết thúc: 
- Cho trẻ hát cho tôi đi làm mưa với
- Trẻ ra chơi./.
* Đánh giá cuối ngày:
1.Tình trạng sức khỏe của trẻ:
..
2.Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ:
3.Kiến thức, kỹ năng của trẻ:
......
..*****..
Ngày soạn: 19/4/2021
	Ngày dạy: Thứ 4 ngày 28/4/2021
A. HOẠT ĐỘNG SÁNG:
I.ĐÓN TRẺ: (Đã soạn thứ 2)
II.VỆ SINH ĂN TRƯA: (Đã soạn thứ 2)
III.NGỦ TRƯA: (Đã soạn thứ 2)
	--------------------------***---------------------------------
	B- HOẠT ĐỘNG CHIỀU:
I.VỆ SINH CÁ NHÂN- THỂ DỤC CHỐNG MỆT MỎI- ĂN QUÀ CHIỀU
II.CHƠI, HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH:
	*Truyện: Nàng tiên mưa
1 .Chuẩn bị: 
- Địa điểm: tại lớp học
- Tranh minh họa truyện
- Tâm sinh lý thoải mái
2.Nội dung:
* Ổn định tổ chức, khơi gợi hứng thú.
- Các con có muốn chơi trò chơi không? Cô và các con cùng chơi trò “Trời nắng trời mưa” nhé!
- Các con vừa chơi trò gì? Vậy khi trời mưa chúng mình cần phải làm gì?
- Các con có biết khi mưa bầu trời như thế nào?
- Mưa còn kèm theo hiện tượng gì?
- Khi trời mưa sẽ xuất hiện những đám mây đen và có cả sấm chớp nữa đấy vì thế chúng mình không nên ra ngoài khi trời mưa to các con nhớ chưa nào.
- Các con có biết vì sao lại có mưa không?
- Để biết vì sao lại có mưa, hôm nay cô cháu mình cùng đi khám phá thế giới tự nhiên cùng với bạn Vịt con nhé! Cô và vịt con sẽ kể cho các con nghe câu chuyện “Nàng tiên mưa” của tác giả Võ Thị Thương.
* Cô kể chuyện 
- Cô kể lần 1: Kết hợp với động tác.
- Cô vừa kể câu chuyện gì? Tác giả là ai?
- Cô kể lần 2: Kết hợp tranh minh họa.
- Cô vừa kể cho chúng mình nghe câu chuyện gì? Ai là tác giả?
- Trong câu chuyện có những nhân vật nào?
- Vịt con được mẹ cho đi đâu?
- Vịt con cùng đùa nghịch và trò chuyện với ai?
- Vịt con đã tìm thấy điều bất ngờ gì?
- Khi thấy nước biến thành hơi bốc lên trời Vịt con đã nghĩ như thế nào?
- Tiếng mưa rơi như thế nào?
- Vịt con cảm thấy như thế nào khi ngắm nhìn mưa rơi?
- Sau cơn mưa Vịt con thấy bầu trời như thế nào?
- Mưa có tác dụng gì?
- Vịt con đã hỏi hạt nước tí xíu điều gì?
- Giảng ND: 
- Gọi 2,3 trẻ kể lại chuyện dưới sự giúp đỡ của cô giáo.
3.Kết thúc:
- Trẻ ra chơi.
* Đánh giá cuối ngày:
1.Tình trạng sức khỏe của trẻ:
..
2.Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ:
3.Kiến thức, kỹ năng của trẻ:
......
..*****..
Ngày soạn: 19/4/2021
	Ngày dạy: Thứ 5 ngày 29/4/2021
A. HOẠT ĐỘNG SÁNG:
I.ĐÓN TRẺ: (Đã soạn thứ 2)
II.VỆ SINH ĂN TRƯA: (Đã soạn thứ 2)
III.NGỦ TRƯA: (Đã soạn thứ 2)
	--------------------------***---------------------------------
	B- HOẠT ĐỘNG CHIỀU:
I.VỆ SINH CÁ NHÂN- THỂ DỤC CHỐNG MỆT MỎI- ĂN QUÀ CHIỀU
II.CHƠI, HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH:
	*Chơi với góc thiên nhiên
1.Chuẩn bị:
- Góc thiên nhiên.
- Giẻ lau, xô nước.
- Trẻ tâm lý thoải mái.
2.Nội dung:
- Chủ đề chơi: Trẻ chăm sóc cây, hoa
- Trẻ chơi:
+ Cô cho trẻ nhận đồ dùng
+ Cô quan sát hành động chơi và trò chuyện với trẻ; giúp đỡ những trẻ còn lúng túng.
+ Tạo tình huống để trẻ giải quyết vấn đề.
+ Động viên, khuyến khích trẻ chơi vui vẻ.
3.Kết thúc:
- Nhận xét giờ chơi.
- Trẻ ra chơi.
* Đánh giá cuối ngày:
1.Tình trạng sức khỏe của trẻ:
..
2.Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ:
3.Kiến thức, kỹ năng của trẻ:
......
.*******************
Ngày soạn: 19/4/2021
	Ngày dạy: Thứ 6 ngày 30/4/2021
A. HOẠT ĐỘNG SÁNG:
I.ĐÓN TRẺ: (Đã soạn thứ 2)
II.VỆ SINH ĂN TRƯA: (Đã soạn thứ 2)
III.NGỦ TRƯA: (Đã soạn thứ 2)
	--------------------------***---------------------------------
	B- HOẠT ĐỘNG CHIỀU:
I.VỆ SINH CÁ NHÂN- THỂ DỤC CHỐNG MỆT MỎI- ĂN QUÀ CHIỀU
II.CHƠI, HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH:
*Chơi với góc khám phá khoa học:
1.Chuẩn bị:
- Đồ dùng tại góc phân vai: muối, chanh, đường, nước sạch
- Trẻ tâm lý thoải mái.
2.Nội dung:
- Chủ đề chơi: Tính chất của nước
- Trẻ chơi:
+ Cô cho trẻ nhận đồ dùng
+ Cô quan sát hành động chơi và trò chuyện với trẻ; giúp đỡ những trẻ còn lúng túng.
+ Tạo tình huống để trẻ giải quyết vấn đề.
+ Động viên, khuyến khích trẻ chơi vui vẻ.
3.Kết thúc:
- Nhận xét giờ chơi.
- Trẻ ra chơi.
* Đánh giá cuối ngày:
1.Tình trạng sức khỏe của trẻ:
..
2.Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ:
3.Kiến thức, kỹ năng của trẻ:
......

File đính kèm:

  • docxgiao_an_mam_non_lop_mam_chu_de_nuoc_va_cac_hien_tuong_tu_nhi.docx