Giáo án Mầm non Lớp Mầm - Chủ đề: Thế giới động vật - Đề tài: Đi theo đường dích dắc-Bật qua 3 vòng - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Phương Thảo

I - MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU

 1. Kiến thức

- Trẻ biết đi theo đường dích dắc đúng kĩ thuật, chân không chạm vạch.

- Trẻ biết bật qua 3 vòng đúng kỹ thuật, chân không dẫm vào vòng.

- Trẻ biết phối hợp tay, chân nhịp nhàng khi thực hiện vận động.

2. Kỹ năng :

- Rèn trẻ sự khéo léo, nhanh nhẹn, khả năng định hướng trong không gian.

3. Thái độ

- Trẻ hứng thú tham gia hoạt động.

- Giáo dục trẻ tinh thần đoàn kết tập thể và kỉ luật trong lớp học.

II - CHUẨN BỊ

1. Đồ dùng của cô:

- Giáo án. Giáo án điện tử.

- Đường dích dắc, vòng thể dục.

- Nấm, cà rốt, mũ thỏ, mũ gấu.

- Xắc xô.

2. Đồ dùng của trẻ:

 

doc8 trang | Chia sẻ: bachha2 | Ngày: 10/01/2025 | Lượt xem: 55 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Mầm - Chủ đề: Thế giới động vật - Đề tài: Đi theo đường dích dắc-Bật qua 3 vòng - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Phương Thảo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN 1
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
Chủ đề 	: Thế giới động vật
Đề tài 	: Đi theo đường dích dắc- Bật qua 3 vòng.
Đối tượng 	: 3- 4 tuổi
Thời gian 	: 25- 30 phút
Ngày soạn 	: 03/11/2018
Người soạn : Nguyễn Phương Thảo
Người dạy 	: Nguyễn Phương Thảo
Đơn vị 	:Trường mầm non Kinh Bắc- TP. Bắc Ninh
I - MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU
 1. Kiến thức
- Trẻ biết đi theo đường dích dắc đúng kĩ thuật, chân không chạm vạch.
- Trẻ biết bật qua 3 vòng đúng kỹ thuật, chân không dẫm vào vòng.
- Trẻ biết phối hợp tay, chân nhịp nhàng khi thực hiện vận động.
2. Kỹ năng :
- Rèn trẻ sự khéo léo, nhanh nhẹn, khả năng định hướng trong không gian.
3. Thái độ
- Trẻ hứng thú tham gia hoạt động.
- Giáo dục trẻ tinh thần đoàn kết tập thể và kỉ luật trong lớp học.
II - CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng của cô:
- Giáo án. Giáo án điện tử.
- Đường dích dắc, vòng thể dục.
- Nấm, cà rốt, mũ thỏ, mũ gấu.
- Xắc xô.
2. Đồ dùng của trẻ:
- Mỗi trẻ 1 mũ thỏ.
- Hai đường dích dắc, vòng thể dục.
- Trang phục gọn gàng.
III. TIẾN HÀNH
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HĐ CỦA TRẺ
1. Hoạt động 1: Ổn định- Gây hứng thú (1- 2 phút).
- Bác Gấu xuất hiện, chào cả lớp, giới thiệu khách mời.
- Thỏ mẹ xuất hiện: “ Thỏ mẹ chào bác Gấu, chào các con. Các con ơi. 
+ Khi mẹ đi chợ, các con ở nhà có ngoan không? 
+ Các con có khỏe không?
+ Có bạn nào bị đau tay, đau chân không?
+ Thỏ mẹ đi chợ mua được cái gì đây các con?
À đúng rồi. Thỏ mẹ mua được rất nhiều vòng đẹp đấy. Thỏ mẹ tặng cho các con vòng để cùng nhau rèn luyện sức khỏe nhé”
2. Hoạt động 2: Bài mới ( 20 – 25 phút).
a. Khởi động:
- Cô cho trẻ đi vòng tròn kết hợp các kiểu đi: đi thường- đi bằng gót chân- đi thường- đi bằng mũi chân- đi thường- chạy chậm- chạy nhanh- chạy chậm- đi thường theo giai điệu bài hát “ Chú thỏ ngọc”.
b. Trọng động:
* Bài tập phát triển chung:
- Cô cho trẻ đứng vòng tròn tập các động tác thể dục: tay, chân, bụng, bật theo giai điệu bài hát “ Chú thỏ con” kết hợp với vòng.
* Vận động cơ bản:
- Cô cho trẻ chuyện đội hình thành hai hàng, đứng đối diện nhau.
- Các con ơi, vườn cà rốt nhà mình đã đến ngày thu hoạch rồi. Để đi được vào vườn cà rốt, các con phải: “ đi theo đường dích dắc - bật qua 3 vòng” thì mới vào vườn được đấy. Các con có muốn giúp mẹ không nào?
-Bây giờ bạn thỏ nào giỏi lên đi thử cho mẹ xem nào?(Cô mời 2 trẻ lên trải nghiệm)
- Cô làm mẫu: 
+ Lần 1: Không giải thích.
+ Lần 2: Phân tích động tác: 
- Tư thế chuẩn bị: Thỏ mẹ đứng trước vạch chuẩn, mắt nhìn thẳng về phiá trước. Khi có hiệu lệnh, thỏ mẹ bước vào trong đường dích dắc, khi đi đầu giữ ngay nhắn, mắt nhìn thẳng, tay vung tự nhiên, chân không dẫm vào cỏ ven đường. Đến hết đường dích dắc, đứng trước vạch kẻ, hai tay thỏ mẹ chống hông, khi có hiệu lệnh, thỏ mẹ nhún chân và bật liên tục qua 3 vòng sao cho chân không chạm vòng, tiếp đất nhẹ nhàng bằng hai mũi bàn chân. Sau đó đi về cuối hàng đứng.
- Cô mời lần lượt từng trẻ lên thực hiện. Cô quan sát, sửa sai cho trẻ.
- Thi đua 2 đội:
+ Thi hái cà rốt: Các con ơi, bây giờ chúng mình cùng nhau thi đua xem đội nào thu hoạch được nhiều cà rốt giúp Thỏ mẹ nhé. Các con nhớ phải đi không chạm vạch, bật qua 3 vòng liên tiếp không chạm vòng, chú thỏ nào bật đúng mới được hái cà rốt nhé.
+ Thi hái nấm: (Tăng độ khó cho trẻ thực hiện.)
 - Bác Gấu ơi, Bác Gấu thấy các bạn Thỏ thực hiện vận động thế nào?
- Bác Gấu thấy các bạn thỏ đi trong đường hẹp bật qua 3 vòng đi hái cà rốt rất giỏi. Nhà bác Gấu cũng có một vườn nấm muốn nhờ các bạn Thỏ hái giúp. Nhưng đường ra vườn nhà bác Gấu sẽ khó đi hơn vì nó nhỏ hơn con đường vừa nãy đấy. Các bạn Thỏ đã sẵn sàng hái nấm giúp bác Gấu chưa nào?
- Cô cho trẻ thực hiện chú ý bao quát trẻ.
* Củng cố:
- Cô hỏi lại trẻ tên vận động.
- Cô mời trẻ lên thực hiện lại vận động.
* Giáo dục: Các con ơi, ngoài việc chúng ta phải ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng, thì các con phải thường xuyên tập luyện thể dục để cơ thể chúng ta cao lớn, khỏe mạnh, các con nhớ chưa nào?
c. Hồi tĩnh.
- Trẻ đi lại nhẹ nhàng theo vòng tròn trên nên nhạc bài “ Cò lả”
3. Hoạt động 3: Kết thúc (1 -2 phút).
Các chú thỏ con ơi, giờ học của chúng mình đến đây là kết thúc rồi các con khoanh tay chào tạm biệt các cô nào.

- Trẻ chào cô giáo.
- Trẻ trả lời.
- Vòng ạ.
- Trẻ đi theo hiệu lệnh của cô.
- Trẻ tập thể dục theo cô.
- Trẻ chuyển đội hình.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ lên trải nghiệm.
- Trẻ quan sát.
- Trẻ quan sát.
- Trẻ thực hiện.
- Trẻ thi đua.
- Trẻ thi đua.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ trả lời
- Trẻ thực hiện.
GIÁO ÁN 2
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
Hoạt động 	: Làm quen với văn học
Chủ đề 	: Thế giới động vật
Đề tài 	: Truyện “Gà Trống và Vịt Bầu”
Đối tượng 	: 3- 4 tuổi
Thời gian 	: 25- 30 phút
Ngày soạn 	: 03/11/2018
Người soạn : Nguyễn Phương Thảo
Người dạy 	: Nguyễn Phương Thảo
Đơn vị 	:Trường mầm non Kinh Bắc- TP. Bắc Ninh
I - MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU
 1. Kiến thức
- Trẻ nhớ tên truyện, tên các nhân vật trong truyện: Gà trống, Vịt Bầu, bố mẹ 2 bạn, bác Ngỗng nâu.
- Hiểu được nội dung truyện: Gà trống vì kiêu căng và không nghe lời bố mẹ nghe lời Vịt Bầu, mà suýt bị chết đuối.
2. Kỹ năng :
- Rèn kỹ năng quan sát, ghi nhớ có chủ định.
- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ, phát âm chính xác, biết trả lời câu hỏi rõ ràng, mạch lạc.
3. Thái độ
- Trẻ hứng thú tham gia hoạt động.
- Giáo dục trẻ ngoan ngoãn biết vâng lời bố mẹ, không ham chơi, kiêu căng, biết chăm sóc và yêu quý các con vật nuôi.
II - CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng của cô:
- Giáo án. Giáo án điện tử.
- Các nhân vật trong truyện, tranh minh họa truyện.
- Rối tay các nhân vật.
- Mũ gà trống.
2. Đồ dùng của trẻ:
- Mũ gà, mũ vịt đủ số lượng trẻ
- Trẻ ngồi theo hình chữ U, lớp học sạch sẽ thoáng mát.
III. TIẾN HÀNH
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HĐ CỦA TRẺ
1. Hoạt động 1: Ổn định- Gây hứng thú ( 2-3 phút).
- Các con ơi, hôm nay nghe tin lớp mình ngoan và học giỏi nên có các cô giáo trong Phòng GD & ĐT Bắc Ninh về thăm lớp mình đấy. Các con hãy nổ 1 tràng pháo tay thật lớn để chào đón các cô nào!
Các con ơi! Bây giờ chúng mình cùng hát tặng các cô một bài hát nhé. Mời cô Hường hát cùng cả lớp nào. Cô cho trẻ hát và vận động bài hát: “ Gà trống thổi kèn”.
- Đàm thoại: 
+ Các con vừa hát bài hát gì?
+ Các con vừa hát bài hát nói đến con vật gì?
+ Các con thấy cô đội mũ con gì trên đầu? 
- Các con ơi. Nhắc đến gà trống cô biết có một câu chuyện rất hay nói về 1 chú gà trống đấy. Đó là câu truyện “ Gà trống và Vịt bầu”. Các con cùng ngồi xuống và nghe cô kể câu truyện nhé.
 2. Hoạt động 2: Bài mới ( 20- 25 phút)
* Cô kể chuyện cho trẻ nghe :
- Cô kể lần 1: Diễn cảm kết hợp cử chỉ, điệu bộ trên nền nhạc không lời.
- Đàm thoại:
+ Bạn nào giỏi cho cô biết cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện gì?
+ Trong câu chuyện có những nhân vật nào?( Gà trống, Vịt ầu, bố mẹ của bạn Gà trống và Vịt bầu, bác Ngỗng nâu)
- Tóm tắt nội dung: Câu chuyện “Gà trống và Vịt bầu” kể về đôi bạn rất thân là Gà trống và Vịt bầu. Nhưng vì không nghe lời bố mẹ dặn, nên khi đi chơi bạn Gà trống đã bị rơi xuống sông. Bạn Vịt bầu và bác Ngỗng nâu đã cứu sống Gà trống. Kể từ đó Gà trống bỏ được tính kiêu căng và luôn nghe lời bố mẹ dặn.
- Kể lần2 : Cô kể kết hợp tranh minh họa.
- Các con ơi, cô Hường đã làm được các nhân vật rất đẹp trong câu truyện “ Gà trống và vịt bầu” tặng các đấy. Bây giờ cô mời các con cùng về nhóm để hoàn thiện giúp cô Hường các bức tranh minh họa truyện nhé. (Trẻ về 3 nhóm hoàn thiện các bức tranh.)
- Cô thấy các con đã giúp cô hoàn thiện bức tranh rồi. Để minh họa câu truyện được đầy đủ cô Ngọc sẽ thêm 1 bức tranh nữa mà cô đã làm xong. Bây giờ cô mời các con nghe lại câu truyện “ Gà trống và vịt bầu” qua lời kể của cô Ngọc và cô Hường nhé. (Cô kể lần kết hợp tranh minh họa.)
* Đàm thoại nội dung truyện:
+ Gà trống có tính tình như thế nào?
+ Còn Vịt bầu thì như thế nào?
+ Khi Gà trống và Vịt bầu xin đi chơi, bố mẹ hai bạn dặn điều gì?
+ Khi Gà trống muốn sang sông chơi, Vịt bầu đã nói gì với Gà trống?
+ Điều gì xảy ra với gà Trống ? 
+ Ai đã cứu bạn gà Trống ? 
- Cô mời các con cùng đứng dậy hát và vận động bài “ Chú gà, chú vịt” để đón chào một món quà mà cô dành tặng lớp mình.
- Kể lần 3: Kể chuyện kết hợp diễn rối.
- Và điều bất ngờ đó là sau đây mời các con đến với vở kịch rối “ Gà trống và vịt bầu” do các cô giáo biểu diễn nhé.
* Giáo dục: “ Các bạn nhỏ ơi. Các bạn nhớ luôn phải nghe lời ông bà, bố mẹ. Khi đi đâu, làm gì phải suy nghĩ thật kĩ trước khi làm nhé, phải luôn đoàn kết, giúp đỡ bạn bè khi gặp khó khăn. Khi được người khác giúp đỡ thì phải nhớ lời cảm ơn. Các bạn nhớ chưa nào.” 
3. Hoạt động 3: Kết thúc (1- 2 phút).
Cô và cả lớp, hát bài “ Đàn vịt con ” và ra ngoài.

- Trẻ chào cô giáo.
- Trẻ vỗ tay.
- Trẻ hát.
- Bài: “ Gà trống thổi kèn” ạ
- Con gà trống ạ
- Con gà trống ạ.
- Trẻ lắng nghe.
- 1-2 trẻ trả lời.
- 2-3 trẻ kể tên nhân vật.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ dán các nhân vật để hoàn thiện tranh.
- Trẻ lắng nghe
- 2-3 trẻ trả lời.
- 2-3 trẻ trả lời.
- 2-3 trẻ trả lời.
- 2-3 trẻ trả lời.
- 2-3 trẻ trả lời.
- 2-3 trẻ trả lời.
- Trẻ hát.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ hát vận động và ra ngoài.

File đính kèm:

  • docgiao_an_mam_non_lop_mam_chu_de_the_gioi_dong_vat_de_tai_di_t.doc
Giáo Án Liên Quan