Giáo án Mầm non Lớp Mầm - Chủ đề: Quê hương - Đất nước - Bác Hồ - Năm 2020
I. Đối với cô:
- Chuẩn bị một số nguyên vật liệu phế thải (Chai nhựa, hộp sữa nhựa ) đùng làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho chủ đề Quê hương-Đất nước-Bác Hồ , để làm một số sản phẩm như, gùi, rựa, rổ, nón, khung ảnh
- Chuẩn bị một số tranh ảnh liên quan đến chủ đề Quê hương-Đất nước-Bác Hồ.
- Sưu tầm các bài hát, bài thơ, ca dao, câu đố, câu chuyện về chủ đề Quê hương-Đất nước-Bác Hồ
- Phối hợp với phụ huynh về công tác chăm sóc-giáo dục. vận động phụ huynh tập cho trẻ biết một số đặc điểm nội bật trong chủ đề Quê hương-Đất nước-Bác Hồ.
- Giáo viên giới thiệu cho trẻ biết một số địa danh nổi tiếng trong nước, giới thiệu những đặc điểm nổi bật của quê hương, đồng thời giới thiệu một số địa điểm du lịch nơi mà trẻ sinh sống.
- Chuẩn bị các thẻ số 1, 2, 3, 4, 5 và một số lô tô về chủ đề . Một số đồ dùng để hướng dẫn trẻ.
MỤC TIÊU THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ CHỦ ĐỀ: QUÊ HƯƠNG – ĐẤT NƯỚC – BÁC HỒ Thời gian thực hiện: 2 tuần, từ ngày 29/6/2020 – 10/7/2020 Lĩnh vực Nội dung 1. Phát triển thể chất 1. Phát triển vận động: MT1: Biết bật tại chỗ, bật về phía trước MT2: Biết chạy, thay đổi tốc độ theo đúng hiệu lệnh. 2. Về dinh dưỡng: MT3: Biết các bữa ăn trong ngày và lợi ích của ăn uống đủ lượng đủ chất 2. Phát triển nhận thức 1. Toán: MT4: Biết nhận dạng và gọi tên các : hình tròn, hình vuông MT5: Biết đếm trên các đối tượng giống nhau và đếm đến 5. 2. KPXH MT6: Biết quan tâm, hứng thú với các sự vật, hiện tượng gần gũi, như chăm chú quan sát sự vật, hiện tượng; hay đặt câu hỏi về đối tượng. - Giáo dục trẻ tập trung chú ý, hoạt động cùng cô và các bạn, biết yêu quý quê hương, xóm làng, biết kính trọng Bác Hồ kính yêu. 3. Phát triển ngôn ngữ MT7: Đọc thuộc bài thơ, đồng dao, ca dao MT8: Biết kể lại truyện đơn giản đã được nghe với sự giúp đỡ của người lớn. - Biết phát âm rõ tiếng, đủ nghe, không nói lí nhí. 4. Phát triển tình cảm – xã hội MT9: Biết nhận ra hình ảnh của Bác Hồ kính yêu. MT10: Cố gắng thực hiện công việc đơn giản được giao như: chia đồ vẽ, xếp đồ chơi, lấy dĩa, khăn - Biết nhận ra hình ảnh của Bác Hồ kính yêu. MT11: Trẻ thích nghe kể chuyện, nghe hát, đọc thơ, xem tranh ảnh về Bác Hồ. 5. Phát triển thẩm mỹ 1. Âm nhạc: MT12: Hát tự nhiên, hát được theo giai điệu bài hát quen thuộc. 2.Tạo hình: MT13: Biết đặt tên cho sản phẩm tạo hình. - Trẻ biết phối hợp các kỹ năng cắt dán, tô màu, vẽ, để tạo thành các sản phẩm, thích thú với hoạt động cắt dán, tô, biết cách và mạnh dạn nêu ý tưởng, nhận xét của mình về các sản phẩm đó. CHUẨN BỊ THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ:QUÊ HƯƠNG-ĐẤT NƯỚC-BÁC HỒ. I. Đối với cô: - Chuẩn bị một số nguyên vật liệu phế thải (Chai nhựa, hộp sữa nhựa ) đùng làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho chủ đề Quê hương-Đất nước-Bác Hồ , để làm một số sản phẩm như, gùi, rựa, rổ, nón, khung ảnh - Chuẩn bị một số tranh ảnh liên quan đến chủ đề Quê hương-Đất nước-Bác Hồ. - Sưu tầm các bài hát, bài thơ, ca dao, câu đố, câu chuyện về chủ đề Quê hương-Đất nước-Bác Hồ - Phối hợp với phụ huynh về công tác chăm sóc-giáo dục. vận động phụ huynh tập cho trẻ biết một số đặc điểm nội bật trong chủ đề Quê hương-Đất nước-Bác Hồ. - Giáo viên giới thiệu cho trẻ biết một số địa danh nổi tiếng trong nước, giới thiệu những đặc điểm nổi bật của quê hương, đồng thời giới thiệu một số địa điểm du lịch nơi mà trẻ sinh sống. - Chuẩn bị các thẻ số 1, 2, 3, 4, 5 và một số lô tô về chủ đề . Một số đồ dùng để hướng dẫn trẻ. II. Đối với trẻ: - Trẻ biết được tên một số địa danh nổi tiếng trong nước, biết các danh lam thắng cảnh của quê hương.. - Trẻ biết Bác Hồ là ai, biết thể hiện tình cảm kính trọng và yêu quý Bác Hồ. - Trẻ hát thuộc các bài hát, Đọc thuộc các bài thơ liên quan đến chủ đề Quê hương - đất nước - Bác Hồ. - Chuẩn bị một số đồ dùng, đồ chơi, lô tô liên quan đến chủ đề - Chuẩn bị các thẻ chữ cái và chữ số 1, 2, 3, 4, 5 Một số đồ dùng, đồ chơi, lô tô liên quan đến chủ đề. III. Đối với phụ huynh: - Tuyên truyền vận động phụ huynh phối hợp với cô giáo rèn trẻ các kỷ năng làm vệ sinh cá nhân, biết lễ phép với cô giáo - Nhắc nhở trẻ biết tránh những nơi nguy hiểm như: ao, hồ, bể chứa nước, sông, suối - Phụ huynh nên trao đổi với giáo viên về vấn đề của trẻ như nội dung, kiến thức, kỹ năng giáo viên đã cung cấp cho trẻ để khi trẻ về nhà thì củng cố lại cho trẻ, nhằm giúp trẻ ghi nhớ, hiểu sâu nội dung chủ đề. - Vận động phụ huynh đóng góp nguyên vật liệu phế thải để làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ. MẠNG NỘI DUNG CHỦ ĐỀ : QUÊ HƯƠNG – ĐẤT NƯỚC – BÁC HỒ Quê hương của bé. ( 1 Tuần) - Tên gọi một số địa danh nổi tiếng. - Một số đặc trưng văn hóa: Truyền thống, phong tục, trang phục dân tộc, món ăn đặc sản, nghề truyền thống - Lễ hội âm nhạc, trò chơi dân gian. - Yêu mến quê hương, bảo vệ, giữ gìn môi trường, cảnh quan, bản sắc văn hóa. QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC – BÁC HỒ Bác Hồ kính yêu. ( 1 Tuần) - Bác Hồ: Lãnh tụ dân tộc Việt Nam. - Ngày sinh nhật Bác, quê Bác. - Một số địa danh Bác sống và làm việc.. - Tình cảm của Bác Hồ với các cháu thiếu nhi và tình cảm của các cháu đối với Bác. MẠNG HOẠT ĐỘNG CHỦ ĐỀ : QUÊ HƯƠNG – ĐẤT NƯỚC – BÁC HỒ Phát triển thể chất: Thể dục: - Bật tại về phía trước - Chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh Dinh dưỡng: - Các loại thực phẩm và thức ăn có lợi cho sức khỏe. - Biết các bữa ăn trong ngày và lợi ích của ăn uống đủ lượng đủ chất - Một số món ăn đặc sản của quê hương. Phát triển nhận thức: Làm quen với toán: - Nhận dạng hình tròn, hình vuông - Đếm đến 5, làm quen chữ số 5. Khám phá xã hội: - Trò chuyện về quê hương của bé - Trò chuyện về Bác Hồ kính yêu QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC - BÁC HỒ Phát triển ngôn ngữ - Thơ : Về quê. - Kể chuyện: Bác với thiếu nhi Tiệp Khắc. - Nghe đọc thơ, ca dao, đồng dao, kể chuyện về Quê hương-đất nước-Bác Hồ. * Tăng cường Tiếng Việt cho trẻ : vang ngân, Bác Hồ kính yêu, chen lấn... Phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội và Trẻ biết thể hiện tình cảm đối với Bác Hồ qua bài hát, đọc thơ, cùng cô kể chuyện về Bác. -Trẻ biết một số địa danh nổi tiếng, các danh lam thắng cảnh của quê hương, đất nước. Phát triển thẩm mỹ Tạo hình: - Tô màu dây cờ. Âm nhạc: - TTDH: bài hát “Quê hương tươi đẹp” - Nghe hát : bài hát “Quê hương” - TCAN: Tai ai tinh, Nghe âm thanh đoán tên nhạc cụ KẾ HOẠCH TUẦN I Chủ đề nhánh: Quê hương của bé ( Thời gian thực hiện 29/6 - 03/7/2020) Thứ Hoạt động Thứ 2 29/6/2020 Thứ 3 30/6/2020 Thứ 4 01/7/2020 Thứ 5 02/7/2020 Thứ 6 03/7/2020 Đón trẻ, điểm danh - Cô đến lớp, mở cửa phòng học thông thoáng. - Hướng dẩn trẻ cất đồ dùng cá nhân, cô trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ. - Cô điểm danh, hỏi trẻ bạn nào vắng học hôm đó. Thể dục sáng - Tập các động tác: Hồ hấp, tay, chân, bụng, bật trên nền nhạc của bài hát có trong chủ đề. Hoạt động có chủ định. TCTV Thông qua hoạt động học PTTC Bật về phía trước PTNT (KPXH) Trò chuyện về quê hương của bé. PTNN Thơ:Về quê PTNT (Toán) Nhận dạng hình tròn, hình vuông PTTM (ÂN) TTDH“Quê hương tươi đẹp” - Nhún người - Lấy đà - Danh lam thắng cảnh - Say sưa, - Chuyện trò. - Dạng hình tròn. - Dạng hình vuông - Thắm tươi - Thiết tha Chơi ngoài trời TCTV Thông qua hoạt động ngoài trời QS: Thời tiết TC: - Mèo đuổi chuột. - Lộn cầu vồng - Chơi tự do QS: Cây bàng TC:- Cướp cờ. - Chi chi chành chành - Chơi tự do QS: Bầu trời TC: Kéo co - Lộn cầu vồng - Chơi tự do QS: Vườn rau TC: - Bịt mắt bắt dê. - Nu na nu nống - Chơi tự do HĐVĐNT TC: Dung dăng dung dẻ - Chơi tự do - Luyện tập nghe, nói với các câu có chứa từ: thời tiết, nắng nóng,bóng mát, rau mồng tơi - Luyện tập một số câu và từ đã biết khác trong các tình huống phù hợp, thuận lợi. Hoạt đông góc TCTV Thông qua HĐ góc - Phân vai : Các cháu, cô giáo, hướng dẫn viên du lịch, Bác Hồ - Xây dựng: Cội Nguồn, Sân bay ASO, lăng Bác - Nghệ thuật: Sinh hoạt văn nghệ. . - Thiên nhiên: Chơi thả thuyền , Chơi với cát nước, đổ nước vào chai .- - - Học tập : Chơi tranh lô tô về chủ đề, nhận biết số 1- 5. - Nghệ thuật: Sinh hoạt văn nghệ - Thiên nhiên : Chăm sóc hoa, tưới cây.. . * TCTV: Luyện tập nghe, nói với các câu có chứa từ: quê hương, hướng dẫn viên, danh lam thắng cảnh, lịch sử Hoạt động chiều TCTV Thông qua HĐ chiều Làm quen Bài thơ “ Về quê” - Chơi tự do. - Chơi tự do. - Ôn toán Nhận dạng hình tròn, hình vuông Nêu gương cuối tuần. - Ôn luyện hoặc làm quen một số “từ và câu” mới: say sưa, dạng hình tròn, dạng hình vuông - Luyện tập một số câu và từ đã biết khác trong các tình huống phù hợp, thuận lợi. Trả trẻ - Chuẩn bị đồ dùng, làm vệ sinh và trả trẻ - Nhắc nhở trẻ chào cô, chào bạn trước khi ra về 1. Đón trẻ: 1.1 Mục đích yêu cầu: * Kiến thức: - Trẻ biết chào tạm biệt bố mẹ, chào cô, chào các bạn khi vào lớp, biết cất đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định. * Kỹ năng: - Rèn cho trẻ kỹ năng ghi nhớ, kỹ năng chào hỏi rõ ràng, kỹ năng sắp xếp đồ dùng gọn gàng. * Thái độ: - Trẻ ngoan ngoãn, lễ phép với cô giáo, ba mẹ và các bạn 1.2. Chuẩn bị: - Lớp học sạch sẽ, thoáng mát - Giá để đồ dùng cá nhân cho trẻ sạch sẽ, gọn gàng 1.3. Tổ chức hoạt động: Hoạt động của cô giáo Hoạt động của trẻ Hoạt động 1: Đón trẻ - Cô ân cần đón trẻ vào lớp. - Nhắc nhở trẻ chào cô, chào bố mẹ - Trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ, tuyên truyền cách chăm sóc trẻ có khoa học. Hoạt động 2: Trò chuyện - Cô trò chuyện với trẻ về nơi trẻ sống, những làng nghề truyền hống, nét văn hóa truyền thống lâu đời. - Cho trẻ xem tranh ảnh về quê hương của bé, các hoạt động, lễ hội văn hóa lớn hằng năm, nét văn hóa dân tộc, để trẻ tự thảo luận, trò chuyện với bạn. Hoat động 3: Chơi tự do - Trẻ chơi tự do với các bạn ở các góc. - Cho trẻ thu dọn đồ chơi gọn gàng và chuyển hoạt động - Trẻ chào bố mẹ, chào cô để vào lớp - Trẻ trò chuyện cùng cô và trò chuyện cùng các bạn - Trẻ chơi tự do ở các góc - Trẻ thu dọn đồ chơi đúng nơi quy định 2. Thể dục sáng: 2.1. Mục đích yêu cầu: * Kiến thức: - Trẻ biết khởi động cùng nhạc theo hướng dẫn của cô, biết phối hợp các vận động tinh, thô khi khởi động, biết tập các động tác theo bài hát “Quê hương tươi đẹp” một cách dẻo dai đúng nhịp. * Kỹ năng: - Rèn cho trẻ kỹ năng ghi nhớ, tập trung chú ý, kỹ năng xếp hàng, dãn hàng và thay đổi các động tác theo nhạc. * Thái độ: - Trẻ không xô đẩy khi tập thể dục, đoàn kết và nghiêm túc khi tập thể dục. 2.2. Chuẩn bị: * Đồ dùng của cô: - Xắc xô, nhạc * Đồ dùng của trẻ: - Sân tập sạch sẽ, thoáng mát 2.3. Tổ chức hoạt động: Hoạt động của cô giáo Hoạt động của trẻ Hoạt động 1: Khởi động: - Cho trẻ khởi động theo nhạc bài “Bài tập thể dục buổi sáng” đi kết hợp xoay cổ tay, cổ chân, thay đổi cách di chuyển chuẩn bị để tập bài phát triển chung Hoạt động 2: Trọng động: - Cô cùng trẻ tập kết hợp với bài hát “Quê hương tươi đẹp” * Động tác hô hấp : + Thổi bóng bay . * Động tác tay : + TTCB : Tư thế 2 tay thả xuôi . + Chân trái bước sang trái một bước, đưa hai tay dang ngang + Hai tay gập vào vai, thu chân về TTCB . * Động tác chân : + TTCB : Tư thế 2 tay thả xuôi . + Tay đưa hai bên, khụyu gối, tay đưa ra trước, về TTCB . * Động tác bụng: + TTCB : Tư thế 2 tay thả xuôi . + Tay đưa thẳng lên cao, cúi gập người, ngón tay chạm bàn chân, quay gối về TTCB * Động tác bật : Bật tại chổ theo nhịp. Hoạt động 3: Hồi tỉnh - Cho trẻ đi vòng tròn, hít thở nhẹ nhàng. - Trẻ thực hiện cùng cô - Trẻ tập cùng cô - Trẻ đi và hít thở nhẹ nhàng * Điểm danh: - Cô gọi tên từng cá nhân trẻ và chấm vào sổ theo dõi trẻ đến lớp - Mời trẻ lên gắn ký hiệu những bạn vắng mặt ở bảng bé ở nhà. 3. Hoạt động góc: 3.1. Mục đích yêu cầu: * Kiến thức: - Trẻ biết sử dụng các vật liệu khác nhau để xây dựng cổng làng, ngôi nhà - Trẻ biết chơi theo nhóm, biết phối hợp hành động chơi trong nhóm. - Biết vẽ, trang trí tô màu tạo thành bức tranh đẹp. - Trẻ biết yêu quê hương, đất nước. - Biết thỏa thuận với nhau về chủ đề, vai chơi. - Biết tiết kiệm nước. Biết giữ gìn đồ dùng, đồ chơi, cất đúng nơi quy định. * Kỹ năng: - Rèn kỹ năng giao tiếp mạnh dạn giữa các vai chơi. - Rèn cho trẻ có kỹ năng hợp tác nhường nhịn trong khi chơi. - Rèn cho trẻ kỹ năng chơi theo nhóm, thể hiện vai chơi, giao lưu giữa các góc chơi. - Rèn cho trẻ có kỹ năng nhận biết và tránh những nơi nguy hiểm. * Thái độ: - Trẻ hứng thú, tích cực với hoạt động - Nhẹ nhàng đoàn kết với bạn khi chơi, tôn trọng bạn chơi, giữ gìn đồ dùng đồ chơi. - Sau khi chơi biết thu dọn đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy định 3.2. Chuẩn bị: - Góc xây dựng: Một số nguyên vật liệu như: Gạch, hoa, hàng rào, rau - Góc phân vai: Đồ chơi nấu ăn, búp bê, bán hàng, các loại chai, ca, ống dẫn nướcđể chơi bán hàng. - Góc học tập: Một số đồ dùng học tập, tranh lô tô. Bút chì, vở. Một số tranh ảnh về các hoạt động, lễ hội lớn diễn ra hằng năm... - Góc nghệ thuật: Mũ múa cho trẻ, một số dụng cụ âm nhạc, giấy màu, đất nặn, kéo, hồ dán..... - Góc thiên nhiên: Bình tưới, dụng cụ xới đất, cát, nước... 3.3. Tổ chức hoạt động: Hoạt động của cô giáo Hoạt động của trẻ Hoạt động 1: Ổn định - Cô cùng trẻ đọc thơ “Về quê” trò chuyện về bài thơ và chủ đề - Cô hỏi trẻ giờ hoạt động và hỏi trong lớp có những góc chơi nào? - Cô hỏi trẻ thích chơi góc nào?, nội dung chơi từng góc? - Cô cho trẻ lấy kí hiệu và về gắn góc chơi mà trẻ thích. Hoạt động 2: Hoạt động chơi - Cho trẻ về nhóm và cùng thảo luận, phân công vai chơi với nhau. - Cô đi từng góc gợi mở và chơi cùng trẻ (cô giáo dục từng góc chơi) - Tạo cơ hội để trẻ thể hiện khả năng của mình - Tạo một số tình huống để trẻ được giao lưu giữa các nhóm chơi với nhau. - Cô đến từng góc chơi nhận xét nhẹ nhàng, tuyên dương các góc chơi tốt. - Động viên khuyến khích các góc chơi còn chậm để lần sau chơi tốt hơn. Hoạt động 3: Kết thúc giờ chơi - Nhận xét chung cả lớp và ra hiệu lệnh hết giờ và chuyển hoạt động - Đọc thơ và trò chuyện cùng cô - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ thảo luận và phân vai chơi - Trẻ chơi vui vẻ - Tập trung chú ý 4. Hoạt động vệ sinh ăn trưa - ăn chiều: 4.1. Mục đích yêu cầu: * Kiến thức: - Trẻ biết sắp xếp bàn ghế, biết làm vệ sinh trước khi ăn, biết tên các món ăn. Biết mời cô, bạn ăn cơm, * Kỹ năng: - Rèn cho trẻ kỹ năng tự phục vụ cho bản thân (xếp bàn ghế, làm vệ sinh cá nhân, tự xúc ăn...) * Thái độ: - Trẻ ăn hết xuất, không làm rơi vãi cơm, không nói chuyện riêng khi ăn. 4.2. Chuẩn bị: - Bàn ghế, tạp dề, khẩu trang, cơm (cháo), bát, thìa, đủ cho trẻ. 4.3. Tổ chức hoạt động: Hoạt động của cô giáo Hoạt động của trẻ Hoạt động 1: Ổn định - Cô cùng trẻ trò chuyện về những việc cần làm trước khi ăn? - Cô cho trẻ xếp bàn ghế và ra rửa tay để ăn cơm? (cô quan sát trẻ thực hiện) Hoạt động 2: Tổ chức cho trẻ ăn - Cô chia cơm (hoặc cháo) cho trẻ - Cô mời 2-3 trẻ lên bưng cơm cho các bạn - Cô nhắc trẻ mời cô, các bạn trước khi ăn - Cô hỏi trẻ tên món ăn và chất dinh dưỡng có trong món ăn - Cô mời trẻ ăn (cô quan sát nhắc nhở trẻ không nói chuyện trong giờ ăn, khi ăn không làm rơi vãi cơm,) - Cô chú ý động viên những cháu ăn ít, chậm ăn hết xuất đặc biệt lag những trẻ suy dinh dưỡng. Hoạt động 3: Kết thúc hoạt động - Sau khi trẻ ăn xong cô cho trẻ ra làm vệ sinh cá nhân - Cô lau dọn làm vệ sinh trong và ngoài lớp rồi chuyển hoạt động. - Trẻ trả lời (xếp bàn ghế, rửa tay...) - Trẻ thực hiện - Trẻ bưng cơm cho bạn - Trẻ mời cô, bạn - Trẻ ăn cơm - Trẻ làm vệ sinh, nghỉ ngơi 5. Các hoạt động chiều: 5.1. Hoạt động nêu gương: a. Mục đích yêu cầu: * Kiến thức: - Trẻ biết nêu tên, nêu nhận xét về những việc làm tốt của bạn để nêu gương và nhận xét được vì sao những bạn còn lại chưa được nêu gương và phải bị nhắc nhỡ * Kỹ năng: - Trẻ mạnh dạn, tự tin khi nêu những nhận xét về bạn * Thái độ: - Thông qua hoạt động nêu gương trẻ biết phấn đấu và làm nhiều việc tốt b. Chuẩn bị: - Nội dung nêu gương, mẫu gương bạn tốt, cờ c. Tổ chức hoạt động: Hoạt động của cô giáo Hoạt động của trẻ Hoạt động 1: Ổn định lớp - Cô cùng trẻ hát bài “Yêu Hà nội ” và trò chuyện về bài hát và chủ đề Hoạt động 2: Nêu gương bạn tốt - Cô trò chuyện cùng trẻ thế nào là con ngoan, thế nào là bạn tốt. - Tiếp theo cô cho trẻ nêu tên những bạn tốt trong lớp và hỏi tại sao? - Cô chốt lại câu trả lời về gương bạn tốt. Hoạt động 3: Cô phát phiếu bé ngoan - Cô cho những trẻ mà các bạn nêu tên đứng dậy để cắm cờ và nhận phiếu bé ngoan Hoạt động 4: Kết thúc hoạt động - Cô nhận xét tuyên dương trẻ - Cô dặn dò và động viên những cháu chưa được ngoan lắm để lần sau sẽ được cắm cờ và nhận phiếu bé ngoan. - Hát và trò chuyện cùng cô - Trẻ trả lời - Trẻ nêu gương - Trẻ lên cắm cờ - Trẻ chú ý lắng nghe 5.2. Hoạt động trả trẻ: a. Mục đích yêu cầu: * Kiến thức: - Trẻ biết tự vệ sinh cá nhân sạch sẽ, lấy đúng trang phục, túi, mũ trước lúc ra về - Trẻ biết chào cô chào bố (hoặc mẹ) khi ra về * Kỹ năng: - Rèn kỹ năng khéo léo, tính nhanh nhẹn, kỹ năng tự vệ sinh, kỹ năng ghi nhớ * Thái độ - Giáo dục trẻ tính cẩn thận, gọn gàng, ngăn nắp khi lấy đồ dùng hoặc khi tự làm vệ sinh; Thái độ lễ phép, ngoan ngoãn, vâng lời mọi người. b. Chuẩn bị: - Đồ dùng cá nhân trẻ: Khăn, ca c. Tổ chức hoạt động: Hoạt động của cô giáo Hoạt động của trẻ Hoạt động 1: Ổn định - Cô lắc sắc xô gọi trẻ lại và nhắc nhỡ trẻ một số công việc trước lúc ra về Hoạt động 2: Cung cấp kiến thức - Trẻ chơi xong cô gọi từng tổ đi làm vệ sinh cá nhân - Cô quan sát nhắc nhở và hướng dẫn trẻ thực hiện đúng thao tác: Rửa mặt bằng khăn (lấy đúng khăn, thực hiện đúng thao tác theo hướng dẫn của cô, lau mặt xong cất khăn đúng nơi quy định) - Cô hướng dẫn trẻ chải tóc, sửa sang lại quần áo trước khi ra về Hoạt động 3: Trả trẻ - Hát bài “Đi học về” - Trả trẻ tận tay phụ huynh, nhắc nhở cháu chào cô, chào ba mẹ, ông bà khi ra về. - Trẻ ổn định, lắng nghe - Trẻ làm vệ sinh cá nhân - Trẻ thực hiện - Trẻ hát cùng cô - Trẻ chào cô ra về KẾ HOẠCH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY Thứ 2 ngày 29 tháng 6 năm 2020 1. HOẠT ĐỘNG HỌC: LĨNH VỰC: PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT ĐỀ TÀI: BẬT VỀ PHÍA TRƯỚC I. Mục đích yêu cầu: 1. Kiến thức: - Trẻ nắm bắt được cách thực hiện bài tập vận động cơ bản “Bật về phía trước” 2. Kỹ năng: - Rèn luyện cho trẻ kỹ năng nhanh nhẹn, khéo léo, biết phối hợp hai tay, chân, cơ thể để thực hiện đúng bài tập vận động cơ bản. - Giúp trẻ phát triển các vận động thô, vận động tinh. 3. Thái độ: Trẻ hứng thú tham gia, có tinh thần học tập nghiêm túc, biết giúp đỡ lẫn nhau II. Chuẩn bị: 1. Đồ dùng của cô giáo: - Bóng, sọt đựng bóng - Mô hình sân tập: Vạch kẻ để tung bóng, vạch kẻ bật về phía trước - Sắc xô 2. Đồ dùng của trẻ: - Bóng, sọt đựng bóng - Mô hình sân tập: Vạch kẻ để tung bóng, vạch kẻ bật về phía trước 3. Nội dung tích hợp: - Tích hợp Âm nhạc III. Tổ chức hoạt động: Hoạt động của cô giáo Hoạt động của trẻ Hoạt động 1: Ổn định và khởi động - Gọi trẻ lại và hỏi trẻ: Để có sức khoẻ tốt hàng ngày chúng ta phải làm gì? Cô tóm tắt câu trả lời của trẻ rồi giới thiệu vào bài. - Hát: “Bài tập thể dục buổi sáng” chuyển động thành vòng tròn. Thực hiện các kiểu đánh tay, đi, chạy kết hợp theo hiệu lệnh của cô. - Về xếp thành 3 hàng ngang / 3 tổ Hoạt động 2: Trọng động a. Bài tập phát triển chung: - Hô hấp: Làm động tác gà gáy - Tay: Đưa tay dang ngang rồi đưa lên vai. - Chân: Đưa từng chân lên trước và khụy gối. - Bụng: Đưa tay lên cao, cúi gấp người về phía trước, mũi ngón tay chạm mũi bàn chân. - Bật: Bật chụm chân và tách chân. - Thực hiện động tác theo nhịp bài hát: Quê hương tươi đẹp. Tập động tác/1 lần hát. b. Vận động cơ bản: - Cô giới thiệu tên bài vận động: Bật về phía trước - Cô làm mẫu lần 1 không phân tích. - Cô làm mẫu lần 2 và phân tích. + TTCB: Hai tay chóng hong đứng trước vạch chuẩn. +Bật về phía trước: Hai tay chóng hong đứng trước vạch chỉ, khi nghe hiệu lệnh “bật” nhún người xuống để lấy đà, mắt nhìn về phía trước, bật lên thật mạnh về phía trước. - Hỏi lại tên vận động? - TCTV:Nhún người, hiệu lệnh * Trẻ luyện tập: - Mời cả lớp thực hiện theo 2 nhóm cùng lúc nhiều lần. - Cô bao quát sửa sai động viên trẻ khi trẻ thực hành. * Phút chống mệt mỏi: Cho trẻ chơi trò chơi: Gieo hạt. c. Ôn vận động cũ: “Tung bóng và bắt bóng” - Hỏi trẻ cách thực hiện bài tập tung bóng và bắt bóng? - TCTV: Tung bóng, bắt bóng - Cho cả lớp thực hiện ôn bài cũ “Tung bóng và bắt bóng” nhiều lần. Cô bao quát trẻ thực hiện. d. Vận động ôn luyện kết hợp cũ và mới: - Chia trẻ thành 2 hàng. - Cho trẻ thực hiện động tác “tung bóng và bắt bóng” thực hiện kết hợp Bật về phía trước. - Cô bao quát trẻ thực hiện. Hoạt động 3: Hồi tĩnh - Đi lại nhẹ nhàng, hít thở sâu. - Trẻ ổn định và khởi động theo hiệu lệnh của cô - Trẻ nghe nhạc và tập bài tập phát triển chung theo nhạc - Trẻ nghe và nhắc lại tên bài vận động - Trẻ quan sát - Trẻ quan sát và lắng nghe - Trẻ trả lời - Trẻ phát âm - Trẻ thực hiện - Trẻ chơi - Trẻ trả lời - Trẻ phát âm - Trẻ thực hiện bài v
File đính kèm:
- giao an chu de que huong dat nuoc Bac Ho_12924952.doc