Giáo án mầm non lớp mầm - Kế hoạch hoạt động chủ đề: Bản thân

I. Phát triển thể chất

1. Có khả năng thực hiện được các vận động: đi, chạy, nhảy, leo, trèo theo nhu cầu của bản thân.

2. Biết ích lợi của món ăn hàng ngày với sức khỏe bản thân, chấp nhận ăn nhiều thức ăn khác nhau.

3. Nhận ra một số vật dụng nơi nguy hiểm, không đến gần.

4. Thực hiện một số việc đơn giản: rửa tay, lau mặt, súc miệng, tháo tất, cởi quần áo với sự giúp đỡ (CS 9)

II. Phát triển nhận thức

5. Biết tên, tuổi, giới tính và một số đặc điểm về hình dáng bên ngoài, sở thích riêng.

6. Nhận biết và biết tên một số bộ phận của cơ thể, các giác quan, chức năng chính của chúng.

7. Biết đếm trên đối tượng và nhận ra số lượng trong phạm vi 2, nhận biết 1 và nhiều.

8. Nhận đúng tay trái- tay phải của bản thân.

 

doc119 trang | Chia sẻ: trunghieu02 | Lượt xem: 1637 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án mầm non lớp mầm - Kế hoạch hoạt động chủ đề: Bản thân, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG MẦM NON NGUYỄN VIẾT PHONG
 Kế hoạch hoạt động 
Chủ đề: Bản thân
 Giáo viên: Trương Thị Hoa
Phụ trách lớp: Bé 1
Địa điểm: Cơ sở 1
 Thủy phương, ngày 28/ 09/ 2015
 MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ
I. Phát triển thể chất
1. Có khả năng thực hiện được các vận động: đi, chạy, nhảy, leo, trèo theo nhu cầu của bản thân.
2. Biết ích lợi của món ăn hàng ngày với sức khỏe bản thân, chấp nhận ăn nhiều thức ăn khác nhau.
3. Nhận ra một số vật dụng nơi nguy hiểm, không đến gần.
4. Thực hiện một số việc đơn giản: rửa tay, lau mặt, súc miệng, tháo tất, cởi quần áo với sự giúp đỡ (CS 9)
II. Phát triển nhận thức
5. Biết tên, tuổi, giới tính và một số đặc điểm về hình dáng bên ngoài, sở thích riêng.
6. Nhận biết và biết tên một số bộ phận của cơ thể, các giác quan, chức năng chính của chúng.
7. Biết đếm trên đối tượng và nhận ra số lượng trong phạm vi 2, nhận biết 1 và nhiều.
8. Nhận đúng tay trái- tay phải của bản thân.
III. Phát triển ngôn ngữ
9. Hiểu và thực hiện yêu cầu đơn giản của người khác.
10. Biết sử dụng các từ chỉ bộ phận của cơ thể, các giác quan, các từ chỉ về chức năng của chúng.
11. Biết diễn đạt các nhu cầu, mong muốn và kể về bản thân bằng các câu đơn giản khi được hỏi.
12. Mạnh dạn và thích giao tiếp bằng lời nói với những người gần gũi xung quanh.
IV. Phát triển tình cảm xã hội
13. Nói được tên, tuổi, giới tính của bản thân, tên của bố mẹ (CS 23)
14. Cùng chơi với các bạn (CS 25)
15. Biết sử dụng một số công cụ, vật liệu để tạo ra sản phẩm tạo hình đơn giản.
16. Thích tham gia hoạt động múa, hát và thích hát một số bài hát về chủ điểm Bản thân
VI. Phát triển thẩm mĩ.
17. Cảm nhận được sự yêu thương, chăm sóc của người khác đối với bản thân. Biết quan tâm đến những người xung quanh.
18. Bước đầu biết thể hiện tình cảm yêu- ghét, nhận biết một số cảm xúc: vui, buồn, tức giận, sợ hãi qua các cử chỉ hành động và lời nói.
19. Biết thực hiện một số quy định ở trường, lớp và ở nhà khi được nhắc nhở.
20. Biết lắng nghe, có cử chỉ lễ phép, lịch sự với mọi người xung quanh.
CHUẨN BỊ THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ
1. Đối với giáo viên
- Địa điểm sạch sẽ, thoáng mát.
- Tranh ảnh, sách, truyện về chủ đề bản thân.
- Lựa chọn một số trò chơi, bài hát, câu chuyệnliên quan đến chủ đề.
- Đồ dùng, đồ chơi lắp ghép, xây dựng, đồ chơi.
- Dụng cụ vệ sinh, trang trí lớp.
2. Đối với trẻ
 - Bút màu, đất nặn, giấy vẽ, giấy báo.
 - Vở tạo hình, tập tô, toán.
3. Đối với phụ huynh
- Phối hợp với cô giáo sưu tầm đồ dùng, đồ chơi.
- Trao đổi với phụ huynh để cùng phối hợp tốt thực hiện chủ đề.
MẠNG NỘI DUNG
Cơ thể tôi
- Cơ thể tôi gồm các bộ phận khác nhau: tên gọi, đầu, thân, mình, 2 chân, 2 tay và chức năng của chúng.
- Tôi có 5 giác quan và tôi nhận biết mọi thứ xung quanh bằng giác quan.
- Cơ thể khỏe mạnh, giữ gìn vệ sinh cơ thể và các giác quan.
Tôi là ai?
- Một số đặc điểm riêng: Họ và tên, tuổi, giới tính, ngày sinh nhật, dáng vẻ bên ngoài và những người thân gần gũi của tôi.
- Tôi có những điều thích và không thích, những hoạt động tôi yêu thích và có thể làm được.
- Tình cảm của tôi với những người thân và tôi có những cảm xúc vui- buồn, sung sướng- tức giận, sợ hãi.
- Hành vi ứng xử lịch sự và lễ phép.
BẢN THÂN
Tôi cần gì để lớn lên và khỏe mạnh?
- Ăn nhiều loại thức ăn khác nhau để lớn lên và khỏe mạnh.
- Tôi luôn được những người thân trong gia đình, cô bác trong trường mầm non yêu thương và chăm sóc.
- Những đồ chơi yêu thích và bạn bè.
MẠNG HOẠT ĐỘNG
* Phát triển thể chất
- Nhận biết các sản phẩm có lợi cho sức khỏe của bé qua tranh.
- Thực hành luyện tập kĩ năng tự phục vụ: đánh răng, lau mặt, rửa tay, cầm thìa xúc cơm, đi dép, mở nút
- Tập các BTPTC: “Chân bé đâu, tay bé đâu”, “Ồ sao bé không lắc”.
- Tập phối hợp các vận động chân tay: bò theo đường thẳng, bật về phía trước, ném bóng trúng đích.
- Luyện tập, củng cố vận động: đi trong đường hẹp, đi chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh
- TCVĐ: Trời nắng trời mưa, về đúng nhà, con sói xấu tính, tạo dáng
* Phát triển ngôn ngữ
- Nghe truyện: “Ba cô tiên”, “Chú vịt xám”
- Nghe đọc, kể lại chuyện: “Cậu bé mũi dài”, “Câu chuyện của tay phải, tay trái”, “Gấu con đau răng”, “Cậu bé biết lỗi”.
- Kể chuyện qua tranh về giữ gìn vệ sinh răng miệng.
- Đọc thơ: “Bé ơi”, “Chơi ngoan” “Bạn của bé” và các bài thơ về các giác quan.
* Phát triển nhận thức:
- LQVT: Nhận biết tương ứng 1- 1. Nhận biết hình vuông- hình tròn và gọi tên.
+ Nhận biết tay phải tay trái, đếm số lượng các bộ phận cơ thể, các giác quan; đếm nhận biết số lượng trong phạm vi 2.
- KPKH: Trò chuyện, đàm thoại, tìm hiểu về bản thân: họ tên, tuổi, giới tính, ngày sinh nhật, đặc điểm hình dáng bên ngoài, sở thích, những người thân trong gia đình, bạn bè cùng lớp, các bộ phận trong cơ thể, các giác quan và chức năng 
* Phát triển thẩm mĩ
- Âm nhạc: Hát: “Hãy xoay nào”, “Mừng sinh nhật”, “Nào! Chúng ta cùng tập thể dục”, “Tay thơm tay ngoan”,
+ Nghe hát: “Chỉ có một trên đời”, “Vì sao mèo rửa mặt”.
+Trò chơi: “Ai đoán giỏi”
- Tạo hình: Tô màu cái váy, tô màu gấu bông, tô màu mũ bé trai, mũ bé gái, trang trí khăn mùi soa
Phát triển tình cảm xã hội
- Tìm hiểu những cảm xúc vui- buồn, tức giận- sợ hãi
- Tổ chức ngày sinh nhật 
- Trò chơi đóng vai: Phòng khám răng, mẹ- con..
- Xây dựng công viên cây xanh, vườn hoa, đường về nhà bé 
KẾ HOẠCH CHỦ ĐỀ: BẢN THÂN
(Thời gian thực hiện: 3 tuần, từ 28/09/2015- 16/10/2015)
Tuần
Thời 
Điểm
 Tuần I
T2
T3
T4
T5
T6
Đón trẻ, điểm danh
- Đón trẻ vào lớp, hướng dẫn trẻ cất đồ dùng cá nhân.
- Giới thiệu góc đặc trưng của chủ đề: Tôi là ai?
- Gợi ý trẻ vào nhóm chơi.
Thể dục sáng
1. Khởi động: Đi các kiểu chân.
2. Trọng động:
Hô hấp: thổi nơ
BTPTC: 
 Tay: Đứng thẳng, hai chân ngang vai.
	Chân : Khụy gối.
	Bụng- lườn : Đứng cúi người về phía trước
	Bật : Bật tách chân.
3. Hồi tĩnh: Thả lỏng, điều hòa.
Hoạt động học có chủ đích
TDGH
Đi trong đường hẹp
KPKH
Trên mặt bé có gì?
HĐTH
Tô màu mũ bé trai, bé gái
LQVH
Truyện: “Mỗi người mỗi việc”
HĐAN
Dạy vận động: “Tay thơm tay ngoan”
Hoạt động ngoài trời
- Quan sát: Vườn hoa mười giờ
- TCVĐ: Mèo đuổi chuột
- Quan sát: Cây bàng
- TCVĐ: Kéo co
- Quan sát: Vườn rau khoai
TCVĐ: Bắt chước dáng đi của con vật
- Quan sát: Dạo chơi sân trường
- TCVĐ: Cướp cờ
- Quan sát: Bầu trời
- TCVĐ: Bịt mắt bắt dê
Hoạt động góc
Góc xây dựng:
Xây dựng đường về nhà bé, xây nhà, xây công viên
Góc phân vai:
Phòng khám nha khoa, cửa hàng ăn uống, cửa hàng bách hóa..
Góc sách truyện:
Làm tranh những gì bé thích
Sưu tầm tranh ảnh liên quan đến chủ đề
Góc tạo hình 
Tô, cắt, dán, vẽ những đồ dung của bé
Góc âm nhạc:
Trẻ hát múa những bài hát có nội dung về chủ đề bản thân
Góc thiên nhiên: 
Nội dung chơi: Chăm sóc cây
+ Yêu cầu: Trẻ biết tưới nước, nhặt lá vàng cho cây.
+ Chuẩn bị: Một số cây và bình phun nước.
Hoạt động chiều
Ôn trò chơi: “Con thỏ” 
Ôn quy trình rửa tay cho trẻ
Dạy trẻ trò chơi mới 
Dạy trẻ trò chơi: 
“Rồng rắn”
Văn nghệ cuối tuần
Tuần
Thời
 điểm
Tuần II
T2
T3
T4
T5
T6
Đón trẻ, điểm danh
- Đón trẻ vào lớp, hướng dẫn trẻ cất đồ dùng cá nhân.
- Giới thiệu góc đặc trưng của chủ đề 
- Gợi ý trẻ vào nhóm chơi
Thể dục sáng
1. Khởi động: Đi các kiểu chân.
2. Trọng động:
Hô hấp: thổi nơ
BTPTC: 
 Tay: Đưa tay lên cao, ra trước, sang ngang
	Chân : Khụy gối.
	Bụng- lườn : Đứng cúi người về phía trước
	Bật : Bật tách chân.
3. Hồi tĩnh: Thả lỏng, điều hòa.
Hoạt động học có chủ đích
TDGH
Bật xa 25 cm
LQVT
So sánh to nhỏ giữa 2 đối tượng
HĐTH
Tô màu gấu bông
LQVH
Thơ: “Đôi mắt của em”
HĐÂN
Dạy hát: “Rửa mặt như mèo”
Hoạt động ngoài trời
- Quan sát: Trường mầm non
- TCVĐ: Chuyền bóng
- Quan sát: Xích đu
- TCVĐ: Mèo đuổi chuột
- Quan sát: Bầu trời
- TCVĐ: Bịt mắt bắt dê
- Quan sát: Cơ thể bé
- TCVĐ: Kéo co
- Quan sát: Vườn rau cải
- TCVĐ: Kéo co
Hoạt động góc
Góc xây dựng
Xây dựng đường về nhà bé, xây nhà, xây công viên
Góc phân vai
Phòng khám nha khoa, cửa hàng ăn uống, cửa hàng bách hóa
Góc sách truyện
Làm tranh những gì bé thích
Sưu tầm tranh ảnh liên quan đến chủ đề
Góc tạo hình 
Tô, cắt, dán, vẽ những đồ dung của bé
Góc âm nhạc
Trẻ hát múa những bài hát có nội dung về chủ đề bản thân
Góc thiên nhiên
Nội dung chơi: Chăm sóc cây
+ Yêu cầu: Trẻ biết tưới nước, nhặt lá vàng cho cây.
+ Chuẩn bị: Một số cây và bình phun nước.
Hoạt động chiều
Rèn cách bỏ dép
Rèn nhận biết kí hiệu
Hướng dẫn trẻ trò chơi mới
Rèn trẻ cách bỏ rác đúng chỗ
Văn nghệ cuối tuần
Tuần
Thời
 điểm
 Tuần III
T2
T3
T4
T5
T6
Đón trẻ, điểm danh
Đón trẻ vào lớp, hướng dẫn trẻ cất đồ dùng cá nhân.
- Giới thiệu góc đặc trưng của chủ đề cơ thể của tôi
- Gợi ý trẻ vào nhóm chơi
Thể dục sáng
1. Khởi động: Đi các kiểu chân.
2. Trọng động:
Hô hấp: thổi nơ
BTPTC: 
 Tay: đứng thẳng, hai chân ngang vai.
	Chân : Khụy gối.
	Bụng- lườn : Đứng cúi người về phía trước
	Bật : Bật tách chân.
3. Hồi tĩnh: Thả lỏng, điều hòa
Hoạt động học có chủ đích
TDGH
Tung và đập bóng
LQVT
Nhận biết và gọi tên hình tròn, hình tam giác
KPKH
Quần áo của bé
LQVH
Truyện : “Cậu bé mũi dài”
HĐTH
Trang trí khăn mùi soa
Hoạt động ngoài trời
- Quan sát: Lắng nghe âm thanh trong thiên nhiên
- TCVĐ: Lộn cầu vồng
- Quan sát: 
Cầu trượt
- TCVĐ: Kéo co
- Quan sát: Cây cau
- TCVĐ: Kéo co
- Quan sát: 
Vườn rau muống
- TCVĐ: Bịt mắt bắt dê
- Quan sát: 
Cột ném bóng
- TCVĐ: Ném bóng
Hoạt động góc
Góc xây dựng:
Xây dựng đường về nhà bé, xây nhà, xây công viên
Góc phân vai:
Phòng khám nha khoa, cửa hàng ăn uống, cửa hang bách hóa..
Góc sách truyện:
Làm tranh những gì bé thích
Sưu tầm tranh ảnh liên quan đến chủ đề
Góc tạo hình 
Tô, cắt, dán, vẽ những đồ dung của bé
Góc âm nhạc:
Trẻ hát múa những bài hát có nội dung về chủ đề bản thân
Góc thiên nhiên: 
Nội dung chơi: Chăm sóc cây
+ Yêu cầu: Trẻ biết tưới nước, nhặt lá vàng cho cây.
+ Chuẩn bị: Một số cây và bình phun nước.
Hoạt động chiều
Rèn trẻ cài cúc áo
Rèn trẻ xếp gối đúng
Ôn quy trình rửa tay cho trẻ
Rèn quy trình lau mặt
Văn nghệ cuối tuần
KẾ HOẠCH TUẦN: I
Chủ đề nhánh: Tôi là ai?
(Thời gian : 28/09- 02/10/2015)
Tuần
Thời 
Điểm
Tuần I
T2
T3
T4
T5
T6
Đón trẻ, điểm danh
Đón trẻ vào lớp, hướng dẫn trẻ cất đồ dùng cá nhân.
Giới thiệu góc đặc trưng của chủ đề: Tôi là ai?
Gợi ý trẻ vào nhóm chơi.
Thể dục sáng
1. Khởi động: Đi các kiểu chân.
2. Trọng động:
Hô hấp: thổi nơ
BTPTC: 
 Tay: đứng thẳng, hai chân ngang vai.
	Chân : Khụy gối.
	Bụng- lườn : Đứng cúi người về phía trước
	Bật : Bật tách chân.
3. Hồi tĩnh: Thả lỏng, điều hòa.
Hoạt động học có chủ đích
TDGH
Đi trong đường hẹp
KPKH
Trên mặt bé có gì?
HĐTH
Tô màu mũ bé trai, bé gái
LQVH
Truyện: “Mỗi người mỗi việc”
HĐAN
Dạy vận động: “Tay thơm tay ngoan”
Hoạt động ngoài trời
- Quan sát: Vườn hoa mười giờ
-TCVĐ: Mèo đuổi chuột
- Quan sát: Cây bàng
- TCVĐ: Kéo co
- Quan sát: Vườn rau khoai
TCVĐ: Bắt chước dáng đi của con vật
- Quan sát: Dạo chơi sân trường
- TCVĐ: Cướp cờ
- Quan sát: Bầu trời
- TCVĐ: Bịt mắt bắt dê
Hoạt động góc
Góc xây dựng:
Xây dựng đường về nhà bé, xây nhà, xây công viên
Góc phân vai:
Phòng khám nha khoa, cửa hàng ăn uống, cửa hang bách hóa..
Góc sách truyện:
Làm tranh những gì bé thích
Sưu tầm tranh ảnh liên quan đến chủ đề
Góc tạo hình 
Tô, cắt, dán, vẽ những đồ dung của bé
Góc âm nhạc:
Trẻ hát múa những bài hát có nội dung về chủ đề bản thân
Góc thiên nhiên: 
Nội dung chơi: Chăm sóc cây
+ Yêu cầu: Trẻ biết tưới nước, nhặt lá vàng cho cây.
+ Chuẩn bị: Một số cây và bình phun nước.
Hoạt động chiều
Ôn trò chơi: “Con thỏ”
Ôn quy trình rửa tay cho trẻ
Hướng dẫn trò chơi mới
Dạy trẻ trò chơi: “Rồng rắn”
Nêu gương cuối tuần
I. Mục tiêu kế hoạch tuần
1. Kiến thức
- Trẻ có một số hiểu biết về bản thân: tên, tuổi, giới tính, đặc điểm hình dáng bên ngoài, sở thích riêng, 
- Nhận biết được một số trạng thái cảm xúc của bản thân.
2. Kỷ năng 
 Giúp trẻ biết
- Biết sử dụng từ ngữ phù hợp nói về các đặc điểm của bản thân mình, biết biểu đạt những suy nghĩ của mình với người khác một cách rõ ràng.
- Biết thể hiện cảm xúc phù hợp trong các hoạt động múa hát các bài hát.
- Nhận biết và gọi tên các đồ ang có dạng hình vuông, hình tròn.
- Có kỹ năng thực hiện một số vận động như đi trong đường hẹp.
- Có thói quen, hành vi văn hóa trong ăn uống.
3. Thái độ
Hình thành ở trẻ
- Thói quen giữ gìn vệ sinh thân thể.
- Biết giữ gìn và bảo vệ môi trường sạch đẹp, thực hiện các quy định ở trờng lớp, ở nhà và nơi cộng đồng.
- Biết lắng nghe và trả lời lịch sự, lễ phép với mọi người.
- Biết chia sẽ, cảm nhận và giúp đỡ những người xung quanh.
II. Chuẩn bị
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, đồ dùng dạy học đầy đủ (cả cô và trẻ): Tranh ảnh, lô tô, dụng cụ tập thể dục.
- Đồ chơi ở các góc đa dạng, phong phú.
- Trang trí lớp làm nổi bật chủ đề nhánh đang thực hiện.
2. Đối với trẻ
- Bút màu, đất nặn, giấy màu.
- Vở tạo hình, tập tô, toán.
III. Thể dục sáng
1. Khởi động
 Cho trẻ đi vòng tròn kết hợp các kiểu chân: Đi thường- bằng mũi chân- đi thường- đi bằng gót chân- chạy chậm- chạy nhanh về dàn 3 hàng ngang.
2. Trọng động BTPTC	
- Tay: đứng thẳng, hai chân ngang vai.
- Chân : Khụy gối
 - Bụng- lườn : Đứng cúi người về phía trước
- Bật : Bật tách chân.
Hồi tĩnh
 	Cho trẻ đi vòng tròn hít thở nhẹ nhàng quanh sân.
IV. Hoạt động góc
* Ổn định, trò chuyện
- Cho trẻ vận động theo bài hát; “Ồ sao bé không lắc”
- Trò chuyện với trẻ về chủ đề nhánh lớp đang thực hiện: “Tôi là ai?” 
1. Thỏa thuận vai chơi
- Cô giới thiệu các trò chơi ở các góc (Góc phân vai, góc xây dựng, góc thiên nhiên, tạo hình, góc âm nhạc, góc học tập).
2. Quá trình chơi	
- Cô cho trẻ chọn góc chơi và về chơi theo gợi ý của cô
- Cô theo dõi quan sát trẻ chơi
- Cô cùng chơi với trẻ để gợi ý, hướng dẫn trẻ chơi, xử lý kịp thời cho những trẻ chuyển các góc chơi.
3. Kết thúc giờ chơi
- Cô nhận xét từng góc chơi.
- Báo hiệu kết thúc giờ chơi và cho trẻ thu dọn đồ chơi.
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG
Thứ hai ngày 28 tháng 09 năm 2015
1. Hoạt động có chủ định
LĨNH VỰC: PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
Đề tài: Đi trong đường hẹp
1.1. Mục đích, yêu cầu
a. Kiến thức
- Trẻ biết tên vận động: Đi trong đường hẹp 
- Trẻ biết lợi ích của việc tập thể dục đối với sức khỏe.
b. Kĩ năng
- Hình thành ở trẻ kĩ năng đi trong đường hẹp, phối hợp nhịp nhàng chân tay.
- Rèn luyện cho trẻ khả năng kiên trì, sự khéo léo và định hướng trong không gian.
c. Thái độ
- Giáo dục cho trẻ tính tập thể, tính kiên nhẫn, tính kỷ luật. Biết làm theo thứ tự, theo hiệu lệnh.
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh thân thể.
- Có ý thức rèn luyện sức khỏe bản thân.
1.2. Chuẩn bị
a. Đối với cô	
- Máy, băng đĩa nhạc không lời theo chủ điểm.
- Sân tập rộng, bằng phẳng.
b. Đối với trẻ
	- Túi cát, áo quần cháu gọn gàng.
1.3. Tổ chức hoạt động
1. Ổn định, giới thiệu
- Cô cho trẻ hát bài: “Rửa mặt như mèo”
- Các con vừa hát bài gì?
- Trong bài hát nhắc đến ai? 
- Bạn mèo rửa mặt như thế nào?
- Có được mẹ yêu không?
- Rửa mặt không sạch thì mắt sẽ như thế nào?
- Giáo dục: Giữ gìn vệ sinh thân thể.
- Để cơ thể khỏe mạnh, ngoài việc giữ vệ sinh, ăn uống điều độ thì chúng ta cần phải thường xuyên luyện tập thể dục. Hôm nay, cô sẽ hướng dẫn cho các con bài thể dục: “Đi trong đường hẹp”. Muốn tập tốt bây giờ cô cháu chúng ta cùng ra sân khởi động nhé! 
2. Thực hiện vận động
a. Khởi động
- Cô cho trẻ đi vòng tròn với các kiểu chân: đi bình thường, lên dốc, đi bình thường, xuống dốc, cho trẻ chạy chậm, chạy nhanh về đội hình vòng tròn.
b. Trọng động
* BTPTC
- Hô hấp: Thổi nơ.
- Tay: đứng thẳng, hai chân ngang vai.
- Chân : Khụy gối.
- Bụng- lườn : Đứng cúi người về phía trước.
- Bật : Bật tách chân.
* VĐCB: Đi trong đường hẹp
- Cô làm mẫu lần 1.
- Cô làm mẫu lần 2 có phân tích.
 Tư thế chuẩn bị: Đứng tự nhiên trước vạch xuất phát. Khi nghe hiệu lệnh “đi”, thì đi vào trong đường hẹp. Chân tay phối hợp nhịp nhàng, chân bước đều. Khi đi chân không dẫm lên vạch, tư thế người ngay ngắn, đầu không cúi. Đi hết đoạn đường hẹp thì về đứng cuối hàng.
Cô mời 2- 4 cháu lên làm mẫu.
- Lớp thực hiện: (Cô chú ý sửa sai).
- Cô mời 2- 4 cháu làm đẹp.
 * Trò chơi: “Đua ngựa” 
- Cô cho trẻ đứng thành 2- 3 tổ, cô giáo ra hiệu lệnh “ngựa phi”, các cháu sẽ giả làm động tác ngựa phi. Ai làm giống ngựa phi nhất sẽ là người thắng cuộc.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 2- 3 lần tùy theo hứng thú.
c. Hồi tĩnh
- Cho trẻ đi nhẹ nhàng, hít hở sâu. 
3. Kết thúc
- Cô nhận xét và khen ngợi trẻ.
2. Hoạt động ngoài trời
Quan sát: Vườn hoa mười giờ
TCVĐ: Mèo đuổi chuột
2.1. Mục đích yêu cầu
- Trẻ gọi tên các loài hoa và nêu được các bộ phận, đặc điểm của các loài hoa.
- Biết lợi ích của hoa mang lại và yêu quý các loài hoa.
- Có ý thức chăm sóc cây.
2.2. Chuẩn bị
a. Đối với cô
- Địa điểm hoạt động: An toàn, thoáng mát
- Đồ chơi ngoài trời: Sâu hạt, phấn, bóng, 
b. Đối với trẻ
- Chuẩn bị tâm thế sẵn sàng bước vào hoạt động.
2.3. Các hoạt động
* Hoạt động 1: Quan sát 
- Cô cho trẻ đọc đồng dao và đến địa điểm quan sát.
- Trẻ quan sát và trải nghiệm
- Đàm thoại:
+ Hoa gì đây các con ?
+ Có màu gì ?
+ Có đặc điểm như thế nào ?  
+ Muốn cây nhanh lớn và ra nhiều hoa đẹp thì phải làm gì ?(tưới nước, bón phân, không ngắt cây bẻ cành...)
+ Hoa giúp ích gì cho chúng ta ? (làm đẹp cho cuộc sống)
- Giáo dục trẻ yêu quý thiên nhiên, yêu quý các loài hoa.
 Hoạt động 2 : Trò chơi 
* Chơi động: “Mèo đuổi chuột”
- Cô nêu luật và cách chơi.
- Tổ chức cho trẻ chơi 1- 2 lần tùy vào hứng thú của trẻ.
* Chơi tĩnh: “Chi chi chành chành”.
- Hướng dẫn và chơi cùng trẻ
* Trẻ chơi tự do
- Cô bao quát trẻ
Hoạt động 3: Kết thúc
- Cô cho trẻ vệ sinh và về lớp học.
3. Hoạt động chiều
Nội dung: - Dạy trẻ trò chơi: “Con thỏ”
 - Nêu gương cuối ngày
 - Trả trẻ
3.1. Mục đích- yêu cầu
a. Kiến thức
- Trẻ biết chơi trò chơi thành thạo.
b. Kĩ năng
- Rèn khả năng nghe, tập trung chú ý cho trẻ.
- Rèn luyện khả năng tư duy, trí nhớ.
c. Thái độ
- Trẻ hứng thú tham gia hoạt động.
3.2. Chuẩn bị
a. Đối với cô
- Trò chơi
- Nhạc chủ đề, lớp học sạch sẽ thoáng mát.
b. Đối với trẻ
- Chuẩn bị tâm thế sẵn sang bước vào hoạt động.
3.3. Các hoạt động
Hoạt động 1: Dạy trẻ trò chơi: “Con thỏ”
- Cho cả lớp hát bài “Tay thơm tay ngoan”
- Trò chuyện và giáo dục 
- Cô giới thiệu tên trò chơi “Con Thỏ”.
- Luật chơi: Cô có thể nói và làm khác nhau, yêu cầu trẻ làm theo những lời cô nói chứ không làm theo hành động của cô. Trẻ nào làm sai sẽ nhảy lò cò quanh lớp.
- Cách chơi: Khi cô nói
 “Con Thỏ”: Đưa hai ngon tay lên phía trước.
 “Ăn cỏ”: Đưa tay chạm Đầu.
 “Uống nước”: Đưa tay chạm vào Miệng.
 “Đục vào hang”: Đưa tay chạm vào Tai”.
- Tổ chức cho trẻ chơi 2- 3 lần tùy vào hứng thú. 
Hoạt động 2: Nêu gương cuối ngày
- Cho trẻ tự nhận xét về mình và bạn.
- Khuyến khích, động viên, nhắc nhỡ những trẻ chưa thực hiện tốt các yêu cầu của giáo viên đề ra.
- Cho trẻ cắm cờ.
Hoạt động 3: Trả trẻ
- Chuẩn bị áo quần, tóc tai gọn gàng cho trẻ.
- Trao đổi nhanh với phụ huynh về tình hình của trẻ.
- Trả trẻ
4. Đánh giá cuối ngày
Thứ ba ngày 29 tháng 09 năm 2015
1. Hoạt động có chủ định
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
Đề tài: Trên mặt bé có gì?
1.1. Mục đích- yêu cầu
a. Kiến thức
- Trẻ biết tên các bộ phận trên gương mặt và hiểu được công dụng của nó.
- Trẻ biết cần giữ vệ sinh cho các bộ phận trên cơ thể.
b. Kĩ năng
- Trẻ biết vận động theo nhạc
- Biết trả lời đúng các câu hỏi của cô
c. Thái độ
- Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động
1.2. Chuẩn bị
- Trống lắc, gương, tranh khuôn mặt bé trai, bé gái.
- Nhạc, đàn bài hát: “Nào, chúng ta cùng tập thể dục”
1.3. Cách tiến hành
Hoạt động 1. Ổn định tổ chức
- Chơi rời tối, trời sáng
- Xuất hiện tấm gương
Hoạt động 2. Cung cấp kiến thức 
- Cô có gì đây?
- Cô treo gương lên bảng
- Cô mời 1 trẻ lên nhìn vào gương. Hỏi trẻ:
+ Cháu nhìn thấy gì? (khuông mặt của cháu trong gương)
+ Trên mặt cháu có gì? (Con mắt, mũi, miệng, tai)
+ Cháu có mấy con mắt? (2 con mắt)
+ Có mấy cái mũi? (1 cái mũi)
+ Có mấy cái miệng? (1 cái miệng)
- Nhìn vào trong gương, cháu sẽ thấy

File đính kèm:

  • docgiao_an_chu_de_ban_than.doc