Giáo án mầm non lớp mầm năm 2016 - Chủ điểm: Trường mầm non
KẾ HOẠCH THÁNG 08
Thực hiện từ ngày 29 đến ngày 1 /9 /2016
Chủ điểm: Trường Mầm Non
* Ổn định lớp:
- Dạy trẻ làm quen với nề nếp, thói quen hành vi trong lớp;
- Làm quen với cô và các bạn trong lớp, biết các hành vi quy tắc ứng xử với cô và các bạn.
- Làm quen với đồ dùng, đồ chơi của lớp, biết thao tác với đồ vật, đồ chơi;
- Dạy trẻ đọc thuộc 03 tiêu chuẩn bé ngoan;
- Dạy trẻ các bài hát về trường mầm non, như bài hát Cháu đi mẫu giáo, Lới chào buổi sáng, Biết vân lời mẹ dặn, trường chúng cháu là trường mầm non, Vui đến trường
- Dạy trẻ đọc thuộc các bài thơ, chào cô giáo, cháu yêu cô giáo, cô giáo em, bạn mới, xin phép cô
- Dạy trẻ chơi các trò chơi nhẹ, làm quen với các trò chơi có luật (vận động, dân gian, học tập) và các trò chới sáng tạo, biết hợp tác trong khi chơi, không tranh giành đồ chới của bạn.
- Làm quen với thể dục buổi sáng xếp đội hình, đội ngũ ( xếp hàng, cắt hàng, dàn hàng dọc, ngang) biết xác định vị trí đứng của mình trong đội hình.
- Dạy trẻ làm quen với các môn học trong trương trình .
- Dạy trẻ làm quen với một số thao tác lao động, tự phục vụ bản thân.
- Dạy trẻ một số hành vi và thói quen tốt trong sinh hoạt, như ăn uống, giữ gìn sưc khoẻ.
- Dạy trẻ thói quen rửa tay sạch sẽ bàng xà phòng trước khi ăn va sau khi đi vệ sinh .luôn có ý thức giữ gìn vệ sinh sạch sẽ để phòng trống dịch bệnh chân tay miệng
KẾ HOẠCH THÁNG 08 Thực hiện từ ngày 29 đến ngày 1 /9 /2016 Chủ điểm: Trường Mầm Non * Ổn định lớp: - Dạy trẻ làm quen với nề nếp, thói quen hành vi trong lớp; - Làm quen với cô và các bạn trong lớp, biết các hành vi quy tắc ứng xử với cô và các bạn. - Làm quen với đồ dùng, đồ chơi của lớp, biết thao tác với đồ vật, đồ chơi; - Dạy trẻ đọc thuộc 03 tiêu chuẩn bé ngoan; - Dạy trẻ các bài hát về trường mầm non, như bài hát Cháu đi mẫu giáo, Lới chào buổi sáng, Biết vân lời mẹ dặn, trường chúng cháu là trường mầm non, Vui đến trường - Dạy trẻ đọc thuộc các bài thơ, chào cô giáo, cháu yêu cô giáo, cô giáo em, bạn mới, xin phép cô - Dạy trẻ chơi các trò chơi nhẹ, làm quen với các trò chơi có luật (vận động, dân gian, học tập) và các trò chới sáng tạo, biết hợp tác trong khi chơi, không tranh giành đồ chới của bạn. - Làm quen với thể dục buổi sáng xếp đội hình, đội ngũ ( xếp hàng, cắt hàng, dàn hàng dọc, ngang) biết xác định vị trí đứng của mình trong đội hình. - Dạy trẻ làm quen với các môn học trong trương trình . - Dạy trẻ làm quen với một số thao tác lao động, tự phục vụ bản thân. - Dạy trẻ một số hành vi và thói quen tốt trong sinh hoạt, như ăn uống, giữ gìn sưc khoẻ. - Dạy trẻ thói quen rửa tay sạch sẽ bàng xà phòng trước khi ăn va sau khi đi vệ sinh .luôn có ý thức giữ gìn vệ sinh sạch sẽ để phòng trống dịch bệnh chân tay miệng -------------- õ õ õ --------------- KẾ HOẠCH THÁNG 9 CHỦ ĐIỂM TRƯỜNG MẦM NON KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TUẦN 2 Chủ đề : Trường Mầm Non Chủ đề nhánh: Lễ hội mùa thu (Thời gian thực hiện 1 tuần từ ngày 12 – 16 / 09 /2016) 1. Yêu cầu - Trẻ biết trong mùa thu có ngày lễ hội mùa thu là ngày tết trung thu ( ngày rằm tháng 8 – 15/08 âm lịch). - Trẻ biết và kể về những đặc trưng của ngày tết trung thu là ngày có ông trăng tròn, có lễ hội rước đèn, có múa lân, phá cỗ trong đêm trung thu. - Trẻ biết ngày tết trung thu là ngày của các em thiếu niên, nhi đồng, ngày mọi người cùng nhau vui đùa trong đêm trăng. - Biết nhận dạng các hình khối, hình dạng từ đèn lồng. Đếm số lượng lồng đèn, ôn số lượng 3. - Giáo dục trẻ biết giữ gìn nét văn hóa cổ truyền của dân tộc Việt Nam, biết giữ gìn sản phẩm của mình làm ra. 2. Mạng nội dung:Ý nghĩa Tìm hiểu về ngày mùa thu và lễ hội tết trung thu. Trẻ biết chuẩn bị các công việc để đón các ngày lễ hội. LỄ HỘI MÙA THU Tình cảm của bé - Trẻ biết được tình cảm của mọi người trong ngày hội - Biết bày tỏ tình cảm, cảm xúc của mình trong ngày hội. - Được cùng nhau vui đùa trong đêm trăng. - Được thể hiện tình cảm với chị Hằng, chú cuội . Các hoạt động trong ngày hội - Các tiết mục văn nghệ chào đón - Các món ăn, quà bánh, trong ngày hội trăng rằm -Vui rước đèn, có múa lân, phá cỗ trong đêm trung thu. - Cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên 3. Mạng hoạt động: Phát triển thẩm mỹ Âm nhạc: - Hát,múa vận động bài: Rước đèn dưới trăng Nghe hát: “ Chiếc đèn ông sao” Trò chơi âm nhạc: “tiếng hát ở đâu” .Tạo hình: tô màu đèn lồng ,banh trung thu Phát triển nhận thức Làm quen với toán - Ôn nhận biết chữ số 3 trong phạm vi 3. Khám phá khoa học - Trò chuyện về các ngày hội mùa thu như: mùa thu và ngày tết trung thu - Biết tên một số trò chơi và hoạt động nổi bật trong ngày tết trung thu. LỄ HỘI MÙA THU Phát triển TC-XH - Trò chuyện về tình cảm của trẻ với các ngày lễ hội của mùa thu - Trẻ tích cực tham gia các hoạt động lễ hội cùng các bạn ở trường - Biết đoàn kết giúp đỡ nhau, có thói quen chào hỏi, cảm ơn,xin lỗi, và xưng hô lễ phép với người lớn Phát triển ngôn ngữ - Văn học: Trẻ đọc thuộc và diển cảm bài thơ : “ Trăng ơi từ đâu đến”. - Trẻ nói rõ ràng - Không nói tục chửi bậy - Trẻ gọi tên một số quà bánh trung thu - LQCC: Làm quen chữ o,ô,ơ Phát triển thể chất - Vận động : : Đập bóng xuống sàn và bắt bóng trò chơi cáo và thỏ -Trò chuyện về lợi ích của thực phẩm và các món ăn trong ngày tết trung thu đối với sức khoẻ của trẻ - Trẻ chơi trò chơi vận động : cáo và thỏ KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TRONG MỘT TUẦN (Từ ngày 12 – 16 /9 / 2016) Chủ điểm : trường Mầm Non Chủ đề nhánh : Lễ hội mùa thu Hoạt động Nội dung Đón trẻ Thể dục sáng a. Đón trẻ Cô đón trẻ vào lớp, trò chuyện với trẻ về ngày hội trăng rằm. b. Thể dục sáng Cơ hô hấp: làm động tác gà gáy Cơ tay vai: hai tay dang ngang – gập khủy tay, bàn tay đặt trên vai. Cơ bụng lườn: hai tay dang ngang – quay người sang hai bên. Cơ chân: hai tay dang ngang,ngồi xổm Cơ bật : bật chụm tách chân.Mỗi động tác 2lần x 8 nhịp.Tập với bài hát “Rước đèn dưới trăng” Hoạt động ngoài trời Cô cùng trẻ dạo chơi sân trường, quan sát sự thay đổi của phong cảnh mùa thu *Hoạt động có chủ đích:ôn kiến thức cũ/Làm quen kiến thức mới +Trò chơi vận động: Chạy tiếp sức +Trò chơi dân gian: Rồng rắn + Chơi tự do: chơi theo ý thích. Hoạt động có chủ đích Thứ hai: THỂ DỤC : Đập Bóng xuống sàn và bắt bóng Trò chơi cáo và thỏ MTXQ: Trò chuyện về ngày tết Trung thu của bé Thứ ba: LQVT : Ôn nhận biết chữ số trong phạm vi 3 Thứ tư: TẠO HÌNH : Làm lồng đèn quả trám ÂM NHẠC : biểu diễn múa Rước đèn dưới trăng Thứ năm VĂN HỌC : Thơ trăng ơi từ đâu đến Thứ sáu: LQCC : tâp tô o,ô,ơ. Hoạt động góc Góc phân vai: cửa hàng bán đèn lồng, quà bánh trung thu. Góc xây dựng: Xây khu vui chơi trung thu Góc thư viện : cho trẻ xem tranh truyện về các lễ hội mùa thu, xem tranh truyện chú cuội lên cung trăng. Cho trẻ xếp tranh các quà bánh trung thu Góc nghệ thuật: Cho trẻ sưu tầm, cắt dán, xé dán, vẽ, tô màu, làm album về các lể hội mùa thu, cho trẻ tập làm lồng đèn trung thu. Cho trẻ hát ,múa vận đông theo nhạc các bài hát về các ngày hội mùa thu Góc thiên nhiên : Cho trẻ chơi lau lá cây. Vệ sinh ăn, ngủ trưa Cô cho trẻ đi vệ sinh tay chân sạch sẽ bằng xà phòng. Kê bàn ghế cho trẻ ngồi ăn cơm. Động viên trẻ ăn hết khẩu phần, nằm ngủ ngoan. Sinh hoạt chiều Củng cố các hoạt động buổi sáng. Làm quen kiến thức mới. Xếp dọn đồ chơi ngăn nắp, gọn gàng. Nêu giương –cắm cờ bé ngoan. Cho trẻ chơi những trò chơi mà trẻ thích. Trả trẻ Cho trẻ đi vệ sinh, xếp ghế ngồi ngay ngắn Xem một sồ tranh ảnh, fim về các lễ hội mùa thu Cho trẻ nghe một số bài hát, bài thơ về chủ điểm. Vệ sinh thân thể -phát đồ dùng ra về -------------- õ õ õ ------------ KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TRONG MỘT NGÀY Thứ 2 ngày 12 tháng 09 năm 2016 . Chủ điểm: Trường mầm non Chủ đề nhánh: Lễ hội mùa thu I. CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY 1. Đón trẻ trò chuyện-Thể dục sáng a. Đón trẻ trò chuyện: Cô ân cần đón trẻ, cho trẻ cất đồ dùng cá nhân gọn gang nơi quy định. Điểm danh sỉ số lớp Trò chuyện với trẻ về các ngày hội mùa thu, trò chuyện về tết trung thu. Giáo dục trẻ có thói quen chào hỏi, cảm ơn,xin lỗi, và xưng hô lễ phép với người lớn không nói tục chửi bạy b. Thể dục sáng: Cô cho trẻ xếp hàng theo cùng toàn trường tập động tác thể dục sang theo bài tập tháng 9. Cơ hô hấp: làm động tác gà gáy (hô hấp 1) Cơ tay vai: hai tay dang ngang – gập khủy tay, bàn tay đặt trên vai Cơ bụng lườn: hai tay dang ngang – quay người sang hai bên Cơ chân: hai tay dang ngang, ngồi xổm(chân 4) Cơ bật : bật chụm tách chân (chân 2). Mỗi động tác 2lần x 8 nhịp. 2. Hoạt động ngoài trời Cô cho trẻ dạo chơi sân trường, hít thở không khí trong lành, đón chào ngày mới.Gợi trẻ quan sát sự thay đổi của thiên nhiên, bầu trời ,thời tiết của mùa thu, xem điều gì sẽ xảy ra trong ngày. Sau đó cô cùng trẻ trò chuyện về sự thay đổi đó và trò chuyện về chủ điểm. ● Hoạt động có chủ đích: - Ôn kiến thức cũ: - Làm quen kiến thức mới : Cho trẻ xem các loại quà bánh trung thu a. Trò chơi dân gian : Rồng rắn - Cách chơi: Số trẻ chơi có thể từ 8-10 trẻ.Một trẻ làm “thầy thuốc” đứng hoặc ngồi một chổ. Các trẻ khác túm đuôi aó nhau hoặc tay ôm lưng nhau thành”Rồng rắn” đi lượn vòng vừa đi vừa hát: Rồng rắn lên mây Đến câu cuối cùng thì dừng lại trước mặt thầy thuốc. Rồng rắn và thầy thuốc đối thoại nhau. Thầy thuốc đuổi bắt rồng rắn. Trẻ đứng đầu dang tay cản thầy thuốc. Thầy thuốc tìm mọi cách để bắt được khúc đuôi. Nếu thầy thuốc bắt được khúc đuôi thì rồng rắn thua. Nếu rồng rắn bị đứt khúc hoặc bị nghã thì cũng thua. d. Chơi tự do: trẻ chơi theo ý thích. 3. Hoạt động có chủ đích: Môn : Thể Dục Đề Tài : ĐẬP BÓNG XUỐNG SÀN VÀ BẮT BÓNG I. Mục đích yêu cầu: - Dạy trẻ kỹ năng đập bóng xuống sàn và bắt bóng, trẻ biết cầm bóng bằng 2 tay đập bóng xuống sàn và bắt bóng bằng 2 tay. - Phát triển cơ tay, cơ vai và phát triển tố chất khéo léo nhanh nhẹn của trẻ giữa tay và mắt. - Trẻ chơi được và đúng luật chơi "Cáo và thỏ" trẻ chơi vui và hứng thú. - Giáo dục trẻ có tính kỹ luật trật tự trong giờ học. II. Chuẩn bị: - Băng nhạc, trống lắc, 2 rỗ vòng (để tập BTPTC). - Hai quả bóng. - Một mũ cáo. III. Tiến hành: Hoạt động của Cô Hoạt động của Trẻ 1. Khởi động: - Cho trẻ đi theo nhạc thành vòng tròn kết hợp các kiểu đi: đi thường đi bằng mũi bàn chân, gót chân, đi khom, đi thường, đi nhanh, chạy chậm, chạy nhanh, chạy chậm, đi thường. - Trẻ đi các kiểu đi. 2. Trọng động: a. BTPTC: * Động tác tay: - TTCB: đứng khép chân, 2 tay cầm vòng để xuôi dưới chân, đầu không cúi. - Nhịp 1: bước chân trái sang trái 1 bước đồng thời 2 tay cầm bóng và đưa thẳng ra trước. - Nhịp 2: đưa 2 tay cầm vòng lên cao. - Nhịp 3: Như nhịp 1 (bước chân phải). - Nhịp 4: Về TTCB. * Động tác chân: - TTCB: đứng khép chân, 2 tay cầm vòng để xuôi dưới gối, đầu không cúi. - Nhịp 1: Nhón gót 2 tay cầm vòng đưa thẳng lên cao. - Nhịp 2: Khuỵu gối, hai tay cầm vòng đưa thẳng ra trước. - Nhịp 3: Như nhịp 1. - Nhịp 4: Về TTCB. * Động tác bụng: - TTCB: đứng khép chân, 2 tay cầm vòng để xuôi dưới gối, đầu không cúi. - Nhịp 1: bước chân trái sang trái 1 bước đồng thời 2 tay cầm bóng và đưa thẳng ra trước. - Nhịp 2: Xoay người sang trái đồng thời 2 tay cầm vòng xoay sang trái. - Nhịp 3: Như nhịp 1 (sang phải). - Nhịp 4: Về TTCB. * Động tác bật: - TTCB: đứng khép chân, 2 tay cầm vòng để xuôi dưới gối, đầu không cúi. - Nhịp 1: Trẻ bật tách chân ra 2 bên, 2 tay cầm vòng đưa ra trước. - Nhịp 2: Bật khép chân lại 2 tay cầm vòng để xuôi dưới gối về TTCB. - Nhịp 3: Như nhịp 1. - Nhịp 4: Về TTCB. b. VĐCB: - Các con nhìn xem trên tay cô có gì? - Hôm nay cô sẽ dạy các con vận động "đập bóng xuống sàn và bắt bóng". - Cho cả lớp nhắc lại tên vận động. - Để thực hiện vận động "đập bóng xuống sàn và bắt bóng" đúng, chính xác các con chú ý xem cô làm trước. * Cô làm mẫu: - Lần 1: Không giải thích. - Lần 2: Giải thích. TTCB: Cô đứng rộng chân bằng vai, 2 tay cầm bóng hơi đưa ra trước để ngang bụng (không đưa thẳng tay ra trước, cũng không để tay sát người). Mắt cô nhìn bóng. Khi có hiệu lệnh cô dùng 2 tay đập mạnh bóng xuống sàn, khi bóng nảy lên cô bắt bóng bằng hai tay (bắt bóng không ôm sát vào ngực và cũng không làm rơi bóng). Các con nhớ khi đập bóng phải đập thẳng xuống không đập sang trái hoặc phải vì như thế mình không bắt được bóng. - Hỏi lại tên vận động? Cô vừa thực hiện vận động gì? - Mời trẻ khá lên thực hiện cho cả lớp xem. * Trẻ luyện tập: - Lần 1, lần 2: 2 trẻ một lần. - Lần 3: Cho trẻ yếu thực hiện. => Cô bao quát sửa sai động viên trẻ. c. TCVĐ: - Cô thấy lớp mình "đập bóng xuống sàn và bắt bóng" rất giỏi, để thưởng cho lớp cô cho các con chơi trò chơi "Thỏ và Cáo". Các con thấy Cáo là nhân vật tốt hay xấu? À! Vì vậy cô sẽ mời một bạn lên đóng vai Cáo, còn chúng ta sẽ là Thỏ. Những chú Thỏ cùng cô đi kiếm cà rốt. Khi nghe hiệu lệnh trống lắc của cô thì Cáo nấp ở trong gốc cây liền chạy ra bắt Thỏ. Các chú Thỏ phải mau chạy về hay, nếu chú nào chạy chậm sẽ bị Cáo bắt. - Cho trẻ chơi 3-4 lần. - Trẻ thực hiện 3l x 8n. - TTCB: 2 tay cầm vòng chân khép. - Trẻ thực hiện 2l x 8n. - Trẻ thực hiện 2l x 8n. - Trẻ thực hiện 2l x 8n. - Thưa cô quả bóng. - Đập bóng xuống sàn và bắt bóng. - Chú ý quan sát. - Trẻ chú ý lắng nghe. - TC: Đập bóng xuống sàn và bắt bóng. - Trẻ thực hiện. - Trẻ thực hành. - Thưa cô xấu. - Lắng nghe. - Trẻ chơi. 3. Hồi tĩnh: - Cho trẻ đi nhẹ nhàng, hít thở nhẹ nhàng. 3.1 Hoạt động có chủ đích 2 : Môn : Khám phá khoa học Đề Tài : Trò Chuyện về Ngày tết Trung Thu ( Giáo viên đưa vào hoạt động mọi lúc mọi nơi) 4. Hoạt động góc a. Góc phân vai : Cửa hàng bán đèn lồng, các loại bánh trung thu. - Yêu cầu : trẻ biết công việc của cô bán hang bán các loại đèn lồng, bánh trong ngày lễ hội, biết công việc đi mua sắm chuẩn bị cho ngày tết trung thu, biết được tình cảm của người bán hàng dành cho người mua hàng. - Chuẩn bị : các loại đèn lồng, các loại bánh trung thu, tiền - Tiến hành chơi : cô cho trẻ tự thảo luận chủ đề chơi sau đó phân vai chơi - Quá trình chơi : trẻ chơi ,cô bao quát - Nhận xét sau khi chơi : cô động viên, khuyến khích trẻ lần sau chơi tốt hơn b. Góc nghệ thuật : Trẻ hát, múa, vận động theo nhạc về các bài hát theo chủ đề ngày hội mùa thu. Trẻ xé dán, vẽ, tô màu các loại quà bánh, lồng đèn trung thu c. Góc xây dựng : Khu vui chơi lễ hội đêm rằm - Yêu cầu : Trẻ biết xây khu vui choei, biết trang trí khuôn viên khu vui chơi trong đêm rước đèn. - Chuẩn bị : gạch, các khối gỗ,cây cối - Tiến hành chơi : trẻ tự thảo luận chủ đề chơi sau đó phân vai chơi - Qúa trình chơi : trẻ chơi, cô bao quát - Nhận xét sau khi chơi : cô động viên khuyến khích trẻ d. Góc thư viện : cho trẻ xem tranh truyện về các lễ hội mùa thu, xem tranh truyện chú cuội lên cung trăng. Cho trẻ xếp tranh các quà bánh trung thu e. Góc thiên nhiên : Cô cho trẻ trồng cây, và chăm sóc cây xanh 5 Vệ sinh ăn, ngủ trưa: Cô cho trẻ vệ sinh tay chân sạch sẽ trước và sau khi ăn xong. 6. Hoạt động chiều - Ôn bài cũ : cho trẻ xem các trò chơi trong ngày tết trung thu - Làm quen bài mới : tập chạy, ném và bắt bóng 7. Nhận xét đánh giá cuối ngày: .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... Cắm cờ bé ngoan. Vệ sinh. 8. Trả trẻ: Nhắc trẻ chào cô, chào ba mẹ khi về. -------------- õ õ õ --------------- KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY Thứ 3 ngày 13 tháng 09 năm 2016 Chủ điểm : Trường mầm non Chủ đề nhánh : Lễ hội mùa thu I.CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY 1. Đón trẻ trò chuyện-Thể dục sáng a. Đón trẻ trò chuyện: Cô ân cần đón trẻ trò chuyện với trẻ về các ngày hội mùa thu, trò chuyện về tế trung thu Điểm danh sỉ số lớp và báo phiếu ăn b.Thể dục sáng: cho trẻ tập cùng toàn trường 2. Hoạt động ngoài trời Cô cho trẻ dạo chơi sân trường, hít thở không khí trong lành, đón chào ngày mới.Gợi trẻ quan sát sự thay đổi của thiên nhiên, bầu trời , thời tiết của mùa thu, xem điều gì sẽ xảy ra trong ngày. Sau đó cô cùng trẻ trò chuyện về sự thay đổi đó. ● Hoạt động có chủ đích: - Ôn kiến thức cũ: Trẻ chơi đập và bắt bóng - Làm quen kiến thức mới : a. Trò chơi vận động : Ai nhanh hơn - Luật chơi :Nhảy bằng hai chân - Cách chơi: Chia trẻ thành 3 nhóm,xếp thành 3 hàng dọc đứng trước vạch chuẩn.Khi nghe hiệu lệnh thì 3 cháu đầu hàng bật tiến về phía trước,đến vòng tròn thứ nhất lấy túi các ném vào vòng tròn thứ 2 rồi lại nhảy tới vòng tròn thư 2 nhặt túi các ném vào vòng tròn thứ 1 rồi chạy về đứng cuối hàng.Tương tự cháu khác - Cô hướng dẫn luật chơi, cách chơi. Trẻ chơi cô bao quát b.Trẻ chơi tự do theo ý thích 3. Hoạt động có chủ đích: Môn: Toán Đề tài: ôn và nhận biết chữ số trong phạm vi 3. YÊU CẦU: - Kiến thức: Các cháu biết đếm đến 3. Nhận biết được các nhóm có số lượng trong phạm vi 3. Nhận biết số 3 - Kỷ năng: Trẻ biết xếp tương ứng 1:1, xếp từ trái sang phải, luyện so sánh. Chơi trò chơi thành thạo. - Ngôn ngữ: Phát triển ngôn ngữ toán học: tất cả, nhiều hơn, ít hơn - Giáo dục: Trẻ biết được lợi ích của các loại hoa, quả. Biết cách chăm sóc cho cây như tưới nước, bắt sâu, bón phân cho cây tươi tốt. - Kết hợp: Môn MTXQ. 2. CHUẨN BỊ: Mỗi trẻ có 3 bông hoa, 3 trái nướp. Thẻ số từ 1-3. Mô hình vườn hoa, vườn cây. 3. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ *Hoạt động 1: Ôn số lượng trong phạm vi 2 - Các con ơi! Trường Mẫu mầm non EABUNG vừa trồng được vườn hoa rất là đẹp mời các con đến tham quan. - Khi đi các con nhớ không được chen lấn xô đẩy lẩn nhau, có rác thì nhớ bỏ vào thùng rác giữ cho môi trường sạch đẹp. - Cô và trẻ vừa đi vừa hát bài “ Ra vườn hoa”. - Vườn hoa đẹp quá, có những loại hoa gì vậy các con? - Cho trẻ tìm chậu hoa có hai bông hoa. - Cho trẻ đếm lại số hoa. * Hoạt đông 2 :Đếm đến 3. Nhận biết các nhóm có 3 đối tượng. Nhận biết số 3. - Các con nhìn xem cô có hoa gì đây? - Cô xếp 3 bông hoa. - Hoa không những làm đẹp cho cuộc sống mà còn kết trái cho chúng ta ăn. Các con ơi. Ba bông hoa nhưng chỉ kết được 2 trái. Cô xếp 2 trái mướp. - Nhóm trái và nhóm hoa như thế nào? - Nhóm trái và nhóm hoa, nhóm nào nhiều hơn? Nhiều hơn mấy? - Nhóm trái và nhóm hoa, nhóm nào ít hơn? Ít hơn mấy? -Muốn nhóm trái và nhóm hoa bằng nhau ta phải như thế nào? - Cô mời trẻ lên thêm 1 trái mướp. - Cô cho trẻ đếm lại số trái. Đếm số hoa. Nhóm trái và nhóm hoa như thế nào? Cùng bằng mấy? - 3 trái mướp, 3 bông hoa gắn thẻ số mấy? -Cô cho lớp đọc số 3. Lớp tổ cá nhân đọc. - C/c ơi! Trái mướp ăn rất ngon, bổ dưỡng có nhiều Vitamin, cô và các con cùng tặng cho bà 1 trái để bà nấu canh nha. -Cô cất 1 trái. 3 bớt 1 còn mấy? - Đếm lại số trái mướp, đặt thẻ số tương ứng. - Tiếp tục như vậy cô cất dần số trái và hỏi trẻ còn mấy? đặt thẻ tương ứng. Cứ như vậy cho đến hết số trái. - Chúng ta cùng cất hết số hoa. + Trò chơi hái quả: - Cô giải thích trò chơi, cách chơi. - Kiểm tra và đếm kết quả chơi. + GD: Trong trái cây có nhiều chất vitamin c/c nên ăn nhiều để đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể * Hoạt động 3: Bé trồng cây - Các cô của trường Mầm Non EABUNG có mua rất nhiều cây về để trồng. Các con cùng đến giúp các cô trồng cây nha. - Cô mời 5 bạn của nhóm bạn trai và 5 bạn của nhóm bạn gái. Mổi đội trồng cho cô 3 cây, mổi bạn chỉ được trồng 1 cây. Bạn đầu tiên chạy lên trồng cây xong chạy về cuối hàng bạn khác mới được lên trồng. Đội nào trồng nhiều hơn sẽ là đôi chiến thắng. - Cho trẻ chơi. Kiểm tra kết quả chơi. GD: Cây lớn lên cho ta nhiều hoa đẹp, nhiều quả để ăn, cây còn cho ta nhiều bóng mát nên các con nhớ chăm sóc cây để cho cây mau lớn. 4. KẾT THÚC: Nhận xét- tuyên dương . - dạ - trẻ vùa đi vừa hát - trẻ kể - trẻ tìm - trẻ đếm - hoa mướp - trẻ xếp, đếm số hoa. - trẻ xếp - trẻ trả lời -trẻ trả lời - trẻ trả lời - thêm 1 trái mướp - trẻ đếm. Cùng bằng 3 - số 3 - trẻ đồng thanh - trẻ cất 1 trái, còn 2 - trẻ đặt thẻ số - trẻ cất hoa - trẻ tham gia chơi 4. Hoạt động góc a. Góc phân vai : Người bán hàng các loại đèn lồng và bánh trung thu - Yêu cầu : trẻ thể hiện các công việc của cô bán hàng trong ngày tết trung thu. Công việc mua sắm của các bạn nhỏ trong ngày tết trung thu. b. Góc nghệ thuật : trẻ hát , múa ,vận động theo nhạc về các bài hát về ngày tết trung thu.Trẻ xé dán,vẽ ,tô màu về các loại quà bánh trung thu c. Góc xây dựng : Khu vui chơi đêm hội trăng rằm. - Yêu cầu: Trẻ xây dựng khu vui chơi theo sự sáng tạo của trẻ, trẻ biết phân chia công việc và tếp tục xây các khu vực vui chơi: sân khấu, nơi múa lân, nơi khan giả ngồi xem. d. Góc thư viện : Cô cho trẻ xem tranh truyện về ngày hội trung thu, xem các loại quà bánh, các tiết mục trò chơi. e. Góc thiên nhiên : Cô cho trẻ trồng cây, và chăm sóc cây xanh 5. Vệ sinh ăn, ngủ trưa: - Cô cho trẻ vệ sinh tay chân sạch sẽ trước và sau khi ăn xong. - Cô động viên các cháu ăn hết khẩu phần và biết giá trị dinh dưỡng các món ăn. 6. Hoạt động chiều - Ôn bài cũ : Cho trẻ tham gia chơi tết trung thu với trò chơi đập bóng và bắt bóng. - Làm quen bài mới : cho trẻ xem các hộp quà bánh trung thu để t
File đính kèm:
- phat trien ngon ngu 3 tuoi_12220085.doc