Giáo án Mầm non Lớp Mầm - Lĩnh vực phát triển nhận thức - Đề tài: Tìm hiểu một số loại PTGT đường bộ
I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
- Trẻ nhận biết được tên, một số đặc điểm đặc trưng của các phương tiện giao thông đường bộ: xe đạp, xe máy, xe ô tô
- Trẻ hiểu được công dụng của từng loại phương tiện giao thông đường bộ.
- Trẻ biết được một số quy định của luật giao thông đường bộ: Khi tham gia giao thông gặp tín hiệu đèn đỏ phải dừng lại, đèn xanh thì mới được đi., người ngồi trên xe phải đội mũ bảo hiểm.
- Trẻ hiểu cách chơi và biết chơi các trò chơi: “Thi xem ai nhanh”, “Kỹ sư tài ba”.
GIÁO ÁN LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC Đề tài: Tìm hiểu một số loại PTGT đường bộ Chủ đề: Giao thông Đối tượng: Mẫu giáo 4-5 tuổi Thời gian: 25 – 30 phút Giáo viên dạy: Hoàng Thị Thu Ngày soạn: 22/10/2019 Ngày dạy: 29/10/2019 I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: 1. Kiến thức: - Trẻ nhận biết được tên, một số đặc điểm đặc trưng của các phương tiện giao thông đường bộ: xe đạp, xe máy, xe ô tô - Trẻ hiểu được công dụng của từng loại phương tiện giao thông đường bộ. - Trẻ biết được một số quy định của luật giao thông đường bộ: Khi tham gia giao thông gặp tín hiệu đèn đỏ phải dừng lại, đèn xanh thì mới được đi., người ngồi trên xe phải đội mũ bảo hiểm... - Trẻ hiểu cách chơi và biết chơi các trò chơi: “Thi xem ai nhanh”, “Kỹ sư tài ba”. 2. Kỹ năng: - Trẻ có kỹ năng phân biệt các loại phương tiện giao thông đường bộ. - Phát triển óc quan sát, trí nhớ của trẻ. - Rèn sự khéo léo của đôi bàn tay trẻ qua trò chơi “Kỹ sư tài ba” - Phát triển ngôn ngữ: trẻ trả lời to, rõ ràng, trọn vẹn câu. 3. Thái độ: - Giáo dục trẻ có ý thức tham gia giao thông. - Giáo dục trẻ biết phối hợp với bạn cùng chơi để tạo ra sản phẩm. II. CHUẨN BỊ: - Side bài giảng có hình ảnh: một số phương tiện giao thông - Sa bàn giao thông - Đồ chơi một số phương tiện giao thông. - Mũ đèn xanh, đèn đỏ, đèn vàng + Âm nhạc: Bài hát “Em tập lái ô tô”, “Em đi qua ngã tư đường phố” III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Ổn định tổ chức - Cô và trẻ cùng hát bài hát: “Em tập lái ô tô”, trò chuyện về nội dung bài hát - Các con vừa hát bài gì? Trong bài hát nhắc đến PTGT nào? - Ô tô đi ở đâu? - Hàng ngày ai chở các con đi học? Đi bằng phương tiện gì? - Các con ơi, đã đến ngã tư đường phố rồi. Chúng mình cùng quan sát xem ngã tư đường phố có gì nào? (Có cột đèn giao thông, các phương tiện giao thông) - Các con hãy quan sát xem có những phương tiện giao thông nào đang đi lại trên đường phố. (Trên ngã tư đường phố có người đi bộ, người đi xe đạp, người đi xe máy, ô tô) Khi đi trên đường phố mọi người phải tuân thủ theo luật lệ giao thông. Khi gặp đèn đỏ thì dừng lại, gặp đèn xanh mới được đi) => Trên ngã tư đường phố có rất nhiều các loại xe như xe đạp, xe máy, xe ô tô. Và để biết các loại xe này có đặc điểm và lợi ích gì cô mời các con về chỗ ngồi để chúng mình cùng nhau khám phá qua các ô cửa nhé! 2. Hoạt động 2: Nhận biết xe đạp, xe máy, ô tô a. Khám phá ô cửa số 1. (Khám phá xe đạp) - Các con lắng nghe và đoán xem cô đọc câu đố về xe gì? “Xe gì 2 bánh Đạp chạy bon bon Chuông kêu kính coong Đứng yên thì đổ" - Ô cửa có gì? (Xe đạp) - Các con có nhận xét gì về chiếc xe đạp này? - Để đi được xe đạp thì cần cái gì (Tay lái) - Các con để ba lô, sách vở ở đâu (Giỏ xe) - Mẹ ngồi ở đâu ở để chở các con? (Yên xe) -> Yên xe giúp cho người ngồi điều khiển xe có được vị trí ngồi thoải mái và vững chắc. - Để đạp được xe thì cần cái gì? (Bàn đạp) Bàn đạp rất quan trọng, có tác dụng giúp xe đi được khi có tác động bàn chân của con người -> Các con hãy làm động tác đạp xe nào. - Khi mẹ chở các con thi các con ngồi ở đâu? (Yên sau) + Yên sau dùng để làm gì? (để chở người, chở hàng) - Bạn nào có nhận xét về bánh xe nào? (Bánh xe hình tròn. Đây là nan hoa, lốp xe. Bên trong có săm xe. - Xe đạp là PTGT đi ở đâu?( Trên đường) - Xe đạp thuộc phương tiện giao thông đường gì?( Đường bộ) - Xe đạp dùng để làm gì? (xe đạp là phương tiện giúp con người di chuyển từ nơi này đến nơi khác và chở hàng hóa). - Muốn xe đạp được bền đẹp thì chúng mình phải làm gì? -> Phải biết giữ gìn, bảo vệ xe đạp: rửa xe, lau chùi xe sạch sẽ. - Ngoài xe đạp các con vừa quan sát ra các con còn biết loại xe đạp nào nữa? -> Xe đạp có nhiều loại: xe dùng sức người mới di chuyển được như xe đạp thể thao, xe bốn bánh, xích lô; xe đạp điện thì chạy bằng động cơ điện. => Cô khái quát: Xe đạp có tay lái, yên xe,bàn đạp, có 2 bánh xe ngoài ra còn có các bộ phận khác nữa đấy. Để xe đạp đi được phải dùng sức người để đạp xe. Xe đạp là PTGT đường bộ, dùng để chở người và chở hàng đấy. - Ở chiếc xe đạp bé mà các con hay đi có những chiếc bánh phụ, giúp giữ cân bằng xe để các con không bị ngã. Hôm nay cô cũng chuẩn bị sẵn 1 chiếc xe đạp để các con tập đi. Bạn nào lên đạp thử xe nào. Con có cảm nhận gì khi đạp xe (thấy trong người rất khỏe). b. Khám phá ô cửa số 2. (Khám phá xe máy) Chúng mình cùng khám phá tiếp về các PTGT qua ô cửa số 2. - Đây là xe gì? - Các con có nhận xét gì về chiếc xe máy ? (gọi 1-2 trẻ lên nhận xét) - Sáng nay bạn nào được bố mẹ chở đi học bằng xe máy ? - Xe máy nhà các con màu gì ? - Trên máy tính của cô xe máy màu gì ? - Để đi được xe máy bố mẹ phải làm gì (Tay lái) - Buổi tối khi đi đường bố mẹ thường bật cái gì lên để nhìn rõ đường (Đèn xe) - Khi đi đường muốn nhìn đằng sau có xe nào không thì bố mẹ thường nhìn vào đâu? (Gương xe) - Khi ngồi xe máy các con ngồi ở đâu? (Yên sau) - 2 bánh xe hình tròn này có tác dụng gì ? (Di chuyển) - Để đi được xe máy bố mẹ các con phải làm gì ? (Đổ xăng) - Xe máy là phương tiện đi ở đâu ? - Xe máy là PTGT gì ?( PTGT đường bộ). - Xe máy dùng để làm gì ? (chở bố, mẹ, con và chở hàng hóa) - Khi ngồi trên xe máy các con phải làm gì ? (khi ngồi trên xe máy các con phải đội mũ bảo hiểm để bảo vệ đầu đấy) - Ngoài xe máy này ra, các con biết những loại xe máy nào? - Cho trẻ quan sát các slide trên máy tính. => Cô khái quát: Xe máy là PTGT đi trên đường bộ, dùng để chở người và chở hàng. Xe chạy nhanh vì nó có động cơ và chạy bằng xăng. Trong mỗi gia đình chúng ta xe máy, xe đạp là phương tiện phổ biến mà nhà nào cũng có. Bạn nào giỏi cho cô biết xe máy và xe đạp giống nhau và khác nhau ở điểm gì nào? + Giống nhau: Cùng là phương tiện giao thông đường bộ, giúp con người di chuyển từ nơi này đến nơi khác, dùng để chở người và hàng hóa. + Khác nhau: Xe đạp dùng chân người để đạp, chở được ít và đi chậm. Xe máy phải đổ xăng, chở được nhiều và đi nhanh hơn xe đạp. c. Khám phá ô cửa số 3. (Khám phá xe ô tô) - Cho trẻ nghe tiếng kêu “pim pim” và trẻ đoán là xe gì? - Cô và trẻ cùng vận động bài “Tập lái ô tô” - Các con có nhận xét gì về chiếc xe ô tô này ? (gọi 1-2 trẻ lên nhận xét) - Hàng ngày đi học các con có nhìn thấy ô tô không ? ô tô màu gì ? - Bạn nào được bố mẹ cho đi học bằng ô tô ? - Muốn lên ô tô các con phải làm gì ? (Mở cửa) - Chúng mình ngồi ở đâu (Ghế) - Người lái xe ô tô gọi là gì ? (Tài xế) - Bác tài xế dùng gì để lái xe ? (Vô lăng) - 4 bánh ô tô này dùng để làm gì (Di chuyển) - Còi ô tô kêu như thế nào? (Píp píp) - Bác tài xế phải làm gì để ô tô đi được? (Đổ xăng) - Ô tô dùng để làm gì? (Chở người và hàng hóa) - Ô tô là phương tiện giao thông gì? (Đường bộ) - Lớn lên các con có thích làm bác tài xế để lái xe đi du lịch không => Cô khái quát: Ô tô có đèn xe, cửa ra vào; bên trong có vô lăng, ghế ngồi. Ô tô là PTGT đường bộ. + Người lái xe ô tô phải chấp hành luật giao thông, thắt dây an toàn, đi đúng làn đường theo quy định - Mở rộng: Ngoài ô tô mà các con vừa quan sát, các con còn biết có những loại xe ô tô nào? (Trẻ xem hình ảnh mở rộng các ô tô khác nhau) - Các con vừa khám phá những loại PTGT gì ? (xe đạp, xe máy, ô tô và một số loại PTGT đường bộ khác nữa đấy. Khi tham gia giao thông chúng mình phải luôn chấp hành luật giao thông; đi bộ trên vỉa hè phía tay phải; không chơi đùa ở dưới lòng đường, xe máy phải đội mũ bảo hiểm, khi đi ô tô không thò đầu, thò tay ra ngoài. Tuổi các con còn nhỏ khi ra đường phải có người lớn đi cùng. 3. HĐ3: Trò chơi * Trò chơi 1: "Ai thông minh” - Cô thấy bạn nào cũng học rất giỏi và ngoan cô thưởng cho mỗi bạn 1 rổ đồ chơi, các con hãy quay lại lấy rổ đồ chơi của mình nào. Các con xem trong rổ đồ chơi có gì ? Với những đồ chơi này chúng mình sẽ làm gì ? Cô sẽ cho các con chơi TC "Ai chọn đúng" - Cách chơi : Các con sẽ phải chọn PTGT theo yêu cầu của cô. Khi cô nói tên hay đặc điểm của PTGT nào thì các con sẽ phải chọn PTGT đó giơ lên. + VD: Khi cô nói : "Tìm cho cô xe đạp" thì các con phải giơ PTGT nào lên... + Và cô còn có yêu cầu khó hơn: Khi cô nói: "Tìm cho cô xe có hai bánh, đạp bằng chân" thì các con phải giơ PTGT nào lên. + Xe 4 bánh chạy bằng động cơ? + Xe 2 bánh chạy bằng động cơ - Cô tổ chức cho trẻ chơi. - Nhận xét, tuyên dương trẻ. * Trò chơi 2 : "Kỹ sư tài ba" - Thấy bạn nào cũng rất thông minh nên hôm nay công ty đồ chơi trẻ em Thái Hà muốn nhờ các con hãy lắp ghép các bộ phận của ô tô còn thiếu là đầu và bánh xe ô tô, các con có sẵn sàng làm các cô chú công nhân tí hon không ? - Cô sẽ chia lớp mình thành 3 đội là đội đèn xanh, đội đèn đỏ, đội đèn vàng. - Cô mời 3 đội hãy về vị trí của mình để cùng lắp ghép nào. Thời gian cho 3 đội là 1 bản nhạc. Sau khi kết thúc bản nhạc đội nào lắp ráp được nhiều ô tô hơn đội đó sẽ chiến thắng. (Cô quan sát hướng dẫn trẻ thực hiện) Xin mời đội trưởng của 3 đội giới thiệu xem mình đã lắp ghép xe của đội mình như nào? Đội đèn xanh lắp ráp được bao nhiêu chiếc ô tô?... - Cô nhận xét tuyên dương trẻ. 4. HĐ4 : Kết thúc Cô thấy các chô chú công nhân tý hon đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình, cô và các con hãy lên đường trở về lớp học của mình nào! (hát lái ô tô) - Trẻ hát cùng cô - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ nhận xét - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - 2 trẻ quay mặt vào nhau làm động tác đạp xe - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ chơi - Các đội lắp ráp - Trẻ đếm cùng cô
File đính kèm:
- kham pha xa hoi 4 tuoi_12936083.doc