Giáo án mầm non lớp mầm năm 2016 - Chủ đề: Quả
I. Đón trẻ - Thể dục sáng – Điểm danh(7h30 – 8h30)
1. Đón trẻ:
● Mục đích:
- Giúp cô giáo tiếp xúc với từng trẻ và phụ huynh của trẻ, gây cho trẻ tâm lý gần gũi, gắn bó giữa cô và trẻ, phụ huynh cũng yên tâm, tin tưởng khi gửi con đến trường mầm non.
- Giúp cô nắm vững được tình hình của trẻ (sức khỏe, tâm trạng, những diễn biến trong thời gian trẻ ở nhà) để xác định những biện pháp chăm sóc giáo dục thích hợp trong ngày.
- Rèn cho trẻ thói quen tự phục vụ (lấy, cất đồ dùng cá nhân đúng nơi quy đinh, gọn gang, ngăn nắp)
● Yêu cầu:
- Cô đến lớp trước 15 phút để mở cửa thông thoáng vệ sinh phòng học, chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi.
- Cô đón trẻ với thái độ vui vẻ, niềm nở, ân cần, động viên trẻ đi học đều.
- Cô nhắc trẻ chào cô, chào ông bà, chào bố mẹ.
- Nhắc nhở trẻ cất đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định.
- Cho trẻ chơi nhẹ nhàng trong góc.
- Gần hết giờ cho trẻ cất đồ chơi, ra lấy dép xếp hàng ra sân tập thể dục buổi sáng( tùy thuộc vào thời tiết )
GIÁO ÁN ĐIỀU KHIỂN HOẠT ĐỘNG Chủ đề: Quả Lứa tuổi: MGB (3-4 tuổi) Lớp : C4 – Trường mầm non Bách Khoa Thời gian: Cả ngày Số trẻ: cả lớp Ngày soạn: 25/02/2016 Ngày dạy: 01/03/2016 Người soạn và người dạy: Nguyễn Thị Bích Hạnh I. Đón trẻ - Thể dục sáng – Điểm danh(7h30 – 8h30) 1. Đón trẻ: ● Mục đích: - Giúp cô giáo tiếp xúc với từng trẻ và phụ huynh của trẻ, gây cho trẻ tâm lý gần gũi, gắn bó giữa cô và trẻ, phụ huynh cũng yên tâm, tin tưởng khi gửi con đến trường mầm non. - Giúp cô nắm vững được tình hình của trẻ (sức khỏe, tâm trạng, những diễn biến trong thời gian trẻ ở nhà) để xác định những biện pháp chăm sóc giáo dục thích hợp trong ngày. - Rèn cho trẻ thói quen tự phục vụ (lấy, cất đồ dùng cá nhân đúng nơi quy đinh, gọn gang, ngăn nắp) ● Yêu cầu: - Cô đến lớp trước 15 phút để mở cửa thông thoáng vệ sinh phòng học, chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi. - Cô đón trẻ với thái độ vui vẻ, niềm nở, ân cần, động viên trẻ đi học đều. - Cô nhắc trẻ chào cô, chào ông bà, chào bố mẹ. - Nhắc nhở trẻ cất đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định. - Cho trẻ chơi nhẹ nhàng trong góc. - Gần hết giờ cho trẻ cất đồ chơi, ra lấy dép xếp hàng ra sân tập thể dục buổi sáng( tùy thuộc vào thời tiết ) 2. Thể dục sáng: - Địa điểm: + Trong lớp: Khi trời mưa hoặc lạnh. + Ngoài lớp: Khi thời tiết đẹp phù thuộc theo mùa. - Hình thức: tập theo cô và nhạc của trường. - Cô tập mẫu: + Khởi động: xoay cổ tay, lắc khuỷu tay, xoay eo, gối. +Trọng động: Hô hấp: đưa 2 tay lên cao, hít vào, hạ xuống thở ra Tay : 2 tay đưa sang ngang thay nhau gập vào vai Bụng, lườn: xoay người 90 độ Chân : đưa 1 chân ra trước đổi bên Bật : bật chụm tách chân 3. Trò chuyện, điểm danh: - Cô trò chuyện tạo không khí thân mật. - Cô điểm danh theo hình thức cá nhân: gọi tên trẻ và đánh dấu vào sổ theo danh sách của cô. Sau đó cô đi báo ăn. II. Hoạt động học: ( 8h30 – 9h00 ) - Đề tài: Tung bóng TC: Quả bóng nảy - Người dạy: III. Hoạt động ngoài trời (9h15 – 9h45) 1. Mục đích – Yêu cầu: - Thỏa mãn nhu cầu vui chơi cho trẻ. - Mở rộng vốn hiểu biết của trẻ về bồn hoa. - Rèn luyện và phát triển cho trẻ các năng lực hoạt động trí tuệ quan sát và trả lời câu hỏi của cô. - Tạo cơ hội cho trẻ phát triển cảm xúc, tình cảm tích cực, vân động tinh. - Giúp trẻ rèn luyện và phát triển thể chất. 2. Chuẩn bị: ● Địa điểm: sân trường rộng, thoáng và đảm bảo an toàn cho trẻ. ● Đồ dùng: xắc xô, phấn, vòng, bóng. ● Tâm thế, trang phục, sức khỏe cho trẻ. 3. Tiến hành: - Cô tập trung trẻ lấy dép, xếp hàng ra sân. Cô đếm số trẻ và kiểm tra sĩ số, quần áo, giày dép phù hợp với thời tiết. HĐ CỦA CÔ HĐ CỦA TRẺ ● Hoạt động có chủ đích: Quan sát bồn hoa. - Các con thử quan sát xem trong vường có cây gì đây nhỉ? - Các con nhìn thật kĩ xem cây hoa có màu gì? - Bạn nào giỏi có thể chỉ cho cô và các bạn biết lá cây đâu? Thân cây đâu? - Cô đố chúng mình nhé! Hoa hồng được dùng để làm gì nào? - Theo các con, các con làm gì để chăm sóc cây hoa hồng? ● Trò chơi vận động: Đi qua vật cản - Bước 1: cô giới thiệu tên trò chơi. - Bước 2: cô giới thiệu cách chơi, luật chơi + Cách chơi: Cô đã chuẩn bị 2 hàng mũ chóp, nhiệm vụ của chúng mình là đi từ vạch xuất phát, đi lách qua lần lượt từng chiếc mũ lên đến đích. Sau đó vòng về đi tương tự. +Luật chơi: Khi có hiệu lệnh bắt đầu chúng mình mới được đi. Và khi đi lách qua các mũ các con phải thật khéo léo không được làm đổ mũ hay bỏ qua mũ nhé. Bạn nào làm sai các con phỉa quay lại đi từ đầu. - Bước 3: Cho trẻ chơi 3-5 phút Quan sát trẻ chơi phát hiện trẻ sai và xử lý tình huống. - Bước 4: Nhận xét: Cô khen và động viên trẻ. ● Chơi tự do: - Trên sân trương chúng mình có rất nhiều đồ chơi, ngoài ra cô còn chuẩn bị phấn, vòng, bóng, bây giờ bạn nào thích chơi đồ chơi nào thì về chỗ đó nhé. - Các con nhớ là khi chơi không được tranh giành đồ chơi của nhau, không xô đẩy nhau. Chúng mình nhớ chưa? - Trong lúc trẻ chơi, cô bao quát và chơi cùng trẻ, cô xử lý tình huống kịp thời. - Hết giờ cô dùng xắc xô tập trung trẻ lại, cho trẻ xếp hàng, điểm danh, rửa tay và vào lớp. Trẻ trả lời Trẻ chơi. IV. Hoạt động góc (9h45 – 10h15) Dự kiến nội dung: Góc chơi đóng vai: + góc gia đình + góc bán hàng Góc xây dựng lắp ghép + xây vườn rau Góc học tập : chơi với khối gỗ, ôn kỹ năng đếm các khối, kỹ năng xếp chồng, xếp cạnh, xếp cách Góc tạo hình : tô màu các loại hoa, quả, cây xanh mà trẻ thích Góc âm nhạc: trẻ biểu diễn bài Bà ơi bà. Cháu lên ba, Cháu đi mauax giáo. . Mục đích- yêu cầu: -Thái độ: Thỏa mãn nhu cầu chơi cho trẻ + trẻ tham gia chơi tự nguyện, hứng thú, sáng tạo. + trẻ tích cực tham gia. -Kỹ năng: + Phát triển tình cảm và các kĩ năng xã hội cho trẻ qua các trò chơi. + Củng cố kĩ năng nhận vai, thể hiện vai chơi 1 cách hệ thống, chi tiết, tỉ mỉ, sinh động, gần giống thật... + Củng cố kỹ năng sử dụng đồ chơi, đồ chơi, kĩ năng sắp xếp bố cục công trình hợp lí, sinh động, đẹp. + Phát triển cơ tay nhỏ cho trẻ. + Củng cố kĩ năng vẽ, tô màu. + Củng cố kĩ năng nhận xét, đánh giá sản phẩm của mình và của bạn. + Củng cố kĩ năng sử dụng đồ dùng đồ chơi đúng ý nghĩa, lấy và cất đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy định. + Phát triển tư duy trực quan hành động + Phát triển trí tuệ. + Phát triển ngôn ngữ. + Phát triển nhận thức. + Phát triển năng lực cảm thụ và sáng tạo ra cái đẹp. * Góc đóng vai. + Trẻ có nghĩ năng nhận vai và thể hiện vai chơi + Trẻ có kĩ năng sử dụng đồ dùng, đồ chơi và biết lấy, cất đồ dùng, đồ chơi đúng qui định. * Góc xây dựng: - Trẻ biết sử dụng đồ dung đồ chơi có sẵn để tạo thành công trình đơn giản, đơn lẻ và biết đặt tên cho công trình. + Trẻ có kỹ năng sắp xếp bố cục công trình hợp lí, sinh động, đẹp. + Trẻ có kĩ năng lấy, cất đồ dùng, đồ chơi * Góc tạo hình. + Trẻ có kĩ năng tô màu tranh các loại hoa, rau quả * Góc biểu diễn: + Trẻ có kĩ năng hát, múa + Trẻ có kĩ năng thể hiện cảm xúc thông qua bài hát. - Phát triển các mặt: Trẻ có biểu hiện phát triển về một số mặt: + Phát triển cảm xúc, tình cảm và hành vi xã hội + Phát triển nhận thức, ngôn ngữ khi tham gia trò chơi. + Phát triển tư duy + Phát triển thẩm mỹ. + Phát triển vận động tinh + Phát triển vận động 2. Chuẩn bị: - Cô bố trí các góc chơi hợp lý, thuận lợi cho việc đi lại, sắp xếp đồ chơi và góc chơi hợp lí cho trẻ. Góc đóng vai: + Bán hàng: các loại rau, củ, quả, sữa, bánh mỳ + Gia đình: bàn ghế, búp bê, bát, đĩa, thìa, cốc Góc xây dựng: thảm cỏ, gạch, cây xanh, chậu hoa, các loại rau, của quả ( cải bắp, su hào, cải xanh, cà rốt, củ cải trắng) Góc tạo hình: tranh mẫu của cô(tô màu quả, chậu hoa), giấy a4, bút màu, màu sáp Góc học tập : các khối gỗ hình chữ nhật, hình vuông Góc biểu diễn:đầu đĩa, băng đĩa các bài hát, mic, mũ múa, vòng hoa, một số nhạc cụ: phách, trống, song loan 3.Tiến hành hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ 1, Ổn định, trò chuyện trước khi chơi: Xúm xít, xúm xít + Hôm nay, cô đã chuẩn bị cho chúng mình rất nhiều đồ chơi đấy, chúng mình cùng quan sát xem có những đồ chơi gì nhé! + Ở góc đóng vai: + gia đình : cô chuẩn bị cho lớp mình bánh sinh nhật để chúng mình tổ chức sinh nhật đấy. +bán hàng : cô chuẩn bị rất nhiều mặt hàng như rau, của, quả, đồ ăn, sữa để chúng mình cùng đóng vai làm các cô chú bán hàng nhé! + Ở góc xây dựng lắp ghép: Cô chuẩn bị rất nhiều nguyên vật liệu xây dựng, các con có thể vườn rau mà chúng mình thích nhé. + Ở góc học tập : cô chuẩn bị các khối để các con ôn hình dạng, số đếm + Ở góc biểu diễn : cô mang đến cho các con các dụng cụ gõ đệm để chúng mình có thể hát, múa, biểu diễn các tiết mục văn nghệ mà chúng mình thích nhé +Ở góc tạo hình : cô chuẩn bị rất nhiều tranh cho chúng mình tô màu đấy THĂM DÒ Ý TƯỞNG CỦA TRẺ Cho trẻ chọn góc + Con thích chơi góc nào? + Con định đóng vai gì ? + Khi đóng vai ấy con làm những gì? Nếu trẻ trả lời được thì cô khen ngợi , động viên trẻ đồng thời gợi ý thêm cho trẻ hành động chơi, nội dung chơi Nếu trẻ không trả lời được cô gây hứng thú thật nhanh sau đố hỏi lại ý tưởng của trẻ Nhắc nhở trẻ trước khi chơi: + Chúng mình chơi cùng nhau thì chơi đoàn kết, nhường nhịn ,không tranh dành đồ dùng đồ chơi với bạn nhé + Bây giờ cô mời các con nhẹ nhàng về các góc chơi mà các con thích.chơi xong nhớ cất đồ chơi đúng nơi quy định. 2.Quan sát hướng dẫn trẻ chơi: - Trong lúc trẻ chơi tập, cô quan sát và thực hiện tốt 2 vai trò: + Quan sát để nắm bắt thông tin: + Mức độ hứng thú của trẻ + Nội dung chơi, chủ đề chơi của trẻ + Mức độ hình thành và phát triển kĩ năng chơi : nhận vai chơi, thể hiện vai , sử dụng đồ dùng đồ chơi, kĩ năng chơi, bố cục công trình. sự phát triễn các mặt của trẻ : tình cảm, xúc cảm, ngôn ngữ, mối quan hệ của trẻ trong quá trình chơi, hành vi ứng sử của trẻ, sự sang tạo của trẻ trong quá trình chơi. + Đưa ra tác động, hướng dẫn kịp thời để động viên , khuyến khích trẻ tham gia chơi. 3.Kết thúc: - Nhận xét : trong quá trình chơi nhóm nào có xu hướng kết thúc trước thì nhận xét trước. Cô trò chuyện với trẻ về nội dung chơi, vai chơi, cảm xúc của trẻ sau đó gợi ý trẻ hướng sang nội dung khác. + Các con chơi có vui không? Con vừa đóng vai gì? Con đã làm gì? Hôm sau con định chơi gi? Đóng vai gì? Với vai đó con định làm gì? -Giáo viên chủ động nhận xét trẻ, khen ngợi và động viên trẻ - Chuyển hoạt động chuẩn bị ăn trưa Quanh cô, quanh cô vâng ạ -trẻ trả lời -trẻ chơi -Trẻ trả lời V. Ăn trưa(10h30-11h15) 1. Mục đích: - Đảm bảo cho trẻ ăn đủ chất, ăn hết suất. - Rèn cho trẻ thói quen ăn uống văn minh, lịch sự, trước khi ăn biết mời cô mời bạn, trong khi ăn không nói chuyện cười đùa hay làm vãi cơm và thức ăn. - Giáo dục trẻ biết giữ vệ sinh sau khi ăn uống, tự rửa tay trước và sau khi ăn, lau miệng. 2. Chuẩn bị: - Bàn cho trẻ. - Bàn chia ăn. - Đồ dùng chia ăn. - Đĩa đựng khăn lau tay cho trẻ. - Khăn lau bàn. 3. Tiến hành: - Tập trung trẻ, ổn định tổ chức sau đó gọi từng tổ bê ghế vào bàn. - Gọi từng trẻ đi rửa tay lau mặt. - Giới thiệu món ăn và cho trẻ mời cô mời bạn. - Quản trẻ ăn, nhắc trẻ thực hiện các hành vi căn minh trong ăn uống( không nói chuyện riêng, không nhai nhồm nhoàm, nhặt cơm rơi vào đĩa, rau tay vào khăn) - Trẻ ăn xong cô nhắc trẻ đi cất đồ dùng đúng nơi quy định sau đó lau tay, súc miệng, uống nước. - Sauk hi ăn xong: cô tập trung trẻ lại, kể cho trẻ nghe một câu chuyện, hoặc hát một bài hát, xem một đoạn phim ngắn trước khi đi ngủ để trẻ xuôi cơm. VI. Giờ ngủ trưa ( 11h30 – 14h15 ) Trẻ được nghỉ ngơi sau một buổi sáng vận động. Cô chuẩn bị chỗ ngủ cho trẻ, cho trẻ đi vệ sinh. Rèn cho trẻ thói quen trong khi ngủ nằm đúng tư thế, không nói chuyện. Cô tắt đèn, đóng cửa trông trẻ ngủ. Cô cho trẻ nghe nhạc không lời. Khi trẻ ngủ cô trông cho trẻ ngủ ngon giấc. Trẻ ngủ trật tự không nói chuyện cười đùa. VII. Vận động, vệ sinh, ăn quà chiều (14h00-15h00) Tổ chức vận động nhẹ cho trẻ sai khi ngủ dậy. Cho trẻ đi vệ sinh, chải đầu và sửa sang quần áo gọn gàng cho trẻ. Giới thiệu món ăn và cho trẻ mời cô mời bạn. Quản trẻ ăn quà chiều. Nhắc trẻ vệ sinh sau khi ăn. VIII. Hoạt động chiều: (15h45-16h30) Nội dung sinh hoạt chiều: Cho trẻ học bài thơ: Bắp cải xanh Nêu gương cuối ngày. Mục đích: Thỏa mãn nhu cầu vui chơi của trẻ. Khen thưởng những trẻ ngoan và nhắc nhở động viên những trẻ chưa ngoan cần sửa để rút kinh nghiệm. Chuẩn bị Không gian thoáng mát để trẻ ngồi nghe kể chuyện và chơi một số đồ chơi lắp ghép. Tiến hành: + Đọc bài thơ “ Bắp cải xanh “ + Cô mời cả lớp đọc bài thơ 2-3 lần (trong quá trình đọc cô sửa sai cho trẻ) + Cô cho mỗi tôt đọc 2-3 lần (trong quá trình đọc cô sửa sai cho trẻ) + Cô nhận xét và khen trẻ. Hoạt động nêu gương: + Nêu gương các bạn ngoan và khen thưởng. + Khuyến khích động viên trẻ chưa được ngoan. IX. Chơi tự chọn và trả trẻ: (16h-17h15) Cô trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khỏe trong ngày. Nhắc nhở trẻ cất đồ chơi đúng nơi quy định, nhanh nhẹn, gọn gàng. Nhắc nhở trẻ chào hỏi cô và các bạn cũng như lễ phép chào hỏi ông bà bố mẹ trước khi về.
File đính kèm:
- Giao_an_hoat_dong_dieu_khien.doc